Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển đất nước 7 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT 3.1 Thực trạng hiện na
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TÊN ĐỀ TÀI : ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC
VIỆT NAM HIỆN NAY BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Quản lý nguồn nhân lực xã hội
Mã phách:
Hà Nội – 2021
Trang 2MỤC LỤC
1.2 Khái niệm về nguồn lao động và lực lượng lao động 6
1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển đất nước 7
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT
3.1 Thực trạng hiện nay của nguồn nhân lực Việt Nam 22
Trang 32 “Hình 2 Số lượng và phân bố lực lượng lao động 2020”- Trang 14
3 “Hình 3: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động , năm 2020” - Trang 15
4 “Hình 4 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chia theo quý, năm 202” Trang 16
-5 “Hình 5 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo nhóm tuổi
và giới tính, năm 2020”- Trang 17
6 “Hình 6 Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động theo thành thị/nông thôn, năm 2020”- Trang 18
7 “Hình 7 Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo năm 2020”- Trang 19
8 “Hình 8 Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo theo thành thị/nông thôn và giới tính, năm 2020”- Trang 20
9 “Hình 9 Số lượng và phân bố lực lượng lao động thanh niên, năm 2020”- Trang 20
10.“ Hình 10 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thanh niên, năm Trang 21
Trang 42020”-MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài tiểu luận
Sự nghiệp phát triển đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, vốn và tàinguyên dồi dào Đối với Việt Nam , cả hai nguồn lực tài chính và tài nguyênthiên nhiên đều rất hạn chế điều đó khiến nguồn lực con người đương nhiênđóng vai trò quyết định So với các nước láng giềng chúng ta có lợi thế vềmật độ dân số đông , tuy nhiên nếu chất lượng lao động được đào tạo chuyênnghiệp thấp thì dân số đông sẽ trở thành gánh nặng về mặt dân số Còn nếulực lượng lao động đó đã được qua đào tạo chu đáo thì sẽ trở thành nguồnnhân lực lành nghề ,có tác động trực tiếp lên tốc độ tăng trưởng kinh tế củaquốc gia Một đội ngũ nhân lực lành nghề và đồng bộ cũng tạo nên sức hấpdẫn to lớn là yếu tố kiên quyết tới việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam Trong bài báo cáo chính trị đại hội Đảng toàn quốc lần 8 đã chỉ rõ: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu , phương hướng chung trongnhiều năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoáhiện đại hoá đất nước ” Ngoài ra, báo cáo chính trị đại hội Đảng toàn quốclần 9 cũng nêu : “Phải tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp theo hướng hiện đại Con đường công nghiệp hoá hiệnđại hoá của nước ta có thể và cần rút ngắn thời gian.”
Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế – xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu
tố , nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào conngười So sánh các nguồn lực với tư cách là điều kiện , tiền đề để phát triểnđất nước và tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nguồn nhân lực có vaitrò quyết định Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác ,nguồn nhân lực phảichiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước
ta Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực , là nhân tố quan trọng bậc nhất đểđưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển Do vậy, khai thác ,sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng gópphần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Trang 5Muốn có được một nguồn nhân lực có chất lượng tốt , chúng ta phải có nhữnghoạt động tích cực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà ,trướchết phải bắt đầu từ việc giáo dục và đào tạo Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng
là trang bị kiến thức truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng kỹ xảotrong hoạt động , hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng , đạođức và tâm lý , tạo nên những mẫu hình con người đặc trưng và tương ứngvới mỗi xã hội nhất định , tạo ra năng lực hành động cho mỗi con người Nộidung của giáo dục , đào tạo quy định nội dung của các phẩm chất tâm lý tưtưởng , đạo đức và định hướng sự phát triển của mỗi nhân cách Chúng tađang đặt con người vào vị trí trung tâm vì khi con người ở đúng vị trí của nóthì nó mới phát huy hết tiềm lực đang ngủ yên của Việt Nam Đó là mộtchiến lược đúng đắn của nước ta hiện nay Muốn làm được điều đó chúng tacần phải nghiên cứu đặc điểm và thực trạng một cách chính xác để đề ragiải pháp hợp lý, để làm sao nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong sựnghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đây là vấn đề hết sức quan trọng đốivới nước ta hiện nay, do đó em chọn đề tài “ Đặc Điểm nguồn nhân lực ViệtNam trong giai đoạn hiện nay”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận dựa trên cơ sở nghiên cứu vấn đề lýluận cơ bản về quản lý nguồn nhân lực và nêu lên cũng như phân tích về thựctrạng và đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam nhằm tìm hiểu về lý luận và
có thêm sự hiểu biết chuyên sâu về nguồn nhân lực tại Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Tiểu luận là cơ sở lý thuyết về đặc điểm vàthực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam, phân tích và nhận xét về nguồn nhânlực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trang 64 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng dựa trên các cơ
sở lý luận, các văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu luậnvăn, bài viết, tài liệu liên quan đến nguồn nhân lực
- Phương pháp phân tích thống kê mô tả: Chủ yếu để liệt kê cácđiều luật liên quan tới nguồn nhân lực Việt Nam
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng để tổng hợp vàphân tích rõ nét về đặc điểm và thực trạng của nguồn nhân lựcViệt Nam
5 Bố cục nghiên cứu
Bố cục nghiên cứu của tiểu luận bao gồm hai phần chính :
Chương I : Cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực
Chương II: Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay
Chương III: Thực trạng và một số giải pháp giải quyết vấn đề về nguồnnhân lực
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, là khảnăng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân
cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân nhữngcon người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố thểchất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động Với cách hiểu nàynguồn nhân lực bao gồm những người bắt đầu bước vào độ tuổi lao động trởlên có tham gia vào nền sản xuất xã hội Các cách hiểu trên chỉ khác nhau vềviệc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều có chung một ý nghĩa là nóilên khả năng lao động của xã hội
Trang 7Nguồn nhân lực được xem xét dưới góc độ số lượng và chất lượng Sốlượng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số.Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao dẫn đến quy mô và tốc
độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại Tuy nhiên sau thời gian
khoảng 15 năm (vì đến lúc đó con người mới bước vào độ tuổi lao động ) Vềchất lượng, nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: tình trạng sức khỏe,trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và năng lực phẩm chất …
Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượngnguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vậtchất và văn hóa cho xã hội
1.2 Khái niệm về nguồn lao động và lực lượng lao động
1.2.1 Nguồn lao động
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy địnhcủa pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động vànhững người ngoài độ tuổi lao động ( trên độ tuổi lao động ) đang làm việctrong các ngành kinh tế quốc dân Việc quy định cụ thể lao động khác nhaugiữa các nước, thậm chí khác nhau ở giai đoạn của mỗi nước Ở nước ta, theoquy định của Bộ Luật Lao Động, độ tuổi lao động với nam từ 15 tuổi đến 60tuổi và nữ từ 15 đến 55 tuổi
Nguồn lao động luôn được xem xét trên hai mặt biểu hiện đó là số lượng
và chất lượng Nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm: dân số đủ 15 tuổitrở lên có việc làm và dân số trong độ tuổi lao động và có khả năng lao độngnhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong giađình, không có nh cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (baogồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định) Nguồn lao động xét vềmặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề, ( trílực) và sức khỏe ( thể lực) của người lao động
Trang 81.2.2 Lực lượng lao động
Trong kinh tế học những người trong lực lượng lao động là những ngườicung cấp lao động Thông thường, lực lượng lao động bao gồm tất cả nhữngngười đang ở trong độ tuổi lao động - thường là lớn hơn một độ tuổi nhất định(trong khoảng từ 14 đến 16 tuổi) và chưa đến tuổi nghỉ hưu (thường trongkhoảng 65 tuổi) đang tham gia lao động Những người không được tính vàolực lượng lao động là những sinh viên, người nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà,những người ở trong tù, những người không có ý định kiếm việc làm Ở Hoa
Kỳ, lực lượng lao động được xác định là những người từ 16 tuổi trở lên, đã cóviệc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm Các Luật lao động trẻ em ở Hoa Kỳcấm việc thuê người dưới 18 tuổi trong các nghề nguy hiểm Một phần nhỏtrong lực lượng lao động đang tìm kiếm việc làm nhưng không thể tìm đượcviệc làm tạo thành đội quân thất nghiệp
1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển đất nước
Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ và thông tin, sự giao lưu trí tuệ và tư tưởng liên minh kinh tế giữacác khu vực trên thế giới Sự ra đời của nhiều công ty xuyên quốc gia đã tạo
ra tốc độ tăng trưởng chưa từng thấy Tình hình đó đã dẫn đến sự quốc tế hoákinh tế thế giới, gây nên những đảo lộn về chính trị xã hội sâu sắc mang tínhtoàn cầu và đang đi đến thiết lập một trật tự thế giới mới Trong bối cảnh đókhu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên là khu vực kinh tế năngđộng nhất Một trong những yếu tố chủ chốt thức đẩy tăng trưởng kinh
tế nhanh chóng là vai trò của nguồn nhân lực Nền kinh tế tri thức là kinh tếdựa trên các trụ cột chủ yếu là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, côngnghệ vật liệu mới Để có được nền kinh tế tri thức cần phải xây dựng cơ sở
hạ tầng vững chắc để phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệthông tin; đồng thời phải đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo hay nói cáchkhác phải đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực Các nước muốn phát triểnnền kinh tế tri thức cần phải đầu tư cho phát triển con người mà cốt lõi là phát
Trang 9triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đầu tư phát triển nhân tài Nhà kinh tếhọc người Mỹ, ông Gary Becker- người được giải thưởng Nobel về kinh tếnăm 1992, đã khẳng định: " không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn nhưđầu tư cho giáo dục" (Nguồn: The Economist 17/10/1992) Nhờ có sự đầu tưcho phát triển nguồn nhân lực mà nhiều nước chỉ trong một thời gian ngắn đãnhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển.
Việt Nam là nước đang phát triển có lực lượng sản xuất ở trình độ thấp,nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam là khái niệm hoàn toàn mới mẻ Do vậy,
có ý kiến cho rằng nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam hiện nay quá xa vàkhông hiện thực; cho rằng Việt Nam phải xây dựng xong công nghiệp hoá,hiện đại hoá để làm tiền đề cho kinh tế tri thức ra đời và phát triển, kinh tế trithức không chỉ bao gồm các ngành mới xuất hiện dựa trên công nghệ cao, màcòn cả các ngành truyền thống được cải tạo bàng khoa học công nghệcao Do đó không nên chờ cho đến khi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá kết thúc mới tiến hành xây dựng kinh tế tri thức, mà ngay trong giai đoạnnày, để phát triển và theo kịp các nước trên thế giới, chúng ta phải đồng thờiphải quan tâm tới những lĩnh vực mà chúng ta có thể tiếp cận Đối với ViệtNam, một đất nước nông nghiệp, rõ ràng chúng ta không thể xây dựng vàphát triển nền kinh tế tri thức như các nước công nghiệp phát triển Thực ra
đó là sự tiếp tục quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở một trình
độ cao hơn, dựa trên chất xám của con người Mặt khác do xuất phát điểmcủa lực lượng sản xuất của ta thấp, mà tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Namphải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tức mang những đặc thù của mình
Do đó việc xác định nội dung các ngành kinh tế trong quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá, chuẩn bị các điều kiện vật chất và con người để tiếp cậnkinh tế tri thức trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi cấp, mọingành, nhất là các cấp hoạch định chiến lược Trong việc chuẩn bị lấyviệc nghiên cứu thực trạng mạnh, yếu và tìm ra giải pháp phát triển nguồnnhân lực là quan trọng và cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay Theo kinh
Trang 10nghiệm của nhiều nước thì nếu chỉ có lực lượng lao động đông và rẻ thì
không thể tiến hành công nghiệp hoá, mà đòi hỏi phải có một đội ngũ laođộng có trình độ chuyên môn cao Chính nhờ lực lượng có trình độ chuyênmôn cao mà Nhật Bản và các nước Nics (các nước công nghiệp mới) vậnhành có hiệu quả công nghệ nhập khẩu hiện đại, sản xuất ra nhiều mặt hàng
có sức cạnh tranh cao với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới Đểđảm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,phải bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người
Với tư cách là mục tiêu và động lực phát triển, con người có vai trò tolớn không những trong đời sống kinh tế mà còn trong lĩnh vực hoạt độngkhác Bởi vậy phải quan tâm, nâng cao chất lượng con người, không chỉ với
tư cách là người lao động sản xuất, mà với tư cách là công dân trong xã hội,một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong cộng đồng nhân loại Khôngthể thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu không có đội ngũ đôngđảo những công nhân lành nghề, những nhà khoa học kỹ thuật tài năng,giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhàlãnh đạo, quản lý tận tuỵ, biết nhìn xa trông rộng Vào những năm 80, quanđiểm phát triển nguồn nhân lực đã trở thành vấn đề quan tâm đặc biệt ở Châu
Á - Thái Bình Dương Con người được coi là yếu tố quan trọng nhất của sựphát triển Trong thời đại mới, muốn giải quyết hài hoà các yếu tố cung vàcầu có liên quan đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì cần xem xétkhía cạnh nguồn nhân lực theo quan hệ một phía Phải thấy được vai trò sảnxuất của nguồn là vấn đề cốt lõi của học thuyết vốn con người Và vai trò sảnxuất của nguồn nhân lực có quan hệ chặt chẽ với vai trò tiêu dùng được thểhiện bằng chất lượng cuộc sống Cơ chế nối liền hai vai trò là trả công chongười lao động tham gia các hoạt động kinh tế và thu nhập đầu tư trở lại đểnâng cao mức sống của con người tạo nên khả năng nâng cao mức sống chotoàn xã hội và làm tăng năng suất lao động Các nước nghèo ở Châu Á đềunhận thức do tốc độ tăng dân số quá nhanh nhiều quốc gia coi việc giảm đói
Trang 11nghèo còn quan trọng hơn cả giáo dục, đó là một thiệt hại to lớn Việt Namđang hướng tới một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
có sự quản lý vĩ mô của nhà nước với mục tiêu bảo đảm cho dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng văn minh, an ninh quốc gia và sự bền vững của môitrường Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh,Hiệu quả kinh tế xã hội cao khi nền kinh tế ấy thực sự dựa trên cơ sở côngnghiệp hóa, hiện đại hoá, trong đó phải lấy việc phát huy nguồn lực con ngườilàm yếu cơ bản cho sự phát triển bền vững
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong Chương I em đã nghiên cứu và hệ thống hóa một sơ cơ sở lý luận
cơ bản về nguồn nhân lực, nguồn lao động và vai trò của nguồn nhân lực đốivới sự phát triển đất nước Chương I trình bày những khái niệm,yếu tố quantrọng, các nhân tố điều kiện và vai trò của nguồn nhân lực đối với sự pháttriển của đất nước Những kiến thức ở trong Chương I sẽ được sử dụng choviệc phân tích và đề xuất tại Chương II
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
2.1 Quy mô Nguồn nhân lực Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước đông dân, dân số với quy mô dân sốđứng thứ hai Đông Nam Á và thứ mười ba trên thế giới Một đất nước với cơcấu dân số trẻ với số người trong độ tuổi 16 - 34 chiếm 60% trong tổng số35,9 triệu người lao động: Nguồn bổ sung hàng năm là 3% - tức khoảng 1,24triệu người
Trong quý I năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu
những tác động xấu do sự bùng phát lần thứ 3 của Đại dịch Covid 19 Kết quảđiều tra lao động việc làm quý I năm 2021 ghi nhận số người tham gia thịtrường lao động giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước Trong
Trang 12quý đầu năm 2021, cả nước có 9,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên chịu ảnhhưởng của dịch Covid 19 Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức và laođộng thiếu việc làm đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước Điểmsáng đáng lưu ý nhất trong quý I của thị trường lao động là sự gia tăng mứcthu nhập từ công việc của người lao động so với quý trước và cùng kỳ nămtrước.
Lực lượng lao động giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệlao động qua đào tạo tăng, đạt 26,0%
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2021 là 51,0 triệungười, giảm 1,1 triệu người so với quý trước và giảm 180,9 nghìn người sovới cùng kỳ năm trước So sánh với quý trước, sự sụt giảm của lực lượng laođộng là xu thế thường quan sát được trong nhiều năm kể cả những năm trướckhi xảy ra đại dịch do tâm lý “tháng giêng là tháng ăn chơi” của nhiều laođộng sau kì nghỉ Tết Nguyên đán Tuy nhiên, sự bùng phát trở lại của đại dịchCovid-19 ngay trước dịp Tết Nguyên đán đã làm thay đổi xu thế tăng thườngthấy so với cùng kỳ các năm trước Thông thường, theo đà tăng dân số, lựclượng lao động năm sau luôn tăng so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, lựclượng lao động quý I năm 2021 xuống thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 200nghìn người và thấp hơn cùng kỳ khi chưa có dịch (năm 2019) khoảng 600nghìn người
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2021 ước tính là 68,7%,giảm 1,6 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,1 điểm phần trăm so vớicùng kỳ năm trước Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 62,6%, thấphơn 12,7 điểm phần trăm so với nam (75,3%) Tỷ lệ tham gia lực lượng laođộng của khu vực thành thị là 66,7%, trong khi đó tỷ lệ này ở nông thôn là69,9% Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vựcthành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở hầu hết các nhóm tuổi, trong đó
chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 15-24 tuổi (thành thị: 41,2%;nông thôn: 48,0%) và nhóm từ 55 tuổi trở lên (thành thị: 35,0%; nông thôn:
Trang 1347,9%) Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thịtrường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khuvực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấulao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên quý Inăm 2021 là 26,0%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và cao hơn0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ qua đào tạo của lao độnggiữa khu vực thành thị và nông thôn vẫn có sự chênh lệch đáng kể Tỷ lệ này
ở khu vực thành thị đạt 40,7%, cao hơn gấp 2,3 lần khu vực nông thôn
Sự bùng phát lần thứ 3 của đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm đà phụchồi của thị trường lao động đã đạt được trong 2 quý cuối năm 2020
Trang 14Trong quý I năm 2021, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 49,9triệu người, giảm 959,6 nghìn người so với quý trước và giảm 177,8 nghìnngười so với cùng kỳ năm trước Trong đó, giảm chủ yếu ở khu vực nôngthôn và ở nam giới (tương ứng là giảm 491,5 nghìn người và 713,4 nghìnngười so với cùng kỳ năm trước).
Trong năm 2020, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã làm thị
trường lao động suy giảm mạnh trong quý II, số lao động có việc làm giảm từ50,1 triệu người trong quý I xuống còn 48,1 triệu người, giảm gần 2 triệungười Cũng trong năm này ở hai quý tiếp theo, do sự kiểm soát dịch tốt cùngviệc thực hiện nới lỏng cách ly xã hội và những chính sách hỗ trợ ảnh hưởngcủa Chính phủ, thị trường lao động có có sự phục hồi trở lại, lao động có việclàm tăng lên đạt mức 50,9 triệu người, gần đạt được mức trước khi xảy radịch Covid-19 là 51,0 triệu người Tuy nhiên, đến quý I năm 2021, sự bùngphát trở lại của đại dịch Covid với những diễn biến phức tạp ngay trong dịpTết nguyên đán, đã làm giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt đượctrước đó Lao động có việc làm giảm còn 49,9 triệu người, giảm 1,8% so vớiquý trước và giảm 0,36% so với cùng kỳ năm trước
Việt Nam tuy có lực lượng lao động dồi dào nhưng lực lượng lao động
đã qua đào tạo thực tế lại thiếu, đó là mâu thuẫn về quy mô của nguồn nhânlực nước ta, chúng ta vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực
2.2 Phân bố lực lượng lao động
Lực lượng lao động trung bình cả nước năm 2020 là 54,84 triệu người,giảm so với năm trước 924 nghìn người (tương đương giảm 1,66% so vớinăm 2019) Lực lượng lao động bao gồm 53,6 triệu người có việc làm và hơn1,2 triệu người thất nghiệp Nữ giới (47,4%) chiếm tỷ trọng thấp hơn namgiới (52,6%) (Hình 2) Mặc dù có sự tăng lên về tỷ trọng lực lượng lao động ởkhu vực thành thị trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn 66,9% lực lượnglao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn
Trang 15Phần trăm nữ trong lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn
chênh lệch không đáng kể, nhưng lại có sự khác biệt giữa các vùng Đồngbằng sông Cửu Long ở mức thấp nhất (43,1%) và cao nhất là 49,9% ở Đồngbằng sông Hồng Số liệu cũng cho thấy, lực lượng lao động cả nước tập trungnhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng (22,2%), tiếp đến là Bắc Trung Bộ vàduyên hải miền Trung (21,1%)
(Hình 2 Số lượng và phân bố lực lượng lao động 2020)
2.3 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Năm 2020, có gần ba phần tư (chiếm 74,4%) dân số từ 15 tuổi trở lêntham gia lực lượng lao động, giảm 2,4 điểm phần trăm so với năm 2019
(Hình 3) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch đáng kể giữa nam(79,9%) và nữ (69,0%) và không đồng đều giữa các vùng Tỷ lệ tham gia lựclượng lao động của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị tới15,1 điểm phần trăm Cả nam giới và nữ giới đều có sự chênh lệch này, songmức độ chênh lệch của nữ giới (khoảng 16,1 điểm phần trăm) lớn hơn củanam giới (khoảng 13,5 điểm phần trăm)