Tiểu luận kết thúc học phần nguồn nhân lực hoạt động đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại thành phố hồ chí minh

16 42 0
Tiểu luận kết thúc học phần nguồn nhân lực hoạt động đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đối với Việt Nam-một đất nước đang phát triển thì việc đầu tư vào đào tạo, phát triển nguồn lực có trình độ, có sự hiểu biết, kỹ năng và chuyên môn kĩ thuật là vấn đề thiết yếu đáng được

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

-***** -

Trang 3

1 Đặt vấn đề

Cuộc cách mạng 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ ngày càng mạnh và nhanh làm thay đổi bối cảnh toàn cầu, tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng Trong thời đại này, yếu tố quan trọng không thể thiếu, quyết định sự phát triển của nền kinh tế chính là nguồn lực con người Tốc độ phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, nguồn lực con người càng trở nên quan trọng hơn, quyết định sự tồn tại cũng như vị thế của quốc gia đó trên thế giới Việc quan tâm đầu tư và phát triển nguồn lực con người là thực sự cần thiết

Đối với Việt Nam-một đất nước đang phát triển thì việc đầu tư vào đào tạo, phát triển nguồn lực có trình độ, có sự hiểu biết, kỹ năng và chuyên môn kĩ thuật là vấn đề thiết yếu đáng được quan tâm và ngày càng trở nên cấp bách

Giáo dục và đào tạo là phương tiện, công cụ hiệu quả nhất để đào tạo, khai thác nguồn lực chuyên môn kĩ thuật trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay Để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn nhân lực trong một quốc gia thì quốc gia đó phải khai thác được tiềm năng nhân lực của từng vùng miền, từng tỉnh thành, từng địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội Với tổng diện tích hơn 2.095 km2 TP.Hồ Chí Minh được phân thành 19 quận, 5 huyện, 322 phường-xã, thị trấn Giai đoạn 2019-2025 TP Hồ Chí Minh cần nhân lực 300.000 người/năm, ưu tiên phát triển nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp chủ lực (Cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; Điện tử và Công nghệ thông tin; Chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế; Hóa chất - Hóa dược và mỹ phẩm) TP.Hồ Chí Minh có tiềm năng việc làm cao, nguồn nhân lực dồi dào và cũng là nơi hội tụ nguồn nhân lực của các địa phương khác đến tham gia vào thị trường lao động Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát

Trang 4

triển nguồn nhân lực chuyên môn kĩ thuật ở TP.Hồ Chí Minh để nguồn nhân lực tại đây có trình độ kĩ thuật và khả năng nắm bắt cơ hội việc làm là điều rất đáng quan tâm

Tuy nhiên, việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chuyên môn kĩ thuật tại đây con nhiều bất cập, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, tốt nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại TP.Hồ Chí Minh

Nhận thấy tầm quan trọng của công tác này, tôi chọn đề tài “Hoạt động đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại TP.Hồ Chí Minh” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình, nhằm cho cái nhìn tổng quan và đánh giá đúng thực trạng của hoạt động đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại TP.Hồ Chí Minh hiện nay Từ đó, đưa ra các giải pháp thiết thực góp phần thúc đẩy chất lượng của nguồn nhân lực ở TP.Hồ Chí Minh cũng như nguồn nhân lực nước ta hiệu quả nhất

2 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn kĩ thuật ở TP.Hồ Chí Minh 2.1 Đặc điểm kinh tế-xã hội của TP.Hồ Chí Minh

2.1.1 Toàn cảnh thị trường lao động của TP.Hồ Chí Minh

Tình hình kinh-tế xã hội thành phố năm 2020 diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Đồng thời, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và những mâu thuẫn chính trị giữa các quốc gia càng làm tổn thương hệ thống thương mại toàn cầu Tuy nhiên, Tp Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả kinh tế - xã hội tích cực trong năm 2020

Quy mô GRDP năm 2020 của TP.HCM là 1.372 nghìn tỉ đồng (tăng 1,39% so với cùng kỳ năm 2019 Trong mức tăng trưởng chung 1,39% của kinh tế thành phố, khu vực nông lâm thủy sản tăng 2,06% và đóng góp 0,01 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,43% và đóng góp 0,11 điểm phần trăm; khu vực thương mại dịch vụ tăng 2,17% và đóng góp 1,33 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,51%

Trang 5

Bảng 2.1 Dân số trung bình hàng năm của TP.HCM qua các năm

Dân số trung bình năm 2019 đạt 9.038 triệu người; bao gồm, dân số nam là 4.411 triệu người, chiếm 48,8%; dân số nữ là 4.627 triệu người, chiếm 51,2% Dân số tại khu vực thành thị là 7.169 triệu người, chiếm đến 79,3%; dân số vùng nông thôn là 1.869 triệu người, chiếm 20,7%

Có thể thấy tốc độ gia tăng dân số của TP.HCM nhanh cụ thể: năm 2017 tăng 170.505 người so với 2016; năm 2018 tăng 182.219 người so với năm 2017; năm 2019 so với năm 2018, dân số tăng 2,2% ( +206.701 người); trong đó: dân số nam tăng 2,49% (+107.538 người), dân số nữ tăng 1,93% (+87.754 người) Dân số thuộc khhu vực thành thị tăng 1,69% (+119.293 người), dân số thuộc khu vực nông thôn tăng 4,24% (+75.999 người)

Với số dân nêu trên, TP HCM trở thành thành phố đông dân nhất cả nước và chiếm khoảng 50% dân số vùng Đông Nam bộ Nguyên nhân do TP HCM là nơi hội tụ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao kèm theo đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế nên kéo theo nhu cầu lớn về lực lượng lao động Việc các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp thu hút nguồn nhân lực cho mình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ gia tăng dân số nhanh của TP.HCM

2.1.2 Sự phát triển của thị trường lao động TP.HCM

Trang 6

Năm 2019, nền kinh tế thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP ước đạt tăng 8,32%, cao hơn so với năm 2018 (8,3%), dẫn đến tác động tích cực đến thị trường lao động Môi trường đầu tư được cải thiện, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp được quan tâm và thúc đẩy tạo ra sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân lực, trong đó có sự góp phần không nhỏ của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2019 Tính đến 30/11/2019, trên địa bàn thành phố đã có 42.022 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới Việc phát triển doanh nghiệp mới và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra nhiều chỗ việc làm mới thu hút người lao động vào làm việc Nhu cầu nhân lực tập trung cao ở một số ngành đăng ký kinh doanh như: bán buôn (33,74%), công nghiệp chế biến, chế tạo (11%), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác (9,39%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (6,38%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (6,13%), xây dựng (6,06%), hoạt động kinh doanh bất động sản (5,68%), thông tin và truyền thông (4,47%)…

Các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động qua đào tạo và có trình độ chuyên môn kỹ thuật Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và tiến đến cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng lao động càng được chú trọng Theo kết quả phân tích nhu cầu nhân lực năm 2019, cho thấy doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng lao động đã qua đào tạo chiếm 83,99% (tăng 7,82% so với năm 2018), Trong đó, nhu cầu nhân lực có trình độ Đại học trở lên chiếm 21,72%, Cao đẳng chiếm 19,03%, Trung cấp chiếm 28,44%, Sơ cấp nghề chiếm 14,80%

TP.HCM có nhu cầu lớn về lực lượng lao động chuyên môn kĩ thuật, Lợi thế của TPHCM là có hệ thống giáo dục đào tạo khá phát triển với hơn 60 học viện, trường đại học, cơ sở nghiên cứu; là nơi cung cấp chất lượng lao động ngày càng cao với quy mô lớn Tuy nhiên lực lượng lao động ở TP.HCM vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động chuyên môn kĩ thuật của các doanh nghiệp

Vì vậy, việc phân tích làm sáng tỏ thực trạng đào tạo lao động chuyên môn kĩ thuật cả về chất lượng, số lượng, cơ cấu và sự phát triển của giáo dục đào tạo có ý nghĩa cần thiết và quan trọng để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực TP.HCM có ý nhĩa hết sức cần thiết và có tính chiến lược lâu dài vì phát triển nguồn nhân lực gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội

Trang 7

2.2 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực TP.HCM

Năm 2019, lực lượng lao động đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở TP.HCM chiếm 51,9% tổng dân số tại địa phương; tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo chiếm 37,1% trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động của địa phương tăng 0,3% so với năm 2018 và tăng 3,1% so với năm 2015

Đơn vị: %

Nguồn: tổng cục thống kê

Có thể thấy rằng, số lao động được qua đào tạo ngày càng được tăng lên Tuy nhiên, có một thực trạng rằng công tác đào tạo nhân lực hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hay cụ thể hơn chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp Bởi tỷ lệ sinh viên chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ 5% học sinh có hiểu biết về ngành mình học, 75% sinh viên thiếu hiểu biết về ngành, nghề đã lựa chọn Hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở các trường phổ thông chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tình trạng sinh viên chọn nhầm nghề Sinh viên ra trường không có việc làm, người có việc thì thu nhập không như mong muốn Tại TP.HCM, khoảng 80% sinh viên, học viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp Khoảng 60% trong số đó làm đúng ngành nghề được đào tạo Nhiều sinh viên ra đường làm việc trái ngành hoặc công việc không cần trình độ đại học như: công nhân may, lắp ráp linh kiện điện tử và phổ biến nhất hiện nay là chạy “xe ôm công nghệ” cho các hãng như Grab, GoViet, Bee,…

Công tác đào tạo nguồn nhân lực của TP.HCM hiện nay về cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về hình thức, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy Tuy nhiên,

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo tại địa phương (2015-2019)

Trang 8

- Định hướng của người học: Hầu hết mọi người đều xem trọng bằng cấp nên phần lớn học sinh muốn vào đại học cho oai mà không xác định đúng khả năng của bản thân cũng như nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động Dẫn đến tình trạng trường đào tạo thầy, doanh nghiệp thì cần thợ nên sinh viên thất nghiệp

- Phương pháp đào tạo và chương trình đào tạo: còn “cồng kềnh” chưa bám sát thực tiễn, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động

- Đội ngũ giảng viên: chưa đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng Nhiều người còn hạn chế về năng lực sư phạm, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, công nghệ, ngoại ngữ,…

Công tác đào tạo nguồn nhân lực của TP.HCM đã có những chuyển biến rõ nét nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Muốn thành phố ngày càng phát triển thì phải bắt đầu ngay từ khu đào tạo nghề

2.3 Tình hình đào tạo công nhân kỹ thuật TP.HCM

Đào tạo công nhân kỹ thuật hay nói cách khác là đào tạo người lao động có chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tay nghề cao thích ứng với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ Hiện nay, lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố, nhu cầu của xã hội; vẫn còn tình trạng thiếu lao động tại một số thời điểm, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các lĩnh vực ngành nghề trọng yếu

Dựa vào biểu đồ 2.3, năm 2018 thành phố có 544 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 52 trường Cao đẳng, 64 trường Trung cấp và 82 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Năm 2019 trên địa bàn thành phố có 567 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tăng 23 cơ sở so với năm 2018 Trong đó, có 52 trường Cao đẳng (CĐ), 65 trường Trung cấp (TC) và 86 Trung tâm GDNN Thời điểm 6/2020 có 54 trường cao đẳng, 64 trường trung cấp, 86 trung tâm giáo dục nghề nghiệp Do nhà nước có chính sách chuyển dần sang hướng đào tạo nguồn nhân lực CMKT nên có thể thấy số lượng trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp tăng lên so với năm 2018 Cụ thể số trung tâm giáo dục nghề nghiệp tăng 4 cơ sở so với 2018

Trang 9

Đơn vị: trường

Năm 2019 toàn Thành phố tuyển sinh được 509.550 học sinh, sinh viên (trong đó: trình độ cao đẳng: 34.738 sinh viên, trình độ trung cấp: 22.042 học sinh, trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng: 452.770 học viên) đào tạo cung ứng cho thị trường lao động 247.366 người học sau tốt nghiệp các trình độ Tính đến cuối tháng 5 năm 2020, đã có 83% lao động đang làm việc đã qua đào tạo Tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm đạt trên 85%, một số cơ sở tỷ lệ này đạt 100%

Cùng với công tác tuyển sinh đào tạo, thành phố còn tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ nhà giáo Hiện nay, tổng số nhà giáo trong khối GDNN trên địa bàn là 12.786 người, trong đó 100% cán bộ quản lý, nhà giáo đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; 68,8% cán bộ quản lý, nhà giáo đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế,… Trong năm có tổng số 10.271 nhà giáo được đánh giá, xếp hạng chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Bộ LĐTBXH

Các kết quả trên cho thấy, TP.HCM đã chú trọng hơn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực lành nghề, công nhân kỹ thuật, công nhân bậc cao có trình độ, có tay nghề, sử dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất, vận hành dây chuyền, máy móc, thiết bị, dần đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tăng năng suất lao động

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác giáo dục nghề nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có một số khó khăn như: tâm lý coi trọng bằng cấp và chưa thấy tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp; một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa chủ động

Biểu đồ 2.3 số lượng cơ sở GDNN tại TP.HCM qua các năm

cao đẳngtrung cấptrung tâm GDNN

Trang 10

liên kết với các doanh nghiệp; công tác quản lý mạng lưới cơ sở giáo dục còn bất hợp lý, đầu tư cơ sở vật chất còn chậm…

2.4 Tình hình đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học và trên Đại học ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển thành phố nói riêng, của đất nước nói chung Từ đó, đòi hỏi công tác đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên có vai trò to lớn với sự phát triển của nguồn nhân lực và cung ứng nguồn nhân lực có trình độ cao cho thị trường lao động

Theo số liệu khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, từ 2018-2025, thành phố cần thêm 300.000 lao động mỗi năm (150.000 việc làm tăng thêm) Cụ thể, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân 85% Trong đó, nhu cầu nhân lực sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trình độ trung cấp chiếm 28%, cao đẳng 16%, đại học trở lên chiếm 18% Theo dự báo này, nhu cầu về lao động trình độ trung cấp cao nhất, sau đó là sơ cấp nghề

Biểu đồ 2.4 Xu hướng chọn bậc học của học sinh THPT năm 2017 và 2018

Tuy nhiên, khảo sát học sinh tại 120 trường THPT trên địa bàn thành phố từ năm 2016-2018 cho thấy mong muốn vào đại học vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, với 87%, cao

Trang 11

đẳng 7%, trung cấp 6%.Theo dự báo, nguồn nhân lực có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai

Trong giai đoạn 2019-2025, mỗi năm TPHCM cần 300.000 chỗ làm việc, trong đó trình độ trung cấp chiếm cao nhất với 28%, trong khi ĐH chỉ chiếm 18%, nên tỷ lệ sinh viên hệ giáo dục nghề nghiệp có việc làm sau khi ra trường cũng rất cao, gần 90% Khi thị trường lao động cần tới 28% lao động có trình độ trung cấp thì mới có 6% tham gia thị trường lao động; ở trình độ ĐH, cần 15%-18% nhưng lực lượng tham gia trên thị trường lại lên đến 25%-28% Rõ ràng, thị trường lao động đang có tình trạng vừa thừa vừa thiếu Cứ 10 người bước vào thị trường lao động thì 6 người có trình độ ĐH, 2 người cao đẳng, 1 người trung cấp, 1 người sơ cấp nghề Số liệu này cho thấy, sự thiếu hụt nhân lực trình độ trung cấp

Có một thực tế là hầu hết lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường ĐH, CĐ ra trường không tìm được việc làm, làm công việc trái nghành, hoặc làm các công việc không cần bằng cấp Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm, chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% còn lại vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp; việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác

Có thể thấy, hiện tại vẫn còn rất nhiều người mang tâm lý coi trọng bằng cấp dẫn đến tình trạng “thừa thợ, thiếu thầy” vô cùng nghiêm trọng ở TP.HCM.Ngoài ra, vấn đề chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất của nhiều trường nghề vẫn chưa đủ tin tưởng để cho học sinh nộp hồ sơ vào học Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo hay cụ thể hơn là chất lượng chương trình giảng dạy của các trường còn thấp, chưa đào tạo được lao động có kỹ năng làm việc thực tế, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn Với chương trình đào tạo hiện nay của các trường ĐH, CĐ sinh viên mới ra trường thường thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng mềm và đào tạo chưa gắn liền trực tiếp với thực tiễn công việc tại các doanh nghiệp

3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ở TP.HCM

Ngày nay, sự phát triển khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ đã đặt ra không ít yêu cầu cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Đặc biệt là yêu cầu cấp bách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ CMKT Vì vậy, mà vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, hơn thế nữa

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:30

Tài liệu liên quan