1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích quy trình lập kế hoạch và vận dụnglập kế hoạch trong 3 năm tới cho bản thân bài tiểu luận kết thúc học phần

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kế hoạch là bản mô tả những mục tiêu cần đạt được của tổ chức và cách thức cần tiến hành để đạt mục tiêu đó.. - Các giải pháp: xác định những hành động chủ yếu sẽ thực hiện để đạt được c

lOMoARcPSD|38784156 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH VÀ VẬN DỤNG LẬP KẾ HOẠCH TRONG 3 NĂM TỚI CHO BẢN THÂN BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định quản lý Mã phách: Hà Nội - 2021 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1 Lý do chọn đề tài 4 2 Vấn đề nghiên cứu 5 3 Phương pháp nghiên cứu 5 4 Kết cấu đề tài 5 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH .6 1 Hệ thống các khái niệm về lập kế hoạch 6 2 Bản chất, yêu cầu và các nhân tố tác động đến lập kế hoạch 7 3 Vai trò của việc lập kế hoạch 11 4 Phân loại kế hoạch 12 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH .12 1 Công cụ của lập kế hoạch 12 2 Công cụ cây vấn đề 13 3 Quy trình lập kế hoạch 14 4 Lập kế hoạch theo nguyên tắc SMART 16 CHƯƠNG III: LẬP KẾ HOẠCH TRONG 3 NĂM TỚI CHO BẢN THÂN ( MỞ 1 SHOP KINH DOANH THỜI TRANG NỮ ) 23 1 Ý tưởng kinh doanh .23 2 Áp dụng nguyên tắc SMART để lập kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh thời trang 24 PHẦN KẾT LUẬN 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 2 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến giảng viên hướng dẫn học phần Kỹ năng lập kế hoạch và ra quyết định quản lý đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập vừa qua, là tiền đề nhằm trang bị cho tôi những kỹ năng, kiến thức để hoàn thành tốt bài tiểu luận Không chỉ trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, mà còn là hành trang tiếp bước cho tôi trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này Do chưa có nhiều kinh nghiệm về việc nghiên cứu các đề tài tiểu luận, cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót Nên tôi rất mong nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp của thầy cô để bài tiểu luận được hoàn thành tốt hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! 3 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người Chúng ta thường nghe câu: Mục đích đến trái đất để làm gì, nhưng không thể trả lời nó Thật ra câu hỏi đó chỉ mang ý nghĩa là bạn phải biết được cái đích cần hướng đến là gì, thực sự cần gì và muốn đạt được những gì? Tuy nhiên, để muốn hay đạt được điều đó ta cũng cần phải dựa trên những cơ sở thực tế Sẽ hướng tới những điều đó bằng cách nào? Cứ như vậy mà đạt được hay sao? Hay chỉ ngồi mà cầu trời khấn phật để giúp bạn đạt được điều đó? KHÔNG! Mà cần phải xác định được hướng đi đúng đắn và nỗ lực không ngừng Không thể lần mò trong bóng tối mà hãy vạch cho mình một hướng đi Đó là chỉ việc đầu tiên trước khi lập kế hoạch Việc Lập kế hoạch sẽ giúp chúng ta có những bước đi hoàn chỉnh và chính xác Nó giống như một kim chỉ nam dẫn đường cho ta giữa đất trời rộng lớn khi không biết đi về hướng nào Lập kế hoạch là nêu ra các mục tiêu, những phương thức cần đạt được cho mục tiêu đó Khi đã liệt kê các công việc cần phải làm để hướng đến thực hiện mục tiêu thì việc đi đến đích đơn giản hơn rất nhiều Chúng ta cần phải biết mình đang đứng ở đâu và cần phải làm gì để đạt được thành công Lập kế hoạch có thể giúp gắn mục tiêu với thời gian nhất định Việc lập kế hoạch sẽ hình thành những tiêu chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng ta có thể kiểm tra tiến độ và có nhiều động lực để hoàn thành công việc hơn Nếu không biết tự lập kế hoạch cho bản thân thì không thể xác định rõ mục tiêu cần phải đạt tới là những gì? Với năng lực của bản thân thì bạn cần phải làm gì để hoàn thành mục tiêu đó? Không có kế hoạch, sẽ không biết phân chia thời gian một cách hợp lý, mà sẽ để nó trôi qua vô ích và thực hiện thụ động trước 4 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 những sự thay đổi xung quanh.Vì vậy, việc lập kế hoạch là rất quan trọng và mỗi người chúng ta cần phải có kĩ năng thực hiện nó một cách hiệu quả Để bắt đầu với công việc nào đó hay hướng tới một mục tiêu gì, việc đầu tiên là nên lập kế hoạch chi tiết, cụ thể Lập kế hoạch sẽ dẫn dắt và đưa ta đến với sự thành công Vậy nên, tôi quyết định chọn đề tài để nghiên cứu là “ Phân tích quy trình lập kế hoạch Lập kế hoạch trong 3 năm tới cho bản thân “ 2 Vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về việc lập kế hoạch Các kỹ năng để lập kế hoạch Phân tích các quy trình lập kế hoạch và lên kế hoạch cho bản thân trong 3 năm tới 3 Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng tài liệu, internet, báo điện tử,… - Phân tích, nghiên cứu tổng hợp tài liệu - Phương pháp liệt kê 4 Kết cấu đề tài - Chương I: Cơ sở lý luận về kế hoạch và vai trò của việc lập kế hoạch - Chương II: Phân tích quy trình lập kế hoạch - Chương III: Lập kế hoạch trong 3 năm tới cho bản thân 5 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH 1 Hệ thống các khái niệm về lập kế hoạch 1.1 Khái niệm về kế hoạch Kế hoạch là bản mô tả những mục tiêu cần đạt được của tổ chức và cách thức cần tiến hành để đạt mục tiêu đó Là dự định của nhà quản lý cho công việc tương lai của tổ chức về mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý và các nguồn lực được chương trình hoá Là một văn bản hay một ý tưởng thể hiện mục tiêu chung của tổ chức cũng như mục tiêu được phân cấp, với những nguồn lực, phương án và thời gian đạt mục tiêu đó Trên thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về kế hoạch dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu kế hoạch là tổng thể các mục tiêu, các giải pháp và công cụ để đạt được mục tiêu cho một hệ thống nhất định Các kế hoạch cho một hệ thống xã hội là vô cùng đa dạng, tuy nhiên dù là kế hoạch nào đi chăng nữa thì cũng chứa đựng những nội dung cốt yếu như: mục tiêu, giải pháp và nguồn lực: - Mục tiêu: xác định những kết quả tương lai mà nhà quản lý mong muốn (kỳ vọng) đạt được - Các giải pháp: xác định những hành động chủ yếu sẽ thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đặt ra - Nguồn lực: là những phương tiện mà hệ thống sử dụng để thực hiện mục tiêu Có thể có nhiều cách phân loại nguồn lực Bất kỳ hệ thống nào dù là tổ chức kinh doanh, tổ chức nhà nước hay tổ chức phi lợi nhuận, đều phải huy động các loại nguồn lực khác nhau để thực hiện mục tiêu của mình 6 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 1.2 Khái niệm về lập kế hoạch Lập kế hoạch là việc xác định trước một chương trình hành động trong tương lai cho tổ chức, bộ phận hay cá nhân trên cơ sở xác định các mục tiêu cần đạt được và phương pháp để đạt được các mục tiêu đó Là tổng thể các hoạt động liên quan tới đánh giá, dự đoán - dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động tương lai cho tổ chức Lập kế hoạch là để tìm câu trả lời cho 5 câu hỏi: - Xác định mục tiêu: Là cái gì? - Xây dựng nội dung: Ai thực hiện? - Lựa chọn phương thức: Làm như thế nào? - Thời gian: Khi nào làm? - Địa điểm: Làm ở đâu? 1.3 Khái niệm kỹ năng lập kế hoạch Kỹ năng lập kế hoạch là kỹ năng xây dựng các mục tiêu, lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra 2 Bản chất, yêu cầu và các nhân tố tác động đến lập kế hoạch 2.1 Bản chất của lập kế hoạch - Sự đóng góp của việc lập kế hoạch vào việc thực hiện mục đích và các mục tiêu của tổ chức: Lập kế hoạch chỉ ra con đường đi tới mục tiêu một cách chính xác 7 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 - Sự ưu tiên cho việc lập kế hoạch trong số các nhiệm vụ của người quản lý: + Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của nhà quản lý + Giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về hệ thống, làm việc chủ động, tự tin hơn + Lập kế hoạch là cơ sở để kiểm tra, đánh giá Có nghĩa là giữ cho các hoạt động theo đúng tiến trình bằng cách điều chỉnh các sai lệch so với kế hoạch - Tính phổ biến của việc lập kế hoạch: Tất cả những người quản lý đều phải lập kế hoạch từ chủ tịch công ty tới người quản lý ở cấp thấp nhất 2.2 Yêu cầu của việc lập kế hoạch Công tác lập kế hoạch phải được ưu tiên đặc biệt Phải luôn chủ động lập kế hoạch và tạo ra môi trường làm việc có kế hoạch trong tổ chức: - Ưu tiên về mặt nhân lực - Ưu tiên về mặt tài chính - Ưu tiên về mặt thời gian - Ưu tiên về mặt vật lực Lập kế hoạch phải mang tính kế thừa: - Giúp cho tổ chức xây dựng một nền tảng vững chắc - Sự phát triển của một tổ chức là một quá trình mang tính lịch sử mà những người đi sau phải kế thừa những ưu điểm của thế hệ đi trước Lập kế hoạch phải mang tính khách quan, dân chủ: - Mục tiêu phải được xây dựng phù hợp với năng lực của tổ chức 8 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 - Để có được kế hoạch đúng đắn, có tính khả thi và hiệu quả, quá trình lập kế hoạch phải thực hiện một cách dân chủ, khách quan - Thời gian được xác định trong kế hoạch phải phù hợp với những chỉ tiêu và các giải pháp đưa ra Lập kế hoạch phải mang tính khả thi, hiệu quả - Kế hoạch phải mang tính thực tế - Kế hoạch phải gắn với những chỉ tiêu đúng đắn phải thực hiện, những cách thức tối ưu để đạt tới, gắn liền với những con người được phân công phù hợp, đồng thời phải gắn với những điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật và tài chính xác định - Một kế hoạch được coi là hiệu quả khi nó được thực thi một cách tốt nhất trên cơ sở sử dụng nguồn lực ít nhất với một thời gian ngắn nhất Tính linh hoạt trong lập kế hoạch: - Phù hợp với sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như bên trong tổ chức - Nhạy bén, linh hoạt để đối phó với những bất thường có thể xảy ra khi thực hiện kế hoạch 2.3 Các nhân tố tác động đến lập kế hoạch - Mục tiêu , chiến lược của tổ chức: + Mục tiêu là nền tảng của việc lập kế hoạch + Chiến lược chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định quản lý và hình thành nên những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiện trong thực tế 9 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 - Trình độ của người lập kế hoạch: + Hiểu biết kiến thức về các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội; + Có kỹ năng về nhận thức, hoạch định, có tầm nhìn xa trông rộng + Có khả năng tổng hợp và phân tích vấn đề + Giúp người lập kế hoạch hiểu được các thành phần của kế hoạch và mối quan hệ giữa các thành phần đó, để ra được một bản kế hoạch hợp lý, có tính khả thi và độ linh hoạt cao - Thông tin để lập kế hoạch: + Thông tin có đầy đủ và đáng tin cậy, + Dựa trên các căn cứ, điều kiện tiền đề như các dự báo về thị trường, môi trường tổ chức, các đối thủ cạnh tranh, nội lực của tổ chức; + Là cơ sở để dự báo trước các tình huống, khả năng có thể xảy ra và đề ra các biện pháp khắc phục - Sự tham gia của các thành viên trong tổ chức vào quá trình lập kế hoạch: + Đóng góp các ý kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình + Có được sự nhất trí về các cơ sở tiền đề để lập kế hoạch => sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình lập kế hoạch, hiểu rõ công việc mình sẽ phải thực hiện - Môi trường kinh doanh của tổ chức: + Môi trường ổn định: Xây dựng kế hoạch dài hạn, tổng hợp và phức tạp 10 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 + Phương án nào tạo được sự ủng hộ của các cấp quản lý và người thực hiện + Phương án nào phản ánh tốt nhất hệ thống tiêu chuẩn đã chọn - Bước 5: Xác định tiêu chuẩn kiểm soát, kiểm tra – đánh giá kết quả thực hiện: Lựa chọn phương án hành động là thời điểm mà kế hoạch được chấp thuận, là thời điểm thực sự để ra quyết định Đôi khi việc phân tích và đánh giá phương án cho thấy rằng có hai hoặc nhiều phương án thích hợp mà nhà quản lý có thể quyết định thực hiện một số phương án chứ không chỉ dùng một phương án tốt nhất Lúc này cũng cần ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực khác của tổ chức cho việc thực hiện kế hoạch Tại thời điểm mà quyết định được thực hiện, việc lập kế hoạch chưa thể kết thúc mà cần các kế hoạch phụ để bổ trợ Sau khi quyết định đã công bố, kế hoạch đã được xây dựng xong, bước cuối cùng làm cho kế hoạch có ý nghĩa như đã nêu khi thảo luận về các kế hoạch đó là lượng hóa chúng bằng cách chuyển chúng sang dạng ngân quỹ Nếu điều hành tốt, ngân quỹ sẽ trở thành một phương tiện để kết hợp các kế hoạch khác nhau, đồng thời là các tiêu chuẩn quan trọng để đo lường sự tăng tiến của kế hoạch 4 Lập kế hoạch theo nguyên tắc SMART Việc xây dựng và lập kế hoạch cho bản thân chính là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng, là chìa khoá đưa chúng ta đến cảnh cửa thành công, bởi thiết lập mục tiêu tốt sẽ đem tới một định hướng tương lai tốt Ngày nay, khi cường độ công việc ngày càng cao, đòi hỏi mỗi người cần có kỹ năng làm việc tốt để có thể hoàn thành những mục tiêu mà mình đã đề ra trước đó Với một số người, họ rất hứng khởi với những mục tiêu đề ra nhưng cho tới khi hết thời hạn mà họ vẫn 16 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 không đạt được mục tiêu đó họ thường quy vào lý do là "Không đủ thời gian" Tuy nhiên, quỹ thời gian của mọi người là như nhau, vấn đề không phải chúng ta có bao nhiêu thời gian để hoàn thành mục tiêu đó, mà chính là ở cách thức sử dụng thời gian tốt nhất Mỗi cá nhân phải nhận định năng lực bản thân từ đó xây dựng nên những mục tiêu “thông minh”, cụ thể, phù hợp với bản thân mình Nhưng không phải ai cũng biết và cũng có những phương pháp đánh giá năng lực cá nhân, và phương pháp xác định mục tiêu tốt Một trong những phương pháp hữu dụng để phát huy năng lực của bản thân, phân chia thời gian đúng cách và đạt được những hiệu quả tốt nhất trong công việc là nguyên tắc “ thông minh “ SMART 4.1 Định nghĩa nguyên tắc SMART Mục tiêu SMART hay nguyên tắc SMART trong tiếng Anh là SMART Goals hay SMART Principle Đây là một trong các phương pháp để xác định mục tiêu Nếu một người hay một tổ chức không có mục tiêu cụ thể rõ ràng rất khó để phát triển Mục tiêu SMART thực chất là những nguyên tắc có tính thông minh được thiết lập để định hình và thực hiện mục tiêu trong tương lai Chúng ta sẽ biết được khả năng của mình có thể làm được gì và xây dựng kế hoạch cụ thể cho chúng SMART là tên viết tắt của những chữ cái đầu, được xây dựng để thiết lập mục tiêu, đảm bảo cho các mục tiêu đã đề xuất được hoàn thành 4.2 Lợi ích của việc áp dụng nguyên tắc SMART 17 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 Dưới đây là những lợi ích vượt trội của SMART giúp bạn phát huy được năng lực của bản thân, đạt được hiệu quả trong công việc một cách tối đa nhất:  Cụ thể hóa mục tiêu: Khi bắt tay vào làm một công việc mới, mỗi cá nhân hay tổ chức đều “hào hứng” với các mục tiêu, nguyện vọng của mình nhưng nhiều khi các mục tiêu được thiết lập còn mơ hồ, khó thực hiện trong thực tế Khi đó, nguyên tắc SMART có thể giúp chúng ta cụ thể hóa mục tiêu, đo lường và đánh giá được mục tiêu đề ra Khi áp dụng 5 yếu tố của SMART, mục tiêu sẽ dần hiện ra như một bức tranh rõ ràng, cụ thể  Đơn giản, dễ thực hiện: SMART thực sự đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng cho nhiều người và nhiều mô hình tổ chức khác nhau Nguyên tắc SMART tập trung vào việc giúp bạn xây dựng, thiết lập và đo lường chính xác các mục tiêu đề ra Năm tiêu chí của SMART bao gồm: “Tính cụ thể – Đo lường được – Tính khả thi – Thực tế – Giới hạn thời gian thực hiện” giống như những cột mốc chỉ dẫn rõ ràng giúp chúng ta xác định được mục tiêu cho bản thân, cho tổ chức đúng hướng hơn  Tập trung hơn, hiệu suất hơn: Chúng ta sẽ làm việc để hướng tới, đạt được các mục tiêu cụ thể, rõ ràng hơn Các kết quả làm việc được đo lường, đánh giá chính xác Công việc được giới hạn thời gian, tuy có tạo cảm giác áp lực nhưng cũng giúp đạt được hiệu suất công việc tốt hơn.Điều quan trọng để gia tăng hiệu suất công việc là gia tăng sự tập trung vào mục tiêu Khi có được sự tập trung thì sẽ làm việc hiệu quả hơn, dù chỉ làm đúng thời gian quy định hoặc thậm chí ít hơn so với thời gian giới hạn thực hiện.Với SMART, bạn có thểlàm việc thông minh hơn thay vì làm việc nhiều thời gian hơn 18 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156  Xác định mức độ phù hợp, chính xác của mục tiêu: Giữa bộn bề những điều cần phải làm, chúng ta luôn cảm thấy choáng ngợp vì không biết nên sắp xếp ưu tiên làm điều gì trước? SMART có thể giúp bạn xác định mức độ phù hợp, chính xác và thứ tự ưu tiên thực hiện các mục tiêu Thông qua tiêu chí của SMART, chúng ta sẽ loại bỏ được các mục tiêu không phù hợp Mặt khác, các mục tiêu SMART luôn có yếu tố giới hạn thời gian Do đó, bạn có thể sắp xếp, ưu tiên làm trước các công việc có thời hạn gấp rút, cần thiết hơn  Cải thiện khả năng đo lường mục tiêu: Mục tiêu đề ra có vẻ như đã được hoàn thành? Nhiều khi chúng ta cũng mơ hồ về việc mình đã thực sự hoàn thành mục tiêu đề ra hay chưa SMART có thể giúp bạn cải thiện khả năng đo lường mục tiêu.Ngay từ khi thiết lập mục tiêu, SMART đã nhấn mạnh đến yếu tố đo lường Chúng ta cần đạt kết quả gì? Cần hoàn thành ở ngưỡng nào? Kết quả nào mới được xem là đạt chuẩn? Tất cả các câu hỏi này đều đã được giải quyết ngay từ khi thiết lập mục tiêu với SMART  “Thông Minh” nhưng lại không mất chi phí: SMART là một mô hình quản lý mục tiêu theo dạng “mã nguồn mở” Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể ứng dụng SMART mà không cần phải xin cấp phép, chứng nhận từ ai, từ tổ chức nào Chúng ta cũng sẽ không phải mất một khoản chi phí nào khi áp dụng SMART cho bản thân hay tổ chức mình  Ưu điểm chính của các mục tiêu SMART là chúng dễ hiểu và cho biết khi nào chúng được thực hiện Tiêu chí SMART thường được liên tưởng đến lý thuyết quản lý theo mục tiêu của Peter Drucker 4.3 Nội dung của nguyên tắc SMART 19 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com) lOMoARcPSD|38784156 Một mục tiêu thông minh trước tiên phải được dự án và lên kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tỏ khả năng đạt được cao Tính cụ thể, chi tiết và dễ hiểu của mục tiêu đặt ra: Các mục tiêu đề ra càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu càng dễ xác định cơ hội nắm bắt vấn đề và mức độ khả thi, đo lường các vấn đề và cơ hội thực tế có thành công hay không: + M - Measurable (Đo lường được): Nguyên tắc này hàm ý rằng mục tiêu phải được gắn liền với những con số Nguyên tắc SMART đảm bảo mục tiêu của bạn có sức nặng, cụ thể là có thể cân, đo, đong, đếm được Chúng ta biết được chính xác những gì mình cần đạt được là những gì, là bao nhiêu + A - Attainable (Tính khả thi): Tính khả thi cũng là một yếu tố rất quan trọng khi ta đưa ra một mục tiêu Nghĩa là chúng ta phải suy nghĩ về khả năng bản thân trước khi đề ra một chỉ tiêu quá xa vời nếu không muốn bỏ cuộc giữa chừng Nhưng như vậy không có nghĩa là bạn chỉ lập ra cho mình một mục tiêu dễ dàng, đơn giản, qua loa vì sẽ làm cho bạn không cảm thấy thích thú và được thách thức vô hình chung bạn bỏ qua những cơ hội được thử thách với những điều to lớn hơn + R - Realistic (Tính thực tế): Ý định bạn thiết kế cho mình cũng không nên quá xa vời so với thực tế Bạn hoàn toàn có thể áp dụng đủ các nguồn lực của mình để đảm bảo chúng sẽ đi đến nơi cần phải đến Để làm được điều này, chúng ta hãy ngồi tính toán xem khả năng, vật chất, quỹ thời gian, nguồn hỗ trợ…xem có thực hiện được ý định không 20 Downloaded by Lan Nguyen (tailieuso.18@gmail.com)

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w