1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở việt nam bài tiểu luận kết thúc học phần

27 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 225,91 KB

Nội dung

Qua đánh giá sẽthấy được mối nguy hại mà ô nhiễm môi trường mang lại, đồng thời phân tích cácnguyên nhân dẫn đến thực trạng đó để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường sống

lOMoARcPSD|38837747 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Môi trường và phát triển bền vững Mã phách: ……………… Quảng Nam – 2022 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Môi trường và phát triển bền vững Mã phách: … Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nội vụ Phân hiệu Quảng Nam đã đưa môn học Môi trường và phát triển bền vững vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn- Cô Lê Thị Tố Nga đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập Trong thời gian tham gia lớp học của cô, tôi đã tiếp thêm cho mình nhiều kiến thức sẽ giúp ích cho tôi sau này, có được tinh thần học tập hiệu quả và nghiêm túc hơn Đó chắc chắn là những kiến thức đắt giá cần mang theo khi tôi ra trường và làm việc sau này Bộ môn Môi trường và phát triển bền vững là môn học thú vị, rất bổ ích và rất thiết thực Tuy nhiên, việc thu nhận kiến thức bên ngoài vẫn còn nhiều mặt hạn chế, và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều lúng túng Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn rằng bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những trường hợp thiếu sót và sẽ có một vài chỗ không chính xác, kính mong cô xem xét và đóng góp ý kiến để bài tiểu luận của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 3 tháng 3 năm 2022 Tác giả Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “ Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này Đà Nẵng, ngày 3 tháng 3 năm 2022 Tác giả Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài .1 2 Mục tiêu nghiên cứu 1 3 Phương pháp nghiên cứu 2 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 5 Cấu trúc đề tài 2 NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG 3 1.1 Môi trường sống của chúng ta 3 1.1.1 Khái niệm về môi trường? 3 1.1.2 Có mấy loại môi trường? 3 1.1.3 Vai trò của môi trường 3 1.2 Ô nhiễm môi trường 5 1.2.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường .5 1.2.2 Các dạng ô nhiễm môi trường 5 1.3 Bảo vệ môi trường 6 1.3.1 Khái niệm về bảo vệ môi trường? .6 1.3.2 Tại sao phải bảo vệ môi trường? .6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM .9 2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta .9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 2.1.1 Ô nhiễm môi trường nước 9 2.1.2 Ô nhiễm môi trường không khí 10 2.1.3 Ô nhiễm môi trường đất 11 2.2 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường 12 2.2.1 Nguyên nhân từ tự nhiên 12 2.2.2 Nguyên nhân từ con người 13 2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đời sống con người 14 2.3.1 Đối với sức khỏe con người 14 2.3.1.1 Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người .14 2.3.1.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người 15 2.3.1.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với sức khỏe con người 15 2.3.2 Đối với hệ sinh thái .15 2.3.3 Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội 16 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 17 KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Sự phát triển của xã hội ngày một đi lên song con người luôn phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu để có thể bắt kịp với nhịp sống thế giới Một trong những vấn đề đang gióng lên hồi chuông cảnh báo hiện nay chính là tình trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung Tại sao một xã hội loài người hùng mạnh và văn minh như vậy lại phải đối phó với ô nhiễm môi trường? Vấn đề này đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững lâu dài của nền kinh tế nước nhà và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người Để cân bằng vấn đề kinh tế và vấn đề môi trường trong thời kì hội nhập thế giới mới là điều không dễ dàng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường là một chủ đề gây bức xúc đối với mọi người dân, nó ngày càng trở nên nghiêm trọng và nặng nề hơn Chủ đề này thu hút mọi sự chú ý, quan tâm, lo lắng và tìm cách khắc phục, vì nếu không ngăn chặn kịp thời thì sẽ có những kết quả mà chúng ta khó có thể lường trước được Tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam” là vì tôi muốn góp phần với tư cách là một công dân có ích cho xã hội và cộng đồng Hơn nữa là để cho mọi người thấy được tình trạng ô nhiễm ngày nay và thấy được hậu quả mà chính chúng ta gây ra ảnh hưởng một phần về mặt tinh thần cũng như vật chất Đồng thời sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trước khi quá muộn 2 Mục đính nghiên cứu Xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá đúng đắn về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam Qua đánh giá sẽ thấy được mối nguy hại mà ô nhiễm môi trường mang lại, đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường sống của con người và động vật 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Giúp người dân hiểu rõ hơn về tình hình môi trường trong nước hiện nay Và hơn nữa là nâng cao ý thức người dân có trách nhiệm cải tạo môi trường xanh, sạch, đẹp từ đó chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện tốt hơn 3 Phương pháp nghiên cứu Thu thập thông tin qua mạng Internet, sách, báo Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, đánh giá, thu thập số liệu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Môi trường ở Việt Nam (Đất, Nước, Không khí ) Thời gian: Từ đầu thế kỉ XIX đến nay 5 Cấu trúc đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài có kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về môi trường Chương 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ môi trường 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG 1.1 Môi trường sống của chúng ta 1.1.1 Khái niệm về môi trường Môi trường theo định nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại.”1 "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."2 1.1.2 Có mấy loại môi trường? Môi trường sống của chúng ta được chia làm 3 loại: - Môi trường tự nhiên: gồm các nhân tố tự nhiên như nước, không khí, ánh sáng, đất, nhiệt độ, gió, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan - Môi trường xã hội: Là môi trường mà con người giữ vị trí trung tâm Là tổng thể các mối quan hệ của người với người như các điều luật, quy định, thể chế, cam kết, chính trị- xã hội,… - Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố do con người tác động như nhà cửa, các công trình nhân tạo, biển nhân tạo, rừng nhiệt đới dưới dạng công viên, 1.1.3 Vai trò của môi trường Môi trường chiếm một phần quan trọng trong đời sống của con người Nó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi làm việc, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp truyền thống văn hóa Môi trường gồm 5 chức năng cơ bản: - Môi trường là “ngôi nhà chung” của con người và sinh vật: 1 Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ Điển bách khoa, 2013 2 Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam 3 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Ô nhiễm môi trường đất: là khái niệm chỉ sự thay đổi tính chất của đất theo chiều hướng xấu, sử dụng các chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép, là sự sự suy thoái đất Các hoá chất độc hại từ các hoạt động trong công nghiệp, quá trình sản xuất nông nghiệp bị xả thải ra mà chưa được xử lý đúng cách sẽ khiến tài nguyên đất bị ô nhiễm, suy thoái, gây hại cho đời sống của con người, động vật, cùng với đó, nó còn có thể kéo theo nhiều hệ quả khôn lường Ô nhiễm môi trường không khí: là các thành phần trong không khí có sự thay đổi lớn, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào môi trường gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, hệ sinh thái trên trái đất Các dạng ô nhiễm khác: ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm tầm nhìn, ô nhiễm nhiệt 1.3 Bảo vệ môi trường 1.3.1 Khái niệm Bảo vệ môi trường là các hoạt động cải thiện và giữ cho môi trường luôn trong lành, xanh, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra ảnh hưởng đến môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên 1.3.2 Tại sao phải bảo vệ môi trường Tất cả loài người đang sống trong thế kỉ 21, thời đại văn minh và vô cùng phát triển, công nghệ, điện tử, kinh tế, xã hội, đời sống đều không ngừng đổi mới và phát triển, song đi đôi với những mặt tốt đó còn tồn tại những góc khuất mà chúng ta chưa nhìn thấy được Cùng với sự phát triển vượt bật này là những hệ lụy mà chúng ta không lường trước được, trong đó đơn giản nhất đó là những tác động tiêu cực tới môi trường Chúng ta dường như quên rằng, bảo vệ môi trường là cũng là cách để tự bảo vệ chính bản thân ta 6 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Trước hết, mọi người đều có trách nhiệm cần phải bảo vệ môi trường bởi vì môi trường có vai trò hết sức to lớn đối với cuộc sống của con người Không khí, nước, ánh sáng, tất cả mọi thứ đều phục vụ nhu cầu sinh tồn và sinh hoạt của con người Nếu mọi người được sống trong một môi trường trong lành sức khỏe được đảm bảo thì họ càng có nhiều năng lượng để học tập, làm việc và phát triển bản thân Ngược lại, nếu bạn sống trong một môi trường ô nhiễm thì bạn sẽ phải chịu nhiều tác động, hậu quả nặng nề về sức khỏe, đời sống, tinh thần Môi trường bị ô nhiễm là “con virus” gặm nhấm sức khỏe của chúng ta mỗi ngày, thậm chí nếu lâu dài có thể cướp đi cả mạng sống con người Thế nên bảo vệ môi trường là việc phải làm để bảo vệ sức khoẻ chính chúng ta Thứ hai, chúng ta phải thừa nhận rằng tình trạng môi trường hiện nay đang ở mức nghiêm trọng và vượt quá tầm kiểm soát của chúng ta Nguyên nhân chính là do ý thức của người dân Trong thực tế, mỗi ngày có khoảng 2.500 tấn rác thải ra môi trường, tuy nhiên việc xử lý rác thải vẫn còn hạn chế Ngay tại các thành phố lớn, nhiều khu dân cư vẫn tồn tại tình trạng đổ rác thải bừa bãi, bốc mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí Hơn nữa, các nhà máy thải khói, thải nước bừa bãi phản khoa học gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng đất, chất kích thích sinh trưởng và các loại hóa chất khác cũng khiến đất đai bị phá huỷ, bạc màu, nhiễm phèn, thiếu dinh dưỡng,… Những điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, đe dọa sức khỏe, tính mạng con người Thứ ba, bạn có nhận thấy rằng thời tiết ngày càng khắc nghiệt và khó lường hơn, bão lụt quét nghiêm trọng, suy thoái đất và nước, giảm đáng kể tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng Nói rộng ra đây là những vấn đề cấp bách mà toàn nhân loại đang phải đối mặt Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt tài nguyên khó tái tạo lại, khai thác không theo kế hoạch Con người ngày càng tập trung nhiều vào lợi 7 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 nhuận và thu nhập để đảm bảo một cuộc sống hạnh phúc, ấm no mà không nhận rằng thấy họ đang làm tổn hại đến môi trường một cách vô tình hay cố ý Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều thứ nhưng chúng ta chưa biết cách giữ gìn và bảo vệ Đến nay khi môi trường đang dần suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều thiên tai, bệnh lạ, thì con người mới nhận thức được tầm quan trọng của môi trường Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ môi trường, giữ cho ngôi nhà chung của mình luôn trong lành, sạch đẹp Không có môi trường ta sẽ không có chỗ ăn chỗ ăn, không có sự sống nếu thiếu môi trường Môi trường tốt, đời sống chúng ta cũng tốt Có môi trường là có chúng ta Bởi thế bảo vệ môi trường là tự bảo vệ chính mình Ngày nay, khi đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, con người đã và đang có những biện phấp khắc phục hậu quả đã gây ra 8 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ta 2.1.1 Ô nhiễm môi trường nước Tính đến tháng 9 năm 2021, có tổng số 563 khu công nghiệp trên cả nước nằm trong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam Một số khu công nghiệp đã thiết lập hệ thống xử lí nước thải tập trung, nhưng chúng hầu như không hoạt động để giảm chi phí Theo thống kê của khu công nghiệp Việt Trì, lượng nước thải hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc nhuộm trong ngày và đêm ước tính khoảng 163m3 Theo thống kê riêng tại khu vực Đông Nam Bộ, lượng nước thải từ các khu công nghiệp, nó chiếm 49% lượng nước thải của các khu công nghiệp trên toàn quốc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện cả nước có 251/280 khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung, trong đó 36/57 địa phương đã đạt tỷ lệ 100% Ngoài ra, ước tính có khoảng 70% trong tổng số hơn một triệu mét khối nước thải từ các khu công nghiệp ngày đêm xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua bất kì xử lý nào Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn do nước thải công nghiệp, tổng lượng nước từ các nhà máy sản xuất giấy, nhuộm, dệt ước tính khoảng 500.000 m3/ngày đêm Tại thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện thép, luyện kim màu và khai thác than chiếm khoảng 15% tổng lượng nước thải từ các nhà máy của Thái Nguyên Nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi hôi khó chịu 9 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Kết quả khảo sát từ 52 làng nghề cho thấy 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ Làng nghề thủ công mỹ nghệ Vân Chàng ở Nam Định có lượng nước thải là 40-50 m3 xả thẳng ra sông Vân Chàng mà không qua xử lí, chứa nhiều hóa chất độc hại nguy hiểm như HCl, Cr Việt Nam có 65% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn và hầu hết các chất thải sinh hoạt của người dân và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao Trên địa bàn thành phố, mặc dù cơ sở có phần phát triển nhưng tình trạng rác thải sinh hoạt vứt lung tung, ngổn ngang vẫn còn xảy ra, làm tắc đường cống, không thoát nước được, nên cứ mỗi lần mưa đến người ta lại phải đi thông cống để thoát nước Những con sông lớn đen ngòm, bốc mùi hôi vì rác thải Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa cao nhất và đang đứng thứ 4 trên thế giới (chiếm 6% tổng lượng rác thải nhựa được thải ra các đại dương trên thế giới) , ước tính có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa đổ ra biển hàng năm 2.1.2 Ô nhiễm môi trường không khí Đến tháng 02 năm 2020, toàn quốc có tổng số gần 4,5 triệu xe ô tô và hơn 60 triệu xe máy đang lưu hành Trong đó, Hà Nội có khoảng 5,7 triệu xe máy, còn thành phố Hồ Chí Minh có hơn 7 triệu xe máy đang lưu thông mỗi ngày, chưa tính đến các phương tiện đi lại của người dân từ nơi khác di chuyển đến thành phố Trong số các phương tiện đang lưu hành, nhiều phương tiện cũ nát không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, nhiều xe đã qua sử dụng nhiều năm và không thường xuyên mang đi bảo dưỡng nên hiệu quả sử dụng nhiên liệu kém, nồng độ các chất độc hại và bụi bẩn nhiều Đây được cho là tác nhân gây ra vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 10 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Đến năm 2020, cả nước có 10/63 tỉnh thành có nồng độ bụi PM2.5 trung bình hàng năm vượt quá tiêu chuẩn quốc gia, tất cả tình thành này đều nằm ở phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc Ngân hàng Thế giới (WB) đã thu thâp 80 mẫu bụi mịn từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020 tại địa điểm đo đạc của trụ sở Chi cục Bảo vệ môi trường tại Cầu Giấy và Trung tâm Quan trắc môi trường khu vực miền Bắc và mang về Viện Khí tượng Phần Lan để phân tích và xác định nguồn gây ô nhiễm Kết quả cho thấy nguồn ô nhiễm xuất phát từ đốt sinh khối (vật liệu sinh học) chiếm 26%, hoạt động công nghiệp ước tính khoảng 29%, giao thông chiếm 15% tổng lượng bụi mịn PM 2.5 ở Hà Nội TS Nguyễn Thị Trang Nhung, thành viên nhóm nghiên cứu tại Trường đại học Y tế công cộng cho biết, báo cáo cũng chỉ ra gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong và nhập viện tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội năm 2019 là đáng kể Số người chết do phơi nhiễm với bụi mịn PM2.5 là 2.855 ca, tương đương với khoảng 35,5 ca tử vong sớm trên 100.000 dân 2.1.3 Ô nhiễm môi trường đất Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.130,29 nghìn ha, và nằm trong vùng nhiệt đới có ánh nắng chan hòa, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao nên các quá trình khoáng hóa trong đất diễn ra rất mạnh khiến đặc điểm địa hình đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ dễ bị rửa trôi, xói mòn, thoái hóa do nghèo chất hữu cơ và chất dinh dưỡng Đất sau khi bị thoái hóa thì rất khó khôi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xuất hiện nhiều dấu hiệu của ô nhiễm đất và ngày càng lan rộng trên toàn lãnh thổ từ ô nhiễm môi trường ở nông thôn đến các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác 11 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do hàm lượng kim loại nặng cao từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nổi bật ở một số khu công nghiệp đô thị và các làng nghề như Khu công nghiệp An Khánh, Khu đồng mương nổi Tam Hiệp – Thanh Trì, Khu đô thị Nam Thăng Long, Làng lụa Vạn Phúc Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường đất ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng không mấy khả quan Nguyên nhân chủ yếu là hàm lượng rác thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật,… Theo số liệu thống kê, mỗi ngày Thành phố Hồ Chí Minh thải ra khoảng 9.500 tấn rác thải sinh hoạt gồm phần lớn rác từ thực phẩm Trung bình, mỗi người Việt sử dụng 1,1 kg thuốc bảo vệ thực vật hàng năm Sức khỏe con người cùng môi trường đất và nước đang bị đe dọa vì người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật Tại tỉnh Thái Nguyên, trong quá trình khai thác các doanh nghiệp đã thải ra môi trường một phần lớn đất đá, làm sụt giảm diện tích đất Mặc dù hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn đang phát triển nhanh chóng nhưng do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa phần khai thác theo kiểu lộ thiên… nên khiến cho đất trong khu vực khai thác đều bị xâm hại và ô nhiễm, chất lượng đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân địa phương Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010 cho thấy, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam ít nhất 77 triệu lít thuốc diệt cỏ, và hầu hết trong số đó là chất da cam/dioxin với hàm lượng độc tố cao cực kì nguy hại cho con người và môi trường Việt Nam Nhiều hệ sinh thái bị tàn phá bởi chất độc da cam vẫn chưa được phục hồi, và nhiều thế hệ người Việt đã phải chịu đựng những đớn đau về mặt thể xác và tinh thần do ô nhiễm chất độc da cam 2.2 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường 2.2.1 Nguyên nhân từ tự nhiên 12 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 - Thực vật, xác chết của động vật bị vi sinh vật phân giải thành chất hữu cơ Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào mạch nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm và chảy ra sông lớn - Lũ lụt có thể gây làm ô nhiễm nguồn nước, nước sinh hoạt hoặc làm nhiễm mặn các giếng khơi và tầng chứa nước Ngoài ra, lũ cuốn theo nhiều chất thải độc hại từ các bãi rác, và các loại chất hóa học theo dòng nước lũ tràn vào vùng dân cư tăng mức độ lây nhiễm dịch bệnh như: tiêu chảy, sốt xuất huyết, cúm Nước lũ có thể bị ô nhiễm bởi các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp, do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải - Một lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh được tạo ra trong quá trình núi lửa phun trào làm không khí bị ô nhiễm, có thể tạo nên mưa axit, tro bụi và dung nham gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người cũng như các loài động vật - Cháy rừng sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ, giải phóng một lượng khói và tro bụi vào bầu khí quyển - Những trận bão cát thường mang trong mình các hạt bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ bụi mịn trong môi trường tăng lên - Đất bị nhiễm phèn do nước phèn từ vùng khác di chuyển đến Khiến độ pH môi trường suy giảm nên gây ngộ độc cho động thực vật sinh sống và phát triển ở môi trường đó Đất nhiễm mặn do muối trong nước biển, thủy triều hay từ các mỏ muối 2.2.2 Nguyên nhân từ con người Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp: Đây là nguyên nhân gây nhức nhối của cộng đồng và quốc gia, không chỉ riêng ở Việt Nam mà nhiều các nước đang phát triển cũng điều vướng phải tình trạng này Các khí thải thì xả trực tiếp ra bên ngoài, khói bụi từ các đường ống xả thải của nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời Khi thải ra các chất thải sẽ không qua xử 13 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w