1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bất bình đẳng xã hội và vấn đề trọng nam khinh nữ trong xã hội hiện nay bài tập lớn kết thúc học phần

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,99 MB

Nội dung

Trong đó, bất bình đẳng giới tính là một vấn đề thật sự nhức nhối trong xã hội hiện nay.Bất bình đẳng giới hiện nay là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và nhà nước, của to

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ “TRỌNG NAM KHINH NỮ” TRONG XÃ

HỘI HIỆN NAY

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Mã phách:………

Hà Nội - 2021

Trang 2

2.2 Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội 6

2.3 Một số quan điểm về bất bình đẳng xã hội 8

2.Bất bình đẳng giới tính - vấn đề “trọng nam khinh nữ” 10

3.1 Khái niệm Giới và Bình đẳng giới 11

3.2 Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” 12

3.3 Thực trạng vấn đề “trọng nam khinh nữ” ở nước ta 14

3.4 Đề xuất giải pháp hạn chế vấn đề “trọng nam khinh nữ” 19

KẾT BÀI 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

PHỤ LỤC ẢNH 23

Trang 3

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong những quốc gia đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trong đó, chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ mà nhân dân có quyền làm chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, các cán bộ, lãnh đạo, chính quyền phải làm công bộc cho nhân dân Chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta đang xây dựng đã phát huy tích cực, thúc đẩy và bảo vệ bình đẳng xã hội Lực lượng sản xuất cùng với nền kinh tế đang phát triển đã góp phần tạo điều kiện đảm bảo một xã hội bình đẳng.

Bình đẳng là một quyền cơ bản của con người Đó là xác lập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau Trong xã hội, bình đẳng là sự ngang bằng giữa người với người xét trên nhiều phương diện, đó là sự thừa nhận và sự thiết lập các điều kiện, cơ hội và quyền lợi ngang nhau cho sự phát triển và tồn tại của mỗi người Thế nhưng, vẫn còn tồn tại thực trạng bất bình đẳng xã hội đang xảy ra ở nước ta Đó là khoảng cách về sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, là sự phân hoá giữa giàu và nghèo, Trong đó, bất bình đẳng giới tính là một vấn đề thật sự nhức nhối trong xã hội hiện nay.

Bất bình đẳng giới hiện nay là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và nhà nước, của toàn thể xã hội Đây không phải là một vấn đề mới mẻ, nhưng cũng không quá cũ kỹ, không được coi là lỗi thời, mà nó vẫn còn tồn tại đến xã hội ngày nay, trở thành một vấn đề đáng quan tâm Bất bình đẳng về giới tính đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề, nó đã trở thành “bóng đen tâm lý”, không chỉ làm tổn thương về mặt tinh thần, mà còn gây ra những tổn hại về thể xác của phụ nữ, xâm hại đến quyền làm người, gây ra những bất công cho nhiều phụ nữ và trẻ em Đây là một trong những lí do em chọn đề tài “Bình đẳng xã hội và vấn đề “Trọng nam khinh nữ” trong xã hội hiện nay”.

Trang 4

Bài viết được thực hiện với mục đích nghiên cứu, làm rõ khái niệm, cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội Đồng thời, đánh giá thực trạng bất bình đẳng giới tính, cụ thể là vấn đề “trọng nam khinh nữ”trong xã hội hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế còn tồn tại và góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong quá trình làm bài vẫn gặp nhiều hạn chế, thiếu sót, kính mong cô thầy có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để bài tập được hoàn thiện hơn.

Emxinchânthànhcảmơn!

Trang 5

NỘI DUNG

1 Khái quát về bình đẳng

Trong xã hội hiện nay, vấn đề bình đẳng xã hội cũng như bất bình đẳng xã hội luôn nhận được sự quan tâm không chỉ của Nhà nước mà còn từ đông đảo quần chúng nhân dân.

Bình đẳng xã hội được xét dưới 2 khía cạnh: mặt tự nhiên và mặt xã hội Dưới góc độ tự nhiên, bình đẳng là thuộc tính tự nhiên của con người, với tư cách là con người Có nghĩa là giữa con người với con người, mặc dù với những năng lực thể chất và tinh thần không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều là con người có sự ngang bằng nhau, đều là bậc cao của sự phát triển sinh giới Bình đẳng trên phương diện tự nhiên được thể hiện qua lý luận và được thực hiện hoá trong các Hiến pháp của nhiều cộng đồng quốc gia.

Bình đẳng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa người với người về một hay nhiều phương diện, xét dưới góc độ xã hội Nói một cách khác, bình đẳng xã hội là sự thừa nhận và sự thiết lập các điều kiện, các cơ hội và các quyền lợi ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân, các nhóm xã hội Như vậy, có thể nói, bình đẳng xã hội là sự phân chia đều các lợi ích xã hội, có cơ hội xã hội như nhau, hưởng thụ như nhau Tuy nhiên, để có được sự bình đẳng trong xã hội, con người đã phải trải qua một quá trình đấu tranh xã hội lâu dài và bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Đó là hiện tượng bất bình đẳng về vai trò mà mỗi người đảm nhiệm, bất bình đẳng về giới tính, quyền lực, kinh tế, hay vị thế xã hội Đó chính là sự bất bình đẳng.

Trang 6

4 2.Bất bình đẳng xã hội

2.1 Khái niệm

Tất cả các xã hội đều được đặc trưng bởi khác biệt xã hội, đó là quá trình mà con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi vị thế, vai trò cùng những đặc điểm khác Quá trình đó là sự chuẩn bị cho bất bình đẳng xã hội, là điều kiện mà con người có cơ hội không ngang bằng nhau về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín Đây là một hiện tượng mang tính kế thừa ở mọi thời đại vì nó tồn tại trong mọi xã hội do cơ cấu xã hội mang lại Bất bình đẳng không phải là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các mối quan hệ trong xã hội, mà nó tồn tại khi có một nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác.

Daniel Rossides (1976) đã viết: Thậm chí ngay trong các xã hội đơn giản nhất “người già thường có quyền uy đối với người trẻ, cha mẹ có quyền uy với con cái và nam giời có quyền uy với phụ nữ.”

Trong sự vận động và phát triển của xã hội, bất bình đẳng là vấn đề trung tâm của xã hội học Bất bình đẳng xã hội hình thành, tồn tại song song với sự phát triển qua những xã hội khác nhau Bất bình đẳng mang ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng trong tổ chức xã hội, bất bình đẳng không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội Qua những xã hội khác nhau lại tồn tại một hệ thống bất bình đẳng khác nhau.

Bất bình đẳng là sự không công bằng, không bằng nhau về các cơ hội, các lợi ích đối với các cá nhân khác nhau trong một nhóm xã hội hay nhiều nhóm xã hội Tức là sự khác nhau về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất lẫn tinh thần cũng như thoả mãn các lợi ích đó của cá nhân trong một hay nhiều nhóm xã hội khác nhau Các nhà xã hội học cho rằng, bất bình đẳng là phổ biến nhưng họ không thống nhất được như thế nào là bất bình đẳng và tại sao nó tồn tại Durkheim, trong tác phẩm “ Phân công lao động xã hội” đã giải thích rất rõ hiện

Trang 7

tượng này Ông cho rằng, tất cả các xã hội nhìn nhận một số hành động quan trọng hơn những hành động khác và bất bình đẳng có sự liên quan đến sự khác nhau về tài năng cá nhân, một số người có nhiều thiên bẩm hơn người khác, trải qua đào tạo những khác biệt sẽ tăng lên dẫn đến những bất bình đẳng trong xã hội.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội, bất bình đẳng đóng vai trò hết sức quan trọng Bất bình đẳng được xem như điều kiện để tổ chức xã hội, là cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội.

Bất bình đẳng xã hội là một khái niệm rất rộng, nó bao hàm cả công bằng xã hội và bất công bằng xã hội Công bằng xã hội là sự bất bình đẳng hợp lý, hợp pháp, chủ yếu dựa vào khác biệt khách quan, tự nhiên giữa thành viên trong xã hội về mặt năng lực, thể chất, sự khác biệt về cái tài, cái đức và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân vào xã hội Ví dụ như, mỗi người khi sinh ra đã có năng lực về thể chất không giống nhau, có người thể chất tốt, có người thì ốm yếu, đàn ông thì có sức khoẻ tốt hơn phụ nữ, đó là sự bất bình đẳng hợp lí Bất công bằng xã hội là sự bất bình đẳng bất hợp lý, bất hợp pháp, không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra từ sự khác nhau về tài đức và đóng góp công hiến thực thế cho xã hội Điều đó được bắt nguồn từ những hành vi trái pháp lụật, vi phạm đạo đức, tham nhũng, lừa đảo, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, lươn lẹo, xu nịnh để có vị trí cao trong xã hội Ví dụ như, trong môi trường giáo dục, một số cha mẹ phụ huynh học sinh giàu có thường “bồi dưỡng” cho giáo viên, để con cái của mình được quan tâm nhiều hơn so với bạn khác Đó là sự bất bình đẳng bất hợp lí.

Có thể thấy, bất bình đẳng xã hội mang theo cả mặt tích cực và tiêu cực Một mặt thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần ổn định và tạo ra bộ mặt xã

Trang 8

hội Mặt khác lại là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội, cản trở đến sự phát triển của cộng đồng, của xã hội.

Tóm lại, bất bình đẳng xã hội là sự không ngang nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một hoặc nhiều nhóm xã hội 2.2 Cơ sở tạo nên bất bình đẳng xã hội

Bất bình đẳng được hình thành trong đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật chất, vì nó gắn liền với sự phân công lao động trong xã hội Do vậy, bất bình đẳng ở mỗi xã hội diễn ra khác nhau Ở những xã hội có quy mô càng lớn, nền sản xuất phát triển càng cao, sự phân công lao động lại càng đa dạng, phức tạp và bất bình đẳng xã hội cũng càng sâu sắc, gay gắt hơn.

Những nguyên nhân tạo ra bất bình đẳng vô cùng đa dạng và có sự khác nhau giữa các xã hội và nền văn hoá, gắn với đặc điểm giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ, Trong từng thời kỳ, cơ sở tạo nên bất bình đẳng cũng có sự khác nhau Có những yếu tố phát triển mạnh mẽ ở thời kỳ này nhưng lại suy yếu ở thời điểm khác Bất bình đẳng vẫn luôn tồn tại và đi liền với những vấn đề và yếu tố mang tính thời sự trong xã hội Cơ sở hình thành nên bất bình đẳng xã hội rất đa dạng, được các nhà nghiên cứu xã hội học nhóm thành ba nhóm chính: Cơ hội - Địa vị - Ảnh hưởng chính trị.

Cơsởđầutiênlà sự khác nhau về những cơ hội trong cuộc sống Đó là những thuận lợi về mặt vật chất và tinh thần, cải thiện chất lượng cuộc sống như của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi ích chăm sóc sức khoẻ hay đảm bảo an sinh xã hội Cơ hội là những thực tế cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của nhóm, bất kể thành viên của nhóm có nhận thức được điều đó hay không Trong xã hội, một nhóm người có thể có cơ hội, trong khi những nhóm khác lại không Đó là cơ sở khách quan của bất bình đẳng Một ví dụ thực tế cho thấy, trẻ em được sinh ra trong những gia đình giàu có, chúng có

Trang 9

cơ hội phát triển hơn so với những trẻ em nghèo khó, có cơ hội được tiếp xúc với môi trường giáo dục chất lượng cao, từ đó cơ hội thành công sẽ cao hơn.

Cơsởthứhailà sự khác nhau về địa vị xã hội Tức là sự khác nhau về uy tín hay vị trí do quan niệm và sự đánh giá của các thành viên khác trong xã hội Địa vị xã hội là sự phản ánh vị thế xã hội của cá nhân, do cá nhân đạt được ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc trong nhóm này khi so sánh với thành viên nhóm khác, được xác định bởi một loạt đặc điểm kinh tế, nghề nghiệp, sắc tộc, Nếu như sự khác nhau về cơ hội trong cuộc sống là cơ sở khách quan thì sự khác nhau về địa vị xã hội lại mang tính chủ quan khi địa vị xã hội do chính thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận Hoặc có thể là bất cứ thứ gì khi được một nhóm xã hội cho là ưu việt và các nhóm xã hội còn lại thừa nhận Trong thực tế, cơ cấu giai cấp là nền tảng cơ bản nhất của địa vị xã hội Ngoài ra còn có các thành tố khác tạo lập nên địa vị xã hội như trình độ chuyên môn, mức lương, gia thế, Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững chỉ khi nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận sự ưu việt đó Trong thực tế, giữa những người có năng lực như nhau thì những người có địa vị xã hội thường được xem trọng hơn, đó là một trong những biểu hiện của sự bất bình đẳng về địa vị xã hội.

Cơsởthứbalà ảnh hưởng về chính trị Bất bình đẳng do ảnh hưởng về chính trị là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định cũng như việc thu được nguồn lợi từ các quyết định Trong thực tế, bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được ưu thế từ vật chất hay địa vị cao Bản thân chức vụ chính trị đã có thể tự mình tạo ra những cơ sở để đạt được địa vị và cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những cá nhân giữ chức vụ chính trị cao.

Trang 10

Tóm lại, cơ sở bất bình đẳng xã hội nằm ngay trong mối quan hệ giữa kinh tế và địa vị xã hội, hay trong các mối quan hệ thống trị về chính trị của các giai cấp trong xã hội.

2.3 Một số quan điểm về bất bình đẳng xã hội

Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng xã hội phổ biến, và có rất nhiều quan điểm xung quanh vấn đề này Một số quan điểm phổ biến như quan điểm dựa vào yếu tố sinh học cá nhân, quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế, quan điểm của Karl Marx, quan điểm của Max Weber.

2.3.1.Quan điểmdựavàoyếutốsinhhọccủacánhân

Quan điểm này cho rằng, bất bình đẳng là một thực tế của xã hội, nó luôn hiện diện bởi sự khác biệt nhân cách giữa các cá nhân Trong một xã hội mở, khi con người có những tài năng khác nhau, nhu cầu khác nhau thì chuyện bất bình đẳng là điều tất yếu Đó là một thực tế của xã hội Cauthen 1987 từng viết: “Một số bất bình đẳng đến như là kết quả không thể né tránh về bất bình đẳng sinh học của kỹ năng, thể chất và khả năng tinh thần và những khía cạnh của nhân cách”.

Trong thực tế, vẫn có những khác biệt trong kiểu phân chia giới như là kết quả không thể tránh được của bất bình đẳng Aristole (384 - 322 TCN) cho rằng: “Đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là luật lệ” Quan điểm này tồn tại cho đến ngày nay Steven Goldberg cho rằng: “Sự thống trị và sự thành đạt đỉnh cao của nam giới là khả năng không thể đảo ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ” Quan điểm này tồn tại ở cả xã hội Việt Nam hiện nay, trong các gia đình người Việt vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng sinh con gái mất nhờ, luôn dành những điều tốt đẹp cho con trai, Điều đó đã khiến cho sự bất bình đẳng trở nên nghiêm trọng hơn.

Trang 11

Một số nhà nghiên cứu xã hội học khác cho rằng, bất bình đẳng là điều không thể tránh khỏi, nhưng họ lý luận rằng nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng đó là do xã hội có những nhiệm vụ này cần thiết hơn những nhiệm vụ khác và khả năng thực hiện những nhiệm vụ này là khác nhau Họ cho rằng, bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc đẩy người tài nhất thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất Chính sự bất bình đẳng đã thúc đẩy các cá nhân lao động, học tập để mang lại cơ hội cho chính mình Do vậy trong những điều kiện đó, không thể thủ tiêu bất bình đẳng, vì bình đẳng có thể gây nguy hiểm cho xã hội Nhà kinh tế học A Lechevalier phân tích: “Bình đẳng chung chung thậm chí còn đi ngược lại ý niệm về sự công bằng, không chỉ là công bằng về nỗ lực cá nhân, về nhu cầu, ham muốn mà cả về những thiệt thòi.”

Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng, bất bình đẳng chủ yếu là do cấu trúc của hệ thống xã hội gây ra chứ không phải do sự khác biệt về tài năng, đặc điểm và nhu cầu cá nhân Trong luận văn Vềnguồngốccủasựbấtbìnhđẳngnăm 1753, Jeans - Jacques Rousseau đã chỉ rõ, nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội là từ chế độ tư hữu tài sản: “ Nguồn gốc của bất bình đẳng liên quan tới sở hữu tư nhân về của cải Những đặc điểm về kinh tế, chính trị và thị trường lao động tạo ra những khác biệt trong thu nhập và của cải Thực chất, sự khác biệt về vị trí của các cá nhân trong cơ cấu xã hội gây ra bất bình đẳng kinh tế” Theo ông, bất bình đẳng không phải là một quy luật tự nhiên, mà là sản phẩm của xã hội loài người, tồn tại và phát triển từ khi xuất hiện chế độ tư hữu tài sản, và con người đã tạo ra nó thì cũng có thể tự xoá bỏ nó.

2.3.3 Quan điểm của Karl Marx

Học thuyết của Marx chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu của các học thuyết kinh tế mà ông coi là nền tảng của cơ cấu giai cấp Mối quan hệ giai cấp là chìa

Trang 12

khoá của mọi vấn đề trong đời sống xã hội Marx khẳng định: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là những tư tưởng của giai cấp thống trị và phục vụ cho giai cấp thống trị” Những lợi ích kinh tế, chính trị, ý kiến xã hội đều được bắt nguồn từ kết cấu giai cấp.

2.3.4 Quan điểm của Max Weber

Nghiên cứu sau Karl Marx nửa thế kỷ, Max Weber không cho rằng mọi cấu trúc xã hội đều bất bình đẳng như trong một xã hội có giai cấp Ông nhấn mạnh rằng, quyền lực kinh tế có thể là kết quả nắm giữ quyền lực dựa vào các nền tảng khác Địa vị xã hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, nhưng đó không phải là tất yếu duy nhất Ví dụ như một số trường hợp không có học vấn, không có giáo dục nhưng lại giàu có, được nắm địa vị cao trong xã hội Ngược lại địa vị có thể tạo nên cơ sở của quyền lực chính trị Ngoài ra, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải tái sản xuất, như là cơ sở kinh tế của giai cấp Ông quan niệm giai cấp là một tập hợp người có chung các cơ hội sống trong điều kiện kinh tế thị trường và nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội tư bản là sự khác biệt về khả năng thị trường Điều đó có nghĩa là khả năng chiếm lĩnh thị trường của các cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Có nhiều dạng bất bình đẳng trong xã hội hiện nay đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm từ Đảng, nhà nước cũng như toàn dân Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay đó là vấn đề bất bình đẳng giới trong xã hội hiện nay.

2.Bất bình đẳng giới tính - vấn đề “trọng nam khinh nữ”

Trong thời gian gần đây, vấn đề về bất bình đẳng giới tính đang rất được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà được cộng đồng quốc tế rất quan tâm Bởi

Trang 13

vì trên thực tế, đây là một thực trạng đang xảy ra rất phổ biến, mang nhiều hệ luỵ, cản trở đến sự phát triển của kinh tế xã hội Việt Nam là một trong những quốc gia tiến bộ hàng đầu về tiến bộ bình đẳng giới, là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng về xoá bỏ khoảng cách giới trong vòng 20 năm qua ở khu vực Đông Á.Nguyễn Thị Kim Ngân, Định hưỡng quản lý Nhà nước về bình đẳng giới tại Việt Nam, 19/9/2014.Tuy nhiên, không phải vì thế mà nước ta đạt được mục tiêu bình đẳng thật sự khi trong xã hội Việt Nam ngày nay, vẫn còn tồn tại hiện tượng phụ nữ bị đánh đập, bị lạm dụng, bị phân biệt đối xử, phổ biến ở nước ta Đây thực sự là một vấn đề tuy không còn mới mẻ, nhưng vẫn là một vấn đề đáng quan tâm.

3.1 Khái niệm Giới và Bình đẳng giới

Giới là một thuật ngữ dùng để chỉ vai trò, hành vi ứng xử xã hội và những kì vọng liên quan đến nam và nữ Giới được coi là phạm trù xã hội có vai trò quyết định đến cơ hội cuộc sống của con người, xác định vai trò của họ trong việc phát triển xã hội và nền kinh tế đất nước Giới chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ về quyền lực giữa em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hoá, giữa các nền văn hoá và thay đổi theo thời gian Sự khác biệt này được thể hiện rõ ràng trong vui chơi, trách nhiệm, nhu cầu, những thuận lợi và khó khăn của từng giới tính.

Theo Liên Hợp Quốc, bình đẳng giới có nghĩa là cả phụ nữ lẫn nam giới được hưởng những điều kiện khác nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người, có cơ hội được đóng góp và thụ hưởng những thành tựu phát triển quốc gia trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội.

Theo Quy định tại Khoản 3 và Khoản 6 Điều 5 của Luật bình đẳng giới, Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của phát triển đó Bình đẳng giới để

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w