bài tập lớn xã hội học đại cương phân tích vai trò của môi trường gia đình trong việc xã hội hóa cá nhân và nêu ví dụ

15 0 0
bài tập lớn xã hội học đại cương phân tích vai trò của môi trường gia đình trong việc xã hội hóa cá nhân và nêu ví dụ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH TRONGVIỆC XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN VÀ NÊU VÍ DỤ1.1 Khái niệm gia đình:- Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thị

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

 - - 

BÀI TẬP LỚN

Môn: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Huyền HoaMã sinh viên: 1951050069

Lớp : Truyền thông đại chúng K39A2 Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Thị Vân

Hà Nội, tháng 05 năm 2022

Trang 2

PHẦN 1: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH TRONGVIỆC XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN VÀ NÊU VÍ DỤ

1.1 Khái niệm gia đình:

- Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống) Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tọc và thời đại Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội.

- Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung.

- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình - Khái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong Luật

Hôn nhân và gia đình (Điều 8 Giải thích từ ngữ ): “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau theo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này”.

1.2 Khái niệm xã hội hóa:

- Một nhà xã hội học người Nga tên là G Andreeva đã từng định nghĩa: “Xã

hội hóa là một quá trình hai chiều, một mặt cá nhân thu được kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường và hệ thống quan hệ xã hội Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ hã hội

Trang 3

- Xã hội hóa là quá trình một cá nhân tham gia và hòa nhập vào một nhóm xã

hội chung và những nhóm xã hội cụ thể, ngược lại xã hội cũng chấp nhận cá nhân đó với tư cách một thành viên Như nhà xã hội học người Mỹ Fitcher đã viết: “Xã hội hóa là quá trình tương tác giữa người này với người khác dẫn đến sự chấp nhận các khuôn mẫu hành vi và thích ứng với các khuôn mẫu hành vi đó” Một định nghĩa khác của nhà xã hội học Đại học Tennessee: "Xã hội hóa là quá trình học hỏi để cho một con người động vật trở thành một con người xã hội"

- Từ những lập luận trên, chúng ta rút ra khái niệm chung sau: Xã hội hóa là

quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hóa của xã hội như các khuôn mẫu xã hội Quá trình mà nhờ đó các cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, qua đó nhằm giúp cá nhân có thể hòa nhập vào xã hội chung hay một nhóm xã hội cụ thể nào đó.

1.3 Vai trò của môi trường gia đình trong việc xã hội hóa cá nhân:

Gia đình là bối cảnh xã hội đầu tiên và quan trọng nhất đối với quá trình xã hội hóa, hầu hết với mọi cá nhân, gia đình là một thế giới xã hội, trẻ sinh ra và gần như cả giai đoạn đầu là sinh hoạt trong gia đình Ngay cả khi trẻ đã nhập học thì việc đáp ứng nhu cầu của trẻ hầu như cũng thuộc về gia đình Kinh nghiệm xã hội của cá nhân ngày càng tăng lên nhờ những tương tác ở bên trong gia đình, là nơi hình thành nền tảng nhân cách của con người, mặc cho sau này đời sống của cá nhân đó có thay đổi nhiều thì nhân cách đó thường vẫn có độ ổn định cao Gia đình không chỉ là nơi cho cá nhân cái ăn, cái trú ngụ, tình yêu thương mà còn là nơi thực hiện quá trình truyền dẫn văn hóa qua các giá trị và chuẩn mực xã hội cho các thành viên mới Đây là một tiểu văn hóa, tiểu văn hóa này được xây dựng trên nền văn hóa chung của xã hội, song nó lại có những đặc thù riêng của từng tiểu văn hóa và vì thế nó

Trang 4

cũng tạo nên những đặc điểm nhân cách riêng biệt cho từng cá nhân hoặc các cá nhân.

Nhìn chung những gì trẻ nhận được ở gia đình đều không phải chỉ có sự chủ đích mà còn có cả sự vô tình, bởi số giá trị hay vai trò phải nhận thì còn có những thứ trẻ tự quan sát và tự lĩnh hội Cho dù là vô tình hay cố tình thì phần lớn những gì trẻ suy nghĩ và đặt ra những câu hỏi với bản thân hoặc thế giới xung quanh đều do môi trường gia đình Sự quan tâm của người thân trong gia đình bằng việc tiếp xúc của cơ thể của ngôn ngữ có lời hoặc không lời sẽ khuyến khích sự phát triển của trẻ về cả thể chất lẫn trí tuệ.

Thông qua gia đình trẻ sẽ có những hiểu biết về thế giới rộng lớn xung quanh, thế giới tự nhiên và cả thế giới loài người Với tầm quan trọng như vậy, đòi hỏi gia đình hay nói chính xác hơn là mọi thành viên trong gia đình phải ý thức được vai trò của mình đối với con trẻ Bởi ở một giai đoạn nhất định nào đó trẻ giống như một tờ giấy trắng, như một máy chụp hình, máy thu âm kỹ thuật số, nghĩa là chúng ta nói gì, làm gì thì nó sẽ làm thế ấy hay nói cách khác những gì chúng chụp được, thu được xung quanh chúng sẽ phát ra nguyên xi như vậy Rõ ràng lúc này trẻ sẽ không biết đến đúng sai, cái gì nên làm hay không nên làm hoặc được và không được, cứ như thế khi thấy người xung quanh làm hay nói thì chúng sẽ làm theo Dĩ nhiên đến lúc nào đó trẻ sẽ nhận thức được phần nào về vai trò và giá trị, các chuẩn mực hành động trong xã hội gia đình hay xã hội rộng lớn bên ngoài Song những gì ở phía trước cùng đã tạo nên nếp gấp trong tiềm thức của chúng hoặc có nhiều thứ thành thói quen của một giai đoạn thì có thể được lặp lại trong đời sống ở một tình huống xã hội nào đó.

Tóm lại, xã hội hóa ở môi trường gia đình có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân.

1.4 Ví dụ:

Trang 5

Trẻ trong độ tuổi dậy thì (14-16 tuổi) có một số thay đổi về tâm sinh lí: - Với nữ giới, có một số thay đổi rõ rệt như: Ngực phát triển, có kinh nguyệt,

phát triển chiều cao, bắt đầu quan tâm đến ngoại hình, quan tâm đến bạn khác giới,

- Với nam giới: Phát triển chiều cao, cân nặng, giọng nói thay đổi, có hiện tượng xuất tinh,

Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu tò mò về cơ thể của mình và bạn khác giới, nếu như không nhận được sự quan tâm và giáo dục đúng cách từ gia đình, có thể xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc như mang thai ngoài ý muốn, bị xâm hại,

PHẦN 2: THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID- 19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH TẾCỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY2.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Thế giới đã trải qua nhiều đại dịch, gây tổn thất nặng nề đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường Đại dịch Covid - 19 được biết đến như đại dịch về bệnh truyền nhiễm, với tác nhân là virus SARS- CoV-2 diễn ra trên phạm vi toàn cầu Đại dịch Covid - 19 đã tàn phá nghiêm trọng tổng thể nền kinh tế và thị trường lao động toàn cầu, là cú sốc kinh tế lớn nhất trong vòng 35 năm qua Sự tàn phá của đại dịch không chỉ với các nền kinh tế dễ bị tổn thương mà còn khiến cho nhiều nền kinh tế lớn rơi vào tình trạng bế tắc: kinh tế suy giảm, thất nghiệp tràn lan, nghèo đói và thất nghiệp gia tăng, v.v

Đại dịch COVID- 19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu và kéo theo hàng triệu người bị mất việc làm, nền kinh tế của hàng triệu hộ gia đình cũng bị ảnh hưởng Mặc dù Nhà nước đã nhanh chóng triển

Trang 6

khai các biện pháp mạnh, trước hết là để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, sau đó là để phát triển kinh tế Nhưng dù vậy, dại dịch đi qua đã để lại tổn thất nặng nề với nền kinh tế nói chung vè kinh tế hộ gia đình nói riêng, theo khảo sát mới nhất, có đến 90% người Việt được hỏi cho biết thu nhập bị ảnh hưởng tiêu cực, 41% thu nhập hộ gia đình giảm hơn 20% vì dịch COVID-19 Đây là một con só đáng lo ngại, nhất là với nền kinh tế phân hóa giàu nghèo rõ rệt như ở Việt Nam Nhận thấy đây là một đề tài vô cùng nan giải,

em xin chọn đề tài: “Ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 đến hoạt động kinh tế của các hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu

cho bài tập hết môn “Xã Hội học đại cương” của mình.

2.2 Tổng quan nghiên cứu:

2.2.1 Đánh giá nhanh của UNICEF về các tác động kinh tế và xã hội của đại dịch COVID-19 đến trẻ em và gia đình Việt Nam:

Đánh giá nhanh này do UNICEF phối hợp với Trường Đại học Y tế Công cộng thực hiện ở cấp hộ gia đình và cá nhân nhằm đánh giá các tác động kinh tế và xã hội của Đại dịch COVID-19 đối với trẻ em và gia đình các em ở Việt Nam Đánh giá nhanh này sẽ hỗ trợ Chính phủ đưa ra các phương án ứng phó kịp thời và hiệu quả nhằm khôi phục đời sống trong ngắn hạn và về lâu dài Nhóm đánh giá đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá các số liệu và thông tin có sẵn về các tác động của COVID-19 đối với trẻ em và gia đình các em ở Việt Nam Nghiên cứu định lượng liên ngành đã được thực hiện tại các địa phương bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham gia của 148 bà mẹ, ông bố và người chăm sóc các trẻ em từ 2-18 tuổi qua phỏng vấn điện thoại Đánh giá đã chỉ ra rằng: Tính đến tháng 6 năm 2020, ước tính có khoảng 30,8 triệu người Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nặng nề do COVID-19 và 53,7% người lao động bị giảm thu nhập Điều này đã đặt ra những thách thức đáng kể đối với những người

Trang 7

đang phải đối mặt với tình trạng mất an toàn về tài chính, không có khả năng chi trả tiền thuê nhà, và có nhu cầu khám chữa bệnh khẩn cấp cũng như những người lao động thu nhập thấp hoặc các lao động phi chính thức.

2.2.2 Này 24/9/2021, chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã công bố trực tuyến báo cáo: “Đánh giá nhanh về tác độngkinh tế – xã hội của COVID-19 đối với các hộ gia đình dễ bị tổn thương ở Việt Nam”

Kể từ khi đại dịch coronavirus (COVID-19) xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, các cấp chính quyền tại Việt Nam đã có nhiều hành động mau lẹ và kịp thời để ngăn chặn sự lây lan và hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng, thông qua nhiều biện pháp như xét nghiệm, truy vết các trường hợp nghi nhiễm, cách ly và giãn cách xã hội Việt Nam được bạn bè thế giới công nhận là một trong những quốc gia phòng và chống dịch hiệu quả và đi đầu trong việc ngăn chặn đại dịch Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế nói chung và những đối tượng dễ tổn thương nói riêng Bên cạnh đó, hiện vẫn đang có khoảng trống dữ liệu về tác động kinh tế xã hội của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương, cũng như các biện pháp đối phó của họ trước cú sốc kép y tế và kinh tế.

Báo cáo đánh giá tác động đã khảo sát 498 hộ gia đình Kết quả khảo sát cho thấy, tác động kinh tế là rất lớn, trong đó 88% hộ gia đình bị ảnh hưởng việc làm vào tháng 7/2021 và 63,5% hộ gia đình bị giảm thu nhập từ 30% trở lên so với thời kỳ trước đại dịch (tháng 12/2019) Các hộ gia đình làm du lịch, nhà hàng, khách sạn và vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng nề nhất Cắt giảm chi tiêu là biện pháp phổ biến nhất được các hộ bị ảnh hưởng bởi COVID-19 sử dụng với bốn trong năm (79,4%) hộ bị ảnh hưởng phải cắt giảm chi tiêu Hầu hết các khoản cắt giảm chi tiêu liên quan đến thực phẩm,

Trang 8

với 71% số hộ gia đình bị ảnh hưởng đã cắt giảm chi phí thực phẩm Vì vậy, an ninh lương thực đang trở thành vấn đề khi hơn một nửa số hộ gia đình (51,2%) phải giảm lượng thức ăn mỗi bữa và 17,7% số hộ gia đình giảm số bữa ăn mỗi ngày Việc cắt giảm chi phí lương thực và tình trạng thiếu lương thực ghi nhận ở các hộ gia đình dễ bị tổn thương, những người bị mất việc trong nhiều tháng, đặc biệt là người di cư Tình trạng nghiêm trọng hơn xảy ra ở các hộ gia đình có con nhỏ.

2.2.3 Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam: “COVID-19 ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người lao động”

Bao ĐCSVN cho biết, ngay sau khi đợt dịch bùng phát hồi tháng 4, đã ảnh hưởng tức thời đến người lao động Theo số liệu Tổng cục Thống kê, trong quý II năm 2021, khoảng 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên đã bị ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm mất việc làm, tạm nghỉ, làm việc luân phiên, giảm giờ làm, hoặc giảm thu nhập Quy mô lực lượng lao động giảm 0,7% trong khi có thêm 1,6% người lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong quý II năm 2021 so với quý II năm 2019 Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng thêm lần lượt 0,2 điểm phần trăm và 1,3 điểm phần trăm trong quý II năm 2021 so với quý II năm 2019 Mức lương thực tế vẫn thấp hơn 1,3% so với quý II năm 2019 Trong quý II năm 2021, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức lên đến 57,4%, mức cao nhất trong ba năm qua Mặc dù những số liệu trên có vẻ tương đối nhỏ so với nhiều quốc gia khác, kể cả trong khu vực, nhưng cho thấy sự thay đổi lớn trong lực lượng lao động thường đạt mức toàn dụng lao động trước đó và đến lương thực tế luôn gần như tự động tăng lên trong thập niên vừa qua.

Nửa đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao hơn so với số đóng cửa Kết quả trên cần được diễn giải thận trọng vì nó chỉ phản ánh khu vực kinh tế chính thức trong khi các doanh nghiệp khu vực phi

Trang 9

chính thức có thể dễ bị tổn thương hơn Ngoài ra, theo một kết quả khảo sát tần suất cao của Ngân hàng Thế giới năm 2020 đã chỉ ra quan hệ tương quan chặt chẽ giữa sự gia tăng chỉ số mức độ nghiêm ngặt của Chính phủ và tình trạng tài chính xấu đi ở khu vực tư nhân Ví dụ, trong đợt cách ly toàn quốc vào tháng 4/2020, khoảng 81% doanh nghiệp cho biết bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, khiến cho doanh số của họ giảm 52% so với cùng kỳ năm 2019 Từ đó suy ra, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp chắc chắn đã xấu đi kể từ đợt dịch bùng phát gần đây, khi họ phải đóng cửa, gánh chịu đứt gãy chuỗi cung ứng, hoặc không thể giữ lao động làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh do phải cách ly ở nhà

Tác động kéo dài của đại dịch đến các hộ gia đình đã trở nên rõ nét, thậm chí, ngay từ trước khi đợt dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 4, vào thời điểm tháng 3 năm 2021, 30% hộ gia đình có thu nhập thấp hơn so với tháng 3 năm 2020 Khoảng 12% các hộ gia đình này rơi vào tình trạng khó khăn tài chính khi họ bị mất ít nhất 50% thu nhập Nữ giới và các hộ ở nhóm 20% có thu nhập thấp nhất trải qua quá trình phục hồi thu nhập chậm nhất Khu vực kinh tế phi chính thức thường gắn liền với an ninh thu nhập thấp hơn, năng suất lao động thấp hơn, và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, mặc dù ít nhiều đã được tiếp cận mạng lưới an sinh xã hội.

Thu nhập hộ gia đình bị giảm sẽ ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng và đầu tư, và qua đó ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế Thu nhập thấp cũng có thể tác động đến các khoản đầu tư cho sức khỏe và giáo dục của trẻ em, gây ảnh hưởng lâu dài đến tích lũy vốn con người của đất nước.

2.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.3.1 Mục đích nghiên cứu:

Trang 10

- Việc đi sâu vào nghiên cứu nhằm chỉ rõ thực trạng của vấn đề: “Ảnh

hưởng của đại dịch COVID- 19 đến hoạt dộng kinh tế của các hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay”

- Đưa ra cái nhìn tổng quan, cụ thể về ảnh hưởng của đại dịch đến các hộ gia

- Từ đó có những biện pháp phù hợp, kịp thời giúp giảm thiểu ảnh hưởng

của đại dịch đến hoạt động kinh tế của hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay.

2.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Phân tích, làm rõ thực trạng của vấn đề: “Ảnh hưởng của đại dịch COVID-

19 đến hoạt dộng kinh tế của các hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay”

- Chỉ ra nguyên nhân của những ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh tế hộ

gia đình tại Việt Nam hiện nay

- Đề xuất những giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của đại dịch đến nền kinh

tế hộ gia đình; nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế hộ gia đình tại Việt Nam hiện nay

2.4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:

2.4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Hoạt động kinh tế của các hộ gia đình trong tình hình dịch bệnh Covid- 19- Chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho các hộ gia đình trong tình hình dịch

- Phạm vi không gian: Tại Việt Nam

- Phạm vi thời gian: từ ngày 21/4/2022-21/5/20222.5 Phương pháp nghiên cứu:

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan