Các lý luận về tư duy1.1.Khái niệm tư duyTư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính, bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tư
lOMoARcPSD|38545333 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ BÀI: Khác biệt về tư duy giữa người giàu, người trung lưu và người nghèo theo T Harv Eker LỚP : N01.TL3 NHÓM : 02 Hà Nội, 2023 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Nhóm: 02 Lớp: N01.TL3 Tổng số thành viên: 05 thành viên Đề bài: Để ở phần đặt vấn đề Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong việc thực hiện bài tập nhóm: Đánh giá mức độ và Thành viên ký STT Họ và Tên MSSV kết quả tham gia tên 47300 làm bài tập nhóm 6 Chi AB C Hà 47300 1 Giang Hoàng Chi 7 x Phương 2 Phạm Thu Hà 3 Nguyễễn Minh Phương (Nhóm trưởng) 47300 x Anh 4 Đặng Công Đức Anh 8 x Quang 5 Phạm Minh Quang 47300 9 x 47301 x 0 Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023 Trưởng nhóm Phương Nguyễn Minh Phương 1 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 MỤC LỤC A ĐẶT VẤN ĐỀ 3 B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 1 Các lý luận về tư duy 5 1.1 Khái niệm tư duy 5 1.2 Các đặc điểm của tư duy 5 1.3 Bản chất xã hội của tư duy .9 1.4 Phân loại tư duy 10 1.6 Các thao tác tư duy 14 2 Khác biệt về tư duy giữa người giàu, người trung lưu và người nghèo theo T Harv Eker 15 2.1 Sự khác biệt về tư duy giữa người giàu và người nghèo: .16 2.2 Sự khác biệt về tư duy giữa người trung lưu và người giàu 18 2.3 Sự khác biệt về tư duy giữa người trung lưu và người nghèo .20 KẾT LUẬN .23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 2 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 A ĐẶT VẤN ĐỀ T.Harv Eker là một tác giả, doanh nhân và diễn giả đầy tài năng về giàu có và động lực, ông cũng là một chuyên gia đào tạo diễn giả với lý thuyết về sự giàu có hàng đầu thế giới Hiện ông là người sáng lập và điều hành Công ty Peak Potential Training - một trong những công ty đào tạo, nghiên cứu phát triển nhanh và mạnh nhất thế giới T Harv Eker lớn lên ở Toronto trong gia đình nhập cư có toàn bộ tài sản chỉ vỏn vẹn 30 đô la Tuổi thơ ông sống trong nghèo khổ, Eker đã phải làm nhiều việc lo miếng cơm manh áo khi mới 13 tuổi Đôi khi, ông hỏi xin tiền bố nhưng chẳng bao giờ nhận được Sau khi tốt nghiệp trung học, ông học tại Đại học New York được một năm sau đó bỏ giữa chừng Những năm đầu lập nghiệp, Eker sống ở năm thành phố khác nhau và làm hơn mười hai ngành nghề Là một người thông minh và đầy tham vọng, mục tiêu của Eker là thành công và trở thành triệu phú Sau những thất bại đầu tiên, Eker đã về sống với cha mẹ May mắn nhờ có được cuộc nói chuyện với một người bạn của bố mà ông nhận ra thất bại của ông đến từ cách tư duy khi chỉ lo lắng về tiền của mình Đó cũng chính là sai lầm phổ biến của những người không có kế hoạch giữ tiền khôn ngoan Sau khi nhận ra vấn đề, Eker đã thay đổi, học hỏi và làm theo lối kinh doanh, cách suy nghĩ của người giàu Ông cũng tạo ra những nguyên tắc riêng cho bản thân và trở thành tỉ phú như mơ ước Tuy nhiên vì những sai lầm đến từ những khoản đầu tư và chi tiêu không kiểm soát, Eker đã mất toàn bộ số tiền Từ đó ông nhận ra mối liên hệ giữa tinh thần và cảm xúc của con người với tiền bạc Ông xây dựng lại kế hoạch tài chính và đưa ông trở lại với ước mơ triệu phú Cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” của T Harv Eker sẽ đem đến cho chúng ta 17 bí mật tư duy giúp người bình thường nhất trở thành triệu phú Nhờ những kinh nghiệm, trải nghiệm từ khi chỉ 13 tuổi, Eker có những lần khởi nghiệp bất thành, giậm chân tại chỗ hay trở lại vạch xuất phát giúp ông đúc kết ra vô vàn những kinh nghiệm và gửi gắm nó trong cuốn sách cho chúng ta học hỏi Cuốn sách cũng giúp 3 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 chúng ta thấy được sự khác biệt trong tư duy của người giàu và người nghèo Bởi vậy, để tìm hiểu sâu hơn sự khác biệt ấy, nhóm 2 xin lựa chọn phân tích đề số 14 “Khác biệt về tư duy giữa người giàu, người trung lưu và người nghèo theo T Harv Eker” 4 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Các lý luận về tư duy 1.1 Khái niệm tư duy Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính, bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết Quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn, từ khi cá nhân gặp những tình huống có vấn đề và nhận thức được vấn đề, đến khi vấn đề đó được giải quyết Đó là các giai đoạn: xác định vấn đề và biểu đạt, xuất hiện các liên tưởng, sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết, kiểm tra giả thuyết, giải quyết nhiệm vụ tư duy Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác Khác với cảm giác, tri giác; tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng Quá trình phản ánh này mang tính gián tiếp và khái quát nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn từ sự nhận thức cảm tính nhưng vượt xa giới hạn của nhận thức cảm tính Tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với hoạt động nhận thức của con người Tư duy giúp con người nhận thức được quy luật khách quan từ đó có thể dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng và có kế hoạch biện pháp cải tạo hiện thực khách quan Bên cạnh đó, tư duy không chỉ giúp con người trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra mà còn giúp con người lĩnh hội được nền văn hóa xã hội để hình thành phát triển nhân cách của mình đóng góp những kết quả hoạt động của mình vào kho tàng văn hóa xã hội của loài người 1.2 Các đặc điểm của tư duy1 1.2.1 Tư duy có tính “có vấn đề” Không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện Trên thực tế, tư duy chỉ nảy sinh khi chúng ta gặp tình huống “có vấn đề” Tình huống có vấn đề là tình huống chưa có đáp số, nhưng đáp số đã tiềm ẩn bên trong, tình huống chứa điều kiện 1 Tiểu luận nghiên cứu về tư duy, https://bit.ly/3RUdZsF , truy cập ngày 5/10/2023 5 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 giúp ta tìm ra đáp số đó Nhưng không phải tình huống có vấn đề nào cũng kích thích được hoạt động tư duy Muốn kích thích ta tư duy thì tình huống có vấn đề phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được trở thành nhiệm vụ tư duy của cá nhân Nghĩa là cá nhân xác định được cái gì đã biết, đã cho vào cái gì chưa biết, cần phải tìm và có nhu cầu tìm kiếm nó Chỉ có trên cơ sở đó tư duy mới xuất hiện Tính “có vấn đề” của tư duy là tính chất cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình tư duy Không có hoàn cảnh có vấn đề quá trình tư duy không thể hình thành và phát triển được 1.2.2 Tư duy có tính gián tiếp Ở mức độ nhận thức cảm tính con người phản ánh trực tiếp sự vật hiện tượng bằng giác quan của mình, trên cơ sở đó ta có hình ảnh cảm tính về sự vật hiện tượng Đến tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp Tính gián tiếp của tư duy thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy Khi tư duy chúng ta sẽ sử dụng ngôn ngữ để thể hiện những tư duy của mình, con người tư duy bằng não vì thế những gì ta tư duy không thể thể hiện ra bên ngoài cũng như người khác không thể nhìn thấy được Nhờ có ngôn ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, công thức, khái niệm…) vào quá trình tư duy (phân tích tổng hợp, so sánh…) để nhận thức được cái bên trong bản chất của sự vật hiện tượng Vì vậy ngôn ngữ là một phương tiện nhận thức đặc thù của con người Ví dụ: để giải một bài toán thì trước hết học sinh phải biết được yêu cầu, nhiệm vụ của bài toán, nhớ lại các công thức định lý…có liên quan để giải bài toán Ta thấy rõ trong quá trình giải bài toán đó con người đã dùng ngôn ngữ thể hiện các quy tắc định lí, ngoài ra còn có cả kinh nghiệm của bản thân chủ thể thông qua giải các bài tập trước đó Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng các phương tiện công cụ khác nhau để nhận thức sự vật, hiện tượng mà không thể trực tiếp tri giác Ví dụ muốn biết nhiệt độ của nước, chúng ta có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ, sở dĩ có thể nhận thức được gián tiếp vì giữa các sự vật hiện tượng mang tính quy luật 6 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Nhờ có tính gián tiếp mà tư duy của con người đã mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người, con người không chỉ phản ánh những gì xảy ra trong hiện tại mà còn phản ánh cả quá khứ và tương lai Ví dụ: những dữ liệu thiên văn, con người nghiên cứu con người có thể dự báo được thời tiết, tránh được những thiên tai 1.2.3 Tư duy có tính trừu tượng và khái quát Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh hiện tượng một cách cụ thể riêng lẻ Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng Trên cơ sở đó mà khái quát những sự vật hiện tượng riêng lẻ nhưng chúng có những thuộc tính bản chất chung thành một nhóm một loại, một phạm trù Nói cách khác tư duy mang tính trừu tượng và khái quát Trừu tượng hóa là quá trình con người sử dụng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư duy Ví dụ: khi người ta nghĩ tới “cái ghế” là một cái ghế nói chung chứ không chỉ nghĩ đến cụ thể là cái ghế đó to hay nhỏ làm bằng gỗ hay song mây… Khái quát hóa là quá trình con người dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau có chung thuộc tính liên hệ, quan hệ nhất định thành một nhóm một loại Ví dụ: khái quát gộp những đồ vật có thuộc tính: giấy có nhiều chữ, có nội dung, có tên tác giả, có giá bìa, có màu sắc… tất cả xếp chung vào nhóm sách Nhờ có tính trừu tượng và khái quát của tư duy con người không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ hiện tại mà có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai Nhờ có tính khái quát, tư duy trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể xếp nó vào một nhóm, một loại, một phạm trù để có những quy tắc phương pháp giải quyết tương tự 1.2.4 Tư duy gắn liền với ngôn ngữ Sở dĩ tư duy mang tính “có vấn đề”, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát vì nó gắn chặt với ngôn ngữ Tư duy và ngôn ngữ có mối liên hệ mật thiết với nhau Nếu không có ngôn ngữ các quá trình tư duy của con người không diễn ra được 7 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 đồng thời sản phẩm của tư duy cũng không được người khác tiếp nhận Tư duy gắn liền với ngôn ngữ, đây còn là một đặc điểm khác biệt giữa tâm lý người và tâm lý động vật Tâm lí hành động bao giờ cũng dừng lại ở tư duy hành động trực quan, không có khả năng vượt qua khỏi phạm vi đó Mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ là mối liên hệ biện chứng Tư duy không thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào khác ngoài ngôn ngữ Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện biểu đạt kết quả của tư duy, do đó có thể khách quan hóa kết quả của tư duy người khác cũng như cho chính bản thân chủ thể tư duy Và ngược lại, bất kỳ ý nghĩ, tư tưởng nào cũng đều nảy sinh phát triển gắn liền với ngôn ngữ Nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là sản phẩm của chuỗi âm thanh vô nghĩa Tuy nhiên ngôn ngữ không phải là tư duy, ngôn ngữ chỉ là phương tiện của tư duy Đó là mối liên hệ giữa nội dung và hình thức Ví dụ như trong quá trình tư duy giải bài tập toán thì phải sử dụng các công thức, kí hiệu, khái niệm được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ, nếu không có ngôn ngữ thì chính bản thân người đang tư duy cũng không thể giải được bài tập 1.2.5 Tư duy gắn liền với hoạt động nhận thức cảm tính Mặc dù ở mức độ nhận thức cao hơn (phản ánh cái bản chất bên trong, mối liên hệ có tính quy luật), nhưng tư duy phải dựa vào nhận thức cảm tính tức là cảm giác, tri giác và biểu tượng Hoạt động nhận thức cảm tính là “cửa ngõ”, là kênh duy nhất, qua đó tư duy liên hệ với bên ngoài Tư duy thường bắt đầu từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình huống “có vấn đề” Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy và hiện thực, là cơ sở, chất liệu của những khái quát theo một nhóm, lớp, phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy X.L.Rubinstein, nhà tâm lý học Xô Viết đã viết: “Nội dung cảm tính bao giờ cũng có trong tư duy trừu tượng, tựa hồ như làm chỗ dựa cho tư duy” Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối khả năng, phản ánh nhận thức cảm tính lựa chọn, tính ý nghĩa, làm cho khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy cảm hơn và làm cho tri giác của con người mang tính lựa chọn, tính ý nghĩa Tư duy nói riêng và nhận thức lý tính nói chung nhờ có tính khái quát cao hiểu được bản chất nên đóng vai trò định hướng, chi phối cho nhận thức cảm 8 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 tính có thể phản ánh được sâu sắc, tinh vi, nhạy bén và chính xác hơn Nhận thức cảm tính tự nó không thể biết cái gì cần, cái gì không cần nhận thức Tư duy chính là kim chỉ nam định hướng cho nhận thức cảm tính cần tập trung vào sự vật, hiện tượng nào, từ đó đạt đến cái đích đúng theo định hướng, như vậy nhận thức cảm tính mới sâu sắc và chính xác được Chính vì lẽ đó, Ph Ăngghen đã viết: “ Nhập vào với con mắt của chúng ta chẳng những có cảm giác khác mà còn có hoạt động của tư duy ta nữa” 1.3 Bản chất xã hội của tư duy 2 Tư duy được tiến hành trong bộ óc của từng người cụ thể , nhưng tư duy có bản chất xã hội và được thể hiện qua các mặt sau: 1.3.1 Tư duy sử dụng kinh nghiệm của những người đi trước Hành động tư duy đều dựa trên cơ sở kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích lũy, tức là dựa vào kết quả hoạt động nhận thức mà xã hội loài người đã đạt được từ trước tới nay Tư duy tạo ra những chiếc máy tính này là dựa vào kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, cái cũ sẽ để lại kinh nghiệm cho cái mới Kinh nghiệm mà trước đó những người đã từng nghiên cứu và chế tạo máy vi tinh để lại Đó là tư duy phải dựa vào kinh nghiệm 1.3.2 Tư duy là do nhu cầu xã hội thúc đẩy Bản chất quá trình tư duy được thúc đẩy do nhu cầu của xã hội, ý nghĩa là ý nghĩ của con người được hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ nóng hổi nhất của giai đoạn lịch sử đương đại Khi mà số lượng công việc ngày càng nhiều, con người quá bận rộn, máy tính ra đời giúp con người tính toán nhanh hơn Sau này còn là nhu cầu giúp con người giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi Nhu cầu giao tiếp, tình cảm do khoảng cách địa lý, máy tính đã đưa con người lại gần nhau (internet) Máy tính ra đời là để giải quyết nhu cầu của con người hay tư duy tạo ra máy tính là do nhu cầu xã hội 1.3.3 Tư duy sử dụng ngôn ngữ của các thế hệ trước để lại 2 Sưu tầm 9 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Tư duy dựa vào vốn từ ngữ mà các thế hệ trước sáng tạo ra với tư cách là một phương tiện biểu đạt, khái quát và giữ gìn kết quả hoạt động nhận thức của loài người Và tất nhiên tư duy phải sử dụng ngôn ngữ mà các thế hệ trước tạo ra Những người tạo ra những chiếc máy vi tính này nếu muốn người sau biết cách sản xuất nó họ phải lưu lại bằng ngôn ngữ: chữ viết hoặc âm thanh cái mà họ đã tư duy ra Cũng như các thế hệ trước đó đã để lại cho họ Nếu không một nhà nghiên cứu nào để lại những gì mình tìm tư duy được thì chắc rằng máy vi tính sẽ không bao giờ ra đời 1.3.4 Tư duy mang tính tập thể Tức tư duy phải sử dụng các tài liệu thu được trong các lĩnh vực tri thức liên quan, nếu không sẽ không giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra Việc tạo ra chiếc máy tính bảng tuyệt vời như hình dưới không chỉ quy định bởi các công việc liên quan đến lĩnh vực sản xuất máy tính mà còn là sự kết hợp của rất nhiều các ngành nghề lĩnh vực liên quan, đó là thành quả tư duy của những người làm trong các lĩnh vực khác về thiết kế thời trang, phần mềm, vật lý học, tin học, điện tử, kỹ thuật đồ họa, lập trình… Tức là dựa trên kết quả tư duy của tập thể 1.3.5 Tư duy mang tính tích cực Tư duy của mỗi người được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân họ, giải quyết nhiệm vụ cấp thiết, nóng hổi nhất của giai đoạn lịch sử đương đại Thử hỏi: sự ra đời của máy vi tính có mang tính tích cực không? Vô cùng tích cực, việc tạo ra máy tính công nghệ cao đã giúp con người giải quyết các công việc nhanh hơn và hiệu quả hơn Không những thế, đó còn là phương tiện giải trí hữu hiệu và bổ ích cho con người sau những giờ làm việc mệt mỏi.Và đã mang lại một thời kỳ mới trong văn minh nhân loại, thời kỳ của công nghệ Tính tích cực của những tư duy sáng tạo như thế này chắc chắn không phải bàn cãi Chính vì tư duy là để giải quyết các nhiệm vụ của con người 1.4 Phân loại tư duy Theo lịch sử hình thành (chủng loại và cá thể) và mức độ phát triển của tư duy, ta có: 10 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 - Tư duy trực quan – hành động: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống bằng các hành động vận động có thể quan sát được Loại tư duy này có cả ở động vật cấp - Tư duy trực quan – hình ảnh: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh - Tư duy trừu trượng (hay tư duy từ ngữ – logic): là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử dụng các khái niệm, các mối quan hệ logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ Các loại tư duy trên cũng chính là các giai đoạn phát triển của tư duy trong quá trình phát sinh chủng loài và cá thể Theo hình thức biểu hiện của nhiệm vụ tư duy và phương thức giải quyết nó, ta có: - Tư duy thực hành: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách trực quan dưới hình thức cụ thể và phương thức giải quyết là những hành động thực hành - Tư duy hình ảnh cụ thể: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức một hình ảnh cụ thể và sự giải quyết nhiệm vụ được dựa trên những hình ảnh trực quan đã có - Tư duy lý luận: là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức lý luận và việc giải quyết nhiệm vụ đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng, những tri thức lý luận Trong thực tế, để giải quyết một nhiệm vụ, người ta thường sử dụng phối hợp nhiều loại tư duy với nhau, trong đó có một loại giữ vai trò chủ yếu Theo mức độ sáng tạo của tư duy, ta có: Tư duy angôrit: là loại tư duy diễn ra theo một chương trình, một cấu trúc logic có sẵn theo một khuôn mẫu nhất định Loại tư duy này có cả ở người và máy Tư duy ơrixtic: là loại tư duy sáng tạo, có tính linh hoạt, không theo khuôn khổ mẫu cứng nhắc, có liên quan đến trực giác 1.5 Ứng dụng của tư duy 3 1.5.1 Ứng dụng của tư duy trong cuộc sống 3 Tiểu luận nghiên cứu về tư duy, https://bit.ly/3RUdZsF, truy cập ngày 5/10/2023 11 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 Trong cuộc sống tư duy đồng thời phải học hỏi Bên cạnh tư duy để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thì cần phải học tập các kinh nghiệm của các đời trước và vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn Tư duy cũng gắn liền với ngôn ngữ, nhu cầu giao tiếp của con người chính là điều kiện để phát sinh ngôn ngữ Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ Bên cạnh đó việc học tập, trau dồi ngôn ngữ trong cuộc sống cũng là một tình huống “có vấn đề”, đó là tư duy cách học ngôn ngữ, tư duy làm sao để có thể phát âm chuẩn Việc trau dồi ngôn ngữ không những có thể giúp chúng ta biết thêm nhiều ngôn ngữ mà còn biết nhiều hơn về văn hóa, xã hội của đất nước có ngôn ngữ đó, sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết hơn Tư duy mang tính khái quát nên cần phải khái quát các vấn đề trong cuộc sống Trừu tượng hóa giúp chắt lọc những kiến thức để giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho sự vật hiện tượng Như vậy với khối kiến thức to lớn trong cuộc sống thì sẽ được quy về những thuộc tính bản chất thì sẽ dễ nhớ và vận dụng hơn Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ của con người Bởi vì nếu thiếu những tài liệu cảm tính thì tư duy không thể diễn ra được Trong cuộc sống muốn tư duy một vấn đề nào đó thì cần phải có một những hiểu biết cơ bản về vấn đề đó Bên cạnh đó việc rèn luyện cảm giác, tri giác, quan sát sẽ làm cho quá trình tư duy nhanh chóng có kết quả hơn Trong cuộc sống, để có thể hiểu vấn đề một cách sâu sắc thì nên kết hợp nhiều thao tác tư duy như kết hợp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận… để đạt hiệu quả tư duy cao Nhờ vào đặc điểm trừu tượng và khái quát hóa, mà con người có thể tìm ra những thuộc tính bản chất chung của nhiều vấn đề riêng lẻ, từ đó khái quát lên thành quy luật 1.5.2 Ứng dụng của tư duy trong học tập Tư duy là một quá trình nhận thức quan trọng giúp con người có thể nhận thức được thế giới khách quan, đặc biệt tư duy cũng có vai trò quan trọng đối với sinh viên 12 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 trong hoạt động học tập Trong quá trình học tập sinh viên luôn phải tư duy, suy luận để nhận thức được bài học Nếu sinh viên không tư duy thì sẽ không thể học tập, không thể có hiểu biết về những vấn đề mà mình đang học tập, rèn luyện Khả năng tư duy của mỗi người sẽ quyết định xem người đó có tiếp thu được bài học và áp dụng vào trong thực tế một cách đúng đắn và đạt hiệu quả cao hay không Trên cơ sở các đặc điểm cơ bản của tư duy, ta có thể ứng dụng tư duy vào trong việc học tập của sinh viên Muốn kích thích tư duy thì giảng viên phải đưa các em vào tình huống “có vấn đề”, tổ chức học tập sáng tạo giải quyết các tình huống “có vấn đề” Khi không ngừng học tập, trau dồi bản thân, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với những vấn đề phức tạp, từ đó nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề Việc phát triển tư duy phải được tiến hành song song thông qua hoạt động truyền thụ tri thức Sinh viên không nên thụ động chỉ ngồi nghe giảng, bên cạnh quá trình nghe giảng thì sinh viên phải tư duy thì mới có thể tiếp thu vận dụng những tri thức đó Tư duy luôn mang tính khái quát nên sinh viên cần phải biết khái quát vấn đề, từ đó hiểu được cái chung, cái cốt lõi của vấn đề từ đó sẽ hiểu được cái cụ thể chi tiết hơn Trừu tượng hóa giúp chúng ta chắt lọc những kiến thức để giữ lại những thuộc tính bản chất chung cho sự vật hiện tượng, như vậy một khối lượng kiến thức lớn nhưng khi được quy về những thuộc tính bản chất thì rất dễ nhớ, dễ vận dụng Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ của con người Đối với sinh viên, muốn tư duy, muốn hiểu bài mới thì cần phải có cơ sở ban đầu, phải nắm vững kiến thức cũ Trong quá trình học tập, để có thể hiểu bài sâu sắc thì sinh viên nên kết hợp nhiều thao tác tư duy như kết hợp so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận… để đạt hiệu quả tư duy cao Mỗi người trong xã hội đều có những suy nghĩ và tư duy khác nhau Qua những phân tích trên, thông qua năm đặc điểm cơ bản của tư duy, có thể thấy được 13 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 tầm quan trọng của tư duy trong hoạt động nhận thức của con người Tư duy được sử dụng đối với cuộc sống của con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nó ứng dụng cao trong hoạt động học tập của sinh viên 1.6 Các thao tác tư duy Thao tác tư duy là các hoạt động không tưởng trí tuệ mà chúng ta thực hiện để giải quyết và xử lý thông tin Đây là quá trình mà chúng ta sử dụng để phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa các khái niệm và ý tưởng Để hiểu rõ hơn về thao tác tư duy, chúng ta cần tìm hiểu về các hoạt động cơ bản trong quy trình tư duy: Phân tích – tổng hợp: - Phân tích: Phân tích: Phân chia đối tượng nhận thức vốn là một thể thành những “bộ phận”, những dấu hiệu, thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn - Tổng hợp: Hợp nhất những “bộ phận”, những thuộc tính, những thành phần đã được tách ra nhờ phân tích thành một chỉnh thể mới, một hình ảnh mới về sự vật, hiện tượng được phản ánh Phân tích và tổng hợp liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau Phân tích là cơ sở của tổng hợp, tổng hợp diễn ra trên cơ sở phân tích Ví dụ: Khi muốn giải một bài toán, ta sẽ phân tích các dữ liệu mà đề bài đã cho Sau đó dựa vào trí óc để tổng hợp các dữ kiện để dễ dàng giải quyết bài toán So sánh: Dùng trí óc để tìm ra sự giống nhau hay không giống nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng) So sánh dựa trên cơ sở và liên quan chặt chẽ với Phân tích – tổng hợp Ví dụ: Khi đi mua một món hàng ở một cửa hàng, ta sẽ đưa ra các so sánh về chất lượng món hàng, giá cả, thái độ phục vụ của món hàng đối với các cửa hàng khác để đưa ra quyết định nên mua món hàng đó không Trừu tượng hóa, khái quát hóa, cụ thể hóa: 14 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 - Trừu tượng hóa: Gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết về phương diện nào đó của đối tượng phản ánh và chỉ giữa lại những yếu tố quan trọng, cần thiết để tư duy Ví dụ: Khi thấy một hình tròn với các dấu gạch ngang ở xung quanh thì ta sẽ nghĩ đến Mặt trời Hình tròn với các dấu gạch ngang xung quanh là phiên bản đơn giản nhất – trừu tượng hóa của Mặt trời - Khái quát hóa: đưa nhiều đối tượng cụ thể khác nhau thành môt nhóm, một loại theo những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ chung nhất định Ví dụ: Các con vật như hổ, báo, sư tử đều có các đặc điểm như có răng nanh, móng vuốt như mèo, mắt có cấu trúc có thể nhìn vào ban đêm, cơ thể uyển chuyển như loài mèo nên người ta đã xếp những loài động vật vật này và mèo vào chung một nhóm gọi là họ nhà mèo - Cụ thể hóa: giải quyết những đối tượng mới có nhiều dấu hiệu, thuộc tính riêng nhưng có cùng bản chất với một lớp sự vật, hiện tượng tượng đã nhận thức bằng việc đưa nó vào lớp đối tượng này 2 Khác biệt về tư duy giữa người giàu, người trung lưu và người nghèo theo T Harv Eker Trong phần 2 của cuốn sách tư duy triệu phú, T Harv.Eker đã so sánh bộ óc con người như những “chiếc tủ hồ sơ” chứa đựng các thông tin cần thiết để xử lí các thông tin trong đời sống hàng ngày, trích: “bộ óc của bạn không gì khác hơn là một chiếc tủ hồ sơ thật lớn” Theo đó, những thông tin mà ta chứa trong “chiếc tủ hồ sơ” trí não của mình sẽ là cơ sở để ta đưa ra các quyết định trong cuộc sống hàng ngày dù là có chủ định hay không có chủ định Nhóm xin phép được hình tượng hóa quan điểm này của tác giả thông qua ví dụ như sau: “Nam là con của ông bà Ba, Tứ Cả 2 ông bà đều làm nông dân Do nảy sinh ham muốn bằng bạn bằng bè nền đã bắt bố mẹ phải mua cho mình một chiếc xe Yamaha trị giá 1 tỷ” Trong tình huống trên, trong bộ óc của Nam chỉ đưa ra thông tin: “Đây là một chiếc xe dẹp, có được nó mình sẽ bằng bạn bằng bè Phải xin tiền bố mẹ thôi!” mà 15 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 không nghĩ tới: “bố mẹ mình làm nghề nông thì kiếm đâu ra tiền để nuôi dưỡng thói ăn chơi của mình Mình nên tự đi làm để có thể phục vụ nhu cầu của bản thân!” Nam không thể suy nghĩ cho gia đình chỉ vì trong chiếc tủ hồ sơ của mình không hề có thông tin đó, T Harv.Eker viết: “Nếu bạn chỉ tìm thấy trong tủ tài liệu của mình những bộ hồ sơ không phục vụ cho thành công tài chính của bạn, thì chúng vẫn là những lựa chọn duy nhất mà bạn có” Và như vậy, tác giả đã khẳng định bản chất của sự khác biệt giữa người giàu, người nghèo, người trung lưu chính là từ tư duy “Hành động của chúng ta bắt nguồn từ cảm xúc, mà cảm xúc bắt nguồn từ suy nghĩ Kết quả là mọi hành động vì thịnh vượng sẽ chỉ xuất phát từ những cách Tư Duy Triệu Phú” Trên cơ sở các phân tích và quan điểm của T Harv.Eker, nhóm xin phép được trình bày sự khác biệt về tư duy giữa 3 nhóm người thông qua việc so sánh: (1) Người giàu và người nghèo; (2) người giàu và người trung lưu; (3) Người nghèo và người trung lưu 2.1 Sự khác biệt về tư duy giữa người giàu và người nghèo: T Harv Eker đã dựa trên các cách suy nghĩ và hành xử đặc thù để phân loại hai nhóm người thành nhóm người giàu và nhóm người nghèo, trích: “khi bàn luận về người giàu, người nghèo và những người thuộc tầng lớp trung lưu, tôi chỉ muốn đề cập đến các đặc tính tâm lý của họ, nghĩa là về cách suy nghĩ và hành xử của họ khác nhau thế nào, chứ tôi không có ý đánh giá số tiền thật sự mà họ có hay vai trò của họ trong xã hội”4 Bên cạnh đó, tác giả cũng đã khẳng định cách phân chia này không mang tính miệt thị hay bày tỏ sự định kiến đối với một nhóm người nào mà chỉ nhằm đạt được mục đích truyền tải nội dung của cuốn sách Sự khác biệt giữa 2 nhóm người này được T Harv.Eker phân tích thông qua 15 tư duy triệu phú Dựa trên những quan điểm của T Harv Eker, nhóm sẽ trình bày thông qua các ví dụ đồng thời phân tích để làm rõ sự khác biệt giữa 2 nhóm người: “Nam và Bình sinh ra trong hai gia đình cùng có gia cảnh khó khăn Khi lớn lên, cả 2 đều nhận thức được gia cảnh của mình Trong khi Nam chấp nhận gia cảnh của mình và đổ lỗi cho số phận vì đã sinh ra trong một gia đình nghèo khó thì Bình 42 Trang số 79, sách Bí mật tư duy triệu phú, nhà xuất bản trẻ, tác giả: T Harv.Eker 16 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 quyết tâm vượt nghèo xây dựng cuộc đời của riêng mình Trong khi Nam buông thả bản thân, sa đọa vào những cuộc vui thì Bình lại đi làm thêm để kiếm tiền, trau dồi kiến thức thông qua những cuốn sách, các lỗi tư duy của những người thành công Khi đạt đến độ tuổi đi làm, trong khi Nam do lười và thiếu kiến thức, chỉ có mong muốn tìm một công việc có mức lương hàng tháng trung bình để làm đến hết đời thì Bình luôn đỉ tìm kiếm các cơ hội để thăng tiến Khi vượt qua ngưỡng 40, Nam lúc này vẫn loay hoay để mưu sinh thì Bình đã thành công và trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của một doanh nghiệp lớn, không còn phải lo về kế sinh nhai” “Người giàu tin: “Tôi tạo ra cuộc đời tôi” Người nghèo tin: “Cuộc sống toàn những điều bất ngờ xảy đến với tôi” Cả Nam và Bình đều xuất thân từ sự nghèo khó nhưng trong khi Bình lại quyết tâm tự tạo ra cuộc đời của chính anh thì Bình lại có thái độ buông xuôi cho rằng là do số phận đã khiến mình trở nên như vậy Tất nhiên, Nam cũng muốn trở nên thành công nhưng Nam chỉ cố gắng trong tư duy Trái ngược lại, Bình với quyết tâm của mình đã hiện thực hóa nó bằng những hành động cần thiết, “Người giàu quyết tâm làm giàu Người nghèo muốn trở nên giàu có.” Nhân vật Bình luôn tiếp tục tìm kiếm cơ hội lớn lao, ngưỡng mộ, kết giao với những người thành công trước, luôn dứng cao hơn vẫn đề của bản thân “đó là sự nghèo khó” và luôn hành động bất chấp tương lai là vô định Có thể nói nhân vật Bình chính là biểu tượng cho cách tư duy mà tác giả nhắc đến trong cuốn sách của mình: “Người giàu đứng cao hơn những vấn đề của họ”; “Người giàu kết giao với những người thành công và tích cực”; “Người giàu ngưỡng mộ những người thành công và giàu có khác”; “Người giàu tập trung vào các cơ hội Người giàu suy nghĩ lớn”; “Người giàu hành động bất chấp nỗi sợ hãi; Người giàu luôn học hỏi và phát triển” Nhân vật Nam cũng như Bình, xuất phát từ gia cảnh nghèo khó nhưng buông thả chí tiến thủ, ăn chơi, vô trách nhiệm với chính bản thân mình Luôn có suy nghĩ rằng cuộc đời của bản thân sinh ra đã nghèo và sẽ luôn như thế Tất nhiên, Nam cũng muốn trở nên giàu có nhưng chỉ dừng lại trong tư duy thôi! Cuộc đời của Nam từ khi sinh ra và đến khi kết thúc vẫn chỉ dậm chân tại chỗ không thể thoát được “cái nghèo” mà Nam đã tự gắn liền với cuộc đời, số phân của mình Nhân vật Nam chính 17 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 là biểu tượng cho lỗi tư duy của người nghèo mà T Harv.Eker nhắc đến: “Cuộc sống toàn những điều bất ngờ xảy đến với tôi”; “Người nghèo tham gia cuộc chơi chỉ để không bị thua”; “Người nghèo muốn trở nên giàu có”; “Người nghèo suy nghĩ nhỏ”; “Người nghèo tập trung vào những khó khăn”; “Người nghèo đứng thấp hơn những vấn đề của họ”; “Người nghèo muốn được trả công theo thời gian”; “Người nghèo làm việc vất vả để kiếm tiền”; “Người nghèo để nỗi sợ hãi ngăn cản họ” Nam và Bình mặc dù chỉ là nhân vật mà nhóm giả định nhưng hoàn toàn là những còn người có thật trong cuộc sống Quan điểm của T Harv Eker nhấn mạnh nếu muốn làm một cái gì đó lớn lao hơn, thì phải tiến lên với tất cả đam mê và cả sự đói khát của mình Thực sự là phải dùng từ đói khát, bởi chúng ta sẽ rất khó chinh phục đỉnh cao khi chúng ta cứ tự ru mình trong chăn ấm đệm êm, nhàn nhã Mọi thất bại trong cuộc sống, trong kinh doanh, học tập đều do suy nghĩ sai lầm của bạn mà ra Tư tưởng nó là nguyên nhân bên trong của mọi vấn đề Vậy tại sao bạn không thay đổi tư tưởng để phù hợp hơn với cuộc sống, để trở nên giàu có Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng là những tư duy của một người giàu có, trái ngược hoàn toàn với góc nhìn của người nghèo 2.2 Sự khác biệt về tư duy giữa người trung lưu và người giàu Tầng lớp trung lưu và giàu có những suy nghĩ khác nhau dẫn đến sự khác biệt lớn trong khối tài sản giữa họ Tuy nhiên, không giống hoàn toàn với người nghèo, những người thuộc tầng lớp trung lưu có tư duy pha trộn giữa người giàu và người nghèo Khiến cho họ nhỉnh hơn những người ở tầng lớp nghèo nhưng lại ít người trung lưu nào tư duy và hành động như người giàu Mục đích lớn của cuộc đời họ là một cuộc sống “thoải mái” chứ không phải cuộc sống giàu có – điều mà người giàu hướng tới Những người thuộc tầng lớp trung lưu họ cũng có những tư duy để kiếm tiền, nhưng họ lại không dám bước khỏi vùng an toàn của chính mình Cũng như trong công việc, người trung lưu cố gắng thậm chí dành hết công sức để leo lên chiếc thang thăng chức “an toàn” của mình Trong khi người giàu sẵn sàng mạo hiểm với khó khăn và rủi ro, nhưng thứ họ nhận được là làm 18 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com) lOMoARcPSD|38545333 chủ chiếc thang mà người trung lưu đang leo lên Và rồi người trung lưu sống cuộc sống thoải mái và an toàn khi làm việc cho người giàu – chủ của họ Có lẽ một người giàu sẽ chỉ giàu thật bền vững khi mà họ biết quản lý chi tiêu của bản thân, bởi nếu không thì họ sẽ lại là người trung lưu, hay thậm chí là người nghèo Khi bạn tiêu tiền cho những thứ hào nhoáng và vô nghĩa chỉ để gây ấn tượng hay dựng lên vỏ bọc người giàu rỗng tuếch thì chả mấy chốc gia sản của bạn sẽ đổ sông đổ bể hết Người giàu hiểu rằng, để trở nên giàu có, bạn nên đặt mục tiêu của mình là tiền chứ không phải là mua sắm tiêu sài Người giàu sẽ biết tối ưu hóa việc mua sắm và tập trung vào tiết kiệm sau đó đầu tư một khoản sinh lời Thay vì mua sắm những món đồ không mang lại lợi ích lâu dài cho mình, bạn hãy chuyển sang mua sắm các tài sản, tìm kiếm lợi nhuận, cổ phiếu Bên cạnh đó, có quá nhiều người trung lưu nhìn nhận về tiền bạc quá cảm tính Khi đó người trung lưu sử dụng quá nhiều xúc cảm của bản thân vào việc kiếm tiền hay quản lý tài sản Đó cũng là lí do khiến cho người trung lưu dễ sa đà vào những cám dỗ, hay những vụ lợi trước mắt, họ dễ dàng bị thuyết phục thay đổi công việc khi được trả lương cao hơn Nếu hành động bồng bột và thiếu tư duy như vậy sẽ dẫn đến việc những người thuộc lớp trung lưu không nắm bắt được chuyên sâu những kiến thức hay kĩ năng mà họ cần Còn người giàu biết cách kiểm soát những hành động và cảm xúc của mình, họ không dễ bị lừa trong những thương vụ với giá thành lên xuống bất thường hay không xử lý được những giao dịch kinh doanh nhiều rủi ro Để có được tư duy đầy logic giải quyết những tảng đá ngáng chân, họ phải học được những kỹ năng cần thiết trong thời gian đầu đi làm chứ không phải lao đầu vào tiền bạc mà làm lỡ dở tương lai Không chỉ vậy mục tiêu được đặt ra cũng phản ánh sự khác nhau giữa nhóm người giàu và nhóm người trung lưu Trong khi nhóm người trung lưu không dám mạo hiểm thì những người giàu sẵn sàng hướng tới những điều bất khả thi Tầng lớp trung lưu chỉ đặt ra những mục tiêu an toàn, nói đúng hơn là những mục tiêu mà họ biết họ sẽ đạt được ngay tức khắc Điều này thực sự khiến họ nghĩ rằng họ đang phát triển và tốt lên nhưng thực tế họ chỉ đang đứng yên tại chỗ làm những việc mà họ đã 19 Downloaded by HANH LA (tailieuso.12@gmail.com)