1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện con cuông tỉnh nghệ an

83 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 194,57 KB

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành chuyên đề này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng củabản thân, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổchức và cá nhân.

Trước tiên, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Hồng Ngọc Việt,người thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ em hồn thành chun đề này.

Tơi cũng xin được cảm ơn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nôngnghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện để tôi thực tập, nghiên cứu và hoàn thànhchuyên đề.

Hà Nội, tháng 12 năm 2010

Sinh Viên

Đặng Thị Thúy Hằng

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Sự tăng trưởng một cách ấn tượng (trung bình khoảng 8%/năm), Việt Namđang tạo ra sự hấp dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu Sức hút đối vớicác nhà sản xuất và đầu tư quốc tế bắt nguồn từ chính giá trị nội tại và tương lai tươisáng của Việt Nam Với 86.164,5 nghìn người, hiện nay Việt Nam có khoảng49.301,9 nghìn lao động, trong đó lao động trẻ từ 18 – 34 tuổi chiếm 45% và hàngnăm tiếp tục được bổ sung mới 1,5 triệu lao động Đây là một thế mạnh của ViệtNam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Song, hiện nay khả năng tiếp cận thịtrường lao động của người dân Việt Nam còn nhiều hạn chế, chất lượng lao độngthấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 25% trên tổng số lao động Hầuhết lao động phổ thơng có thu nhập thấp và bất cứ ai cũng đang phải đối mặt vớinguy cơ mất việc làm do tác động của q trình hội nhập và suy thối kinh tế Dovậy, lao động - việc làm và cơ hội tiếp cận thị trường lao động đang là mối quantậm chung của toàn xã hội Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường lao động, giảiquyết việc làm đặc biệt đối với cộng đồng người nghèo là giải pháp để góp phầnthực hiện thắng lợi kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 và nhữngnăm tiếp theo.

Hiện nay với khoảng 80% dân số, chiếm 70% lực lượng lao động tồn xã hội,nơng thơn được coi là khu vực cung cấp lao động chủ yếu cho nền kinh tế Songthực tế lao động ở nông thơn nói chung đang chủ yếu tập trung vào nơng nghiệp độccanh, ít được đào tạo, thiếu việc làm trong thời gian nông nhàn do vậy năng suất laođộng thấp, thu nhập thấp và bấp bênh Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao90% cộng đồng người nghèo tập trung ở khu vực nông thôn Mặt khác, trong thờigian nông nhàn hầu hết lao động trong lĩnh vực nông nghiệp trở thành lao động phổthông tự do ngay cả trong khu vực nông thôn và thành thị, thiếu thiết bị bảo hộ laođộng, làm việc trong điều kiện không an tồn, khơng được hưởng một số quyền lợicủa người lao động… đã xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc mà không nhận được sự hỗtrợ từ xã hội và người sử dụng lao động Bên cạnh đó việc di chuyển tự do lao độngtừ nông thôn ra thành thị dẫn tới nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, tệ nạn xã hội, tộiphạm có chiều hướng gia tăng Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạngtrên là do thị trường lao động của chúng ta chưa hoàn thiện, khả năng tiếp cận thịtrường lao động của người dân đặc biệt là đối với người nghèo còn nhiều hạn chế.Vì vậy hồn thiện hệ thống thị trường lao động, tạo cơ hội cho mọi người tiếp cậnvà tìm kiếm được việc làm không chỉ là vấn đề cấp bách mà còn mang tầm chiếnlược giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện trong cuộc thực hiện CNH – HĐH.

Trang 3

Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định thị trường lao động ở nước ta trong giai đoạnnày: “Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kếtcung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tựtạo và tìm việc làm Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động,nhất là ở khu vực nông thôn Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩulao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp Hồn thiện cơ chế, chính sáchtuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy cơngquyền Đa dạng hố các hình thức giao dịch việc làm; phát triển hệ thống thông tinvề thị trường sức lao động trong nước và thế giới Có chính sách nhập khẩu laođộng có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý ở những ngành, nghềcần ưu tiên phát triển Xây dựng hệ thống luật pháp về lao động và thị trường sứclao động nhằm bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người laođộng; thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả ngườilao động và người sử dụng lao động”.

Huyện Con Cng là một nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, phía đơng nam giáphuyện Anh Sơn, phía đơng bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ, phía tây bắc giáphuyện Tương Dương, phía tây nam có đường biên giới nước Lào dài 55,5km Làhuyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nơng-lâmnghiệp và du lịch, thương mại.Mặc dù trong thời gian qua Huyện ủy – HĐND –UBND – UBMT TQ, các ngành đồn thể trong tồn huyện đã có nhiều chính sáchnhằm giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho lao động Song, đến nay tỷ lệnghèo của huyện còn ở mức cao 29,3% (cao hơn so với mức trung bình chung củacả nước), tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp trá hình, lao động tự do thu nhậpthấp trong cộng đồng người nghèo của huyện chiếm tỷ lệ cao, khả năng tiếp cận thịtrường lao động trong và ngoài tỉnh của bộ phận này cịn nhiều hạn chế Để góp

phần giải quyết vấn đề này em mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Nâng cao khả năng tiếpcận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện Con Cuông Tỉnh Nghệ An ”

Đề tài gồm 4 Chương

Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường lao động cho ngườinghèo

Chương II: Thực trạng về khả năng tiếp cận thị trường lao động cho ngườinghèo ở huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An

Chương III: Phương hướng và một số giải pháp Nâng cao khả năng tiếpcận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An

Trang 4

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNGLAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NGHÈO

1.1.Một số lý luận cơ bản về lao động, việc làm

1.1.1 Lao động

1.1.1.1 Khái niệm về lao động và lực lượng lao động

Lao động

Lao động là hoạt động của con người diễn ra giữa con người với giới tựnhiên Trong quá trình lao động, con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong cơ thểtác động vào giới tự nhiên chiếm giữ những chất trong giới tự nhiên, biến đổi nhữngchất đó làm cho chúng trở nên có ích trong đời sống của con người.

Ngày nay khái niệm lao động đã được mở rộng, lao động là hoạt động cómục đích của con người, bất cứ ai làm việc gì cũng phải tiêu hao một lượng nănglượng nhất định, tuy nhiên chỉ có tiêu hao năng lượng có mục đích mới được gọi làlao động Vì vậy lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống conngười, là sự tất yếu vĩnh viễn Lao động làm cho người ta ngày càng phát triển tồndiện và mang tính sang tạo cao Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triểnđều phải không ngừng phát triển sản xuất Điều đó có nghĩa là lao động sản xuất làhoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thầnphục vụ cho nhu cầu bản thân và xã hội Lao động mãi là nguồn gốc và động lựcphát triển của xã hội Bởi vậy, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức vàphương thức tổ chức lao động càng tiến bộ.

Việt Nam bước vào thời kỳ CNH – HĐH với nền kinh tế vận hành theo cơchế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì lý luận lao động lại được đánh giá ởnhiều khía cạnh, cụ thể là:

Lao động vẫn được coi là phương thức tồn tại của con người nhưng vấn đềđặt ra là lợi ích của con người vẫn được coi trọng bởi lao động biểu hiện bản chấtcủa con người, lợi ích là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của con người, lànhân tố thấm sâu, phức tạp trong quan hệ con người với con người, quan hệ cá nhânvới xã hội.

Trang 5

khơng chỉ vì số lượng, chất lượng mà cả về tính tích cực hăng say và trách nhiệmvới cơng việc.

Bất kỳ một hình thức lao động nào của cá nhân, không phân biệt thành phầnkinh tế nào nếu đáp ứng được nhu cầu xã hội tạo ra sản phẩm hoặc cơng dụng nàođó, thực hiện được lợi ích đảm bảo ni sống mình khơng sống nhờ vào người khácvà xã hội lại có thể đóng góp cho xã hội một phần lợi ích thì lao động đó được chấpnhận là lao động có ích.

Lực lượng lao động

Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): Lực lượng lao động làmột bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những ngườithất nghiệp.

Theo kinh tế học David Begg cho rằng: Lực lượng lao động có đăng ký baogồm số người có việc làm cộng với số người thất nghiệp có đăng ký.

Từ các khái niệm trên lực lượng lao động có thể được hiểu như sau: Lựclượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làmhoặc khơng có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.

1.1.1.2 Khái niệm về nguồn lao động

Theo giáo trình Kinh tế Lao động -Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội:Nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi trừ đi những người trong độ tuổinày hoàn toàn mất khả năng lao động.

Theo quy định của Tổng cục Thống kê khi tính tốn cịn cân đối nguồn laođộng xã hội, theo đó: Nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao độngcó khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang tìm việc làmtrong các ngành kinh tế quốc dân Nguồn lao động bao gồm số lượng và chất lượnglao động.

Số lượng lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khảnăng lao động (Theo quy định của Bộ Luật lao động Việt Nam: người trong độ tuổilao động 15 – 60 tuổi đối với nam, 15 – 55 tuổi đối với nữ).

Trang 6

và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được ngườiđó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [30, tr.217-218] Như vậy, theo C.Mác sức lao động chính là năng lực lao động tồn tại dướidạng năng lực thể chất - sức khỏe, sức cơ bắp và năng lực tinh thần - sức thần kinh,trí óc Chất lượng lao động xét theo cá nhân, chính là trạng thái của sức lao động,bởi con người khi tham gia lao động suy cho cùng, họ thực hiện công việc tốt đếnmức độ nào là do năng lực thể chất, năng lực tinh thần của họ mà thôi.

“Chất lượng nguồn lao động là khả năng lao động của người lao động” [24,tr.97] Vì vậy chúng ta có thể hiểu: chất lượng lao động là trạng thái nhất định củanguồn lao động, nó được thể hiện qua mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành bảnchất bên trong của nguồn lao động.

Như vậy, có thể nói chất lượng nguồn lao động là tổng thể những đặc tínhbiểu hiện ở từng người lao động và trên phạm vi từng vùng, từng đơn vị sản xuấtkinh doanh về các mặt: sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chun mơn nghềnghiệp, trình độ tổ chức, phẩm chất, đạo đức, ý thức pháp luật, các yếu tố về tâm lý,tập quán

1.1.1.3 Khái niệm về Năng suất lao động

Năng suất lao động là sức sản xuất của người lao động cụ thể có mục đíchnói lên kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một đơn vị thờigian nhất định Năng suất lao động được đo bằng sản phẩm sản xuất ra trong mộtđơn vị thời gian hoặc đo bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sảnphẩm.

Năng suất lao động là năng lực của người sản xuất có thể tạo ra một lượngsản phẩm có ích cho xã hội trong một thời gian nhất định.

1.1.2 Việc làm

1.1.2.1 Khái niệm, vai trò và phân loại việc làm

Khái niệm việc làm

Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế xã hội vànhân khẩu nó thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội Tùy theocách tiếp cận mà người ta có những khái niệm khác nhau về việc làm:

Việc làm là tất cả các hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật ngăncấm gọi là việc làm.

Trang 7

bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng khơng được trả cơng bằng tiềnhoặc hiện vật cho cơng việc đó.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Việc làm là những hoạt động đượctrả công bằng tiền hoặc bằng hiện vật.

Quan điểm xem xét việc làm như một tế bào, một đơn vị nhỏ nhất phân chiatừ các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cho rằng: “Việc làm là một phạm trù đểchỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, hoặc những phươngtiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội”.

Theo điều 13 Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:“Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấmđều được thừa nhận là việc làm”

Như vậy, việc làm có thể hiểu là:Hoạt động lao động của con người.

Hoạt động nhằm mục đích tạo ra thu nhập.

Hoạt động lao động đó khơng bị pháp luật ngăn cấm.

Từ các khái niệm trên có thể hiểu việc làm là sự tác động qua lại giữa hoạtđộng của con người với những điều kiện vật chất kỹ thuật và môi trường tự nhiêntạo ra giá trị vật chất và tinh thần mới cho bản thân và xã hội, đồng thời những hoạtđộng lao động phải trong khuôn khổ cho phép Nói cách khác việc làm là tổng thểnhững hoạt động kinh tế có liên quan đến thu nhập và đời sống dân cư.

Vai trò việc làm

Việc làm là vấn đề mang tính xã hội, mỗi con người khi trưởng thành đều cónhu cầu mong muốn được làm việc Việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, đem đếnthu nhập cho mỗi cá nhân, hạn chế được sự phân hóa giàu nghèo Mặt khác, có việclàm đầy đủ thì một số tai tệ nạn xã hội được đẩy lùi, chất lượng cuộc sống ngàycàng tăng, tỷ lệ nghèo đói ngày càng giảm.

Việc làm tạo cho mỗi cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao hơn đối với bảnthân, gia đình và xã hội Vì vậy, việc làm là một trong những vấn đề nổi cộm, thiết thựcmà hiện nay cần được quan tâm giải quyết nhất là đối với cộng đồng người nghèo.

Phân loại việc làm

Căn cứ vào mức độ đầu tư thời gian:

- Việc làm chính: là cơng việc chiếm nhiều thời gian nhất so với các côngviệc khác của người lao động.

Trang 8

sau cơng việc chính.

- Việc là đầy đủ: căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là mức độ sử dụngthời gian lao động và mức năng suất, thu nhập Một việc làm đầy đủ đòi hỏi ngườilao động làm việc theo chế độ thời gian quy định (8 giờ/ngày) Mặt khác, việc làmđầy đủ phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Căn cứ vào thời gian có việc làm thường xuyên trong năm:

- Người có việc làm ổn định là những người làm việc từ 6 tháng trở lên trongnăm, hoặc những người làm việc dưới 6 tháng trong 1 năm nhưng cơng việc đó kéodài trong nhiều năm.

- Người có việc làm tạm thời là những người làm việc dưới 6 tháng trong 1năm, trong 2 tháng trước thời điểm điều tra đang làm một cơng việc tạm thời, hoặckhơng có việc làm dưới một tháng.

1.1.2.2 Thiếu việc làm và thất nghiệp

Thiếu việc làm

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): người thiếu việc làm là những ngườitrong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người cóđủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Người thiếu việc làm bao gồmnhững người trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới40 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định hiện hành của Nhà nước,có nhu cầu làm thêm giờ và sẳn sàng làm việc nhưng khơng có việc để làm.

Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng: Ngườithiếu việc làm là những người đang tìm việc, có mức thu nhập thấp dưới mức lươngtối thiểu và họ ckó nhu cầu làm thêm.

Từ các quan điểm trên có thể hiểu khái niệm người thiếu việc làm như sau:Người thiếu việc làm là những người thuộc lực lượng lao động, đang có việc làmnhưng thời gian làm việc lại ít hơn mức chuẩn theo quy định cho người có đủ việclàm và mang lại thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu.

Thất nghiệp

Theo định nghĩa của Aigred Sanvy: “Người thất nghiệp là người khỏe mạnh,muốn lao động để kiếm sống nhưng khơng tìm được việc làm”

Người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinhtế mà trong tuần lễ trước điều tra khơng có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.

Trang 9

nhưng đang tìm việc hoặc đang chờ được gọi lại làm việc

Như vậy có thể hiểu một người được coi là thất nghiệp phải hội tụ đủ 3 yếu tố:- Có khả năng làm việc.

- Hiện chưa có việc làm.

- Đang mong muốn làm việc và tìm việc làm.

1.1.2.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp và thiếu việc làm

Thất nghiệp và thiếu việc làm tác động lớn đến vấn đề kinh tế - xã hội củamột đất nước, nó là gánh nặng của gia đình và xã hội.

Khi nền kinh tế khơng tạo đủ việc làm cho những người có khả năng laođộng và có nhu cầu làm việc thì việc sử dụng không hết nguồn lực lao động sẽ gâyra sự lãng phí Hậu quả trực tiếp của nó là sự giảm sút tổng thu nhập quốc dân, lànguyên nhân của nhiều tai, tệ nạn và các vấn đề phức tạp xã hội nảy sinh.

Đối với cá nhân thất nghiệp, thiếu việc làm đồng nghĩa khơng có tiền cơng,tiền lương hoặc thu nhập thấp và bấp bênh Đó là một trong những nguyên nhân củasự nghèo đói.

Thất nghiệp và thiếu việc làm không những làm cho người lao động mất đicơ hội trau dồi và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp mà còn làm hao mòn vàmất đi kiến thức, trình độ chun mơn đối với những người đã được qua đào tạo.

Việc làm không những đem lại thu nhập cho người lao động mà qua côngviệc người lao động có điều kiện để phát triển nhân cách, tự khẳng định mình và làmơi trường để giao tiếp Do vậy, thất nghiệp và thiếu việc làm đồng nghĩa với việchạn chế sự phát triển cả một con người.

Trong xã hội chủ nghĩa, một bộ phận lớn tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàndân, về nguyên tắc mọi người đều có quyền bình đẳng về quyền sở hữu đối với tưliệu sản xuất này Song, thực tế chỉ một bộ phận dân cư có quyền sử dụng và có thunhập cịn những người thất nghiệp hoặc thiếu việc làm có quyền sở hữu mà khơngcó quyền sử dụng và khơng có thu nhập Như vậy, thất nghiệp và thiếu việc làm cịnliên quan đến vấn đề cơng bằng xã hội.

Tóm lại, để lao động tìm được việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả nănglao động đều có cơ hội làm việc ngồi trách nhiệm thuộc về bản thân người laođộng thì cần sự quan tâm của nhà nước, các doanh nghiệp và của toàn xã hội.

1.2 Một số lý luận cơ bản về thị trường lao động, thông tin thị trường lao động

Trang 10

1.2.1.1 Khái niệm

Theo tác phẩm của Adam Smith viết năm 1826: “Thị trường là một khônggian trao đổi hàng hóa dịch vụ” Như vậy nếu coi sức lao động là hàng hóa hoặc nếucoi lao động là dịch vụ thì bản chất của khái niệm này là: Thị trường lao động là nơidiễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động (hoặc dịch vụ lao động) giữa một bên làngười sử dụng lao động và một bên là người lao động.

Theo tiến sỹ Leo Maglen, chuyên gia tư vấn của dự án Giáo dục kỹ thuật dạynghề của Tổng cục dạy nghề do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, thịtrường lao động được tiếp cận dưới góc độ việc làm và được xác định như sau: “Thị trường lao động là một hệ thống trao đổi giữa những người có việc làm hoặcnhững người đang tìm kiếm việc làm (cung lao động) với những người đang sửdụng lao động hoặc đang tìm kiếm lao động để sử dụng (cầu lao động)”.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra định nghĩa: “Thị trường lao độnglà thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua bán thơng qua q trình thỏathuận để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”.

Theo “Đại Từ điển kinh tế thị trường” (xuất bản năm 1988) thì: “Thị trườnglao động là nơi mua bán sức lao động diễn ra giữa người lao động (cung lao động)và người sử dụng sức lao động (cầu lao động)”.

Qua các quan điểm trên có thể nêu lên một định nghĩa khái quát về thị trườnglao động như sau: Thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm vàngười có nhu cầu sử dụng lao động trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao độngthơng qua các hình thức xác định giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện thỏathuận khác (thời gian làm việc, điều kiện lao động, bảo hiển xã hội…) trên cơ sởmột hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạnghợp đồng hay thỏa thuận khác.

1.2.1.2 Sự hình thành thị trường lao động

Sự hình thành thị trường lao động ở Việt Nam cũng như nhiều nước đangphát triển gắn với q trình phân hóa tự nhiên của nền sản xuất nhỏ, phổ biến hìnhthức thuê mướn lao động theo kiểu hợp đồng miệng, thời gian ngắn, tạm thời,không ổn định.

Trang 11

lãnh thổ còn nhiều hạn chế.

Thời kỳ từ năm 1986 đến nay sự cải cách kinh tế theo cơ chế thị trường đãtạo môi trường cho thị trường lao động nước ta hình thành, phát triển và hội nhậpngày càng sâu rộng hơn vào thị trường lao động quốc tế Kết quả đã làm xuất hiệncấu trúc mới về việc làm, với sự hình thành các chủ sử dụng lao động mới phù hợpvới nền kinh tế thị trường và hoạt động của thị trường lao động Trong thời kỳ nàythị trường lao động nước ta cung lớn hơn cầu lao động, thị trường lao động bị phânmảng lớn, thiếu cung lao động chất lượng cao, dư thừa lao động phổ thông và laođộng tay nghề thấp, tiền lương và tiền công trên thị trường lao động thấp.

Trong thời gian qua Nhà nước tiếp tục cải cách thể chế, đổi mới nội dungchính sách kinh tế - xã hội và chúng đã tác động trực tiếp đến cung - cầu lao động,thúc đẩy sự phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động có cơhội tiếp cận được thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế, nâng cao cơ hộitìm kiếm việc làm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

1.2.1.3 Đặc điểm của thị trường lao động

Thị trường lao động có sự khác biệt với các thị trường khác ở tính chất đặcbiệt của hàng hóa sức lao động Đối với tất cả các nền kinh tế thị trường, thị trườnglao động đều có những đặc trưng cơ bản sau đây:

 Một là, hàng hóa trên thị trường lao động là hàng hóa đặc biệt: Sức laođộng trở thành hàng hóa ngay từ khi nền sản xuất hàng hóa nhỏ mới được hìnhthành, cho phép có tích lũy tư bản nguyên thủy và sự phát triển của lao động làmthuê và quan hệ lao động công nghiệp Trên thị trường lao động, hàng hóa đượcđem ra trao đổi là sức lao động, đó là một hàng hóa đặc biệt, có tiềm năng về thểlực, trí lực, tâm lực Tính đặc biệt của nó được thể hiện qua các điểm sau:

- Khác với hàng hóa thơng thường, hàng hóa sức lao động gắn chặt với ngườicó sức lao động cả về số lượng và chất lượng.

- Có sự khác biệt giữa “hàng hóa người lao động” và “hàng hóa sức laođộng”.

Trang 12

có sự khác nhau về trình độ văn hóa, cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật, số năm kinhnghiệm công tác…

 Ba là, giá cả sức lao động trên thị trường lao động do quan hệ cung cầuxác định: Sự hoạt động của quy luật cung - cầu lao động trên thị trường lao độngxác định giá cả sức lao động Nó biểu hiện thông qua trạng thái quan hệ thỏa thuậngiữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền cơng Ngồi ra,các vấn đề khác liên quan đến quan hệ lao động cũng được thảo thuận như: việclàm, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội, môi trường lao động và các điều kiện làmviệc khác.

 Bốn là, giá cả khơng phải là tín hiệu duy nhất để điều chỉnh quan hệ cung -cầu lao động Ngoài sự hoạt động của quy luật cung - -cầu lao động cịn có vai trịcủa Chính phủ đối với các khuyết tật của thị trường lao động để đạt được các mụctiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ Chính phủ điều tiết bằng lương tối thiểuchung toàn quốc, tiền lương tối thiểu ngành, tiền lương tối thiểu vùng Ngồi ra,Chính phủ cịn quy định các tiêu chuẩn lao động, các chuẩn mực quan hệ lao độngmà bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ trong quátrình mua bán sức lao động.

 Năm là, thị trường lao động hoạt động đa dạng với nhiều phân lớp khácnhau Ngoài thị trường lao động chung tồn quốc, người ta cịn xác định các phânmảng thị trường lao động khác như: thị trường lao động theo lãnh thổ địa lý, khuvực thị trường lao động theo trình độ kỹ năng.

 Sáu là, vị trí yếu hơn của người lao động trong đàm phán trên thị trườnglao động, bởi các lý do sau:

- Ở các nước đang phát triển, thông thường số lượng những người đi tìm việclàm nhiều hơn số lượng cơ hội việc làm sẳn có.

- Người lao động tìm việc khơng có tư liệu sản xuất, nguồn lực hạn chế phảibán sức lao động, trong khi đó người sử dụng lao động có nhiều khả năng chờ đợivà lựa chọn lao động hơn.

- Trên thị trường lao động với cung lao động dồi dào thì người sử dụng laođộng thường ở thế mạnh trong đàm phấn với người lao động.

Trang 13

chế vận hành hiệu quả các quy định của Bộ luật Lao động tại doanh nghiệp như:hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, nội quy doanhnghiệp…

 Tám là, thị trường lao động và pháp luật nhà nước: Thị trường lao động dùhồn hảo hay khơng đều chịu sự tác động của pháp luật Các thể chế, quy chế đượcluật hóa và các quy định khơng thành văn bản, có tác động đến hành vi và điều kiệncủa hai chủ thể người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thỏathuận các điều kiện và giá cả của dịch vụ lao động.

1.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường lao động Việt Nam

Nước ta thuộc diện một trong số các nước đang phát triển và có đặc điểm làtrải qua nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp Do đó, việc đảm bảo các điềukiện cho sự phát triển của thị trường lao động có mối quan hệ gắn bó hữu cơ vớigiải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc của quốc gia trong quá trình phát triểnnền kinh tế thị trường Xuất phát từ đặc điểm phát triển nền kinh tế thị trường, cácnhân tố chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường lao động nước ta được xácđịnh gồm:

- Đảm bảo tăng trưởng của nền kinh tế: Thông qua tăng trưởng kinh tế caomới có khả năng tạo ra mức cầu lao động cao, mới có cơ sở vật chất cho phát triểnchất lượng của cung lao động.

- Thúc đẩy hiệu quả quá trình CNH – HĐH đất nước: Quá trình CNH – HĐHđược thúc đẩy đạt tốc độ càng cao thì thị trường lao động càng có mức độ phát triển hơn.

- Nâng cao chất lượng của cung lao động: Chất lượng lao động có vai trịquan trọng trong quá trình thúc đẩy thị trường lao động phát triển.

- Thiết lập chính sách thị trường lao động hiện đại.

1.2.1.5 Các yếu tố của thị trường lao động

Cung, cầu về lao động

* Cung về lao động: Cung về lao động là tổng số lượng lao động đang thamgia và sẳn sàng tham gia vào thị trường lao động ở những thời điểm nhất định (thờiđiểm xem xét) Cung lao động phụ thuộc vào tốc độ tăng nguồn lao động, sự biếnđộng của cầu về lao động, trình độ đào tạo hướng nghiệp - dạy nghề và tiền lương(tiền cơng) trên trị trường lao động Bởi vì, cung lao động có tính thời điểm nên tacó cung thực tế và cung tiềm năng

Trang 14

W

W1D1

D

S

S1

- Cung tiềm năng về lao động chỉ khả năng tiềm tàng về nguồn nhân lực củamột thị trường lao động Bao gồm cung lao động thực tế; những người trong độ tuổilao động có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ tronggia đình, đi nghĩa vụ quân sự và trong các tình trạng khác.

* Cầu về lao động: Là số lượng lao động được thuê mướn trên thị trường laođộng Hay nói cách khác, cầu lao động là tồn bộ nhu cầu về sức lao động của mộtnền kinh tế (hoặc một ngành, một địa phương, doanh nghiệp… ) ở một thời kỳ nhấtđịnh, bao gồm cả mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thôngqua chỉ tiêu việc làm Cầu lao động biểu hiện khả năng thuê lao động của người sửdụng lao động trên thị trường và được xem xét ở hai góc độ là cầu thực tế và cầutiềm năng.

- Cầu thực tế về lao động: Là nhu cầu thực tế lao động cần sử dụng tại mộtthời điểm nhất định, bao gồm cả những người đang làm việc, chổ làm việc trống vàchổ làm việc mới đang có nhu cầu cần thuê lao động làm việc.

- Cầu tiềm năng về lao động: Là nhu cầu lao động cho tổng số chổ làm việccó thể có được, trên cơ sở nhu cầu lao động hiện tại và có tính đến yếu tố tạo việclàm trong tương lai Như vậy cầu tiềm năng được tính như sau:

Cầu tiềm năng = Cầu thực tế về lao động + Số chổ làm sẽ được tạo ra

về lao động trong tương lai.

Quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa sức lao động

Quan hệ cung cầu lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả sức lao động(tiền lương, tiền công) trên thị trường, biểu hiện cụ thể qua hình sau:

Trang 15

15

L

L1L0L2

Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS Hồng Ngọc Việt

Hình 1: Quan hệ cung - cầu lao động và tác động của tiền lương

Trên đồ thị, trục tung biểu thị giá cả của hàng hóa sức lao động (W), trụchồnh biểu thị số lượng hàng hóa sức lao động (L), đường cong S biểu diễn sự biếnthiên của mức cung lao động (đường cung lao động), đường cong D biểu diễn sựbiến thiên của mức cầu lao động (đường cầu lao động).

Khi cung và cầu lao động trên thị trường lao động đạt mức cân bằng (cung vừa đủthảo mãn cầu và điểm E là điểm cân bằng của thị trường lao động) thì giá cả có xuhướng dừng lại ở mứ W0 (mức tiền cơng W0 gọi là mức giá cân bằng với lượng cầulao động L0).

Nếu giá cả hàng hóa sức lao động dừng lại ở mức W1, cao hơn W0 thì mứccung lao động sẽ tăng đến S1 nhưng lúc đó cầu lao động sẽ giảm cịn L1 KhoảngD1S1 chính là khoảng chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường lao động.

Trong trường hợp ngược lại, nếu giá cả sức lao động ở mức thấp W2, thì cầu laođộng sẽ tăng lên ở mức L2 và cung chỉ ở mức S2 Khoảng cách D2S2 là sự chênh lệchgiữa cung và cầu lao động, trường hợp này cầu lớn hơn cung Theo quy luật của thịtrường thì giá cả sức lao động ln có xu hướng trở về W0.

Trang 16

nhập quốc tế mạnh mẽ và có cơ chế chính sách nâng cao chất lượng nguồn laođộng.

1.2.2 Thông tin thị trường lao động

1.2.2.1 Khái niệm về thông tin thị trường lao động

Thông tin thị trường lao động là hệ thống các chỉ tiêu phản ánh trạng thái cácthành tố của thị trường lao động như: cung lao động, cầu lao động, các điều kiệnlàm việc (tiền lương, trợ cấp… ) và các trung gian thị trường lao động (các tổ chứcvà cơ chế hỗ trợ việc kết nối người tìm việc (sức lao động) và chổ làm việc trống(người sử dụng lao động)).

Ngồi các thơng tin định lượng, thơng tin thị trường lao động được thu thậpcó thể là thơng tin định tính, thí dụ các văn bản pháp luật, quy định, báo cáo, bảnghi dữ liệu về điều kiện làm việc, nhu cầu đào tạo, lỗ hổng kỹ năng, đào tạo nghề vàđầu ra.

1.2.2.2 Vai trị thơng tin thị trường lao động

- Thơng tin thị trường lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạch định vàđiều chỉnh các chính sách thị trường lao động chủ động và thụ động Các nhà hoạchđịnh chính sách cần có thơng tin thị trường lao động và các xu hướng làm việc, thấtnghiệp và thiếu việc làm để phân tích cung và cầu lao động, thiết kế và kiểm tra cácchính sách thị trường lao động.

- Đối với các Trung tâm dịch vụ việc làm, thông tin thị trường lao động làloại thông tin mà Giám đốc và cán bộ Trung tâm, người sử dụng lao động, ngườitìm việc có thể sử dụng để so sánh các cơ hội hiện có Đó là thông tin về sự lựachọn việc làm và nghề nghiệp, tiền công và điều kiện làm việc, cầu lao động hiệnnay và địa điểm phân bổ việc làm và các lợi ích liên quan khác bao gồm đào tạo vàphát triển.

- Thông tin thị trường lao động giúp cho Chính phủ và cộng đồng xã hộiđánh giá những trợ cấp và chi phí của hệ thống bảo hiểm xã hội cho người lao độngvới các nội dung như trợ cấp thất nghiệp, đền bù mất việc làm, đào tạo tái hịa nhậpthị trường lao động, hưu trí…

- Thơng tin thị trường lao động cần cho các nhà đầu tư trong quyết định vấnđề tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp theo số lượng, chấtlượng lao động, kỹ năng nghề nghiệp, tiền lương và pháp luật lao động.

Trang 17

nghề của lao động trên thị trường.

- Thông tin thị trường thực sự quan trọng cho người tìm việc, qua các kênhthơng tin thị trường người tìm việc có thể biết được nơi nào cần tuyển dụng, yêu cầucủa nhà tuyển dụng như thế nào… Mặt khác dự báo tốt về thị trường lao động trongtương lai giúp cho người lao động có định hướng về nghề nghiệp của mình từ đóđáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

Thông tin thị trường giúp cho người tìm việc và việc tìm người dễ dàng gặpnhau hơn.

1.3 Một số lý luận về người nghèo

Nghèo là sự diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứngvới các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyênnhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian Tổ chức Ytế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập Theo đó một người là nghèo khi thunhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm(Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.

1.3.1 Nghèo tuyệt đối

Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển,Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệmnghèo tuyệt đối Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mứcđộ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại Những người nghèo tuyệtđối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trongtình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnhngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."

Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tươngđương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như làchuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối Trong những bước sau đó các trị ranh giớinghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đôla cho châu Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến14,40 đô la cho những nước cơng nghiệp (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc1997) Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèotrong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2009.

Trang 18

đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vựcthành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện cókhoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11 % dân số

1.3.2 Nghèo tương đối

Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vàohoàn cảnh xã hội của cá nhân Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cungcấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc vềmột số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.

Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộcvào cảm nhận của những người trong cuộc Người ta gọi là nghèo tương đối chủquan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác địnhkhách quan Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốntài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống hóa-xã hội do thiếu hụt tài chính một phần đượccác nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng.

1.3.3 Ranh giới nghèo tương đối

Trang 19

Ngược với ranh giới nghèo tương đối, các phương án tính tốn ranh giớinghèo tuyệt đối đã đứng vững Các ranh giới nghèo tuyệt đối được tính tốn mộtcách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để có thể tham gia vàocuộc sống xã hội.

Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều khơng có thể xác địnhđược nếu như khơng có trị số tiêu chuẩn cho trước Việc chọn lựa một con số phầntrăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định một giỏ hàng đềukhông thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự do Vì thế mà chúng đượcquyết định qua những q trình chính trị.

1.3.4 Định nghĩa theo tình trạng sống

Cái gọi là định nghĩa tình trạng sống lưu ý đến những khía cạnh khác ngồithu nhập khi định nghĩa "nghèo con người", thí dụ như cơ hội đào tạo, mức sống,quyền tự quyết định, ổn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết địnhchính trị và nhiều khía cạnh khác Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cũng đãđưa ra chỉ số phát triển con người (tiếng Anh: human development index–HDI).Các chỉ thị cho HDI bao gồm tuổi thọ dự tính vào lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trìnhđộ học vấn, sức mua thực trên đầu người và nhiều chỉ thị khác Trong "Báo cáo pháttriển thế giới 2000" Ngân hàng Thế giới đã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyết địnhkhách quan cho sự nghèo là những yếu tố chủ quan như phẩm chất và tự trọng.

1.3.5 Đặc điểm lao động là người nghèo

Khoảng 90% cộng đồng người nghèo chủ yếu tập trung ở khu vực nơng thơn,có đặc điểm chung là dân số tăng nhanh, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nôngnghiệp, lao động tham gia trong các công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghềchiếm tỷ lậ thấp.

Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp vẫn là lãnh vực tạo việc làm truyền thốngvà thu hút hầu hết lực lượng lao động nông thôn và công đồng lao động nghèo, songbị giới hại diện tích đất canh tác và có xu hướng giảm dần do q trình đơ thị hóa vàcơng nghiệp hóa đang phát triển mạnh, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạnkiệt, thiếu tư liệu sản xuất Việc di chuyển lực lượng lao động dôi dư này sàng cáckhu vực khác còn gặp nhiều hạn chế, tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn và cộngđồng người nghèo còn chiếm tỷ lệ cao.

Trang 20

mang tính thời vụ cao, việc sử dụng lao động trong nông nghiệp phụ thuộc vào điềukiện tự nhiên và quy luật sinh trưởng của sinh vật, cho nên có thời kỳ cần nhiều laođộng, có thời ký cần rất ít lao động Điều đó dẫn đến khả năng thu hút lao độngtrong nông nghiệp, nông thôn là không đều, tạo ra tính nơng nhàn trong nơng thơn.Thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động chuyển sàng làm các cơng việc khác theotính thời vụ và ngắn hạn tạm thời Người ta có xu hướng là nhận bất cứ việc gì, bấtkể những cơng việc ấy có thích hợp với họ hay không, ngay cả trong môi trườngmất an toàn lao động, thiếu thiết bị bảo hộ lao động, không được sự hỗ trợ từ pháingười sử dụng lao động.

Lao động ít chuyên sâu: Hầu hết lao động trong cộng đồng người nghèo hoạtđộng trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, ngành mà có nhiều laoij cơng việc mangtính chất khác nhau Một lao động có thể làm được nhiều việc và nhiều lao động cóthể làm cùng một việc Chính vì vây, lao động trong lĩnh vực này ít được chunsâu, cơng việc lao động phổ thơng, lao động ít được đào tạo, chủ yếu sản xuất bằngkinh nghiệm là chính Vì thế, hiệu quả lao động thấp, khó khăn trong việc chuyểngiao khao học kỹ thuật.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp diến ra trên phạm vi không gian rộng lớn,chu kỳ sản xuất kéo dài lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, các dịchvụ sản xuất và yếu tố thị trường Do đó, rủi ro đến với người lao động trong lĩnhvực này có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Việc làm trong nông nghiệp nông thôn thường là những công việc giải đơn,thủ cơng, ít địi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và tư liệu thơ sơ,dễ học hỏi, dễ chia sẻ Vì vậy, lao động có thể làm được nhiều việc, nhưng sảnphẩm lamg ra chất lượng thấp, mẫu mã còn đơn điệu, tính đồng đều chưa cao, năngsuất lao động thấp đẫ đến thu nhập thấp.

Thị trường sức lao động ở nơng thơn đã có từ lâu nhưng kém phát triển Hìnhthức trao đổi sức lao động diễn ra tự phát theo quan hệ truyền thống cộng đồng, thiếumột cơ chế thống nhất và khơng được pháp chế hóa, thơng tin việc làm chỉ thực hiệntrao đổi miệng với nhau, hợp đồng lao động chủ yếu được thực hiện bằng miệng Vìvậy, giá trị ngày cơng lao động thường được đánh giá theo thỏa thuận dân sự, trựctiếp Quan hệ thuê mướn lao động dựa trên mối quan hệ thân quen là chủ yếu.

Trang 21

việc tiếp cận thị trường lao động.

1.4 Kinh nghiệm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường số nước và vùng lãnh thổ

1.4.1 Kinh nghiệm một số nước và vùng lãnh thổ

Một số nước trong khu vực có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khágiống nước ta, nhưng trình độ phát triển kinh tế lại hơn ta khá xa, điều đó do nhiềunguyên nhân, song có một nguyên nhân đáng kể đó là do lao động của họ đáp ứngđược yêu cầu của thị trường lao động, lao động có việc làm đầy đủ và mang lạinăng suất lao động cao, có thu nhập cao Có thể điểm qua một số nét về việc nângcao chất lượng nguồn lao động ở một số nước sau:

1.4.1.1 Singapore

Singapore là một quốc gia thuộc Đơng Nam châu Á¸ với diện tích đất nhỏ vàdân số ít, nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm nhưng đã đạt được nhiều thànhtựu kinh tế kỳ diệu Việc phát triển kinh tế - xã hội Singapore trông chờ vào tàinăng và kỹ năng của con người để phát triển.

“Giáo dục, đào tạo là động lực chủ yếu thơng qua đó mỗi cá nhân đều cóđược cơ hội phát triển ngang nhau Chiến lược phát triển nguồn lao động củaSingapore dựa trên những nguyên tắc sau:

- Giáo dục cho tất cả mọi người có được năng lực tối đa.

- Phát triển những kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của các ngành cơng nghiệpvà doanh nghiệp.

- Khuyến khích tiếp tục đào tạo và đào tạo lại để thích ứng với sự phát triểnnhanh chóng của kỹ thuật và tiếp thu thêm những kỹ năng mới”

Đồng thời Chính phủ Singapore tập trung vào việc thiết lập và mở rộng cáctrung tâm đào tạo để có tiêu chuẩn hóa chất lượng lao động trên phạm vi toàn quốc,chú trọng tới định hướng nghề nghiệp cụ thể là việc thực hành cho các học sinh tạicác trường Trung học phổ thông và các trường đại học cũng như các học viện.

Thực tế cho thấy ngân sách dành cho giáo dục ở Singapore rất cao và tăngliên tục từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay Singapore là nước có đội ngũ trithức lớn, có khả năng tiếp thu và áp dụng thành công vốn tri thức mới và công nghệtiên tiến, đấy là nhờ vào coi trọng giáo dục đào tạo.

Song song với việc định hướng nghề nghiệp, đào tạo nâng cao chất lượng laođộng, việc hồn thiện cơ chế chính sách phát triển thị trường lao động và thông tinthị trường lao động của được Chính phủ nước này đặc biệt quan tâm.

Trang 22

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng.Cải cách mở cửa của Trung Quốc và công cuộc đổi mới của Việt Nam đều bắt đầutừ nông thôn Với hơn 1,3 tỷ dân, gần 800 triệu người sống ở nơng thơn.

Về việc thực hiện những chính sách nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề “ tamnơng”, Chính phủ đã triển khai các chính sách như: Giảm phần lớn những khoảnthuế thu cho dân Đầu những năm cải cách mở cửa, nộp thuế là một gánh nặng đốivới nông dân Trung Quốc Nhưng hiện nay nông dân vừa được miễn thuế, vừa đượcchính phủ hỗ trợ, như hỗ trợ lương thực, hỗ trợ phân bón trong trồng trọt, hoặc hỗ trợkỹ thuật khi trồng thử nghiệm….; chính sách giải quyết việc làm, giải quyết khó khăncuộc sống hàng ngày cho nông dân; phát triển giáo dục nghĩa vụ ở nơng thơn, trình độhọc vấn được nâng cao Trẻ em ở nông thôn hiện nay đều được miễn học phí.

Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng đầu tư cho khoa học - kỹ thuật Đầu tưcho khoa học – kỹ thuật đặc biệt chú trọng đến kỹ thuật trong nông nghiệp, côngnghệ phát triển, nghiên cứu ruộng đất Gắn chặt đầu tư với các chương trình tuyêntruyền hướng dẫn và trao đổi kỹ thuật, nhằm thúc đẩy ứng dụng Ngồi ra, Chínhphủ cịn xây dựng hệ thống thơng tin cơng cộng nhằm cung cấp miễn phí thơng tinthị trường cho nơng dân Nơng dân có thể thơng qua hệ thống này tự tìm thị trườngcho sản phẩm của mình.

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp trong nông thôn Trung Quốc đang rất cao (khoảng78 triệu trong số 1,3 tỷ lao động nông thôn), lao động nông thôn làm việc trong cácdoanh nghiệp phần lớn đều trở về quê hương, vì nhu cầu tiêu dùng giảm mạnhkhiến các doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản hoặc cắt giảm nhân công Nhưngtrở về địa phương, họ đều nắm bắt được trình độ kỹ thuật nhất định, họ có thể vậndụng vào chế biến nông sản, nâng cao kỹ thuật trồng trọt, từ đó cải thiện cuộc sống.Ở một chừng mực nhất định có thể giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp.

1.4.2 Kinh nghiệm từ trong nước

Một số bài học có thể xem xét và vận dụng vào nước ta

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước kinh tế phát triển và các nướctrong khu vực về nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho lao động nơng thơn nóichung và người nghèo nói riêng có thể rút ra một số bài học để xem xét, vận dụngvào nước ta:

 Thứ nhất, coi trọng giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề.

Trang 23

mô và nâng cao chất lượng của các cơ sở dạy nghề nhằm một mặt, thu hút các học sinhtốt nghiệp phổ thông trung học, mặt khác, nâng cao được chất lượng nguồn lao động(trình độ chuyên môn, tác phong và kỷ luật lao động… ).

 Thứ hai, đa dạng hóa các hình tổ chức đào tạo, tấp huấn theo nhu cầu vàđiều kiện của người nghèo nơng thơn, đảm bảo cho lao động nơng thơn có nhu cầuđều có thể tiếp cận với các hình thức đào tào nghề.

 Thứ ba, Nhà nước phải quan tâm nhiều đến cơ cấu lao động qua đào tạo.Cơ cấu lao động qua đào tạo hợp lý sẽ tạo ra sự phát triển cân đối của nềnkinh tế, bởi nếu ngược lại thì vừa dư thừa lao động khơng thích ứng, vừa thiếu laođộng cần thiết cho sản xuất kinh doanh Cơ cấu lao động hợp lý là một tiêu chí phảnánh chất lượng nguồn lao động cao.

 Thứ tư, xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phát triển thị trường lao độngđồng bộ, tránh chia cắt thị trường Hệ thống thông tin trên thị trường là yếu tố chongười lao động và người sử dụng lao động gặp nhau đễ dàng hơn, giúp cho các cơsở đào tạo và giới thiệu việc làm có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu thịtrường.

Trang 24

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NGHÈO

Ở HUYỆN CON CUÔNG TỈNH NGHỆ AN

2.1 Đặc điểm của địa bàn huyện Con Cuông

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên2.1.1.1 Vị trí địa lí

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Con Cng, tỉnh Nghệ An

Huyện Con Cng nằm ở phía tây nam của tỉnh Nghệ An, cách Thành phốVinh 130 km về phía Đơng Nam, có tọa độ địa lý từ 18046’30” đến 19023’42” vĩ độBắc; từ 104031’57” đến 105030’80” kinh độ Đơng, vị trí của huyện tiếp giáp với cáchuyện sau:

Trang 25

- Phía Tây Nam giáp nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào- Phía Đơng Nam giáp huyện Anh Sơn

Huyện có dịng sơng Lam chảy qua, có Quốc lộ 7 chạy dọc từ đầu đến cuốihuyện; đây là lợi thế cơ bản để phát triển kinh tế, giao lưu và trao đổi hàng hoá vớicác vùng phụ cận.

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Huyện thuộc vùng núi trong tỉnh nên bị ảnh hưởng chi phối của dãy TrườngSơn; địa hình bị chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe sâu và dốc lớn, có thể chialàm hai vùng như sau:

- Vùng hữu ngạn dịng sơng Lam: gồm các xã Mơn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê,Chi Khê, Châu Khê, Lạng Khê và thị trấn Con Cng; địa hình vùng này có độ caotrung bình 1000m so với mực nước biển; dãy núi Phù Chác cao nhất trong huyện cóđộ cao 1800m, địa hình thấp dần về phía Đơng Nam.

- Vùng tả ngạn sông Lam: gồm các xã Cam Lâm, Đôn Phục, Mậu Đức,Thạch Ngàn và Bình Chuẩn, vùng này nghiêng dần về phía Đơng Nam Tân Kỳ,Anh Sơn; địa hình chia cắt mạnh tạo ra nhiều thung lũng và nhiều khe suối lớn nhỏ.

2.1.1.3 Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đơng lạnh và chia làm 2 mùa rõrệt: Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đơng lạnh giá, ít mưa.

+ Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 8,nhiệt độ trung bình 23-240C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là420C; mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình quân 19.90C, nhiệtđộ thấp tuyệt đối -0.50C; số giờ nắng trung bình/năm là 1500- 1700 giờ.

+ Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1200 - 2000 mm/ năm,phân bổ cao dần từ Tây sang Đông và chia làm 2 mùa rõ rệt.

+ Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính, gió mùa đơng bắc xuất hiện từ tháng11năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo mưa phùn, giá lạnh và có 1hoặc 2 lần sương muối/ năm; gió Lào xuất hiện từ tháng tư đến tháng tám gây khơnóng và hạn hán; huyện ít bị ảnh hưởng lốc cục bộ và mưa đá hàng năm.

2.1.1.4 Nguồn nước, thuỷ văn

Trang 26

và lượng mưa phân bố khơng đều vì vậy ảnh hưởng khơng nhỏ đến sản xuất nôngnghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên cơ bản

* Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra nghiên cứu tài nguyên đất của

huyện được chia thành các nhóm đất chính sau:

+ Nhóm đất phù sa:

Diện tích 3.654 ha, chiếm 2,10% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại: Đấtphù sa được bồi hàng năm diện tích 498 ha; đất phù sa khơng được bồi hàng nămdiện tích 1.927 ha; đất phù sa có nhiều Feralit diện tích 1.229 ha.

+ Nhóm đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước:

Diện tích 20 ha, loại đất này phân bố ở các chân đồi rải rác ở các xã trong huyện.- Đất phù sa ngịi suối diện tích 905 ha, phân bố rải rác ở hai bên triền khe,suối ở các xã, nhưng tập trung nhiều ở một số xã như xã Môn Sơn 300 ha, xã LụcDạ 400 ha, xã Yên Khê 60 ha.

- Đất Feralit đỏ vàng có diện tích 40,79 ha, chiếm 23,46% so với diện tíchđất tự nhiên.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét có diện tích 11.447 ha,chiếm 6,58% diện tích đất tự nhiên.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá kết có diện tích 24.862 ha, chiếm14,30% so vơi tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá Mắc ma axít có diện tích 3529 ha,chiếm 2,03% so với tổng diện tích tự nhiên.

+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp: Diện tích 74435 ha, chiếm

42,77% diện tích đất tự nhiên.

+ Nhóm đất mùn vùng núi cao: Diện tích 38,02 ha, chiếm 21,87% so với

diện tích đất tự nhiên.

* Tài ngun khống sản:

Trang 27

Ngồi ra cịn có một số mỏ đất sét ở Môn Sơn, Lục Dạ, thị trấn Con Cuông, ChiKhê, Châu Khê, các mỏ đá ở Yên Khê, Bồng Khê là nguồn nguyên liệu sản xuất gạchngói, đá ốp lát, xi măng, vật liệu xây dựng của huyện.

* Tài nguyên rừng:

Là một huyện miền núi nên có tiềm năng rừng khá lớn; diện tích đất lâm nghiệpnăm 2009 là 157.800,94 ha, chiếm 90,79% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Rừng sản xuất là rừng trịng có diện tích là 55.906,57 ha, chiếm 35,43% diệntích đất lâm nghiệp; rừng trồng phòng hộ 26.957,98 ha, chiếm 17,08% so với diện tíchđất lâm nghiệp; rừng đặc dụng có diện tích 74.936,39 ha, chiếm 47,48% so với diệntích đất lâm nghiệp, đặc biệt có diện tích đất rừng Pù Mát thuộc khu bảo tồn thiênnhiên Pù Huống, đây là khu rừng nguyên sinh rộng lớn còn lại ở Việt Nam rất đa dạngvề sinh học, tài nguyên thực vật và động vật phong phú.

Hệ thực vật: Hiện nay có khoảng 986 lồi cây q hiếm, trong đó có 44 lồicây gỗ quý như: Pơ Mu, Sa Mu, Hồi Trầm, Lim, Lát Hoa với trữ lượng khoảng trên7 triệu m3 gỗ trong đó khoảng 10.700 m3 và khoảng 125.092.000 cây tre nứa.

Hệ động vật: Có khoảng 64 lồi động vật có vú, 137 lồi chim, 45 lồi cá,nhiều loại có giá trị bảo vệ gen, giá trị dược liệu, động vật quý hiếm như Khỉ Vàng,Voọc, Vượn đen má trắng, Gấu, Hổ, Sao La, BịTót.

* Tài ngun du lịch:

Có nhiều cảnh quan đẹp như di tích lịch sử Khảo cổ hang ốc (Thẳm Hoi) xãBồng Khê, di tích nhà cụ Vi Văn Khang ở xã Môn Sơn đây là nơi thành lập chi bộĐảng đầu tiên năm 1930- 1931, di tích lịch sử thành Trà Lân ở xã Bồng Khê, Biaông Trạng (Ma Nhai) khắc vào thế kỷ 13- 14 thời nhà Trần đến Lý Nhật Quang, ditích lịch sử cây đa Cồn chùa, đập Pa Lài, Thác Kèm, eo vực Bồng, thẳm NàngMàng, khe nước Mọc, đặc biệt Vườn Quốc Gia Pù Mát.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của huyện Con Cnga Tình hình quản lý đất đai:

Trang 28

Đất đai được quản lý theo 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trên cơ sởpháp lý địa giới, mốc giới được tổ chức thực hiện theo Chỉ thị 364/HĐBT ngày06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ).

Cơng tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện định kỳ 5 năm trênphạm vi toàn huyện theo quy định của pháp luật về đất đai Thực hiện tổng kiểm kê đấtđai năm 2009 đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hànhchính ở cả 2 cấp huyện, xã, lập bản đồ đất cấp huyện tỷ lệ 1/500000.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập theo giai đoạn quy hoạch1998- 2010; 100% số xã, thị trấn có bản đồ địa chính.

Cơng tác cấp GCNQSDĐ cho các loại đất ở khu vực đô thị và nông thôn đạt92%; cịn một số thơn, bản lẻ ở vùng sâu, vùng xa chưa được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất.

Công tác thống kê đất đai, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyênđúng theo quy định của pháp luật Thống kê theo định kỳ hàng năm, kiểm kê theođịnh kỳ 5 năm.

Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các viphạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theođúng quy định của pháp luật.

b Hiện trạng sử dụng đất: Theo số liệu thống kê năm 2009 tổng diện tích

đất tự nhiên của tồn huyện là 173.831,12 ha, trong đó:

* Đất nơng nghiệp là 164.260,77 ha chiếm 94,494% tổng diện tích tự nhiên của

tồn huyện Trong đất nơng nghiệp thì đất sản xuất nơng nghiệp chỉ có 10.147,8 hachiếm 5,837%, đất lâm nghiệp có diện tích lớn nhất là 154.055,06 ha chiếm 88,62%, đấtnuôi trồng thuỷ sản là 57,91 ha chiếm 3,033% Trong 3 năm, 2007-2009, diện tích đấtnơng nghiệp của huyện khơng có sự biến động lớn, chỉ có tăng lên 5 ha đất sản xuất nôngnghiệp là do khai phá diện tích để trồng lúa nước cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu sốnghèo theo Chương trình 134 của Chính Phủ Cịn lại diện tích đất lâm nghiệp và đấtni trồng thuỷ sản khơng có sự thay đổi qua các năm.

* Đất phi nông nghiệp là 3.112,55 ha chiếm 1,79% tổng diện tích tự nhiên.Qua 3 năm 2007 - 2009 diện tích đất ở các hạng mục như: Đất ở, đất chuyên dùng,đất sông suối, đất nghĩa địa đều khơng có sự biến động.

Trang 29

Bảng 2.1 Diện tích, cơ cấu các loại đất qua 3 năm (2007 - 2009)

ĐVT: ha

TT Loại đất

Năm 2007Năm 2008Năm 2009

SLCCSLCCSLCC

(ha)(%)(ha)(%)(ha)(%)

Tổng diện tích tự nhiên173.831,12100173.831,12100173.831,12100

1Đất nơng nghiệp164.255,7794,49164.255,7794,49164.260,7794,494

1.1 Đất SX nông nghiệp 10.142,8 5,83 10.142,8 5,83 10.147,8 5,837

1.2 Đất lâm nghiệp 154.055,06 88,62 154.055,06 88,62 154.055,06 88,62

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 57,91 3,033 57,91 3,033 57,91 0,033

2Đất phi nông nghiệp3.112,551,793.112,551,793.112,551,79

2.1 Đất ở 652,56 0,37 652,56 0,37 652,56 0,375

2.2 Đất chuyên dùng 638,21 O,36 638,21 O,36 638,21 O,36

2.3 Đất sông suối, mặt nước 1.410,61 0,81 1.410,61 0,81 1.410,61 0,81

2.4 Đất nghĩa địa, đất khác 411,17 0,236 411,17 0,236 411,17 0,236

3Đất chưa sử dụng6.462,83,716.462,83,716.457,83,714

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 16,03 0,0092 16,03 0,0092 11,03 0,0063

3.2 Đất núi chưa sử dụng 6.446,77 3,7 6.446,77 3,7 6.446,77 3,70

Trang 30

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Năm 2008-2009, tổng dân số của tồn huyện khơng có sự biến động Riêng năm2008 dân số của huyện từ 141,722 người, năm 2009 lên 143,179 người Nguyên nhântăng này là do huyện được các cơ quan chức năng quy hoạch lên thị xã nên dân số từcác địa phương khác đổ xô vào Con Cuông để sinh sống và lập nghiệp Bên cạnh đócịn có ngun nhân khác là năm 2009 nền kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nên số lao động đi làm ở các địa phương khác vàở các khu công nghiệp bị mất việc làm nên số lao động này quay lại địa phương sinhsống.

Nguồn nhân lực của huyện tương đối dồi dào Theo số liệu thống kê, lao độngtrong độ tuổi năm 2008 là 32.312 người chiếm 47,94% thì năm 2009 con số này là37.132 người chiếm 53,5% dân số tồn huyện Trong đó hầu hết là lao động trongngành nơng nghiệp, cịn lao động trong ngành cơng nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọngrất nhỏ không đáng kể.

Hộ nghèo toàn huyện tuy được giảm dần qua các năm nhưng tỷ lệ này vẫn cao.Năm 2008 là 6.719,49 hộ chiếm 48,3% thì năm 2009 con số này là 5.129,2 hộ chiếm36,7% Hộ dân tộc tuy khơng có sự biến động qua các năm nhưng chiếm tỷ lệ là72,94% tổng số hộ.

Trang 32

Bảng 2.2 Tình hình dân số, lao động

TT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2007Năm 2008Năm 2009

SLCCSLCCSLCC

(hộ)(%)(hộ)(%)(hộ)(%)

ITổng số hộ hộ 13.912 100,00 13.931 100,00 13.976 100,00

1.1 Hộ nông nghiệp hộ 13.077,3 94 12.677,2 91 12.159,1 87

1.2 Hộ phi nông nghiệp hộ 834,72 6 1.253,79 9 1.816,88 13

1.3 Hộ nghèo hộ 6.719,49 48,3 6.397,11 45,92 5.129,2 36,7

1.4 Hộ dân tộc hộ 10.148 72,94 10.148 72,94 10.148 72,94

IIDân số, lao động người

2.1 Tổng dân số người 139,915 100 141,722 100 143,179 100

2.2 Tổng lao động người 71,631 51,2 72,487 51,15 73,587 51,39

Trang 33

2.1.2.3 Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Con Cuông

Là huyện miền núi vùng cao, với trên 72,94% hộ dân tộc và 48,3% hộ nghèonăm 2009 Giao thơng đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, đất sản xuất nơng nghiệp chỉchiếm 5,83% nên nhìn chung nền kinh tế của Con Cng cịn chậm phát triển Nhữngnăm gần đây, cùng với sự phát triển của cả nước, kinh tế huyện Con Cng có nhữngbước chuyển biến tích cực Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2009là 13,6%

Cơ cấu kinh tế của huyện Con Cng đã từng bước chuyển dịch theo chiềuhướng tích cực Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 63,08% năm 2008 xuống còn 59,3%năm 2009 Dịch vụ tăng từ 25,9% năm 2008 lên 28,1% năm 2009 và TTCN - Xâydựng tăng từ 10,2% lên 12,6% năm 2009.

Trang 35

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất của huyện

ĐVT: triệu đồng

TT

Chỉ tiêuThực hiện qua các nămTăng trưởng BQ năm (%)

2007200820092008/20072009/2008ITổng giá trị sản xuất185.944210.940239.96913,14 13,81 Nông nghiệp 117.825 128.575 143.303 9,1 11,52 Dịch vụ 47.826 56.987 66.054 19,2 15,93 TTCN - Xây dựng 20.294 25.378 30.612 25,1 29,6IICơ cấu1001001001 Nông nghiệp 63,08 60,5 59,32 Dịch vụ 25,9 27,6 28,13 TTCN - Xây dựng 10,2 11,8 12,6IITỷ lệ hộ nghèo413836,7

Trang 36

2.1.2.4 Tình hình kết cấu hạ tầng nông thôn* Giao thông nông thôn:

Con Công là huyện miền núi cao nên hệ thống giao thông chưa phát triển,chất lượng các tuyến đường chưa cao, chỉ có 11% đường đỗ nhựa, 27,21% đườngcấp phối và 61,79% là đường đất nên giao thơng đi lại khó khăn vào mùa mưa.Mạng giao thông nông thôn bao gồm đường liên huyện, liên xã và đường thôn bản,giao thông nội đồng.

- Đường huyện: Có 4 tuyến đường với tổng chiều dài 96 km Đây là trục giaothơng chính nối liền các trung tâm các xã Tuy vậy, các tuyến đường này mới chỉđược đổ nhựa 50% còn nũa là đường cấp phối.

- Đường xã: Có tổng chiều dài khoảng 259 km, toàn bộ là đường đất và cấpphối nên khó khăn cho việc di chuyển vào mùa mưa, nhất là đường vào các bản,làng ở một số xã như: Cam Lâm, Bình Chuẩn hầu như xe ơ tơ khơng vào được.

* Thuỷ lợi: Với đặc thù là huyện miền núi nên địa hình bị chia cắt, hầu hết

hệ thống tưới tiêu cho hoa màu và lúa nước đều lấy từ khe suối Những năm trở lạiđây do có sự đầu tư từ nguồn vốn kiên cố hoá kênh mương nội đồng nên hệ thốngthuỷ lợi của huyện đã được bê tơng hố.

* Mạng lưới điện: Hiện tồn huyện đang sử dụng nguồn điện 35 KV , tính

đến năm 2009 mạng lưới điện Quốc gia đã đến được 12/13 xã, thị trấn và đến năm2010 đảm bảo 13/13 xã, thị có điện lưới Quốc gia và trên 90% số hộ được dùngđiện lưới.

2.1.2.5 Tình hình giáo dục và y tế

* Giáo dục: Giáo dục luôn được các cấp chính quyền, tồn xã hội quan tâm

và chú trọng đầu tư Trong 3 năm 2007-2009 đã có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về

số lượng học sinh và chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên

- Đến năm 2009 tồn huyện có 13/13 xã, thị trấn được cơng nhận xố mù chữvà đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học.

- Về cơ sở vật chất trường lớp: Năm học 2008-2009 tồn huyện có 16 trườngmần non, mẫu giáo, 13 trường trung học phổ thông, 19 trường tiểu học Trên địabàn huyện có 1 trường Dân tộc nội trú, 1 trường phổ thông trung học và 1 Trungtâm Giáo dục thường xuyên Các phòng học còn mới, khang trang do kinh phí củaChương trình 135 và Chương trình kiên cố hố trường học thực hiện.

Trang 37

24.173 học sinh , trong đó học sinh con em đồng bào dân tộc chiếm khoảng 34%tổng số học sinh của toàn huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn chung ngành Gáo dục cịn gặp nhiềukhó khăn như cơ sở vật chất còn thiếu, việc lồng ghép dạy 2 lớp ở một số bản, làngvẫn còn nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đào tạo của ngành.

* Y tế:

Mạng lưới y tế đã được chú trọng đầu tư nên khá hoàn chỉnh từ cấp huyệnxuống các xã Đến nay, tồn huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 3 phòng khám đa khoa,1 phòng khám tư nhân và 13 trạm y tế ở 13 xã, thị trấn Tồn huyện có 349 giườngbệnh, 157 cán bộ, nhân viên trong đó có 41 bác sỹ.

Ngành y tế đã triển khai đồng bộ các chương trình y tế quốc gia, đặc biệt làcác chương trình y tế miễn phí đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo nhưkhám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, phịng chống sốt rét nên chất lượng sứckhoẻ của người dân được nâng lên Bên cạnh đó chất lượng hoạt động của các trạmy tế thơn, bản chưa đồng đều, cịn yếu và thiếu cả cán bộ và trang thiết bị

2.2 Thực trạng lao động, thị trường lao động và sự tham gia thị trường laođộng của người dân trên địa bàn

2.2.1 Thực trạng về lao động2.2.1.1 Thực trạng về số lượng

Sự biến động về dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của lựclượng lao động cả về lượng lẫn về chất, đi kèm với nó là việc làm và thu nhập.

Trang 38

139,91571,63151,20141,72272,48751,15143,17973,58751,39020406080100120140160Lực lượng lao động, dân số ?

Năm 2007Năm 2008Năm 2009

Năm

Dân số (1000 ng)Lao động (1000 ng)LLLĐ dân số (%)

Bảng 2.4 Lực lượng lao động, dân số của huyện Con Cuông trên thị trường lao động

Nếu chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi và giới tính: ta thấy lao độngtrên địa bàn tương đối trẻ, chủ yếu tập trung vào các nhóm tuổi 25 – 34 tuổi và 35 –44 tuổi (chiếm 57,46% so với lực lượng lao động toàn huyện) Lao động nữ toànhuyện năm 2009 là 38.515 người, chiếm 52,53% tổng lực lượng lao động, trong đónhóm tuổi từ 24 – 44 tuổi chiếm tới 58,62% Từ đó cho thấy biến động về cơ cấu vềnhóm tuổi của lực lượng lao động trên địa bàn huyện diễn ra theo xu hướng nhómlao động từ 24 – 44 tuổi có xu hướng tăng nhanh cả về số tương đối và số tuyệt đối.Lực lượng lao động trẻ có sự tăng trưởng song mức độ tăng chậm, trong khi đó lựclượng cao tuổi ngày càng giảm nhanh cả về quy mô và tốc độ.

Trang 39

Bảng 2.5 Lực lượng lao động của huyện chia theo khu vực và nhóm ngành

Chỉ tiêu

năm 2007năm 2008năm 2009

SL(lđ)CC(%)SL(lđ)CC(%)SL(lđ)CC(%)Tổng số71.63110072.48710073.5871001 Theo khu vực- Thành thị 3.775 5,27 3.864 5,33 4.172 5,67- Nơng thơn 67.856 94,73 68.623 94,67 69.415 94,332 Theo nhóm ngànha, Nông nghiệp53.01474,0152.38472,2752.37971,18- Trồng trọt - chăn nuôi 49.621 93,60 48.748 93,06 48.268 92,15- Đánh bắt - nuôi trồng t.sản 1.542 2,91 1.665 3,18 1.948 3,72- Lâm nghiệp 1.921 3,49 1.971 3,76 2.163 4,13

b, Phi nông nghiệp18.61725,9920.10327,3721.20828,82

- Công nghiệp xây dựng 10.461 56,19 11.205 55,74 11.950 56,35

- Dịch vụ 8.156 43,81 8.898 44,26 9.258 43,65

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Con Cuông

Trang 40

Sơ đồ 2.1 Lao động phân theo nhóm ngành năm 2009

Ngành cơng nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện trongnhững năm qua có sự tăng trưởng khá rõ nét, so với các địa bàn khác trên tồnhuyện thì chiếm tỷ lệ tương đối cao, mặc dù vậy, tốc độ tăng còn chậm, chưa tươngxứng tiềm năng là địa bàn giáp ranh với trung tâm thương mại và các khu côngnghiệp của tỉnh (năm 2007 ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương mại toànhuyện chiếm 25,99%, đến năm 2009 tỷ lệ này đạt 28,82%, trong đó cơng nghiệp,xây dựng chiếm 56.35%).

Qua sơ đồ 2.1 ta thấy: Cơ cấu kinh tế của huyện nhà đã có những bướcchuyển biến hợp lý, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng ngày cànggiảm, trong khi đó tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ ngày càng tăng Song sự chuyển biến vớitốc độ còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của huyện nhà Do vậy,cần tập trung chuyển đổi nhanh hơn về cơ cấu kinh tế qua đó chuyển đổi cơ cấu laođộng phù hợp với u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.Nếu chia lao động trên địa bàn theo nhóm hộ ta thấy: Hiện nay, lực lượng laođộng trong hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao Trong thời gian qua, cùng với sự giúp đỡcủa Chính phủ, các ban ngành cấp tỉnh kết hợp với sự nổ lực của địa phương cơngtác xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ và giải quyết việc làm đặc biệt là trong cộng đồngngười nghèo trên địa bàn tồn huyện có những đáng ghi nhận, đó là: tỷ lệ hộ nghèotrong tồn huyện giảm rõ nét, từ 39,20% năm 2007 xuống còn 29,3% năm 2009,

Ngày đăng: 06/07/2023, 17:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w