1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho người nghèo ở nông thôn việt nam hiện nay

67 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Cho Người Nghèo Ở Nông Thôn Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Đặng Minh Hải, Vũ Thị Yến
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Đình Thắng
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 94,51 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Đói nghèo (9)
    • 1.1.1. Quan niệm về đói nghèo (9)
    • 1.1.2. Thước đo đói nghèo (9)
  • 1.2. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam (11)
  • 1.3. Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở việt nam (14)
  • 1.4. Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiên nay (15)
  • 2.1. Vai trò của tín dụng trong việc giảm nghèo đói ở nông thôn (15)
  • 2.2. Các trường phái lý thuyết về tín dụng cho người nghèo (16)
    • 2.2.1. Trường phái cổ điển (17)
    • 2.2.2. Trường phái kiềm chế tài chính (18)
    • 2.2.3. Trường phái “ohio” (20)
    • 2.2.4. Trường phái thể chế kiểu mới (21)
    • 2.2.5. Tiếp cận đa hệ thống – xu hướng mở rộng tín dụng cho người nghèo (22)
  • 2.3. Tác động của tài chính vi mô tới quá trình giảm nghèo (23)
    • 2.3.1. Định nghĩa về tài chính vi mô (23)
    • 2.3.2. Tác động tới quá trình xóa đói giảm nghèo (24)
  • 3.1. Nhu cầu về tín dụng qui mô nhỏ (25)
  • 3.2. Nhu cầu về tiết kiêm (25)
  • 1.1. Ngân hàng Grameen thuộc Cộng hòa Bangladesh. (GB) (26)
  • 1.2. Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng Thailand. (BAAC) (29)
  • 2.1. Quan niệm sai lầm về hoạt động tài chính vi mô (30)
  • 2.2. Tại sao các dự án trên lại đi đến thất bại (32)
  • C- THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VI MÔ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY (33)
    • 1. Khái niệm tài chính vi mô (33)
    • 2. Hoạt động tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam (35)
      • 2.1. Cấu trúc (35)
      • 2.2. Khu vực tài chính chính thức (37)
        • 2.2.1. Ngân hàng Chính Sách Xã Hội (37)
          • 2.2.1.1. Hoàn cảnh ra đời (38)
          • 2.2.1.2. Mục tiêu, nguồn vốn và lãi suất (38)
          • 2.2.1.3. Kết quả đạt được sau 5 năm hoạt động (38)
          • 2.2.1.4. Định hướng trong thời gian tới (42)
        • 2.2.2. Qũy tín dụng nhân dân (42)
          • 2.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời (42)
          • 2.2.2.2. Nguồn vốn và lãi suất (43)
          • 2.2.2.3. Kết quả hoạt động (44)
          • 2.2.2.4. Định hướng phát triển giai đoạn từ năm 2008-2013 của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (50)
      • 2.3. Khu vực bán chính thức (51)
        • 2.3.1. Chương trình cung cấp tín dụng cho người nghèo của các tổ chức xã hội (51)
        • 2.3.2. Các chương trình tín dụng của Hội liên hiệp Phụ Nữ (52)
        • 2.3.3. Các chương trình cung cấp tín dụng cho người nghèo của các tổ chức phi chính phủ quốc tế (53)
      • 2.4. Khu vực tài chính không chính thức (54)
        • 2.4.1. Cho vay nặng lãi (54)
        • 2.4.2. Vay bạn bè hoặc người thân (55)
        • 2.4.3. Các câu lạc bộ tín dụng nông thôn: Họ, phường, Hụi (55)
    • 1. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô (56)
      • 2.1. Tăng cường thể chế cho các định chế tài chính chính thức (60)
      • 2.2. Mở rộng mạng lưới kênh cung cấp vốn (60)
      • 2.3. Phát triển cơ chế cho vay thích ứng với điều kiện cuả người nghèo (61)
      • 2.4. Tiết kiệm là bắt buộc và phải đi kèm với hoạt động tín dụng (62)
    • 3. Chương trình tiết kiệm và tín dụng thông qua các tổ chức xã hội cần áp dụng rộng rãi (62)
    • 4. Thực hiện các chương trình của Chính phủ (63)
    • 5. Xây dựng năng lực pháp lý cho khu vực tài chính bán chính thức (63)
  • KẾT LUẬN (65)

Nội dung

Đói nghèo

Quan niệm về đói nghèo

Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và đang thu hút nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bước xóa bỏ đói nghèo và nâng cao phúc lợi của người dân Tuy nhiên khó có thể đưa ra một khái niệm chung về đói nghèo nhưng tựu chung đều coi đói nghèo là tình trạng một nhóm người trong xã hội không có khả năng hưởng một cái gì đó “ ở mức độ tối thiểu cần thiết”.

Sự khác nhau về việc xác định “cái gì đó” đã tàm chia thành ba trường phái chính sau:

- Trường phái phúc lợi coi xã hội có hiện tượng đói nghèo khi một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó không có đủ một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống tối thiểu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó.

- Trường phái nhu cầu cơ bản coi đói nghèo là tình trạng mà một bộ phận dân cư không có khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế …

- Trường phái năng lực coi đói nghèo là hiện tượng mà khi có một hoặc một vài cá nhân không có cơ hội để thể hiện năng lực của mình.

Ngày nay thì đói nghèo được hiểu gồm các khía cạnh sau:

- Đói nghèo về vật chất: được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng Những nhu cầu này tối cơ bản của con người

- Thiếu thốn về giáo dục và y tế.

- Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức là khả năng một hộ gia đình hay cá nhân rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập hoặc sức khỏe.

- Không có tiếng nói và quyền lực Quyền lực ở đây được hiểu theo quyền được khẳng định bản thân trong cộng đồng, được mọi người coi trọng

Thước đo đói nghèo

- xác định chỉ số phúc lợi: Những khía cạnh cơ bản của đói nghèo được nêu trên có thể chia ra làm khía cạnh tiền tệ và phi tiền tệ Khía cạnh tiền tệ của đói nghèo được phản ánh chủ yếu qua mức chỉ tiêu bình quân đầu người Còn khía cạnh phi tiền tệ được đùng để đo tình trạng thiều thốn về y tế, giáo dục, các mối quan hệ xã hội, sự bất an, kém tự tin hay thiếu quyền lực…

- Lựa chọn và ước tính ngưỡng nghèo:

Ngưỡng nghèo là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo Có hai cách tính để xác định ngưỡng nghèo:

Ngưỡng nghèo tuyệt đối: là chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh

Ngưỡng nghèo tương đối: phản ánh tình trạng của môt bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng.

Tỷ lệ đói nghèo( chỉ số đếm đầu người): quy mô (diện) đói nghèo của một quốc gia Nó cho biết tình trạng đói nghèo của một quốc gia nhưng có một số hạn chế: Thứ nhất,ngưỡng nghèo của các quốc gia khác nhau nên một người nghèo ở nước này có thể là giàu có ở nước khác Thứ hai, không chú ý đến mức đói nghèo mà chỉ quan tâm đến tỷ lệ dân số nằm dưới giới hạn

Khoảng nghèo: mức độ sâu của nghèo đói Nó cho biết chi phi tối thiểu để đưa tất cả người nghèo lên mức sống ở ngưỡng nghèo Tuy nhiên việc chuyển giao thu nhập này mất nhiều chi phi hành chính không cần thiết

Bình phương khoảng nghèo: mức độ nghiêm trọng của đói nghèo, nó có tính đến những người rất nghèo trong những người nằm dưới ngưỡng nghèo.

Hiện nay, chuẩn nghèo của thế giới quy định quốc gia có thu nhập bình quân người hàng năm là 735 USD Thu nhập bình quân của Việt Nam khoảng 400 USD, dù có quy đổi về giá trị so sánh tương đương (PPP) vẫn chưa qua chuẩn nghèo. Ở Việt Nam, nghèo đói được phân theo tiêu chuẩn nghèo quốc gia , nghĩa là dựa vào thu nhập bình quân khẩu / tháng Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 ,những người co mức thu nhập dưới ngưỡng sau đây được coi là nghèo ( 80 nghìn đồng/khẩu/tháng ở các vùng hải đảo và vùng núi nông thôn; 100 nghìn đồng /khẩu / tháng ở thành thị) Dựa theo các tiêu chí tổng hợp tuỳ từng địa phương , Việt Nam còn phân ra các nhóm hộ ra thành nhiều mức khác nhau , nhưng phổ biến là: hộ đói , nghèo , trung bình, khá và giàuDo mức sống của người dân nói chung ngày càng tăng, cùng với định hướng chung là từng bước tiếp cận với các nước đang phát triển trong khu vực về xóa đói giảm nghèo, nên chuẩn nghèo giai đoạn 2001-

2005 của Việt Nam không còn phù hợp với g iai đoạn mới vì vậy, chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006-2010 đã được điều chỉnh có tính đến các yếu tố ảnh hưởng ( trượt giá, tăng trưởng, …) Ngày 8-7-2005 , Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định170/2005/QĐ-TTg ban điều hành tiêu chí chuẩn nghèo như sau: 1) đối với khu vực nông thôn, những hộ có thu nhập bình quân đầu người môt tháng từ 200000 đồng trở xuống; 2) đối với khu vực thành thị , những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng từ 260.000 đồng trở xuống.

Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam

Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ trong phát triển, nhưng nghèo và đói vẫn tồn tại và là thách thức lớn đối với loài người Trên thế giới vẫn còn 2,8 tỷ người sống trong nghèo đói, trong đó 1,2 tỷ người sống ở mức thu nhập dưới 1 đôla Mỹ / ngày;

2 tỷ người thiếu dình dưỡng , iot và vi lượng, 50% phụ nữ mang thai suy dinh dưỡng, 125 triệu trẻ em thiếu vitamin A và hàng chục triêụ

Thực tế ở nước ta, tỷ lệ đói-nghèo thành thị đã giảm nhanh hơn khu vực nông thôn, nhưng lại không ổn định, năm 1998 là 9,2%, năm 2002 là 6,6% nhưng năm

2004 lại tăng lên 10,8% Trong khi đó ở khu vực nông thôn tỷ lệ đói nghèo giảm chậm hơn nhưng tương đối ổn định từ 45,5% năm 1998 xuống 35,6% năm 2002 và còn 27,5% vào năm 2004 Khu vực đồng bào dân tộc tốc độ giảm nghèo chậm và còn rất cao, từ 75,2% xuống 69,3%, cho thấy công tác XĐGN ở các vùng đồng bào dân tộc khó khăn hơn nhiều so với vùng dân cư người kinh

Hơn nữa, sự phân bổ hộ nghèo giữa các vùng, miền là không đồng đều Năm

2005 mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trong toàn quốc giảm xuống chỉ còn 7%, tuy nhiên có vùng chỉ có 1,7% hộ nghèo như vùng Đông Nam Bộ, trong khi đó có vùng số hộ nghèo chiếm 12% tổng số hộ nghèo trong cả nước như Tây Bắc

Nhìn chung trong cả nước, hộ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi và những khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, BắcTrung Bộ và Nam Trung Bộ, còn các vùng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam

Bộ tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể so với giai đọan trước Tính theo chuẩn mới (năm

2005) áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, năm 2005 cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% tổng số hộ của cả nước, so với chuẩn cũ thì tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam cao hơn trước, khoảng 15% Trong đó, vùng Tây Bắc: 42%; Đông Bắc: 33%; Đồng bằng sông Hồng: 14%; Bắc Trung Bộ: 35%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 23%; Tây Nguyên: 38%; Đông Nam Bộ: 9%; và vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 18%

Theo Nghị quyết kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XII đặt ra là giảm tỉ lệ hộ đói nghèo của cả nước xuống còn 14,7% Tuy nhiên, chênh lệch về thu nhập giữa các vùng, các nhóm dân cư đang có xu hướng tăng lên là nguyên nhân tạo ra một bộ phận người nghèo và ảnh hưởng xấu tới kết quả chung của công tác XĐGN

Cả nước và theo vùng

Tỷ lệ hộ nghèo năm

2000 (% so với tổng số hộ trong cả nước

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 (% so với tổng số hộ trong cả nước

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 (% so với tổng số hộ trong cả nước

Tổng số hộ nghèo cả nước và chia theo vùng (tính đến cuối năm 2004)

Tây Bắc 33,96 14,88 12,00 81.896 ĐB Sông Hồng 9,76 6,13 5,15 289.647

Tây nguyên 24,90 13.03 11,00 111.508 Đông Nam Bộ 8,88 2,25 1,70 58.222 ĐB sông Cửu

Bảng 1: Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam theo chuẩn nghèo quốc gia 2001-2005

Nguồn: Báo cáo Việt Nam tăng trưởng và giảm nghèo; Tổ công tác liên nghành CPRGS

Tỷ lệ nghèo chung của dân tộc Kinh là 23.1%, nhưng ở nhóm dân tộc ít người là 69.3% Khoảng cách giàu nghèo của dân tộc Kinh là 4,7 lần, dân tộc ít người là 22.1 lần Những vùng có tỉ lệ nghèo nhiều nhất cũng là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống

Người nghèo hiện nay tập trung vào những nhóm dân cư rất đặc thù, bao gồm: Những người sống ở những vùng sâu, xa; người dân tộc thiểu số; người dễ bị tổn thương Khả năng XĐGN đối với họ khó khăn hơn nhiều so với bộ phận nghèo khác. Giảm đói nghèo đối với nhóm người này khó hơn nhiều so với nhóm dân cư thuộc dân tộc kinh và những nhóm người nghèo sống ở vùng đồng bằng, gần đô thị Việc triển khai các biện pháp hỗ trợ để giúp họ giảm nghèo đói đòi hỏi phải rất đa dạng, mang tính đặc thù, phù hợp với đặc trưng văn hoá, tập quán của từng nhóm người

Mặt khác, tình trạng nghèo về lương thực, thực phẩm đã được cải thiện rất đáng kể ở khu vực đô thị và đồng bằng nhưng khu vực các vùng dân tộc, vùng cao số tỷ lệ hộ nghèo về lương thực, thực phẩm còn rất cao, xẫp xỉ mức 40% trong cả nước Nghèo đói về lương thực, thực phẩm phản ánh mức độ trầm trọng của đói nghèo ở một bộ phận dân cư trong việc tiếp cận lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống của họ Đồng thời cho thấy một nghịch lý, trong khi Việt Nam đã sản xuất dư thừa lương thực, thực phẩm, xuất khẩu hàng triệu tấn gạo hàng năm, nhưng vẫn tồn tại một bộ phận dân cư không đủ ăn và lại tập trung chủ yếu ở nông thôn và bộ phận đồng bào dân.

Theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ số hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,8% năm 2007:

Bảng 2: Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam (%)

Người kinh và người hoa 53.9 31.1 23.1

Người kinh và người hoa 20.8 10.6 6.5

Theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006- 2010 ước tính cả nước có khoảng 3,9 hộ nghèo, chiếm 22% số hộ toàn quốc vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc ( 46,7%) và Tây nguyên (37,2%) , thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (8,5%). Theo đồ thì dưới đây:

Biểu đồ 1: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn 2006-2010

Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở việt nam

Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững gắn với bảo đảm công bằng xã hội Đảng và Nhà nước đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, thực hiện theo lộ trình hợp lý và được sự hợp tác, giúp đỡ của quốc tế, công tác XĐGN của Việt Nam bước đầu đạt được những kết quả tích cực Tuy nhiên còn nhiều khó khăn, thách thức cần được tập trung giải quyết nhằm đẩy mạnh công tac xoa đói giảm nghèo.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên phải đến năm 1998 Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và Chương trình Phát triển kinh tế -xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi mới chính thức ra đời và được duy trì, liên tục phát triển từ đó cho đến nay

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn 2006 - 2010

MN TB MN ĐB ĐB SH BTB DH

Tỷ lệ p hầ n tr ăm

Giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam hiên nay

Để công tác XĐGN tiếp tục đạt được kết quả cao hơn nữa, trong thời gian tới đòi hỏi các cấp ủy chính quyền và người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, thông qua các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, hỗ trợ nông dân kinh tế vùng; Chương trình 135 giai đoạn II để thực hiện mục tiêu giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo

Thứ hai, các địa phương phải bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động XĐGN, đặc biệt thu hút nguồn lực từ cộng đồng và quốc tế; thực hiện chặt chẽ việc giám sát, đánh giá rút kinh nghiệm từ thực tiễn

Thứ ba, tập trung vào các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới, hải đảo vùng dân tộc ít người và các đối tượng khó khăn nhất, đặc biệt ưu tiên phụ nữ và trẻ em nghèo; đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức trách nhiệm giảm nghèo trong các cấp, ngành; khơi dậy

Công cuộc XĐGN đang là vấn đề rất được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền Thực vậy, một đất nước muốn vươn lên ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới thì trước tiên cuộc sống của người dân trong nước phải no đủ, sung túc, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu thiết yếu Chúng ta tin tưởng rằng với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhất định công cuộc XĐGN của đất nước sẽ sớm giành được thắng lợi

2 Các quan điểm tín dụng cho người nghèo:

Vai trò của tín dụng trong việc giảm nghèo đói ở nông thôn

Tín dụng được các nhà kinh tế công nhận là có vai trò trong phát triển nông nghiệp Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về tầm quan trọng của nó trong phát triển nông nghiệp và giảm nghèo đói ở các nước đang phát triển Có hai trường phái:

- Trường phái “ học thuyết phát triển”( hay trường phái trọng cung): cho rằng tín dụng là đầu vào quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói, và được coi là công cụ để đạt được mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế.

- Trường phái “ Sòng bạc” ( hay trường phái trọng cầu): cho rằng tín dụng là kết quả của phát triển kinh tế, “không có bằng chứng hay căn cứ nào chứng minh ảnh hưởng tích cực của phát triển tín dụng lên quá trình tăng trưởng kinh tế về mức độ, thời điểm va khu vực”

Tín dụng có vai trò trong phát triển kinh tế nhưng nó chỉ được coi là một trong những điều kiện cần và là trung gian cho phát triển Vì vậy, tín dụng có vai trò trong phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn như sau:

Thứ nhất là giúp giảm chi phí trao đổi và giao dịch, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ và phạm vi phân công lao động.

Thứ hai là cung cấp nguồn để mua các vật tư cần thiết đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.

Thứ ba là giúp đẩy mạnh quá trình thương mại hóa sản xuất nông nghiệp cũng như thay đổi cơ cấu nông nghiệp.

Thứ tư là cung cấp tín dụng được coi là công cụ chủ chốt nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

Thứ năm là giữa tín dụng, phát triển nông thôn và giảm nghèo đói có một mối quan hệ rất chặt chẽ Tín dụng thúc đẩy phát triển nông thôn, giảm nghèo đói, thu nhập người nghèo tăng sẽ làm cho hệ thống tín dụng nông thôn phát triển hơn.Mặc dù có nhiều tranh cãi về vai trò của tín dụng trong phát triển và giảm nghèo đói ở nông thôn nhưng có một thực tế chứng minh là tín dụng luôn chiếm một vị trí rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp – nông thôn và giảm nghèo đói.

Các trường phái lý thuyết về tín dụng cho người nghèo

Trường phái cổ điển

Trường phái cổ điển rất phổ biến trong thời kỳ những năm 60 và nửa đầu thế kỉ 70

Trường phái này bị ảnh hưởng bởi quan điểm của Nurske về vòng luẩn quẩn đối với quá trình phát triển ở hầu hết các nước kém phát triển và quan điểm cũ tồn tại trước thập kỷ 60 cho rằng nông nghiệp có vai trò bị động trong phát triển kinh tế.

Phương pháp tiếp cận cổ điển này ngẫu nhiên trùng hợp với chiến lược” Cách mạng xanh”, chiến lược ISI và “ngành công nghiệp non trẻ” cho rằng cần cung cấp tín dụng rẻ cho những khu vực ưu tiên.

Xuất pháp từ những quan điểm của những học thuyết kinh tế trên, ý tưởng chính của trường phái này là:

Thứ nhất tập trung vào cung cấp tín dụng, vì vậy còn được gọi là trường phái“ trọng cung” Tăng tín dụng sẽ cho phép sản xuất và đặc biệt trong khu vực nông nghiệp, áp dụng kỹ thuật mới, sản lượng sẽ tăng Tín dụng trong khu vực không chính thức cung cấp thường có lãi suất rất cao và thời hạn ngắn mà hầu hết nông dân không chịu nổi như vậy thiếu vốn vay đã trở thành trở ngại chính trong áp dụng kỹ thuật tiên tiến và mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp Sản lượng thấp gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế.

Thứ hai để tăng khối lượng tín dụng phục vụ phát triển và đẩy những người có chuyên cho vay nặng lãi ra khỏi thị trường tín dụng, một chính sách cho vay lãi suất thấp và chương trình tín dụng trợ giá đã được đề xuất.

Thứ ba là nông dân nghèo và sản xuất nhỏ chỉ được lợi từ các chính sách và chương trình tín dụng bao cấp.

Thứ tư coi những người cho vay chuyên nghiệp ở khu vực không chính thức là những kẻ độc quyền cho vay nặng lãi, bóc lột người nghèo bằng lãi suất cắt cổ. Chính phủ các nước phát triển đang sử dụng phương pháp này để giải quyết vấn đề tín dụng thị trường tín dụng nông thôn và sử dụng tín dụng bao cấp như là công cụ hữu hiệu phục vụ phát triển nông thôn và giảm nghèo đói ở vùng nông thôn.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều hoài nghi về tính đúng đắn và tính hiệu quả của trường phái này và còn nhiều tranh cãi xuất phát từ những quan điểm khác nhau.

Thực tế đã chứng minh chính sách theo trường phái này rất ít có khả năng thành công.

Từ những năm 70 một khói lường lớn ấn phẩm bình luận về chính sách tín dụng ở các nước đang phát triển đã xuất hiện với những nhận xét được tóm tắt như sau:

- Nhận định rằng nông dân và nông dân nghèo không có khả năng tiết kiệm và không hưởng ứng những khuyến khích hoặc cơ hội tiết kiệm là không đúng Thực tế nông dân, đặc biệt nông dân nghèo vẫn có thể tiết kiệm và đầu tư Theo nghiên cứu thực tế đã tiến hành ở Đài Loan, Hàn Quốc ,Nhật Bản…… chứng minh rằng nông dân sản xuất nhỏ có khả năng tiết kiệm lớn với mức lãi xuất thực dương Ở Việt Nam tiết kiệm chiếm khoảng 10% tổng thu nhập.

- Kết quả không mong đợi của lãi xuất thấp: tỷ lệ lãi suất thấp tạo ra những hiệu quả tiêu cực và đôi khi còn làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

- Tính thay thế của tín dụng: là nét nổi bất nhất của tín dụng tính thay thế hay tính có thể thay thế được có nghĩa là một đơn vị tiền tệ - được sở hữu bằng vay mượn – thì cũng giống với đơn vị tiền tệ khac.

- Tỷ lệ hoàn trả thấp: tín dụng trợ gia thường có tỷ lệ hoàn trả thấp, nghiên cứu thực tế cho thấy tỷ lệ không hoàn trả của các trương trình trợ giá tín dụng ở các nước đang phát triển từ 40 đến 95%.

- Nhận xét trên quan điểm của thị trường không chính thức : cho rằng người chuyên cho vay nặng lãi lấy lãi rất cao và độc quyền không phải lúc nào cũng đũng. Cũng có nhiều chính sách cho vay lãi suất trợ giá trong giai đoạn thập kỷ 70 đã có nhiều thành công Tuy nhiên sử dụng chính sách này không đạt được sự phát triển ở khu vực nông thôn, chính sách tín dụng trợ giá có thể gây ra bất công và làm cho tình trạng nghèo đói càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Trường phái kiềm chế tài chính

Chính phủ của hầu hết các nước đang phát triển đều coi tín dụng là một mối quan tâm lớn cho vay trực tiếp thay thé cho vay đầu tư làm cục diện rủi ro từ phía ngân hàng và người vay chuyển sang phía chính phủ.Bằng các quyết định đầu tư tài chính, các cơ quan quản lý của chính phủ đã trở thành các ngân hàng và nhà kinh doanh không chuyên, quản lý theo hướng kế hoạch hóa tập trung, đẩy khu vực tư nhân nơi có rủi ro cao và lợi nhuận cũng rất cao, xuống vị trí thứ yếu trong nền kinh tế

Các chính sách phát triển thực hiện trong vài thập kỷ qua đã chỉ ra một bài học lớn: Việc nhà nước chi phối nền kình tế và hệ thống tài chính đã dẫn đến tình trạng kinh tế kém phát triển công cụ chính làm kìm hãm sự phát triển hệ thống tài chính là khống chế lãi suất, tín dụng theo mục tiêu chỉ định, lãi suất ưu đãi và sự hạn chế về mặt pháp lý đối với tính thê chế của các tổ chức tài chính Tác động của việc kiểm soát, chi phối và kìm hãm tài chính đối với sự phát triển của hệ thống tài chính là rất lớn.

Tiền lãi thu được rất thấp và đôi khi tiền gửi còn bị giảm đi do lạm phát đã không khuyến khích được dân chúng gửi tiết kiệm, trần lãi suất cản trở ngân hàng đạt được doanh thu đủ bù đắp chi phí Để bù đắp những khoản bị lỗ ngân hàng lại mở rộng quy mô tiền cho vay, chính vì vậy lại hạn chế khả năng tiếp cận của họ tới người nghèo- những người thường vay món nhỏ. Ở một số nước lãi suất hoàn toàn trái ngược- lãi suất tiền gửi lớn hơn lãi suất tiền vay- theo phản ứng di truyền lám suy yếu khả năng tự vững về tài chính của tổ chức tài chính và ngân hàng hoàn toàn lệ thuộc vào trợ cấp của chính phủ Cho vay bao cấp của chính phủ đã dẫn đến tình trạng lựa chọn người vay bị sai lệch, những người khá giả có nhiều mối quan hệ hơn, được tin tưởng hơn thường cố gắng tìm mọi cách để tiếp cận đến nguồn vốn rẻ và vì vậy mà người nghèo thường khó chen vào các chương trình nay.

Cung cấp tín dụng chỉ định chính là nguyên nhân làm cho người vay chuyển dụng vốn vay cho mục tiêu khác Cả hai hoạt động cho vay bao cấp và theo đối tượng mục tiêu đồng thời đã dẫn đến một kết quả là vốn được cung ứng cho các hoạt động kinh tế thứ yếu và nhiều khi không cần thiết.

Tài trợ cho loại hình tín dụng nay rất lớn đã dẫn đến tình trạng vi phạm đạo đức nghiêm trọng ở cả phía tổ chức cho vay và người vay Điều này đưa đến một kết cục là khả năng trang trại được chi phí của các chương trình này ở mức rất thấp và sự xói mòn vốn của các chương trình tín dụng tiếp theo nữa Ở nhiều nước, kiềm chế bằng chính sách tài chính luôn được coi như xuất pháp điểm của tài chính vi mô Trong khi muốn áp dụng tối ưu những chính sách tài chính vi mô hiệu quả thì lại cần phải có môi trường thuận lợi, ví dụ như chính sách phân quyền quản lý, môi trường hoạt động….

Tín dụng ưu đãi cho đối tượng ưu tiên là một trong những công cụ chính của chính sách kiểm soát tài chính ở các nước đang phát triển, tuy nhiên nó là một nhân tố chính đóng góp vào tình trạng kìm hãm tài chính.

Trường phái “ohio”

Trường phái kiểm soát tài chính do các nhóm nghiên cứu ở trường Đại học Tổng hợp bang Ohio, hoa kỳ khởi xướng vì vậy còn được gọi là trường phái “Ohio” Trường phái ohio bị ảnh hưởng sâu sắc của lý thuyết phát triển trong thời gian đó Đánh giá về nông gia nhỏ và nông dân, Shultz đã đưa ra bằng chứng chứng minh nông dân thuần túy ở các nước nghèo không chỉ nhạy bén với giá cả và các nhân tố khác của thị trường mà còn biết phân bổ nguồn lực có hiệu quả.

Trường phái này ủng hộ sự tự do hóa hoạt động tài chính và hướng trọng tâm vào cả cung tiết kiệm cũng như cầu về tín dụng tín dụng không chỉ được coi vào đầu vào trong khâu sản xuất mà còn là đầu vào trong quá trình hoạt động của các trung gian tài chính. Ý tưởng của trường phái Ohio là:

- Đề xuất chính sách lãi suất cao,điều này sẽ ảnh hưởng đến cung tiết kiệm và vì vậy ảnh hưởng đến thị trường tài chính Trường phái này cho rằng tỷ lệ lãi xuất cao và ổn định giá cả là phương tiện để giải quyết vấn đề tiết kiệm.

- Thu hút được nhiều sự chú ý về vấn đề đảm bảo nguồn tài chính Tính chất bền vững này được thể hiện ở hoạt động huy động tiết kiệm Từ thất bại trong hoạt động huy động tiết kiệm của những chính sách tài chính trước kia ở các nước đang phát triển, hệ thống tín dụng cần phải xem xét lại “phương pháp hoạt động,sự cân bằng và tính bền vững của mình” giải pháp cho tính bền vững là mô hình tự lực về tài chính.

- Phản bác lại ý kiến cho rằng thị trường tín dụng không chính thức là kẻ bóc lột Họ coi chính sách lãi xuất cao trong thị trường tín dụng không chính thức là do chính sách lợi nhuận độc quyền Điều này được giải thích bằng số tiền trả cho chi phí rủi ro và chi phí cơ hội cao Thị trường chính thức và không chính thức không thể thay thế được cho nhau như lập luận của trường phái cổ điển mà nó lại bổ sung cho nhau.

Những ý kiến đánh giá về trường phái Ohio:

- Giả định về sự co giãn của lãi suất tiết kiệm đối với cầu đã được kiểm nhiệm. Kết quả vẫn còn rất mơ hồ.

- Quan điểm về vấn đề chi phí giao dịch Hệ thống tài chính tự lập yêu cầu tỷ lệ lãi suất cho vay phải đủ để trang trải 3 yếu tố chi phí sau: (i) lãi suất để trả cho người gửi tiết kiệm,(ii) chi phí giao dịch bình quân và (iii) chi phí rủi ro dự phòng trang trải cho khả năng không trả nợ được Vì vậy, giảm chi phí giao dịch là vấn đề lan giải bậc nhất.

- Chính sách áp dụng tỷ lệ lãi xuất thị trường mà trường phái Ohio đề xuất đến ở một chừng mực nào đó không thể giải quyết được những vân đề mà trường phái cổ điển mắc phải.

- Vấn đề lựa chọn gây bất lợi và xói mòn đạo đức được thể hiện rõ khi kết hợp với chính sách lãi suất cao.

- Giải thích về sự hoạt động của thị trường không chính thức không hoàn toàn đầy đủ Trường phái này đánh giá thị trường không chính thức là hoàn toàn tích cực, điều này trái ngược hoàn toàn với trường phái cổ điển.

Như vậy trường phái kiềm chế tài chính phản bác lại trường phái cổ điển rất sâu sắc và rất và có giá trị nhưng đề xuất các chính sách của trường phái này vẫn chưa đầy đủ.

Trường phái thể chế kiểu mới

Trường phái này ra đời và phát triển dựa trên những lập luận của trường phái kiềm chế tài chính và thực tiễn giải quyết vấn đề phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.

Các học giả của trường phái này nghi nghờ giả thuyết cổ điển về thị trường hoàn hảo Quan điểm chung của họ được phân loại như sau:

- Thị trường tín dụng nông thôn ở hầu hết các nước đang phát triển đều có nét nổi bật là thông tin không hoàn hảo, thông tin không cân xứng và để mất một số thị trường Trường phái này coi thông tin là hàng hóa giống như các hàng hóa khác “ dạt được thông qua một số khoản chi phí biên tương đương với giá trị biên”.

- Quan điểm về cung cấp tín dụng và nợ khó đòi được đưa ra Trường phái này coi cung cấp tín dụng cũng như thị trường tín dụng nông thôn không hoàn hảo và bị chia cắt không phải là kết quả của sự can thiệp của chính phủ ma là kết quả của chi phí giao dịch không có số không.

- Đề cập đến vấn đề tài sản thế chấp và giải pháp kiến nghị Nông dân luôn vấp phải những khó khăn trong vấn đề thế chấp khi đi vay, đặc biệt là người nghèo. Quan điểm này cho rằng vấn đề trên được giải quyết bằng vấn đề “tín chấp” thông qua sự đảm bảo của hợp tác xã và các nhóm nông dân được thành lập chính thức nhằm giúp đỡ người nghèo vượt qua tình tràng thiếu vốn

- Quan điểm về thị trường tín dụng không chính thức thực tế cả trường phái cổ điển và trường phái kiềm chế tài chính chỉ lý giải được một phần hoạt động của thị trường không chính thức Những học giả xây dựng trường phái này cho rằng tình trạng thông tin không hoàn hảo có thể lý giải tốt hơn những đặc điểm chung: (i) tỷ lệ lãi suất tiền gửi và tiền vay không chính thức nói chung đều cao hơn tỷ lệ lãi suất ở khu vực chính thức; (ii) tín dụng không chính thức chủ yếu được dùng vào hoạt động sản xuất; (iii) lãi suất cho vay không chính thức cao không thể lý giải là lợi nhuận độc quyền; (iv) lý giải về thị trường tín dụng không chính thức là thị trường cạnh tranh thì xác đáng hơn thị trường độc quyền tình trạng chia cắt thị trường là kết quả của những mắc mớ về thông tin; (v) trong một số trường hợp thị trường không chính thức được phân bổ rất hiệu quả, nhưng trong các trường hợp khác thì không.

- Quan điểm về tác động chương trình đào tạo cho vay trợ giá đối với phát triển nông nghiệp Các học giả xây dựng trường phái kinh tế thể chế hóa kiểu mới khuyến nghị rằng chương trình tín dụng rẻ sẽ thành công nếu có được thiết kế trong trường hợp khi và chỉ khi cơ cấu thể chế hóa nông thôn hoàn thiện có hiệu quả.

Tiếp cận đa hệ thống – xu hướng mở rộng tín dụng cho người nghèo

Phương pháp tiếp cận đa hệ thống sẽ đề cập đến các giải pháp nhằm đạt được các dịch vụ tài chính có hiệu quả khi cung cấp tín dụng cho người nghèo và khả năng thực thi của các tổ chức tài chính và độ bền vững của hệ thống phương pháp này cũng đề cập đến sự can thiệp mang tính chiến lược trong tài chính vi mô và các yết tố quyết định sự lựa chọn tối ưu của những chiến lược can thiệp này.

Kinh nghiệm của các nước đang phát triển đã chỉ ra rằng: người nghèo thường không thu được lợi ích từ sụ kiềm chế tài chính Trên thực tế, họ gánh chịu phần lớn cái giá của sự kiềm chế này Người ta đang nhận ra rằng một tập hợp đầy đủ các dịch vụ tại chính cho hộ gia đình và người nghèo cũng như tất cả các thành phần khác phụ thuôc trước hết vào chất lượng cũng như tính hiệu quả của các trung gian tài chính và khả năng tồn tại của các dịch vụ tài chính này, đến lượt chúng, lại phụ thuộc vào sụ phát triển và sự lành mạnh của toàn bộ hệ thống tài chính Do vậy sự tiếp cận đa hệ thống có vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng cho người nghèo nói chung và các hộ gia đình nói riêng.

Một hệ thống tài chính bao gồm các tiểu hệ thống mở cho các tác động và can thiệp từ bên ngoài

Tác động của tài chính vi mô tới quá trình giảm nghèo

Định nghĩa về tài chính vi mô

Tài chính vi mô là việc cung cấp cho các hộ gia đình rất nghèo những khoản vay rất nhỏ( gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ

Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm Tín dụng vi mô thường dành các cá nhân vay, không cần tái sản thế chấp hoặc thông qua việc cho vay nhóm Vì các dịch vụ của tài chính vi mô thường có liên quan tới một số tiền nhỏ - khoản cho mượn nhỏ, tiết kiệm nhỏ…- cụm từ tài chính vi mô giúp chúng ta phân biệt sự khác nhau của những dịch vụ này với những dịch vụ của một ngân hàng cung cấp.

Tại sao lại là những khoản “nhỏ”? Nhiều người không có nhiều tiền, họ không muốn mượn một khoản lớn cỡ 5,000 USD, hoặc họ không thể mở một tài khoản tiết kiệm khi phải đóng vào 1,000 USD Chính vì thế mà phải sử dụng những khoản vay nhỏ này.

Người nghèo cũng như tất cả mọi người, cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự bảo vệ mình trước rủi ro Chính vì thế,theo nghĩa rộng tài chính vi mô chính là việc tìm ra phương cách hiệu quả đáng tin cậy để cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm tài chính vi mô.

Tác động tới quá trình xóa đói giảm nghèo

Tác động của tài chính vi mô tới quá trình giảm nghèo vẫn là vấn đề gây tranh cãi Những kết quả đáng chú ý về trong công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn giữa năm 1993 và 1998 đã chỉ ra rằng một phần số người nghèo nhất trong dân số cũng đã có một số kinh nghiệm trong việc cải thiện đời sống của họ.

Có một bằng chứng hiển nhiên là tài chính vi mô, thông qua việc tạo ra các cơ hội và việc làm và tăng thu nhập, đã đóng góp tích cực cho việc cải thiện mức độ sống của những thành viên tham gia của tài chính vi mô trong quá trình giảm nghèo. Các dịch vụ tài chính vi mô sẽ giúp người nghèo mở rộng hoạt động kinh tế, tăng thu nhập và tài sản, đồng thời cũng làm tăng lòng tự tin của họ Tiếp cận tín dụng sẽ cung cấp bảo đảm kinh tế do tài chính vi mô có thể có những tác động tích cực sau:

- Thứ nhất là Giúp người nghèo đấu tranh với đói nghèo bằng việc cải thiện thu nhập

- Thứ hai là sẽ làm giảm bớt sự tồn hại Sự tổn hại gây ra bởi các tác động bất thường như thảm họa thiên nhiên, bệnh tật, những thứ ma người nghèo dễ bị ảnh hưởng.

- Thứ ba là có thể tạo khả năng cho người nghèo và phụ nữ thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng.

Tuy nhiên , tài chính vi mô cũng có những tác động tiêu cực lên người nghèo:

- Thứ nhất sẽ làm tăng rủi ro mà hộ gia đình phải gánh chịu Không có tín dụng nguồn vốn các hộ gia đình sẽ quá thấp để sinh lợi nhưng lại ít rủi ro.

- Thứ hai là tín dụng có thể chuyển đổi được ví dụ khi một khoản vay chuyển từ những người vay này sang những người vay khác hoặc không được sử dụng theo những cách thức dự kiến thì việc phân bổ tín dụng phụ thuộc vào các chi phí cơ hội trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng.

- Thứ ba hầu hết các tổ chức tài chính vi mô thì kém hiệu quả so với khả năng của chúng bởi vì các tổ chức này coi người nghèo như một nhóm chưa định hình và tập trung chủ yếu vào chiến lược thúc đẩy giảm nghèo gồm cả hệ thống giải ngân cứng nhắc hơn là đa dạng hóa các dịch vụ tiết kiệm và tín dụng Hậu quả là những người nghèo hầu như không tiếp cận với các chương trình trên thì có thể phải gánh chịu các rủi ro bất hợp lý nếu họ tham gia và những món lời có thể đổ dồn vào những người nghèo có thu nhập trung bình và cao hơn những người vượt qua một ngưỡng kinh tế, điều này có nghĩa là một phần lớn thu nhập của họ được đảm bảo

3 Nhu cầu về các dịch vụ tài chính cho người nghèo:

Nhu cầu về tín dụng qui mô nhỏ

Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, nông thôn cũng đang được chuyển đổi nhanh chóng Chính phủ quan tâm nhiều hơn đến phát triển nông thôn và coi đó là một công cụ hiệu quả để tấn công đói nghèo và cải thiện điều kiện sống. Nhu cầu về vốn để sản xuất và kinh doanh của họ tăng nhanh chóng vì:

Sự phân bổ đất đai mới đây cho các gia đính nghề nông (được hỗ trợ bởi Luật đất đai năm 2003) đã tạo động lực cho các hộ gia đình đầu tư vào sản xuất

Sự gia tăng của các hoạt động nông nghiệp đã làm tăng nhu cầu về các hoạt động liên kết đầu ra của sản phẩm nông nghiệp như: chế biến nông nghiệp, buôn bán, vận tải, cũng như tạo nhu cầu lớn hơn về cung ứng đầu vào cho nông nghiệp như phận bỏ, hóa chất nông nghiệp và nâng cáo tính đa dạng của cây trồng và vật nuôi Những hoạt động này đòi hỏi rất nhiều vốn

Sự gia tăng của các hoạt động sản xuất khác như: nghề thủ công truyền thống cũng đã làm tăng nhu cầu về Vốn.

Nông dân được khuyến khích tập trung hơn vào các hoạt động phi nông nghiệp mang lại giá trị gia tăng lớn hơn sản phẩm và dịch vụ.

Tất cả những điều này cho thấy có nhu cầu rất lớn về vốn của hộ nông dân – một sức ép lớn ngày càng tăng đối với một hệ thống tín dụng nông thôn chưa đủ mạnh của Việt Nam.

Nhu cầu về tiết kiêm

Người nghèo cũng là người tiết kiệm: Đặc điểm này ít được các nhà kinh tế,các tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng và phi ngân hàng lưu tâm cho đến tận những năm 70 của thế kỷ XX Tuy nhiên, đặc điểm được nhận thấy ngày càng rõ vào những thập kỷ sau này Người nghèo mong muốn có tiết kiệm, thậm chí tiết kiệm là nhỏ và không thường xuyên Thực tế, trong nông thôn, người nghèo đã tham gia tiết kiệm theo nhiều hình thức cá nhân và tập thể (tham gia phường, họ)

Bảng 3 : Số hộ dự định tiết kiệm với mức tiết kiệm do họ đề xuất năm 2002 ở Bắc Kạn và Sơn La.

Bắc Kan Sơn La Tổng Số

% VND/ tháng % VND/ tháng % VND/ tháng Đói 87

Bảng 4 : Mức tiết kiệm trong năm 2002 của các hộ ở Bắc Kạn.

Loại hộ % số hộ gửi tiền mặt Số tiền tiết kiệm bình quân hộ VND Đói (n = 18) 17 975.000

Nguồn: Demand Orietaion in Rural Finance: Evidence from Nothern Viet Nam by Gertrud Buchenrieder, 2002.

B - MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐÃ THÀNH CÔNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA

CHO VIỆT NAM1.Một số mô hình tài chính vi mô thành công trên thế giới.

Ngân hàng Grameen thuộc Cộng hòa Bangladesh (GB)

Ngân hàng Grameen là một tổ chức tài chính vi mô được thành lập đầu tiên ở

Bangladesh với mục đích cho vay vốn nhỏ (được còn gọi là tín dụng vi ) tới đông đảo người nghèo mà không đòi hỏi một tài sản thế chấp hay hợp đồng pháp lí nào cả Ngân hàng dựa trên ỷ tường là người nghèo có nhiều kĩ năng mà không tận dụng hết Mô hình này đã thành công trên cả sử tưởng tượng của người sáng lập ra nó ông Mohammad Yunus, có thể nói đâu là một ngân hàng phục vụ người nghèo thành công nhất trên thế giới từ trước đến nay

Bangladesh là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, song nông nghiệp rất lạc hậu Diện tíc tự nhiên 147000 km2, dân số khoảng 150 triệu người (số liệu năm 2009), trong đó 80% dân số ở khu vực nông thôn, GDP bình quân đầu người/ năm là 500 USD (thống kê năm 2008) Nằm trong vùng thấp của khu vực Nam Á, với đường bờ biển kéo dài (710 km) nên thiên tai thường xuyên xảy Do đó đời sống của đa số nông dân vô cùng khó khăn.

Mục tiêu hoạt động của ngân hàng Grameen: “ Hướng về một thế giới không nghèo khổ Thách đó lớn nhât của thể chế này từ khi thành lập: làm sao có thể giúp những người bị bạc đãi nhât thoát khỏi tình trạng quá nghèo mà không lâm vào con đường cứu trợ

Hệ thống hoạt động của GB bao gồm: Ngân hàng Trung ương, trụ sở tại thủ đô Dhaka, văn phòng đại diện ở các Bang hoặc các vùng, hơn 2200 chi nhánh bao phủ khoảng 70000 thôn bản trên khắp đất nước Dưới mỗi chi nhánh, mỗi làng có một trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và quản lý, một thành viên là trưởng trung tâm nay, mỗi trung tâm này có ít nhất khoảng 10 Tổ tín dụng Mỗi tổ tín dụng bao gồm 5 thành viên, thường là những người phụ nữ nghèo không có quan hệ huyết thống, sống ở gần nhau hay làm chung một nghề nào đó Điều kiện để vay tại GB là phải biết làm sao kinh doanh có lãi ( điều này khá mơ hồ, chưa có tài liệu thuyết phục để chứng thực) Mặc dù với điều kiện vay vốn khá lỏng léo (theo giác độ của các ngân hàng thương mại), tỷ lệ lãi suất khá cao (lãi suất là 20%/ kì hạn cao gấp 2 lần lãi trần của chính phủ với người nghèo) thế nhưng tỷ lệ hoàn trả nợ của GB rất cao khoảng 98.85% cao hơn hẳn bât kì ngân hàng nào trên thế giớ( cao nhất là khoảng 97.56% tại Pháp) Điều này làm đau rất nhiều nhà hoạch định chính sách, nhà quản trị ngân hàng… GB đã đóng góp to lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo không chỉ tại đất nước Bangladesh mà còn tại hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ nơi mà mô hình này được áp dụng Chính vì điều đó GB và ông Mohammad Yunus đã được nhân giải nobel Hòa bình năm 2006.

Ngân hàng GB không chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cần thiết cho người nghèo mà họ còn cung cấp các công cụ sản xuât, phân bón thuốc trừ sâu cho những người nông dân, ngoài ra nó còn mở các lớp đào tạo nghề hay dạy các kĩ thuât canh tác mới tới đông đảo người nông dân Có điều đặc biệt nữa là tuy danh nghĩa là ngân hàng nhưng nó không tuân theo một quy tắc chung nào của hệ thống ngân hàng trên thế giới Nó được thành lập thành một tổ chức tài chính chuyên môn vào năm 1983 bởi một điều luật đặc biệt của cơ quan lập pháp Bangladesh Nó hầu như không bị điều chỉnh bởi bất kì luật nào với các công ty tài chính thậm chí nó không tuân theo mức lãi suất trần của ngân hàng trung ương Nó gần như độc lập với các chính tiền tệ của chính phủ Hiện này, những người đi vay của ngân hàng nắm giữ khoảng 95% tổng số cổ phần còn lại 5% là do chính phủ nắm giữ.

Tính từ khi thành lập đến nay, tổng số tiền vay giả ngân của GB là 8.86 tỷ USD trong đó đã có khoảng 7.86 tỷ USD đã được hoàn trả Dư nợ cho vay của GB khoảng 811 triệu USD Đến nay 100% các khoản cho vay của ngân hàng đã được tài trợ từ từ tiền gửi Hơn 54% tiền gửi của nó đến từ các thành viên đi vay của ngân hàng những người mà trước đây rất nghèo khổ Không ai ngờ những khoản tiết kiệm ít ỏi của họ đã tạo ra những con số đáng kinh ngạc như thế Không chỉ có như vậy, nếu chúng ta kết hợp tiền gửi của nó với các khoản với cac nguồn lực khác thì sẽ bằng khoảng 160% dư nợ cho vay Con số ần tượng này rất ít thấy ỏ các ngân hàng thương mại hiện hành Về vấn đề chia cổ tức năm 2008 GB tuyên bố chia cổ tức cho các cổ đông là 30% Đây là mức chia cổ tức bằng tiền măt cao nhất ở Bangladesh. Điều đặc biệt nữa ơ ngân hàng này là Ăn xin cũng là thành viên của nó Nó là hoạt động cuối cùng mà một người có thể làm để tồn tại ( không kể đến các hành vi bất hợp pháp hay tội phạm) Hầu hết trong số họ không có khả năng lao động, mù lòa,tàn tật hay người già không nơi nương tựa Chính sách với đối tượng này ở hầu hết các nước là bao cấp nuôi dưỡng suốt đời Những vời GB thì không, họ thành lập chương trình đặc biệt gọi là chương trình cho các Thành viên Đấu tranh Những người ăn sin nhân nhưng khoản vay không phải trả lãi và tât nhiên không có hợp đông pháp lí Họ không bắt buộc phải bỏ việc ăn sin Chương trình đã bắt đầu từ năm 2002, cho tới nay đã có 112800 người tham gia vơi sổ tiền đã giải ngân là 2,000,000,000 USD Trong đó, 76% số tiền này đã được trả hết.

Bắt đầu từ năm 1992 mô hình Ngân hàng Grameen đã được áp dụng ở Việt Nam như: dự án tín dụng và tiết kiệm với sự hợp tác của hội Phụ nữ và tôt chức CIDSE áp dụng tại Sóc sơn; chương trình tín dụng Việt - Bỉ…

Nguyên nhân thành công của Ngân hàng Grameen

Một là, tổ chức hệ thống của Ngân hàng GB khoa học; chặt chẽ; mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm cung làng, công khai minh bạch, các số liệu hoạt động Grameen được cập hàng quí và được các công ty kiểm toán hàng đầu của thế giới kiểm tra.

Hai là, nhà nước đã tạo nhiều điều kiện khuyến khích: không thu thuế và tạo hanh lang pháp lí vô cùng quan trong cho Ngân hàng hoat động ngày một phát triển.

Ba là, điều kiện cho vay linh hoạt những rất chặt chẽ, đặc biệt không sử dụng tài sẳn thế chấp làm điều kiện cho vai quyêt định, mà sử dụng “lòng tin” Lòng tin được tạo dụng từ cả hai phía, Ngân hàng Grameen đem niềm tin vào cuộc sống cho những con người khốn cùng dưới đáy của xã hội, ngược lại họ hoàn trả lãi tiền vay đúng thời hạn cộng với một niềm tin tưởng tuyệt đối.

Bốn là, đội ngũ nhân viên tận tình với công việc, để đảm bảo mối quan hệ thân thiêt vơi khach hàng hâu như các nhân viên chi nhánh của Grameen đều sông ở nơi công tác của mình

Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng Thailand (BAAC)

Ngân hang Nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng Thailand là ngân hàng quốc doanh do chính phủ thành lập Ngân hàng Trung ương trợ cấp BAAC bằng hình thức cho vay không lãi và bảo lãnh cho BAAC vay vốn nước ngoài Các ngân hàng thương mại phải gửi ít nhất 20% vốn vào BAAC có nhiệm vụ:

- Hộ trợ Vốn nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp và nông thôn

- Cho vay nông nghiệp theo chương trình, dự án chỉ định của Chính phủ.

Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn của Nhà nước đầu từ cho nông nghiệp, nông thôn.

- Hàng năm, BAAC được Chính phủ tài trọ vốn để thực hieenjj chương trình hộ trợ vốn cho nông dân nghèo. Đặc điểm tín dụng cho nông dân nghèo của BAAC:

- Đối tượng được vay vốn: là những hộ nông dân cá thể, các hiệp hội nông dân Thái lan.

- Điều kiện vay vốn: Nông dân có thu nhập thấp (dưới 400USD / năm), nông dân có ít ruộng đất, thấp hơn mắc mức ruộng đất trung bình trong khu vực có tuổi đời từ 20 trở lên, có kiến thức về sản xuất nông nghiệp và phải sống ít nhất một năm ở địa phương đó Ngoài ra, để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn, nông dân được tổ chức thành từng nhóm cam kết cùng chịu trách nhiệm về các khoản tiền vay ngân hàng Mỗi nhóm từ 15 – 25 người, một hộ nông dân được vay tối đa tương đương 2.400 USD, người vay không cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm nông dân.

- Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo của BAAC thấp hơn so với lãi suất cho vay của đối tượng khác (thường được giảm từ 1 – 3% năm so với các đối tượng vay khác).

2.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Quan niệm sai lầm về hoạt động tài chính vi mô

Hoạt động của ba mô hình tài chính vi mô trên đã cho thấy những khám phá quan trọng trong hoạt đông cung cấp dịch vụ tín dụng qui mô nhỏ mới xuất hiện trong vài năm qua Tuy nhiên, rất nhiều chương tín dụng không thành công như các tổ chức này bởi những quan niệm sai lêch khi dánh giá những hạn chế của người nghèo và các hoạt động kinh tế của họ Dưới đây là những quan niệm đó:

Một là, những người sản xuất kinh doanh nhỏ cần được quan tâm đến vì họ là những người nghèo Điều đó hoàn toàn sai lầm vì những người kinh doanh nhỏ rất giỏi trong nên kinh tế địa phương Họ thưởng là những người có nhiều năm kinh nghiệm buôn bán với quyết tâm và hết lòng vì công việc Họ rất nhạy bén trước sự biến động của giá cả và các nhân tố khác của thị trường Từ đó sử dụng hiệu quả những thông tin và nguồn lực hiện có để sản xuất kinh doanh hợp lí Tất nhiên những điều này chỉ đúng trong nền kinh tế địa phương mà thôi.

Hai là, các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ là thừa, nên được thay thế bằng các doanh nghiệp lớn sủ dụng nhiều nhân công Thực tế, nằm ngoài lề hệ thống tài chính chính thức, các cơ sở kinh doanh nhỏ vẫn tồn tại được và có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của địa phương, nhưng cần được cải thiện Những hoạt động kinh doanh nhỏ này chắc chắn được thực hiện một cách nghiêm túc.

Ba là, lãi suất cho vay người nghèo cần được bao cấp Đây chính là sai lầm nghiêm trọng nhất của hầu hết các tổ chức tài chính vi mô hiện nay Lãi suất của các tổ chức tài chính vi mô phải tính đến mọi khoản chi phí hoạt động để đạt được sự bền vững Các tổ chức cũng cấp nhiều khoản vay nhỏ kéo theo là các khoản tiết kiệm nhỏ và không thường xuyên sẽ phải chịu một chi phí giao dịch cáo hơn và tiếp theo họ phải áp dụng mức lãi suất thương mại cao hơn Nhờ có các khoản tài trợ của nước ngoài và vốn ưu đãi của chính phủ mà lãi suất này được giảm xuống đôi chút. Tuy nhiên, lãi suất của các tổ chức tài chính vi mô thượng thấp hơn nhiều mức trên thì trường chính thức và những nguồn vốn khác mà người nghèo có thể tiếp cận.

Bốn là, chỉ cung cấp các tín thôi sẽ là vô nghĩa Cần phải kết hợp với các hoạt động đào tạo, mở rộng thị trường và các dịch vụ khác Trên lý thuyết là như vây, người nghèo cần thêm nhiều sự giúp đỡ khác nhau nữa để cuộc sống của họ bớt khó khăn Do vậy sự kết hợp này dường như rất lý tưởng nhưng nó lại đòi hỏi những khoản tiền trợ cấp rất lớn và đã chứng tỏ rằng chúng không có khả năng bền vững. Ngân hàng Grameen và một số tổ chức khác đã sử dụng phương pháp ít phổ biến nhất nhưng đã chứng minh được rằng khách hàng có thể sử dụng khoản vay ít ỏi để bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hay để đầu tư cho cở sỏ sản xuất kinh doanh tăng khả năng sinh lời cung cấp các dịch vụ phục vu thị trường và các dịch vụ khác là điều rất quan trọng, nhưng điều cốt yếu nhất là phải quản lý một cách độc lập các chương trình nay.

Năm là, người nghèo không đáng tin cậy trong các hoạt động tín dụng Nhu cầu tiêu dùng của người nghèo rất cấp bách vì thế họ sẽ nhanh chóng sử dụng bất kì một khoản vay nào cho tiêu dùng Cho dù cấp bách đến đâu thì người nghèo vẫn phải tiết kiệm dù rât nhỏ Điều này đã được phân tích rât rõ ở trên Mặt khác, tỷ lệ hoàn trả rất cao của hàng triệu khách hàng tài chính vi mô đã chứng minh thực nghiệm người nghèo đáng tín cậy.

Sáu là, người nghèo không thể tiết kiệm Tỷ lệ tiết kiệm của người nghèo rất cao Theo báo cáo của nhiều tổ chức tài chính vi mô người nghèo có thể tiết kiệm cũng như sử dụng các dịch vụ tín dụng.

Bẩy là, nghèo đói đã gây ra ảnh hưởng méo mó rằng người nghèo không thể cái thiện điều kiện sống của họ Sự thành công đáng chú ý của các tổ chức tài chính cho vay hơn 100 triệu khách hàng trên khắp thế giới, mà đại đa số là những người sống dưới mức nghèo khổ đã chứng minh rằng khả năng của người nghèo có thể cải thiên điều kiện sống của họ bằng nỗ lực và sự khéo léo của chính họ.

Tại sao các dự án trên lại đi đến thất bại

 Đối với các tổ chức tài chính Khi các ngân hàng hay các tổ chưc tài chính thực hiên các hoat động tài chính vi thì họ thường:

- Tạo ra các trở ngại như yêu cầu phải có giấy đăng kí kinh doanh, có bảo đảm cá nhân, giấy chứng nhân sở hữu tài sản và các tài sản thế chấp khác thường là cản trở với các khách hàng tiềm năng.

- Không thân thiện với người nghèo Hầu hết người nghèo chưa bao giờ nói chuyện với các nhân viên ngân hàng hay bước vào ngân hàng.

- Chi phí để nhận được khoản vay quá cao vì người nghèo nhận được quá nhiều tài liệu, mất công đi lại nhiều lần và thời gian chờ đợi không biêt đến bao giờ mới nhận được tiền.

- Cung cấp tín dụng không thích hợp, không đáp ứng nhu cầu của người nghèo – chờ đợi quá lâu để được gia hạn tín dụng.

 Đối với các tổ chức xã hội:

- Nhân viên của các tổ chức này có kĩ năng giao tiếp tốt với người dân địa phương nhưng lại ít kinh nghiệm kinh doanh và thiếu khả năng để đưa ra những lời khuyên thích hợp, có lợi cho người dân.

- Mục tiêu kinh doanh và phúc lợi xã hội luôn lẫn lộn vì thế họ không biết họ là nhân viên xã hội hay nhân viên kinh doanh.

- Các dự thường quá phức tạp – tham gia vào cả việc phát triển thị trường hay lựa chọn kế hoạch sản xuât tập thể, không tâp trung vào nhóm đối tượng mà họ đang nhắm tới.

2.3 Bài học kinh nghiệm cho hoạt động tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam

Khi mới thành lập, tín dụng đối với người nghèo cần được hỗ trợ từ phía Nhà nước Tuy nhiên khi ngân hàng hay các tổ chức đã từng bước hoạt động ổn đinh thì dần dần tự chủ và ít phụ thuộc và ngân sách Nhà nước

Nhân rộng mô hình cho vay thông qua tổ nhóm tương hỗ nhằm tăng cường quản lý và giảm sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ lãi ngân hàng Tính liên đới trách nhiệm của các thành viên trong tổ, nhóm tương hỗ là công cụ hữu hiệu giúp ngân hang kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả đúng hạn Đồng thời coi trọng vai trò của phụ nữ trong việc vay vốn.

Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lượng phục vụ để thu hút tiền gửi tiết kiệm

Lãi suất cho dần chuyển sang cơ chế lãi suất thực dương phù hợp vơi điều kiện hoạt động thực tế Lãi suất đủ bù đắp chi phi và có lãi là cơ sở để tổ chức tài chính vi mô tồn tại và phát triển bền vững Đồng thời lãi suât phù hợp sẽ hạn chế một số vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Cơ chế cho vay đơn giản phù hợp với trình độ của người dân đia phương, nhanh gọn Song công tác kiểm tra, kiểm soát là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách.

Tóm lại, thực hiện công cuộc XĐGN ở mỗi nước đều có cach tiệp cận và thực hiện khác nhau, thành công của mỗi nươc đền băt đâu từ chính thực tiên của mỗi nước đó.

THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VI MÔ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY

Khái niệm tài chính vi mô

Tài chính vi mô được hiểu một cách chung nhất là việc cung cấp những khoản vay nhỏ( tín dụng vi mô) cho các gia đình nghèo để giúp họ tiến hành hoạt động sản xuất hoặc tăng cường các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ Theo thời gian hoạt động tài chính vi mô đã bao gồm các loại dịch vụ rộng hơn như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm… Khi người ta nhận ra rằng những người nghèo và rất nghèo không thể tiếp cận được các tổ chức tài chính có tính truyền thống sẽ cần đến sự đa dạng của những sản phẩm tài chính

Tín dụng vi mô bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980, tuy nhiên, từ 30 năm trước đó các hoạt động này đã manh nha hình thành ở Băng la det Brazil và một vài nước khác Đặc trưng của tín dụng vi mô là bằng sự tập trung vào nhóm khách hàng lựa chọn nguồn tín dụng không chính thức, tránh được sớm hơn những rủi ro có thể phát sinh so với những khoản vay nhằm mục đích phát triển Sự nhấn mạnh này thay đổi từ việc cung cấp các khoản vay có tính trợ cấp đến việc nâng cấp các chương trình mang tính định hướng thành việc xây dựng các tổ chức địa phương đủ điều kiện phục vụ người nghèo Tín dụng vi mô trở thành một khu vực riêng biệt phi lợi nhuận khởi điểm là tránh trở thành hoạt động chính sách công khai và hệ quả là không thực sự tiến hành tất cả các hình thức cho vay phát triển khác Hoạt động vi mô truyền thống tập trung vào việc cung cấp sản phẩm tín dụng được tiêu chuẩn hóa Cũng giống như bất kỳ ai khác, người nghèo cần phải sử dụng một loạt các công cụ tài chính để có thể tạo dựng tài sản, ổn định việc chi tiêu và tránh rủi ro Vì vậy, người ta phải xem xét đến việc mở rộng khái niệm tài chính vi mô Thách thức của chúng ta hiện nay là phải tìm ra phương pháp hợp lý và hoàn chỉnh để đưa ra được một danh mục phong phú hơn về các sản phẩm tài chính vi mô.

Khách hàng truyền thống của tài chính vi mô là những người có thu nhập thấp không có khả năng tiếp cận các tổ chức tài chính chính thức, điển hình là những lao động tự do và thường là các hộ kinh doanh cá thể Ở khu vực nông thôn, họ thường là nông dân và những người kinh doanh nhỏ lẻ như những người chế biến thức ăn và mua bán vặt… Ở khu vực thành thị, hoạt động tài chính vi mô đa dang hơn,khách hàng có thể là các chủ cửa hiệu, nhà cung cấp dịch vụ, nghệ nhân, người bán hàng rong… Nói chung, khách hàng của hoạt động tài chính mô là những người nghèo và những người sống phụ thuộc vào nguồn thu nhập cố định.

Việc tiếp cận với các tổ chức tài chính chính thức có tính truyền thống, vì nhiều lý do, có liên quan đến thu nhập; người càng nghèo thì càng ít cơ hội để tiếp cận Mặt khác, người càng nghèo thì càng sự chuẩn bị các nguồn tài chính chính thức có thể không đáp ứng một cách hợp lý các nhu cầu tài chính nhất định hoặc có thể loại trừ người đó Những cá nhân bị loại trừ và khu vực thị trường không được phục vụ là khách hàng của tài chính vi mô.

Khi chúng ta mở rộng khái niệm về các loại dịch vụ tài chính vi mô, thì trường tiềm năng về khách hàng của tài chính vi mô cũng được mở rộng chẳng hạn, tín dụng vi mô có thể có thị trường rộng lớn hơn, những liệt kê về các dịch vụ tài chính gồm nhiều loại sản phẩm tiết kiệm, thanh toán và dịch vụ gửi tiết kiệm, thanh toán và dịch vụ gửi tiền, các sản phẩm bảo hiểm…

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có các khái niệm tài chính vi mô khác nhau được sử dụng ở Việt Nam trên ba giác độ: nhóm mục tiêu, quy mô khoản vay và tiền gửi và cơ chế sử dụng để cung cấp dịch vụ tới khách hàng.

Hoạt động tài chính vi mô ở nông thôn Việt Nam

Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, cùng với chào lưu chung của thế giới, tài chính vi mô bắt đầu du nhập vào Việt Nam Cho đến đầu thập niên 90 , loại hình tài chính vi mô theo hướng thể chế xuất hiện đó là Quỹ Tình Thương( T.Y.M) ở Hà Nội và Quỹ CEP- trợ vốn cho các đối tượng công nhân viên chức nghèo và dân nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh.

Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và đặc biệt trầm trọng ở các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Cao Nguyên Trung Bộ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của các hộ gia đình ở nông thôn là thiếu vốn để sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình Cung cấp dịch vụ tài chính là giải pháp quan trọng giúp các hộ gia đình giảm nghèo một cách bền vững Theo cách phân loai phổ biến hiện nay, hoạt động tài chính vi mô tại ViệtNam được chia làm ba khu vực: khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực không chính thức dựa trên tiêu chí tư cách của tổ chức thực hiện hoạt động tài chính vi mô và cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động này:

- Khu vực tài chính chính thức bao gồm các tổ chức tín dụng chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng ( riêng các QTDND còn được điều chỉnh bởi Luật Hợp Tác Xã) và đăt dưới sự quản lý và giám sát của Ngân Hàng Nhà Nước. Các Ngân Hàng thương mại , ngân hàng chính sách và các tổ chức tín dụng hợp tác là các tổ chức tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực này.

- Khu vực tài chính bán chính thức: là những tổ chức không phải là ngân hàng nhưng đang có hoạt động tài chính vi mô phục vụ các thành viên nghèo của tổ chức mình như Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông Dân Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động….và các NGOs quốc gia và quốc tế được phép hoạt động tại Việt Nam.

- Khư vực tài chính không chính thức bào gồm các quan hệ vay mượn từ bạn bè, họ hàng, người chuyên cho vay lãi…

Như vậy cách phân loại “ chính thức”, “ bán chính thức” hay “ không chính thưc” có ý nghĩa quy chiếu về cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức và quản lý trong từng khu vực, không bao hàm cách đánh giá về tính chất và quy mô hoạt động của mỗi khu vực tài chính đã nêu Hơn nữa trong cách phân loại cho thấy sự quy chiếu này là hàm ý đối với quy định của Luật các Tổ Chức tín dụng và các văn bản có liên quan về tổ chức và hoạt động ngân hàng khi với những tổ chức hoàn toàn đều dưới sự điều chỉnh của Luật các TCTD được xếp vào khu vực chính thức, những tổ chức tín có hoạt động tài chính vi mô, được điều chỉnh bởi một số quy phạm khác nhưng chưa xác định rõ có chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD hay không được xếp vào khu vực bán chính thức và không chính thức

Mỗi khu vực có qui mô hoạt động khác nhau, sự phân tích cơ chế hoạt động của mỗi khu vực sẽ cho thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động tài chính vi mô cho người nghèo ở Việt Nam

Biểu đồ 2: Hệ thống dịch vụ tài chính nông thôn

N H nư ớc ng oà i v à li ên do an h

NHTMCP TM C PN T TM C P đô thị H TX Sả n x uấ t V iệt na mTCXH Phi chính thứcPhi điều tiết

C LB T ín D ụn g TK & TD H iện vậ t C ho va y Tư nh ân

Hộ gia đình và doanh nghiệp nông thôn N ướ cn go àiUBND

2.2 Khu vực tài chính chính thức

2.2.1 Ngân hàng Chính Sách Xã Hội

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo.

Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

2.2.1.2 Mục tiêu, nguồn vốn và lãi suất

NHCSXH là tổ chức phi lợi nhuận, mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo , nhưng NHCSXH không đưa ra tiêu chí cho riêng để xác định của Chính Phủ Điều kiện để cho vay là người đi vày phải là các hộ thuộc diện hộ nghèo Các tiêu chí để xác định hộ nghèo do Bộ Lao Động – Thương binh xã hội xây dựng.

Vào cuối năm 2003, tổng nguồn vốn của NHCSXH là 10.525.000 triệu đồng trong đó 6.045.928 triệu đồng( 57%) được vay từ ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại nguồn tiết kiệm huy động được chỉ chiếm 13,3% điều này có nghĩa là NHCSXH chưa thể huy động nguồn tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu vốn của họ Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn của NHCSXH ước đạt 35.951 tỷ đồng , gấp 5 lần so với khi nhận bàn giao và đến 30/6/2008 tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 45.000 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với cuối năm 2002.

Trước tháng 10/1999, lãi suất cho vay mà NHCSXH áp dụng là 0,8%/tháng, sau tháng 10/1999 là 0,7%/tháng và từ năm 2001 là 0,5%/tháng, mức lãi suất này thấp hơn rất nhiều so với mức lãi suất 1%/tháng của ngân hàng nông nghiệp với mức lãi suất như vậy, NHCSXH khó có thể đạt được vị trí bền vững về tài chính và vì vậy hàng năm chính phủ phải bù đắp cho sự thiếu hụt này.

2.2.1.3 Kết quả đạt được sau 5 năm hoạt động

Qua 5 năm hoạt động, NHCSXH đã hình thành hệ thống mạng lưới rộng khắp từ Trung ương đến địa phương với 65 chi nhánh cấp tỉnh và sở giao dịch cấp huyện;601 phòng giao dịch cấp huyện, 8.649 điểm giao dịch cấp xã Hoạt động của NHCSXH đang từng bước được xã hội hóa, ngoài số cán bộ trong biên chế đang thực hiện nhiệm vụ trong hệ thống NHCSXH từ trung ương đến tỉnh, huyện còn có sự phối hợp chặt trẽ với các hội, đoàn thể ( Hội phụ Nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh Niên), thực hiện nghiệp vụ ủy thác cho vay vốn thông qua trên 240 ngàn tổ tiết kiệm và vay vốn tại khắp thôn bản trong cả nước với hàng trăm cán bộ không biên chế đang sát cánh cùng NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính Phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tổng kết 5 năm hoạt động của NHCSXH đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo ra thế và lực bước đầu rất quan trọng, đặt nền móng vững chắc cho những bước đi tiếp theo; thực sự đã là một công cụ tài chính của Nhà Nước, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội Những đóng góp đó là:

Thứ nhất, thực hiện nghị định 78 NHCSXH đã tập trung mọi nguồn lực để tăng nhanh quy mô tín dụng chính sách xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn:

Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô

Khuôn khổ pháp lý là một trong những điêù kiện hết sức quan trọng đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ nói chung và các tổ chức tài chính vi mô nói riêng Có thể nói rằng các tổ chức tài chính vi mô chỉ có thể hoạt động an toàn lành mạnh và phát triển bền vững khi chúng được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật phù hợp với đặc thù của tài chính vi mô

Tính chất chính thức hay bán chính thức của hoạt động tài chính vi mô là xét về mặt tổ chức và cơ sở pháp lý, không xét về mặt nội dung hoạt động bởi nội dung hoạt động phải được hiểu thống nhất cho dù chủ thể thực hiện là ngân hàng thương mại hay một NGO Như vậy, cần phải làm rõ được hoạt động tài chính vi mô là một hoạt động riêng, độc lập hay là một trong những hoạt động ngân hàng thì mới có thể giải được bài toán về mô hình cũng như là cơ sở pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô Trong quá trình xây dựng chế định về vấn đề này đang có sự lúng túng trong việc xác định phạm vi, tính chất hoạt động cũng như xác định mô hình tổ chức tài chính vi mô và có nhiều quan điểm về vấn đề này:

-Từ những tranh luận trong cách hiểu về hoạt động tài chính ngân hàng là tất cả các hoạt động về tiền gửi, sử dụng tiền đó để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán hay chỉ là một trong các họat động đó, hoạt động TCVM cũng đang đứng giữa sự khẳng định hay không khẳng định là hoạt động ngân hàng Mặt khác,nếu đặt giả thiết những tổ chức tiến hành các hoạt động này sẽ được ngân hàng nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý cấp giấy phép hoạt động ngân hàng như một tổ chức không phải tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng thì cũng không phù hợp với những điều kiện đặt ra trong luật các TCTD Trong các loại hình TCTD thì không có loại hình TCVM nếu xây dựng mô hình tổ chức tài chính vi mô theo một trong những loại hình TCTD hiện thời thì không khả thi vì mô hình tổ chức và các quy định áp dụng cho TCTD hiện nay không phù hợp với quy mô và đặc điểm của hoạt động tài chính vi mô Trên thực tế hoạt động TCVM được thực hiện dưới dạng các chương trình do các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ cấp tỉnh, huyện…là các đơn vị không có tư cách pháp nhân thực hiện Do đó không thể áp dụng các quy định của luật TCTD về cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho tổ chức TCVM.

- Nếu cho rằng đây là lĩnh vực riêng biệt, do những tổ chức riêng biệt thực hiện,do đó cần xây dựng một khung pháp lý riêng biệt thì cũng không hợp lý vì như trên đã để cập, chúng ta đang đi tìm lời giải cho một trong ba khu vực của TCVM Nếu khu vực chính thức và bán chính thức được xác định như một lĩnh vực độc lập thì khu vực chính thức và phi chính thức được xác định với tư cách nào? Phải chăng vấn đề TCVM có thể phân lập thành nhiều khu vực?

- Nhưng cũng có quan điểm cho rằng khu vực chính thức và không chính thức như cách phân biệt trên thì đều có cơ sở pháp lý nhất định để thực hiện( tổ chức tín dụng hoạt động TCVM với ý nghĩa là hoạt động ngân hàng tuân thủ các quy định của Luật các TCTD , quan hệ vay mượn qua bạn bè, họ hàng được thực hiện như một quan hệ vay mượn dân sự và tuân theo qui định của pháp luật dân sự), vậy với những tổ chức cũng đang thực hiện việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo như các tổ chức phi chính phủ nước ngoài,các đoàn, hội, đội… trong nước và nước ngoài….trong nước hoàn toàn có thể điều chỉnh một cách độc lập.

Như vậy hoạt động TCVM không chỉ là hoạt động ngân hàng và không chỉ nằm trong sự quản lý của cơ quan chức năng về hoạt động ngân hàng Để có thể xây dựng được một khung pháp lý cụ thể về vấn đề cần có sự đánh giá cụ thể và tách bạch về hai nội dung chủ yếu sau:

Về hoạt động: ở mức độ khái quát cho phép nhận dạng các khâu tài chính trong hệ thống tài chính ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường bao gồm: ngân sách nhà nươc, tín dụng, bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư và tài chính của các tổ chức phi kinh doanh Trong khâu tài chính này,có thể có những khâu thực hiện các hoạt động về TCVM Chẳng hạn như là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội; các hoạt động cho vay, tương trợ trong dân cư; các quan hệ tài chính phát sinh trong hoạt động của các tổ chức phi kinh doanh phổ biến mang tính chất bổ trợ các hoạt động chính, nhằm tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động chức năng được nhà nước quy định hoặc thừa nhận; hoặc việc các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay người nghèo……

Về tổ chức: trong khi cung ứng tài chính là một lĩnh vực rất rộng, việc căn cứ vào đối tượng được phục vụ để đánh giá hoạt động TCVM dẫn đến viếc có rất nhiều tổ chức đã, đang và sẽ hoạt động tài chính vi mô Chính vì vậy, việc xây dựng một khung pháp lý riêng về TCVM,trong đó bao gồm các quy định về hoạt động và tổ chức sẽ là không hợp lý Với mục tiêu quy chuẩn hóa hoạt động của NGOs đang hoạt động cho vay, tài trợ cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như hiện nay, trước hết cần xây dựng khung pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính các tổ chức đó Trên cơ sở đó mới có thể đề ra được các quy định về việc các tổ chức này có được cung ứng các dịch vụ tài chính cho người nghèo hay không và cung ứng như thế nào

Nhìn ra một số nước như Campuchia, Bangladesh, Philipin, Indonesia hay Uganda nhưng nơi hiện đang thực hiện các hoạt động TCVM mạnh cũng không có sự nhất quán trong việc xây dựng quy chế tài chính vi mô TCVM không được đưa ra một định nghĩa rõ ràng( Bangladesh) hay chỉ đơn thuần là một sự liệt kê các dịch vụ tài chính mà tổ chức hoạt động TCVM cung cấp( Campuchia, Philipin…) Theo đó, việc định nghĩa như thế nào là tổ chức TCVM cũng không rõ ràng, không có định nghĩa cụ thể về các tổ chức TCVM mà chỉ đề cập đến tính chất của các hoạt động TCVM ( campuchia) hay lại là sự liệt kê các dịch vụ tài chính mà tổ chức nào cung cấp các dịch vụ này được xem là tổ chức TCVM(chẳng hạn ở Băngladesh, tổ chức TCVM thông thường là tổ chức được nhận tiền gửi từ các thành viên để cấp tín dụng hoặc các dịch vụ tài chính khác cho thành viên là những người nghèo và không có ruộng đất)

Rõ ràng nếu chúng ta xây dựng một khuôn khổ pháp lý riêng cho khu vựcTCVM bán chính thức, vô hình chung chúng ta sẽ bị loại trừ hai khu vực TCVM còn lại, hay nói cách khác là cùng một nội dung về TCVM nhưng được đề cập và quản lý ở mảng khác nhau Vấn đề giờ đây là cần thống nhất về mặt quản lý và xây dựng cơ sở pháp lý:

- Nếu nhằm mục tiêu thống nhất về mặt tổ chức thì chỉ có một hệ thống tổ chức TCVM được tiến hành các hoạt động vi mô, ngoài hệ thống này không một đối tượng nào khác được thực hiện hoạt động tài chính vi mô, ngoài hệ thống này không một đối tượng nào khác được thực hiện hoạt động TCVM.

- Nếu nhằm mục tiêu thống nhất về mặt hoạt động thì bất kỳ một đối tượng nào khi thực hiện các hoạt động tài chính vi mô phải tuân thủ các quy định chung. Đó có thể là về giấy phép, về mức vốn, thời gian hoạt động, hoạt động thông tin, báo cáo, chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền… Hoạt động tài chính vi mô có thể do tổ chức chuyên hoạt động TCVM đảm nhiệm hoặc là một trong những lĩnh vực mà một tổ chức hoạt động đa lĩnh vực có thể thực hiện

Do có nhiều đối tượng có thể trở thành tổ chức TCVM trong khi hoạt động TCVM xét ở khía cạnh đối tượng phục vụ cũng khá đa dạng nên chúng ta sẽ quản lý vấn đề này một cách độc lập về tổ chức và hoạt động Cơ quan chức năng sẽ quản lý về mặt tổ chức và hoạt động Khi các đối tượng này tiến hành việc cung ứng dịch vụ tài chính cho người nghèo, tùy thuộc vào việc các dịch vụ này thuộc lĩnh vực ngân hàng hay dân sự mà các quy định pháp luật tương ứng được áp dụng Khi chưa tách bạch được hoạt động TCVM là một hoạt động riêng biệt, độc lập thì chưa thể xây dựng một quy chế riêng biệt, độc lập cho hoạt động này. Ở các nước, sự quản lý của Ngân hàng trung ương đối với hoạt động TCVM là rất khác nhau, có nước không quản lý, có nước quản lý bằng cách cấp giấy phép hoạt động ngân hàng có hạn chế, có nước ban hành các quy định pháp lý ngoài luật ngân hàng áp dụng riêng cho các tổ chức TCVM Ở Việt Nam, với những nội dụng đã phân tích ở trên và để có thể đáp ứng yêu cầu cần thiết hiện nay là phải có cơ sở pháp lý cho hoạt động của khu vực TCVM bán chính thức, có thể giải quyết theo hướng xem hoạt động TCVM của khu vực này như hoạt động ngân hàng của các tổ chức không phải tổ chức tín dụng Điều này xuất pháp từ các lý do cũng như đáp ứng được các mục tiêu sau:

- Về điều kiện: để được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện như hoạt động ngân hàng là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính, có đủ vốn, điều kiện vật chất phù hợp với yêu cầu của hoạt động ngân hàng, có phương án kinh doanh khả thi về hoạt động ngân hàng( khoản 2 điều 22 luật Các TCTD)

- Về tính chất hoạt động: hoạt động TCVM là mô hình gắn tín dụng với tiết kiệm, tuy ở quy mô nhỏ nhưng có thể coi là hoạt động ngân hàng khi trong bản thân các nghiệp vụ của hoạt động này ( như cho vay, huy động vốn…) có thể tiềm ẩn những rủi ro và cần sự điều tiết của một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Chương trình tiết kiệm và tín dụng thông qua các tổ chức xã hội cần áp dụng rộng rãi

Mặc dù các tổ chức xã hội đã tham gia các hoạt động tín dụng và tiết kiệm trong một thời gian dài, song các tổ chức này chưa có một chiến lược để thực hiện các chương trình của riêng họ nhằm mục tiêu cải thiện mức sống và vị trí xã hội của các thành viên, các tổ chức xã hội cần thực hiện hai giải pháp chính sau đây: Một là tăng cường mối liên kết giữa người nghèo với các định chế tài chính chính thức.

Hai là mở rộng các chương trình tín dụng và tiết kiệm của chính mình để huy động và hình thành quỹ nội bộ cho vay thành viên.

HPN và Hội nông dân cần xem xét lại và hoàn thiện cơ cấu tổ chức các tổ chức xã hội có tham gia hoạt động tiết kiệm và tín dụng cần tập hợp nhằm đưa ra ý kiến chung cũng như thiết lập mối quan hệ liên kết với các định chế tài chính chính thức.Các tổ chức này cũng cần thành lập một ban/bộ phận chuyên trách về tín dụng trong cơ cấu tổ chức mình và tiến hành tổ chức lại các hoạt động hiện tại trong lĩnh vực này một cách có hệ thống,đồng thời tiến hành đào tạo các nhân viên ở các vị trí tương ứng.

Mở rộng các chương trình tín dụng và tiết kiệm Để cải thiện khả năng tiếp cận, các chương trình tín dụng của các tổ chức xã hội cần phải tăng cường năng lực quản lý, giám sát Cán bộ cấp cơ sở cần phải được đào tạo cơ bản về các nghiệp vụ nhóm tín dụng và tiết kiệm, hoạt động tư vấn cho các nhóm, nhận biết các cơ hội kinh doanh,các hoạt động phát triển doanh nghiệp vi mô, những khó khăn trong quá trình sản xuất mà họ có thể điều chỉnh một cách tốt nhất với những thay đổi của thị trường.

Tổ chức xã hội cũng nên tăng cương năng lực trong việc thành lập nhóm và lựa chọn nhóm trưởng trong các nhóm hiện có cũng như mới thành lập.

Thực hiện các chương trình của Chính phủ

Trong khung chính sách chung về phát triển nông thôn và giảm nghèo, cần lưu ý tới những trường hợp cá biệt Ở Việt Nam, cần chú ý tới khó khăn khi triển khai mở rộng các dịch vụ ở miền núi và nên phát triển thành một chương trình tín dụng hoạt động riêng biệt tuy nhiên, chi phí giao dịch cao khi cung cấp dịch vụ tới các vùng này kéo theo là mức độ bao câp phải được làm rõ Cùng với việc tiếp tục củng cố khu vực tài chinh chính thức nói chung , cần hoàn thiện môi trường thuận lợi choTCVM, theo đó cần phải giảm dần vài trò của bao cấp chính phủ, tăng dần cách tiếp cận thương mại và nâng cao vị thế của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính và khả năng của họ

Xây dựng năng lực pháp lý cho khu vực tài chính bán chính thức

Xây dựng Bộ quy tắc chuẩn mực về TCVM Để khắc phục những hạn chế về tính không đồng nhất, tản mạn của các chương trình TCVM thuộc khu vực bán chính thức, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức xã hội, tổ chức chính phủ nên xây dựng Bộ quy tắc chuẩn mực của Việt Nam về TCVM Mục tiêu đầu tiên của bộ chuân mực là nhằm xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn cho hoạt động tài chính vi mô, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách lâu dài và bền vững Bộ chuẩn mực này sẽ bao trùm các lĩnh vực tổ chức, hoạt động, tài chính và báo cáo, tiến tới chấp nhận tài chính vi mô như một khu vực tài chính chính thức trong hệ thống tài chính Các tổ chức tài trợ quốc tế tài trợ cho hoạt động tài chính vi mô và các Chính phủ tiếp nhận viện trợ bảo đảm áp dụng các thông lệ tốt nhất trong việc thiết kế các chương trình tài chính vi mô và phải đặt mục tiêu bền vững lên hàng đầu từ giai đoạn đề xuất dự án Việc hình thành các chuẩn mực sẽ cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động, nâng cao tinh thần trách nhiệm và khuyến khích các chương trình tài chính vi mô liên tục hoạt động của mình Việc xây dựng các chuẩn mực cũng sẽ làm cho hoạt động TCVM của khu vực này trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà tài trợ.

Thành lập nhóm về hoạt động TCVM thuộc ngân hàng Nhà nước Ngân hàng nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động TCVM. Cách tốt nhất mà Ngân hàng nhà nước có thể góp phần phát triển TCVM là thông qua việc ban hành các quy định về công tác giám sát để khuyến khích việc thành lập các tổ chức TCVM và tạo điều kiện cho các chương trình tài chính vi mô ở khu vực bán chính thưc được cấp phép hoạt động Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nươc có thể thúc đẩy hoạt động của khu vực này thông qua các hoạt động hỗ trợ các dự án thí điểm , tiến hành nghiên cứu, thu thập và công bố thông tin Để thực hiện các hoạt động trên rõ ràng cần thành lập nhóm chuyên trách về hoạt động TCVM thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Tạo lập khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt động tài chính vi mô Kinh nghiệm của một số nước về tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TCVM cho thấy, có 3 phương án có thể lựa chọn để xây dựng quy chế: tổ chức TCVM áp dụng Luật các tổ chức tín dụng thì phải xem các tổ chức tai chính vi mô hoặc cho phép tự quản nếu sử dụng Luật các TCTD thì phải xem các tổ chức tai chính vi mô hoạt động như một ngân hàng thương mại ( huy động tiết kiệm và cho vay như các định chế tài chính khác) Một phương án khác là sử dụng Luật các TCTD nhưng cho phép tổ chức TCVM có những ngoại lệ nhất định Phương án thư ba là sử dụng một quy chế riêng đối với tổ chức TCVM trong đó xét đến sự khác biệt giữa các tổ chức TCVM và ngân hàng thương mại phương pháp thứ ba là ban hành Nghị định riêng về hoạt động TCVM là phù hợp hơn cả.

Ngày đăng: 07/07/2023, 13:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w