1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xã hội học đại cương làm rõ mối quan hệ giữa hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội

18 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Không ai có thể sống độc lập bên ngoài mối liên hệ vớinhững người khác vì thế liên hệ xã hội là nền tảng cuộc sống của con người, mọi các nhân đều có mối liên hệ với người khác, những qu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài thảo luận:Làm rõ mối quan hệ giữa hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Liên Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Lớp học phần: 2259TLAW0111

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cơ sở của đời sống xã hội con người bởi nó thiết lập mối quan hệ giữa con người và xã hội

Mọi người chung sống với nhau tạo thành mối quan hệ xã hội, tồn tại và phát triển như một thực thể xã hội Không ai có thể sống độc lập bên ngoài mối liên hệ vớinhững người khác vì thế liên hệ xã hội là nền tảng cuộc sống của con người, mọi các nhân đều có mối liên hệ với người khác, những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, v.v Mọi sự vật và hiện tượng trong xã hội đều có những mối liên hệ với nhau được gọi là quan hệ xã hội

Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội Những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch định Những tương tác này phải có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác Nói cách khác, các chủ thể hành động trong mô hình tương tác này phải đạt được một mức độ tự động hóa nhất định nào đó Tương tác xã hội lần lượt hình thành cơ sở của hành động xã hội Vì vậy hôm nay nhóm 6 sẽ làm rõ mối quan hệ giữa hành động xã hội, tương tác xã hội và quan hệ xã hội.

Trang 3

1.1 Khái niệm hành động xã hội 3

1.2 Cấu trúc của hành động xã hội 4

1.3 Phân loại hành động xã hội: 4

2, Tương tác xã hội 7

2.1 Khái niệm tương tác xã hội 7

2.2 Các lý thuyết tương tác xã hội: 7

2.3 Các loại hình tương tác xã hội: 8

3 Quan hệ xã hội 9

3.1 Khái niệm 9

3.2 Ví dụ 10

3.3 Phân loại 10

II, MỐI QUAN HỆ GIỮA HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI - TƯƠNG TÁC XÃ HỘI - QUAN HỆ XÃ HỘI 12

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

I, LÝ THUYẾT CHUNG 1, Hành động xã hội

1.1 Khái niệm hành động xã hội

Hiện thực xã hội là khách thể chung của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn Để tự xác định bản sắc của mình, mỗi ngành phải tìm thấy lát cắt đối tượng nghiên cứu của bản thân từ cái khách thể chung đó Một trong những cách thức xác định lát cắt tiếp cận xã hội học là xem đối tượng nghiên cứu cơ bản của nó là hành động xã hội.

Hành động xã hội đã được đề cập đến trong hàng loạt lý thuyết xã hội học của nhiều nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới (Pareto, Weber, Znaniecki, G Mead, Parsons…) Những lý thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội của con người.

Trên phương diện triết học, hành động xã hội chính là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề xã hội Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức và các đảng phái chính trị.

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt về hành động xã hội nhưng ở đây cần thống nhất nhận thức về hành động xã hội theo lý thuyết của nhà xã hội học Weber được hiểu là hành vi mà chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ quan nhất định, hướng đến người khác, có tính đến cách thức thực hiện hành động.

Ví dụ Trong giờ thảo luận, sinh viên A giơ tay đặt câu hỏi cho nhóm , thuyết trình Đây là hành động xã hội vì A có động cơ rõ ràng là đặt câu hỏi thảo luận cho một đối tượng cụ thể, để tranh biện hoặc giải đáp cho khúc mắc của bản thân.

Tuy nhiên, cần phân biệt giữa hành động xã hội và hành động vật lý - bản năng - là những hành động không mang hoặc rất ít mang tính xã hội và không bị sự chi phối của ý thức.Theo Parsons, hành động xã hội khác với hành động vật lý, hành động bản năng sinh học ở chỗ nó bị điều chỉnh bởi hệ thống biểu tượng mà các cá nhân sử dụng trong các tương tác hàng ngày như hệ thống ngôn ngữ, giá trị…

Trang 5

Ví dụ, Một người bị mắng và khóc Đây không phải hành động xã hội vì đây là hành động bản năng, cơ học, không có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác.

1.2 Cấu trúc của hành động xã hội

Trong mỗi hành động xã hội bao giờ cũng được cấu thành từ các yếu tố chủ quan và khách quan Hành động xã hội bao gồm nhiều thành tố, giữa các thành tố trong cấu trúc hành động xã hội có mối liên quan hữu cơ với nhau và được biểu diễn theo sơ đồ sau:

-Trong đó:

+ Nhu cầu, động cơ: Là yếu tố nằm bên trong chủ thể, là khởi điểm của hành động xã hội, là động cơ thúc đẩy hành động Động cơ là thành tố đầu tiên trong cấu trúc của hành động xã hội và là nguyên nhân của hành động xã hội.

+ Chủ thể hành động: Là chủ nhân của hành động xã hội, yếu tố trung tâm, quyết định hành động xã hội Chủ thể hành động có thể là cá nhân, tổ chức nhóm xã hội, cộng đồng xã hội, toàn thể xã hội.

+ Hoàn cảnh (môi trường) của hành động: Là những điều kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần, bối cảnh xã hội của hành động Môi trường tác động rất rõ đến hành động, khiến nhiều nhà xã hội học gọi đó là sự kiềm chế thực tế.

+ Công cụ, phương tiện: Là những yếu tố vật chất hay tinh thần mà chủ thể lựa chọn để thực hiện hành động của mình, là những yếu tố chủ thể hành động sử dụng để thực hiện hành động

+ Mục đích đạt được: Là kết quả đạt được sau hành động, thỏa mãn nhu cầu của hành động xã hội Mục đích là kết quả của hành động xã hội, thường gắn với nhu cầu nhưng không phải hoàn toàn thống nhất với nhu cầu.

1.3 Phân loại hành động xã hội:

-Theo Pareto, hành động xã hội được phân loại theo mức độ ý thức của hành động:

Trang 6

+ Hành động logic: Là những hành động được thực hiện một cách logic cả về quy trình lẫn công cụ, phương tiện thực hiện để đạt mục đích của chủ thể Đó là những hành động được chủ thể tính toán khoa học trên cơ sở hội tụ đầy đủ các yếu tố chủ quan và khách quan

Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu khoa học

+ Hành động không logic: Là những hành động mang tính bản năng, tự phát, không ý thức, không tuân theo trật tự logic Là tập hợp các bản năng, ham muốn,… cố hữu của con người hình thành nền tảng tâm lý bền vững quy định hành động của họ

Ví dụ: Những tên biến thái, tội phạm hiếp dâm thường hành động với sự dẫn dắt của bản năng tình dục mà không có ý thức, suy nghĩ.

Pareto cho rằng bất kỳ chủ thể hành động nào cũng có cả hành động logic và hành động không logic Trong đó hành động không logic là cốt lõi, cơ sở của mọi quá trình xã hội.

+Theo Weber, hành động xã hội được phân loại theo động cơ: + Hành động duy lý – công cụ: Là hành động mà chủ thể phải suy nghĩ, tính toán, cân nhắc kỹ càng khi tiến hành hành động Là loại hành động có sự can thiệp bởi lý trí

Ví dụ: Bà Đặng Thùy Trang trước khi đưa ra hợp đồng vay nợ với Thùy Tiên đã chủ động cân nhắc.

+ Hành động duy lý giá trị: Là hành động được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân) Bản chất hành động này có thể nhắm vào mục đích phi lý nhưng được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý.

Ví dụ: Nhóm tín đồ Tân Thiên Địa Hàn Quốc thường xuyên rao giảng về ngày tận thế, tổ chức những buổi cầu nguyện để sống sót trong ngày này Mục đích của hành động này là phi lý, tuy nhiên hình thức tổ chức và giảng dạy lại duy lý.

+ Hành động duy cảm: Là hành động phát ra từ các trạng thái cảm xúc, tình cảm bột phát Những hành động này thường thiếu hoặc không có sự cân nhắc, tính toán về quan hệ giữa công cụ, phương tiện thực hiện và mục đích của hành động.

Ví dụ: Vụ án thanh niên giết người yêu ở Bắc Giang, đây là hành động xuất phát từ sự tức giận, xấu hổ khi bị lừa dối và chế nhạo, thiếu đi sự cân nhắc về tính đúng đắn và hợp pháp của hành động.

Trang 7

+ Hành động duy lý – truyền thống: Là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán đã được truyền lại từ đời này sang đời khác.

Ví dụ: “ông bà ta có câu: Lá lành đùm lá rách”,… + Phân loại theo định hướng giá trị (theo Parsons):

+ Hành động toàn thể - bộ phận: Dạng hành động này thể hiện khi chủ thể lựa chọn yếu tố môi trường cụ thể, đặc thù hay lựa chọn quy định chuẩn mực

Ví dụ: học sinh không mở tài liệu vì đó là quy định phòng thi, nhưng khi có người mở tài liệu học sinh ấy có thể lựa chọn mở vì có những người xung quanh cũng đang mở tài liệu.

+ Hành động đạt tới – có sẵn: Dạng hành động này biểu hiện ở chỗ các chủ thể hành động có định hướng, tức là có tính đến đặc điểm môi trường xung quanh hoặc bản thân mình

Ví dụ: Học sinh ở nhà với bố mẹ có thể rất ngoan hiền nhưng tới gặp bạn bè thì quậy phá nghịch ngợm Đó là vì học sinh này nhận thức được sự khác biệt trước đối tượng giao tiếp.

+ Hành động cảm xúc – trung lập: Dạng hành động này thể hiện ở sự định hướng để thỏa mãn nhu cầu trước mắt hoặc lâu dài nhưng quan trọng Đây là hành động mà chủ thể bị tác động hay chi phối của yếu tố bên ngoài hoặc lập trường của chủ thể

Ví dụ: Học sinh đang học bài thì được bạn rủ đi chơi Học sinh phải lựa chọn đi chơi hoặc từ chối và tiếp tục học.

+ Hành động đặc thù – phân tán: Dạng hành động theo cặp khả năng này biểu hiện ở chỗ chủ thể có thể định hướng hành động của mình theo môi trường xung quanh hoặc theo đặc điểm riêng của cá nhân mình

Ví dụ: Sinh viên đi học có thể lựa chọn mặc hay không mặc đồng phục trường.

+ Hành động định hướng cá nhân – định hướng nhóm: Dạng hành động này thể hiện ở chỗ chủ thể thực hiện hành động vì lợi ích cá nhân hay có tính đến lợi ích của nhóm.

Ví dụ: Một doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng với chi phí thấp để thu nhiều lợi nhuận đồng thời làm giàu cho đất nước.

Trong hành động, con người luôn có những động cơ thúc đẩy và có ý thức về kết quả diễn ra: đó là hành động có chủ định Nhưng trong thực tế, nhiều khi chung đem đến những hậu quả không chủ định, không phù hợp với mong đợi của chủ thể, là vì khi đặt mục đích cho hành động người ta bị phụ thuộc nhiều vào sự nhận định chủ quan.

Trang 8

2, Tương tác xã hội

2.1 Khái niệm tương tác xã hội

Trong xã hội con người không thể sống một mình không tương tác với thế giới Mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ trở thành hoạt động xã hội khi nó nằm trong một số mối quan hệ giữa các chủ thể hoạt động và thông qua các mối quan hệ đó Chính những tác động ảnh hưởng lẫn nhau của con người với thế giới xung quanh với nhiều hình thức, hoạt động, dáng vẻ tạo ra một hệ thống tương quan xã hội mà con người chịu ảnh hưởng, tác động lẫn nhau bởi những vai trò, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình trong môi trường ấy.

Như vậy, có thể hiểu tương tác xã hội là quá trình hành động và hành động đáp trả của chủ thể này với chủ thể khác Tương tác xã hội là hình thức giao tiếp xã hội hay trao đổi giữa cá nhân và các cộng đồng, trong đó mối quan hệ qua lại của chúng được thưc hiện, hành động xã hội được diễn ra và được sự thích ứng của một hành động này với một hành động khác, qua đó cũng tìm thấy cái chung trong sự hiểu biểt tình huống, ý nghĩa hành động, nhằm đạt được mức độ hợp tác nhất định hoặc sự đồng tình giữa chúng.

Ví dụ: Khi làm bài thảo luận môn Xã hội học, mọi người trong nhóm cùng bày tỏ, trao đổi và bàn luận ý kiến với nhau để thống nhất bài thảo luận đó gồm có những nội dung gì, sẽ trình bày như nào và sẽ thuyết trình ra sao là một tương tác xã hội.

2.2 Các lý thuyết tương tác xã hội:

Lý thuyết tương tác biểu trưng còn được gọi là tương tác tượng trưng, một trong những lý thuyết về tương tác xã hội quan trọng nhất của Xã hội học, nó gắn liền với tên tuổi của G Mead, một nhà xã hội học người Mỹ Trong tương tác biểu trưng, các chủ thể không phản ứng trực tiếp đối với các hành động của người khác, mà chỉ tìm cách “đọc” và hiểu ý nghĩa của các biểu tượng, được thể hiện bằng các hành động, cử chỉ… Để thực hiện được điều này, các chủ thể phải đặt mình vào vị trí của đối tượng tương tác – nhập vào vai đối tượng, có như vậy mới hiểu hết ý nghĩa của những phát ngôn, những cử chỉ, hành động của họ Điều này cũng có một tác động quan trọng đến quá trình hình thành nhân cách của cá nhân.

Theo Homans, các cá Lý thuyết trao đổi xã hội về tương tác xã hội:

nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần Như vậy sẽ xuất hiện hai trạng thái hành động trong tương tác, hành

Trang 9

động cho và hành động nhận Nếu một dạng hành vi được thưởng, hay có lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh như vậy Và nếu như phần thưởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều "chi phí" vật chất và tinh thần để đạt được nó Bên cạnh đó, Mức độ hài lòng, thoả mãn với những phần thưởng, mối lợi cá nhân giành được cao nhất ở lần đầu và có xu hướng giảm dần.

hay còn gọi là lý thuyết kiềm chế biểu cảm (đại diện Lý thuyết kịch

tiêu biểu của lý thuyết này là Ervings Goffman), quan niệm rằng: toàn bộ đời sống xã hội là một tấn kịch khổng lồ với những diễn viên vừa đóng vai khán giả, vừa đóng vai nhân vật Tương tác xã hội là một chuỗi các bước: mang mặt nạ-tháo bỏ mặt nạ-sự chân thành giả tạo-tháo bỏ mặt nạ ( Các chủ thể khi xuất hiện trước mặt nhau luôn không thành thật với nhau, có thể biểu lộ niềm vui, buồn, nhưng những biểu cảm đó đều tạo ra có chủ ý làm hài lòng người khác).Và tất nhiên quá trình tương tác xã hội chỉ diễn ra theo chu kỳ này khi có sự giám sát của những người xung quanh

2.3 Các loại hình tương tác xã hội:

Theo mối liên hệ xã hội giữa các chủ thể hành động:

Tương tác xã hội không phải được xây dựng từ các hành động xã hội sơ đẳng, mà từ các mức độ phát triển khác nhau, điều đó được thể hiện ở mối liên hệ xã hội giữa các chủ thể hành động tương tác Sự phát triển của mối liên hệ giữa các chủ thể trải qua các mức độ:

+ Sự tiếp xúc không gian: các cá nhân chỉ có vị trí không gian quan sát gần nhau, mối liên hệ xã hội hầu như chưa có.

+ Sự tiếp xúc tâm lý: đã xuất hiện sự quan tâm, để ý lẫn nhau giữa các cá nhân trong tương tác

+ Sự tiếp xúc xã hội: đã hình thành sự hoạt động chung.

+ Sự tương tác: đó là việc thực hiện hành động và hành động đáp trả của các chủ thể Các hành động này có mục đích tạo ra những phản ứng tương tác từ phía đối tác.

+ Quan hệ xã hội: là những hệ thống phối hợp các hành động với nhau một cách ổn định, thường xuyên.

Theo các dạng hoạt động chung :

Theo các nhà khoa học Nga, các dạng tổ chức hoạt động chung của các cá nhân chính là các dạng tương tác xã hội khác nhau:

+ Hoạt động cá nhân - cùng nhau: dạng hoạt động này thể hiện ở chỗ mỗi cá nhân cùng làm chung trong một tập thể nhưng có tính độc lập nhất định, sao cho công việc của người này không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ công việc của người khác.

Trang 10

+ Hoạt động tiếp nối – cùng nhau: là loại hoạt động có tính dây chuyền, hoạt động của người này có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của người khác.

+ Hoạt động tương hỗ - cùng nhau: là dạng hoạt động của nhiều cá nhân cùng tương tác với nhiều người để giành thắng lợi chung

Theo chủ thể hành động:

Trong tương tác xã hội tối thiểu phải có hai chủ thể hành động tham gia, có thể đó là cá nhân, nhóm hay cả xã hội, diễn ra theo các dạng:

+Tương tác liên cá nhân: là tương tác giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân này với cá nhân khác

+ Tương tác cá nhân – xã hội: là tương tác giữa cá nhân và xã hội + Tương tác nhóm – xã hội: là tương tác giữa nhóm các cá nhân với xã hội

+Tương tác giữa những cá nhân đại diện các nhóm với nhau Theo mục tiêu ý nghĩa xã hội của tương tác:

Trong quá trình tương tác, các chủ thể hành động luôn mang một trong những đặc trưng xã hội như: đồng tình hay xung đột, thích ứng hay đối lập, liên kết hay chia rẽ… Tất cả qui thành hai nhóm:

+ Tương tác theo dạng hợp tác: tương tác mang tính tích cực, liên kết, qua đó các chủ thể tìm được tiếng nói chung trong tương tác

+ Tương tác cạnh tranh: tương tác chứa đựng nội dung không tích cực, đối kháng, thiếu tính liên kết, dẫn đến các chủ thể khó có thể tìm được tiếng nói chung trong tương tác

Theo mức độ trực tiếp hay gián tiếp:

+ Tương tác trực tiếp: là loại tương tác các chủ thể không phải sử dụng bất kì một hình thức, công cụ trung gian nào.

+ Tương tác gián tiếp: là loại tương tác mà các chủ thể phải sử dụng phương tiện, hình thức trung gian để đảm bảo cho tương tác thành công 3 Quan hệ xã hội

3.1 Khái niệm

Trong đời sống xã hội hiện nay, con người luôn luôn tham gia vào những quan hệ rất đa dạng và phong phú Các quan hệ đa dạng ấy có thể phát sinh trong hoạt động sản xuất, công tác, học tập, sinh hoạt đời thường, hoạt động đối ngoại,…

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w