Vì vậy, chương trình đào tạo sinh viên sư phạm SVSP ở các trường đại học ĐH đã xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực số trong chuẩn về năng lực CNTT, đã có môn học để tạo cho SV hình thành v
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Hoàng Thanh Thúy
2 TS Lê Thị Kim Loan
Phản biện 1: PGS.TS Trần Khánh Đức
Đại học Bách khoa Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Chí Thành
Trường Đại học giáo dục – ĐHQG Hà Nội
Phản biện 3: TS Nguyễn Chí Trung
Trường ĐHSP Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm…
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1 Châu Thị Hồng Nhự (2023), “Tổng quan về phát triển năng lực số trong
dạy học cho sinh viên các trường đại học trên thế giới và Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt, tr 305 – 309
2 Châu Thị Hồng Nhự, Lê Thị Kim Loan (2023), “Khung năng lực số và
đào tạo năng lực số trong lĩnh vực nông nghiệp”, Kỷ yếu hội thảo trường
đại học Phú Yên, tr 20 – 27
3 Châu Thị Hồng Nhự (2024), “Một số biện pháp phát triển năng lực số
trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học”, Tạp chí giáo dục,
số đặc biệt 5, tr 275 – 280
4 Châu Thị Hồng Nhự (2024), “Đề xuất khung năng lực số trong dạy học
cho sinh viên sư phạm ở trường đại học”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt 5,
tr 1 – 7
5 Châu Thị Hồng Nhự (2024), “Tổng quan nghiên cứu về phát triển năng
lực sư phạm cho sinh viên đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo
dục”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt 9, tr 45 – 49
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ở bất kỳ thời đại và bất kỳ quốc gia nào, nguồn nhân lực cũng là yếu tố trung tâm, là động lực phát triển kinh tế xã hội Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, công nghệ số phát triển mạnh mẽ, thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã tạo cho giáo dục (GD) Việt Nam nói chung và GD đại học nói riêng những thách thức mới, đòi hỏi những nỗ lực hết mình để theo kịp thời đại và để có thể cùng tham gia vào quá trình “kinh tế tri thức” Vai trò người thầy trở nên phức tạp ở một thế giới đang thay đổi nhanh chóng, nơi mà tri thức hầu như là vô tận Người thầy phải định hướng vào công nghệ, phải quan tâm đến nhu cầu của từng học sinh trong lớp học không đồng nhất, tạo môi trường học tập lấy người học làm trung tâm, hỗ trợ người học nỗ lực học xuất sắc và có cơ hội học tập theo lối truy vấn, năng động
Để thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ - TTg phê duyệt Chương trình
Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 [Error! Reference source not found.] Theo đó, Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là một trong 8 lĩnh vực
cần ưu tiên hàng đầu trong chuyển đổi số (CĐS), thủ tướng yêu cầu phát triển nền tảng hỗ trợ dạy học (DH) và DH từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp Ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 131/QĐ -TTg về Phê duyệt đề
án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và
đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu tận dụng
tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và tiếp cận GD, hiệu quả quản lý GD; xây dựng nền GD mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và phát triển đất nước
[Error! Reference source not found.]
Ngày 10/5/2022 Bộ GD&ĐT ra quyết định số 1282/QĐ – BGDĐT về “Ban
hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025 của Bộ giáo dục và Đào tạo” một lần nữa
khẳng định việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số là một việc làm vô cùng cấp thiết cho ngành GD hiện nay Theo đó, hoạt động GD&ĐT đóng vai trò then chốt, giúp nâng cao nhận thức, hình thành kỹ năng số và phát triển nguồn nhân lực số Với yêu cầu 100% các trường “đại học số” hoàn thiện được mô hình tổ chức số, quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở và cơ sở hạ tầng CNS, đề án
đã chỉ rõ, đội ngũ giảng viên (GV) và nhà nghiên cứu cần được trang bị đầy đủ kiến
Trang 5thức và kỹ năng số Với những yêu cầu mới trong CĐS đối với GD, việc đổi mới cách thức giảng dạy hướng tới phổ cập hóa và cá nhân hóa dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học là một tất yếu và đòi hỏi GV phải thay đổi, phải có khả năng làm chủ các công cụ và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT)
Theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành về Chuẩn nghề nghiệp của GV
cơ sở giáo dục phổ thông (PT), bao gồm 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí Trong đó tiêu chí
15 có đề cập đến “Ứng dụng CNTT, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục” Tiêu chí này có thể xem là một thành tố của năng lực số (NLS) Tuy nhiên, việc đánh giá NLS của giáo viên PT cũng chưa được đề cập rõ nét trong chuẩn nghề nghiệp theo Thông tư 20 Trên thực tế giáo viên PT cũng còn gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi số trong giáo dục vì còn hạn chế về NLS
Ngày nay, NLS được xem là yếu tố sống còn để đạt đến thành công trong học tập, nghiên cứu và phát triển sự nghiệp trong tương lai [50] Đa phần mọi vị trí việc làm sẽ dần được số hóa, khả năng sử dụng CNS là đòi hỏi của hầu hết mọi ngành nghề, các ngành công nghiệp số trở thành nhân tố then chốt của nền kinh tế, các cơ sở giáo dục trở thành những mô hình doanh nghiệp số, GV và sinh viên (SV) phải là những người tận dụng được các lợi ích của công nghệ, đồng thời hỗ trợ cộng đồng và thúc đẩy khả năng đổi mới, sáng tạo của các thế hệ kế tiếp
Nhận thức được vai trò của NLS trong dạy học là yếu tố cốt lõi thực hiện thành công hoạt động chuyển đổi số trong dạy học và giáo dục Vì vậy, chương trình đào tạo sinh viên sư phạm (SVSP) ở các trường đại học (ĐH) đã xây dựng chuẩn đầu ra
về năng lực số trong chuẩn về năng lực CNTT, đã có môn học để tạo cho SV hình thành và phát triển NLS như học phần Ứng dụng CNTT trong dạy học trong chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Tuy nhiên trên thực tế cho thấy NLS của SV còn
ở mức trung bình Điều này cho thấy hoạt động phát triển NLS cho SV ở các trường đại học có đào tạo SVSP còn nhiều hạn chế Do đó rất cần tìm ra câu trả lời là làm thế nào để phát triển NLS trong dạy học cho SV ở các trường ĐH đạt kết quả cao? Điều này cho thấy cần có những nghiên cứu về NLS trong DH và các biện pháp phát triển NLS trong dạy học cho SV nhằm nâng cao NLS trong dạy học của SVSP
Với những lý do trên, việc chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở các trường đại học” là cấp thiết và hữu ích
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phát triển NLS trong DH cho SVSP ở trường ĐH, đề xuất các biện pháp phát triển NLS trong DH cho SVSP ở các trường ĐH nhằm nâng cao kết quả phát triển NLS trong DH cho SVSP từ đó góp phần nâng cao NLS trong DH cho SVSP, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo năng lực nghề cho SVSP ở các trường ĐH
Trang 63 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đào tạo năng lực nghề cho sinh viên sư phạm (SVSP) ở các trường
ĐH
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình phát triển NLS trong DH cho SVSP ở các trường ĐH
4 Giả thuyết khoa học
Các trường đại học ở Việt Nam đã và đang chú trọng đến việc phát triển năng lực nghề cho SV ở các cơ sở đào tạo (ĐT) giáo viên nhưng chưa chú trọng đến phát triển NLS trong DH cho SVSP để đáp ứng yêu cầu CĐS trong GD hiện nay Nếu xây dựng khung NLS trong DH và đề xuất được các biện pháp phát triển NLS trong DH cho SVSP theo khung năng lực này phù hợp với quan điểm phát triển năng lực người học thì quá trình phát triển NLS trong DH cho SVSP sẽ đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng ĐT năng lực nghề giáo viên trong các trường đại học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển NLS trong DH cho SVSP ở trường 5.2 Đánh giá thực trạng NLS và thực trạng phát triển NLS trong DH cho SVSP ở các trường đại học
5.3 Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp phát triển NLS trong DH cho SVSP
ở các trường đại học
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển NLS trong DH cho SVSP trình độ đại học, hệ chính quy thuộc chương trình đào tạo giáo viên các ngành khác ngành Sư phạm Tin học ở các trường đại học công lập của Việt Nam
Chỉ phát triển những NLS phục vụ hoạt động DH trong các trường PT
6.2 Về địa bàn nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại 5 trường có ĐT giáo viên trình độ đại học thuộc khu vực miền Trung: Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trường Đại học Khánh Hòa, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Hà Tĩnh và Trường Đại học Phú Yên
Đề tài tiến hành thực nghiệm tại Trường Đại học Phú Yên
Trang 76.4 Về thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu từ năm 2021 đến 2024
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Tiếp cận nghiên cứu
7.1.6 Tiếp cận chuẩn đầu ra
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
7.2.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm
7.2.2.2 Phương pháp điều tra giáo dục
7.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn
7.2.2.4 Phương pháp chuyên gia
7.2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.2.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8 Những luận điểm cần bảo vệ
8.1 Năng lực số trong DH là năng lực cơ bản, cần thiết trong hệ thống năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 Phát triển NLS trong DH cho SVSP góp phần nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp của SVSP - một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đào tạo GV của trường đại học
8.2 Sinh viên sư phạm ở các trường đại học chưa chuẩn bị đầy đủ NLS trong
DH để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ DH theo yêu cầu để thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT năm 2018 trong bối cảnh Cách mạnh công nghiệp 4.0
8.3 Xác định các biện pháp thích hợp, trong đó xây dựng tiêu chí, chuẩn đánh giá NLS trong DH của SVSP và xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình DH định hướng phát triển NLS trong DH cho SVSP là điều kiện cần để thực hiện hiệu quả phát triển NLS trong DH cho SVSP ở trường đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GV để thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT năm 2018 trong bối cảnh Cách mạnh công nghiệp 4.0
9 Đóng góp mới của luận án
9.1 Đóng góp về mặt lý luận
Trang 8Lý luận về phát triển NLS trong DH cho SVSP ở trường ĐH, bao gồm: xác lập
hệ thống khái niệm cơ bản; xây dựng khung NLS trong DH cho SVSP; xác định sự cần thiết, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, các con đường phát triển NLS trong DH cho SVSP và tiêu chí đánh giá mức độ phát triển NLS trong DH của SVSP ở trường
ĐH Hệ thống lý luận này làm phong phú thêm cơ sở lý luận DH đại học hiện đại
về NLS trong dạy học và phát triển NLS trong DH cho SVSP trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm trong đào tạo năng lực nghề cho sinh viên
Hệ thống các biện pháp phát triển NLS trong DH cho SVSP ở các trường ĐH là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, giảng viên các trường đại học vận dụng trong ĐT giáo viên, đồng thời có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên các trường phổ thông
10 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học
Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở các trường đại học
Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư
phạm ở các trường đại học và thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ TRONG DẠY HỌC
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về năng lực số trong dạy học
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về NLS trong dạy học Khái niệm năng lực
số được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau Đây là một hệ thống năng lực phức hợp gắn liền với các hoạt động sư phạm của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo Nhiều tác giả ở trong và ngoài nước thống nhất năng lực số là năng lực quan trọng, cần thiết của người lao động nói chung và giáo viên nói riêng trong thế
kỷ XXI, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 Trong thời đại kỹ
Trang 9thuật số, vai trò của người giáo viên có thay đổi rất lớn; đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục
1.1.2 Nghiên cứu về phát triển năng lực số trong dạy học
Vấn đề về phát triển NLS trong DH được các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng NLS cho GV và SVSP Đây được xem vừa là nhiệm vụ vừa là giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã đưa ra khung năng lực số cho sinh viên Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ mang tính đề xuất, chưa được thử nghiệm và phát triển trên diện rộng Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu về NLS trong DH và phát triển NLS trong DH cho sinh viên sư phạm
1.2 Những vấn đề lý luận về năng lực số trong dạy học của sinh viên sƣ phạm
1.2.1 Năng lực số
1.2.1.1 Năng lực
1.2.1.2 Năng lực số
* Khái niệm năng lực số
Năng lực số là cấu trúc phức hợp bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ bảo đảm cho việc truy cập, quản lý, hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số thực hiện hiệu quả nhiệm vụ hoặc công việc trong những tình huống xác định
* Khung năng lực số tổng quát dành cho sinh viên
Khung NLS tổng quát được xây dựng trên cơ sở sau: Khung năng lực số của
UNESCO, Khung Năng lực số dành cho công dân (DigComp), Khung năng lực số Digcom bản cập nhật 2.2 dành cho công dân, Khung năng lực số của Hội đồng Thủ thư Đại học Úc (CAUL - Council of Australian University Librarians) Từ các căn cứ trên, tác giả luận án đề xuất hệ thống NLS tổng quát dành cho sinh viên gồm các nhóm năng lực thành phần sau: Vận hành thiết bị và phần mềm; Năng lực thông tin
và dữ liệu; Giao tiếp và hợp tác; Sáng tạo nội dung số; An ninh; Giải quyết vấn đề; Năng lực số liên quan đến nghề nghiệp
1.2.2 Năng lực số trong dạy học của sinh viên sư phạm
1.2.2.1 Khái niệm năng lực số trong dạy học của sinh viên sư phạm
* Khái niệm sinh viên sư phạm
Sinh viên sư phạm là người đang theo học chương trình đào tạo GV trình độ cao đẳng, chương trình đào tạo GV trình độ đại học tại các trường cao đẳng, đại học
* Đặc điểm sinh viên sư phạm
- Thứ nhất, đa số có độ tuổi từ 18 đến 22, là độ tuổi thanh niên đã có những bước trưỏng thành nhất định về mặt sinh học cũng như xã hội, đủ tư cách pháp lý để chịu trách nhiệm về những hành động của mình trước pháp luật
Trang 10- Thứ hai, SVSP đã qua kỳ tuyển chọn của cơ sở giáo dục đại học (thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển)
- Thứ ba, SVSP được sống và học tập trong môi trường giáo dục có nề nếp, kỷ cương, văn hóa; có nhiều điều kiện để phát triển hơn các môi trường khác
- Thứ tư, phương pháp học tập cơ bản của SV là tự khám phá, trải nghiệm thực
tế thông qua hoạt động thực hành nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân dưới sự định hướng, tổ chức, dẫn dắt của giảng viên; SV có khả năng tự học, tự nghiên cứu
- Thứ năm, SVSP là những người đã có định hướng nghề nghiệp là giáo viên trong tương lai Mục đích học tập của họ là học để trở thành giáo viên tham gia dạy học, giáo dục và nghiên cứu khoa học lĩnh vực giáo dục trong các trường phổ thông
- Thứ sáu, để trở thành giáo viên trong giai đoạn hiện nay, SVSP còn phải có năng lực về CNS để có thể đáp ứng được yêu cầu CĐS trong giáo dục hiện nay và sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
- Thứ bảy, hoạt động học tập của SVSP trong thế kỷ XXI cần trang bị đầy đủ máy tính, các thiết bị công nghệ dùng trong DH Ngoài ra SVSP phải có kiến thức về công nghệ, hiểu biết và sử dụng được một số nền tảng công nghệ số, phần mềm dạy học để thiết kế nội dung dạy học
* Năng lực số trong dạy học của SVSP
Năng lực số trong DH của SVSP là cấu trúc phức hợp bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ bảo đảm cho việc truy cập, quản lý, hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá
và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số để SVSP thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thực hành dạy học
1.2.3 Khung năng lực số trong dạy học đối với sinh viên sư phạm
Để xây dựng được khung NLS trong dạy học cho SV sư phạm, tác giả đã tham khảo, xây dựng trên cơ sở:
(1) Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông;
(2) Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo giáo viên;
(3) Yêu cầu đổi mới giáo dục giáo dục hiện nay;
(4) Khung năng lực số tổng quát, khung năng lực của Ủy ban Hệ thống Thông tin liên kết (JISC – Joint Information Systems Committee) và Khung năng lực số cho nhà giáo dục của Châu Âu DigCompEdu
Từ những căn cứ trên và sau quá trình phản biện của các chuyên gia, tác giả đã
đề xuất 10 năng lực thành phần để đưa vào khung NLS dùng trong dạy học cho SVSP như sau: 1 - Năng lực hiểu biết về công nghệ số; 2 - Năng lực vận hành thiết bị và phần mềm công nghệ số trong dạy học; 3 – Năng lực xây dựng cơ sở dữ liệu và học liệu số; 4 - Năng lực sử dụng công nghệ số trong phát triển chương trình và tài liệu
Trang 11giáo khoa; 5 - Năng lực xây dựng kế hoạch bài dạy với công nghệ số; 6 - Năng lực thực hiện kế hoạch bài dạy và quản lý lớp học trong môi trường số; 7 - Năng lực sử dụng công nghệ số trong đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh; 8 - Năng lực sử dụng tài nguyên số trong xây dựng, quản lý và khai thác hồ sơ dạy học;
9 - Năng lực bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trong môi trường số; 10 -
An ninh và an toàn trong môi trường số
1.3 Những vấn đề lý luận về phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên
sư phạm ở trường đại học
1.3.1 Khái niệm phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư phạm
* Khái niệm phát triển
* Khái niệm phát triển năng lực
* Khái niệm phát triển năng lực số
Phát triển năng lực số là quá trình hình thành và nâng cao hệ thống năng lực số cần có của cá nhân để thực hiện hoạt động trong môi trường số một cách hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra
* Khái niệm phát triển năng lực số trong dạy học cho SVSP:
Phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư phạm là quá trình tác động
có tổ chức, có mục đích nhằm hình thành và nâng cao hệ thống năng lực số cần có cho sinh viên để thực hiện hoạt động dạy học trong môi trường số một cách hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra
1.3.2 Sự cần thiết phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư phạm
Thứ nhất, năng lực số là năng lực cơ bản, cần thiết trong thế kỷ XXI
Thứ hai, yêu cầu CĐS quốc gia và CĐS trong giáo dục
Thứ ba, yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018
Thứ tư, năng lực số là năng lực thành phần trong hệ thống năng lực sư phạm Thứ năm, thực tiễn phát triển NLS trong DH cho SVSP ở các trường đại học
1.3.3 Mục tiêu phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư phạm
Phát triển NLS trong DH cho SVSP ở trường đại học nhằm giúp cho SV:
- Luận giải được ý nghĩa ứng dụng công nghệ số trong dạy học;
- Vận dụng thành thạo công nghệ số trong hoạt động học tập;
- Sử dụng sáng tạo công nghệ số trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ;
- Sử dụng thành thục một số thiết bị và phần mềm trong thiết kế và thực hiện bài dạy;
- Thực hiện được một số phần mềm trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh;
- Vận dụng được công nghệ số trong thiết kế học liệu số
Trang 121.3.4 Nguyên tắc phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư phạm
- Thứ nhất, phát triển NLS trong DH cho SVSP đảm bảo mục tiêu của chương trình đào tạo và đáp ứng yêu cầu CĐS trong GD và chuẩn đầu ra của ngành sư phạm
- Thứ hai, phát triển NLS trong DH cho SVSP được thực hiện thông qua quá trình DH
- Thứ ba, tính chủ động của SV quyết định hiệu quả phát triển năng lực số trong dạy học cho SVSP
- Thứ tư, phát triển NLS trong DH cho SVSP phải phù hợp với tâm sinh lý của SVSP; kế thừa thành tựu phát triển năng lực số của SVSP ở trường phổ thông
- Thứ năm, phát triển NLS trong DH cho SVSP đảm bảo mục tiêu hình thành
và phát triển nhân cách, phẩm chất, NL nghề nghiệp GV, góp phần thực hiện đổi mới
GD và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
1.3.5 Nội dung phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư phạm
Phát triển năng lực số trong dạy học cho SVSP bao gồm các nội dung phát triển 10 NL thành phần trong khung năng lực số trong dạy học đã đề xuất:
- Nội dung 1: Kiến thức, kỹ năng và thái độ về vận dụng CNS trong DH
- Nội dung 2: Kiến thức, kỹ năng và thái độ về vận hành thiết bị và phần mềm
CNS trong DH
- Nội dung 3: Kiến thức, kỹ năng và thái độ về xây dựng cơ sở dữ liệu và học
liệu số
- Nội dung 4: Kiến thức, kỹ năng và thái độ về sử dụng CNS trong phát triển
chương trình và tài liệu giáo khoa cho SVSP
- Nội dung 5: Kiến thức, kỹ năng và thái độ về sử dụng CNS trong xây dựng kế
hoạch bài dạy cho SVSP
- Nội dung 6: Kiến thức, kỹ năng và thái độ về sử dụng CNS trong thực hiện kế
hoạch bài dạy và quản lý lớp học
- Nội dung 7: Kiến thức, kỹ năng và thái độ về sử dụng CNS trong trong đánh
giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh
- Nội dung 8: Kiến thức, kỹ năng và thái độ về sử dụng tài nguyên số trong
xây dựng, quản lý và khai thác hồ sơ dạy học
- Nội dung 9: Kiến thức, kỹ năng và thái độ về bồi dưỡng chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm trong môi trường số
- Nội dung 10: Kiến thức, kỹ năng và thái độ về bảo vệ an ninh và an toàn
trong môi trường số
1.3.6 Các con đường phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư phạm
- Thông qua hoạt động dạy học;
Trang 13- Thông qua tự học, tự nghiên cứu của SV;
- Thông qua hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và thực tập sư phạm;
- Thông qua hoạt động thực hành, trải nghiệm thực tế;
- Thông qua các khóa học bồi dưỡng
1.3.7 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển năng lực số trong dạy học của sinh viên
sư phạm
Tiêu chí đánh giá các NL thành phần trong hệ thống khung NLS trong DH của SVSP gồm 5 mức độ như sau: Mức 1 – không có; Mức 2 – cơ bản; Mức 3 – trung bình; Mức 4 – cao; Mức 5 – rất cao Mỗi mức độ ứng với một điểm số từ 1 đến 5, trong đó 5
- Nhận thức về phát triển NLS trong DH cho SVSP của cán bộ quản lý và GV
- Phương pháp giảng dạy của giảng viên
- Năng lực số của giảng viên
- Chương trình đào tạo giáo viên
- Đổi mới giáo dục Việt Nam trong bối cảnh CĐS
- Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số ở trường đại học
- Ứng dụng CNTT và chuyển đổi số ở phổ thông
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu và tổ chức khảo sát thực trạng phát triển năng lực số trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở các trường đại học
2.1.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển năng lực số trong dạy học cho SVSP
ở 05 trường đại học, bao gồm: Tường ĐH Quy Nhơn; Trường ĐH Hà Tĩnh, Trường
ĐH Khánh Hòa, Trường ĐH Phạm Văn Đồng và Trường ĐH Phú Yên
2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng
2.1.2.1 Mục đích khảo sát