1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tóm tắt tiếng việt phát triển kinh tế dịch vụ Ở tỉnh hưng yên

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên
Tác giả Tác Giả
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Luận án
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 191,5 KB

Nội dung

quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yênđến năm 2035.Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, kháiquát giá trị các

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Kinh tế dịch vụ là khu vực kinh tế có vai trò ngày càng quantrọng trong sự phát triển của các nền kinh tế, là yếu tố thúc đẩy cáchoạt động kinh tế vừa góp phần quan trọng vào việc nâng cao chấtlượng đời sống của người dân Cùng với quá trình CNH, HĐH,KTDV ngày càng chiếm tỷ lệ lớn so với nông nghiệp và công nghiệp

Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối cải cách kinh tế và

mở cửa hội nhập với thế giới, quá trình CNH, HĐH ngày càng diễn

ra với nhịp độ cao, thì KTDV ngày càng được quan tâm, ưu tiên pháttriển qua các kỳ Đại hội Đảng cũng như các quy định pháp luật khácnhau Đại hội XIII của Đảng xác định:

Phát triển mạnh khu vực dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụngnhững thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là cácdịch vụ có giá trị gia tăng cao Tập trung phát triển mạnh một sốngành dịch vụ như: du lịch, thương mại, viễn thông, công nghệthông tin, vận tải, logistics, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn pháplý Tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp văn minh, hiện đạitheo chuẩn mực quốc tế [15, tr.125]

Hưng Yên là một tỉnh thuộc trung tâm của vùng đồng bằng sôngHồng, nằm trong tam giác kinh tế lớn nhất miền Bắc là Hà Nội - HảiPhòng - Quảng Ninh Là tỉnh sát thủ đô Hà Nội, có nguồn lực dồi dào,giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội Hưng Yên đặc biệtchú trọng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp

và dịch vụ Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2020 - 2025xác định: “Phát triển đồng bộ thương mại, dịch vụ và du lịch thúc đẩy

Trang 2

chuyển dịch cơ cấu kinh tế” [16, tr.26] Đây là một trong những nhiệm

vụ trung tâm, khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội

Những năm qua, kinh tế dịch vụ tỉnh Hưng Yên luôn giữ vị tríquan trọng, chiếm tỷ trọng 28% trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh Một

số lĩnh vực kinh tế dịch vụ đã có sự phát triển nhanh cả về quy mô,chất lượng theo hướng hiện đại, bền vững kinh tế dịch vụ đã gópphần thúc đẩy kinh tế - xã hội của Tỉnh tăng trưởng nhanh; giải quyếtđược nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đờisống, tinh thần cho nhân dân… Tuy nhiên, trong xu thế chuyển dịch

cơ cấu kinh tế của các nước trên thế giới và mục tiêu chuyển dịch cơcấu kinh tế của nước ta, với kết quả đạt được trong lĩnh vực dịch vụhiện nay chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của Tỉnh Quy mômột số ngành dịch vụ còn nhỏ; chất lượng KTDV ở một số phânngành còn hạn chế; cơ cấu KTDV có nội dung còn chưa phù hợp,chưa phản ánh đúng tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh… Do đó, đã ảnhhưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển KT - XH của Tỉnh Để khắcphục những hạn chế trên, phát huy lợi thế so sánh, tiềm năng, thếmạnh của tỉnh Hưng Yên về kinh tế dịch vụ, đưa kinh tế dịch vụ tỉnhHưng Yên phát triển nhanh, hiện đại, hiệu quả, bền vững Điều đóđòi hỏi cần có công trình nghiên cứu cụ thể cả về lý luận và thực tiễn

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Phát triển kinh

tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình

Trang 3

quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yênđến năm 2035.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, kháiquát giá trị các công trình, chỉ ra những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về kinh tế dịch vụ và phát triểnkinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên Trong đó tập trung làm rõ các quanniệm về dịch vụ, kinh tế dịch vụ, phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnhHưng Yên; xây dựng nội dung tiêu chí đánh giá và chỉ ra các yếu tốtác động đến phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên hiện nay

- Đánh giá đúng thực trạng kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên giaiđoạn 2018 - 2023 Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và nhữngvấn đề cần tập trung giải quyết dưới dạng mâu thuẫn từ thực trạng kinh tếdịch vụ ở tỉnh Hưng Yên

- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ ởtỉnh Hưng Yên đến năm 2035

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế dịch vụ

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên

trên phương diện là một khu vực hay ngành kinh tế thông qua các nộidung: Quy mô và số lượng; chất lượng; cơ cấu của kinh tế dịch vụ;trong đó luận án lựa chọn 5 ngành kinh tế dịch vụ chính, có quy mô, tỷtrọng đóng góp lớn trong GRDP của tỉnh Hưng Yên hiện nay, bao gồm:Dịch vụ thương mại; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch; dịch vụ thông tin

và truyền thông; dịch vụ tài chính ngân hàng

- Về thời gian: thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2018 đếnnăm 2023; quan điểm, giải pháp có giá trị đến năm 2035

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Trang 4

Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng,chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế dịch vụ

Cơ sở thực tiễn

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở khảo sát quá trình phát triển kinh

tế dịch vụ ở một số địa phương trong nước và thực tiễn sự phát triểnkinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023; tham khảocác báo cáo tổng kết của Tỉnh và kết quả nghiên cứu của các côngtrình khoa học có liên quan

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp biện chứng duy vật: Đây là phương pháp được sử

dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án Nghiên cứu kinh

tế dịch vụ trong mối liên hệ tác động với các yếu tố kinh tế, chính trị,

xã hội ở tỉnh Hưng Yên nhằm xây dựng lý luận, phân tích, làm rõthực trạng kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên, chỉ ra những kết quả đạtđược và hạn chế của thực trạng đó, đề xuất quan điểm, giải pháp pháttriển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Sử dụng phương pháp

này, nghiên cứu làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn kinh tế dịch

vụ ở tỉnh Hưng Yên trên các nội dung: quy mô, chất lượng, cơ cấukinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên Phương pháp này sử dụng xuyênsuốt luận án Trong đó tập trung vào chương 2 áp dụng chủ yếu tronglàm rõ quan niệm, nội dung, các yếu tố tác động đến kinh tế dịch vụ

ở tỉnh Hưng Yên Sử dụng trong khảo sát phát triển kinh tế dịch vụ ởmột số địa phương trong và ngoài nước rút ra những kinh nghiệm chotỉnh Hưng Yên phát triển kinh tế dịch vụ đến năm 2035 một cáchhiệu quả Chương 3, đánh giá thực trạng kinh tế dịch vụ, chương 4 đề

Trang 5

ra quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yênđến năm 2035.

Phương pháp thống kê và so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở

chương 3 của luận án Trên cơ sở thống kê các số liệu thu thập được,tác giả tiến hành so sánh để thấy được những ưu điểm và hạn chế củakinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên qua các giai đoạn, từ đó rút ra nhữngbài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yênnhững năm tiếp theo

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp được

sử dụng trong suốt quá trình xây dựng luận án và được tác giả ápdụng trong toàn bộ Luận án Đối với chương 1, tác giả phân tích,tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án và rút ranhững vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu; chương 2, tác giảphân tích các công trình nghiên cứu có liên quan để tìm ra cấu trúc,

xu hướng phát triển kinh tế dịch vụ Trên cơ sở đó, tổng hợp xâydựng quan niệm, hình thành khung lý luận của chương 2 Đối vớichương 3 tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp những số liệu thuthập được nhằm đánh giá thực trạng kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yêntrong thời gian qua, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.Đối với chương 4, tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõ nộidung quan điểm, luận giải các giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ ởtỉnh Hưng Yên đến năm 2035

Phương pháp kết hợp logic và lịch sử: Được tác giả sử dụng

trong toàn bộ luận án Tại chương 1 sử dụng phương pháp này đểtổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo tiến trìnhthời gian và nội dung liên quan đến luận án Chương 2, 3 và 4, sửdụng phương pháp này để khái quát các kinh nghiệm, đánh giá những

ưu điểm, hạn chế; xây dựng quan điểm và các giải pháp cơ bản thành

Trang 6

các luận điểm, sau đó chứng minh, luận giải các luận điểm đó.

5 Những đóng góp mới của luận án

Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận về KTDV ở tỉnhHưng Yên như đưa ra quan niệm và xây dựng các tiêu chí đánh giáKTDV ở tỉnh Hưng Yên; đánh giá thực trạng KTDV ở tỉnh HưngYên để rút ra những vấn đề cần tập trung giải quyết; đề xuất quanđiểm và giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Về lý luận

Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận vàthực tiễn về kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên Đưa ra quan niệm vềkinh tế dịch vụ, xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá và chỉ ra nhữngyếu tố tác động đến kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên

Về thực tiễn

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, chính quyềncác cấp của tỉnh Hưng Yên trong hoàn thiện cơ chế, chính sách và thựchiện hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ Đồng thời, có thểlàm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy những nội dungliên quan ở các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mụccông trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận

án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Những công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án

Trang 7

1.1.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dịch vụ

Atilgan, Serkan Akıncı, Şafak Aksoy (2003), Mapping service quality in the tourism industry, (Lập bản đồ chất lượng dịch vụ trong ngành du lịch) Akbaba, A (2006), Measuring service quality in the hotel industry: A study in a business hotel in Turkey (Đo lường

chất lượng dịch vụ trong ngành khách sạn: nghiên cứu tại mộtkhách sạn kinh doanh ở Thổ Nhĩ Kỳ) Arpita Mukherjee (2013),

The Service sector in India (Lĩnh vực dịch vụ Ấn Độ) Banko

Sentral Pilipinas (BSP) (The Central Bank of the Republic of

Philippines), (2013), Survey of IT - BPO Service (Khảo sát dịch

vụ IT - BPO) Ishu Garg, Suraj Walia (2013), An analysis of Services sector in India economic (Phân tích ngành dịch vụ trong

nền kinh tế Ấn Độ) Christian Kowalkowski, Heiko Gebauer,

Bart Kamp, Glenn Parry (2017), Servitization and deservitization: Overview, concepts, and definitions (Dịch vụ hoá và sa thải hoá:

Tổng quan, khái niệm và định nghĩa) John Mcmanus, BarryArdley (2019), “Services: The relationship between Innovationand the Co-creation Process” (Dịch vụ: Mối quan hệ giữa đổi mới

Anthony Wong , Jingwen Huang , Zhiwei (CJ) Lin , Haoyue Jiao

(2022), Smart dining, smart restaurant, and smart service quality (SSQ) (Ăn uống thông minh, nhà hàng thông minh và chất lượng

dịch vụ thông minh (SSQ) Mohamad Abou Foul, Jose L Ruiz

-Alba, Pablo J López - Tenorio (2023), The impact of artificial

Trang 8

intelligence capabilities on servitization: The moderating role of absorptive capacity-A dynamic capabilities perspective (Tác động

của năng lực trí tuệ nhân tạo đối với quá trình dịch vụ hóa: Vai tròđiều tiết của năng lực hấp thụ - Một viễn cảnh về năng lực động).Diandian Xiang , Xia Li, Daniel Peter Hampson (2023), “Serviceexchange activities in the sharing economy: Professional versusamateur peer providers” (Hoạt động trao đổi dịch vụ trong nền kinh

tế chia sẻ: Nhà cung cấp chuyên nghiệp và nghiệp dư )

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về kinh tế dịch vụ và phát triển kinh tế dịch vụ

John Mcmanus (2009), “The Service Economy” (nền kinh tế

dịch vụ) Raja Mikael Mitra (2013), Service Sector Growth in the Philippines (Tăng trưởng ngành dịch vụ ở Philippines) Zhenhua Zhou (2015), The Development of Service Economy A General Trend

of the Changing Economy in China (Sự phát triển của kinh tế dịch vụ

xu hướng chung của nền kinh tế đang thay đổi ở Trung Quốc),Springer Singapore A Banoun , L Dufour , M Andiappan (2016),

“Evolution of a service ecosystem: Longitudinal evidence frommultiple shared services centers based on the economies of worth

framework” (Sự phát triển của một hệ sinh thái dịch vụ: Bằng chứng

theo chiều dọc từ nhiều trung tâm dịch vụ được chia sẻ dựa trênkhuôn khổ kinh tế giá trị) Ulrich Witt, Christian Gross (2020), “Therise of the “service economy” in the second half of the twentiethcentury and its energetic contingencies” (Sự trỗi dậy của “kinh tế

Trang 9

dịch vụ” trong nửa sau của thế kỷ XX và những khả năng bất ngờ của

nó) Xing Ying, Li Sumei, Yu Guanqian (2020), Annual report on Catering industry development of China, (Báo cáo thường niên phát triển ngành dịch vụ ăn uống của Trung Quốc).

Hiroki Nakamura, Naoya Abe, Takeshi Mizunoya (2021), “Factorsinhibiting the use of sharing economy services in Japan” (Các yếu tốcản trở việc sử dụng dịch vụ kinh tế chia sẻ ở Nhật Bản)”.Xuejiao Zhao (2024), “The influence of knowledge-intensive serviceindustry agglomeration in the Yangtze River Delta urbanagglomeration on regional economy” (Ảnh hưởng của sự tích tụngành dịch vụ thâm dụng tri thức ở sự tích tụ đô thị đồng bằng sôngDương Tử đến nền kinh tế khu vực)

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến

đề tài luận án

1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về dịch vụ

Nguyễn Hữu Khải, Vũ Thị Hiền (2007), Các ngành dịch vụ Việt Nam - Năng lực cạnh tranh và Hội nhập quốc tế Nguyễn Hồng Sơn (2010), Dịch vụ Việt Nam 2020 hướng tới chất lượng, hiệu quả

và hiện đại Vũ Thị Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Nguyễn Thuý Hiền (2017), Định hướng và các giải pháp phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam Trần Quốc Trung (2018), Nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN Nguyễn Hoàng Thanh Lam (2022),

Trang 10

Dịch vụ số hoá năng lực quản lý nhân lực cho doanh nghiệp - những vấn đề đặt ra.

1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về kinh tế dịch vụ và phát triển kinh tế dịch vụ

Đặng Thị Hiếu Lá (2009), “Kinh tế dịch vụ trong điều kiện hội

nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế ở Việt Nam” Nguyễn Hồng

Sơn (2009), Phát triển ngành dịch vụ Nguyễn Chiến Thắng (2010), Phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO Trần Hữu Nam (2011), “Để kinh tế dịch vụ phát triển bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế” Phạm Thị Khanh (2012), Phát triển kinh tế dịch vụ Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế Nguyễn Thị Hường (2013), Kinh doanh dịch vụ quốc tế Nguyễn

Thanh Bình (2015), “Phát triển dịch vụ chất lượng cao - động lực cho

phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội” Nguyễn Văn Kỷ (2018), Phát

triển bền vững dịch vụ viễn thông ở Tập đoàn Viễn thông Quân đội hiện nay Nguyễn Thị Tâm (2018), Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng Lương Xuân Quý

(2019) “Một số giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thành

phố Hà Nội hiện nay” Nguyễn Hữu Khánh (2021), Phát triển dịch

vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hoàng Thị Ngọc Thuý (2021), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng Cao Trí Dũng (2022), Phát triển sản phẩm du lịch vùng lý thuyết và bài học thực tiễn Nguyễn Thị Thuý Hồng, Đặng Thị Thuý Hồng (2022), Phát triển dịch vụ

Trang 11

logistics của Việt Nam trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ Lê Mạnh Hùng (2022), Phát triển hợp tác xã thương mại - dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp 4.0.

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

Một là, các công trình nghiên cứu đề cập đến lý luận dịch vụ, kinh tế dịch vụ và phát triển kinh tế dịch vụ.

Hai là, công trình nghiên cứu đánh giá về thực trạng phát triển dịch vụ và kinh tế dịch vụ trên cả bình diện vĩ mô và vi mô

Ba là, các công trình nghiên cứu bàn về quan điểm, giải pháp phát triển dịch vụ, kinh tế dịch vụ

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Để luận giải những nội dung trên, nghiên cứu sinh xác địnhnhững vấn đề mà Luận án cần tập trung giải quyết trên cơ sở trả lờicác câu hỏi sau:

Một là, kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên là gì? Phát triển kinh

tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên dựa trên cơ sở lý luận nào?

Hai là, thực trạng kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn

2018 - 2023 như thế nào? Có những ưu điểm, hạn chế gì? Nguyênnhân nhân nào dẫn đến ưu điểm và hạn chế trên? Những mâu thuẫntrong phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên là gì?

Ba là, để phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên đến năm

2035 cần thực hiện tốt những quan điểm, giải pháp nào?

Kết luận chương 1

Trang 12

Trên cơ sở khái quát các công trình nghiên cứu liên quan đến

đề tài luận án; để có căn cứ, cơ sở khoa học thực hiện đề tài “Pháttriển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên”, Luận án xác định các vấn đềcần tập trung giải quyết trên cơ sở trả lời các câu hỏi đã đề cập ở trên

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ DỊCH VỤ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ Ở TỈNH HƯNG YÊN

VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 2.1 Những vấn đề chung về kinh tế dịch vụ

2.1.1 Quan niệm và đặc điểm của dịch vụ

2.1.1.1 Quan niệm về dịch vụ

Dịch vụ là kết quả của quá trình lao động, tạo ra sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu của người này nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của người khác

Bốn là, tính không lưu trữ của dịch vụ

Năm là, dịch vụ phụ thuộc ngày càng nhiều vào sự phát triển của khoa học và công nghệ

2.1.2 Quan niệm, vai trò và phân loại kinh tế dịch vụ

2.1.2.1 Quan niệm về kinh tế dịch vụ

KTDV là một phạm trù kinh tế chỉ một khu vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm quy mô, chất lượng, cơ cấu của các ngành dịch vụ, phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng hàng hoá dịch vụ.

2.1.2.2 Vai trò của kinh tế dịch vụ

Trang 13

Một là, Kinh tế dịch vụ tác động lan tỏa thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

Hai là, Kinh tế dịch vụ thúc đẩy phân công lao động ngày càng sâu sắc

Ba là, Kinh tế dịch vụ thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hoá, thương mại hàng hoá trong nước và quốc tế

Bốn là, Kinh tế dịch vụ góp phần nâng cao đời sống về vật chất, tinh thần của xã hội

2.1.2.3 Phân loại kinh tế dịch vụ

Một là, phân loại kinh tế dịch vụ theo thành phần kinh tế Hai là, phân loại kinh tế dịch vụ theo ngành dịch vụ

Ba là, phân loại kinh tế dịch vụ theo quá trình hoạt động của dịch vụ

2.2 Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên

2.2.1 Quan niệm kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên

Kinh tế dịch vụ là một phạm trù kinh tế chỉ một khu vực kinh

tế trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh, bao gồm quy mô, chất lượng, cơ cấu của các ngành dịch vụ, phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng hàng hoá dịch vụ.

2.2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên

2.2.2.1 Nội dung, tiêu chí đánh giá về quy mô của kinh tế dịch

vụ ở tỉnh Hưng Yên

Một là, số lượng các tổ chức kinh tế kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Tỉnh.

Trang 14

Hai là, số lượng vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ trên địa bàn Tỉnh.

Ba là, số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn Tỉnh.

2.2.2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá về chất lượng của kinh tế dịch vụ

Một là, hiệu quả sử dụng vốn, doanh thu, lợi nhuận của ngành dịch vụ

Hai là, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm các ngành dịch vụ

Ba là, chất lượng khoa học và công nghệ được ứng dụng trong các ngành dịch vụ

Bốn là, chất lượng lao động các ngành dịch vụ

2.2.2.3 Nội dung, tiêu chí đánh giá về cơ cấu của kinh tế dịch vụ

Một là, cơ cấu giá trị của các ngành dịch vụ

Hai là, cơ cấu lao động của các ngành dịch vụ

Ba là, cơ cấu vốn đầu tư cho kinh tế dịch vụ

Bốn là, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia kinh tế dịch vụ trên địa bàn Tỉnh

Năm là, cơ cấu kinh tế dịch vụ của các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn Tỉnh

2.2.2.4 Nội dung, tiêu chí đánh giá về vai trò của kinh tế dịch vụ

Một là, sự đóng góp của khu vực kinh tế dịch vụ cũng như của

từng ngành kinh tế dịch vụ vào GRDP của tỉnh Hưng Yên trong mỗithời điểm nhất định

Ngày đăng: 29/10/2024, 05:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w