1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hàng hoá ở việt nam

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Phát Triển Kinh Tế Hàng Hoá Ở Việt Nam
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 38,74 KB

Nội dung

Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoáSản xuất hàng hoá chỉ ra đời, tồn tại và phát triển khi có đủ hai điều kiện là phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ

Trang 1

1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá 2

1.3 Đặc trưng cơ bản và ưu thế của sản xuất hàng hoá 2

1.3.1 Đặc trưng cơ bản 2

1.3.2 Ưu thế của sản xuất hàng hoá 3

2 Các nhân tố và quy luật vận động của kinh tế hàng hoá 4

2.1 Các nhân tố của kinh tế hàng hoá 4

Trang 2

NỘI DUNGI.Lý luận về sản xuất hàng hoá

1 Sản xuất hàng hoá1.1 Khái niệm

Theo C Mác, sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.

1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá

Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời, tồn tại và phát triển khi có đủ hai điều kiện là phân công lao động xã hội và sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hoá của những người sản xuất thành các ngành, nghề khác nhau Mỗi người chỉ sản xuất được một hoặc một số sản phẩm nhất định nhưng lại có nhu cầu tiêu dùng nhiều sản phẩm khác nhau, vì lẽ đó, những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau Đây là điều kiện cần để sản xuất hàng hoá ra đời, tuy nhiên chưa đủ để sản xuất hàng hoá tồn tại và phát triển

Điều kiện thứ hai đảm bảo cho sự ra đời của sản xuất hàng hoá là có sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất Khi có sự tách biệt này giữa những người sản xuất độc lập với nhau sẽ phát sinh sự khác biệt về lợi ích, từ đó tất yếu họ phải trao đổi, mua bán.

Khi tồn tại hai điều kiện nêu trên thì con người không thể dùng ý chí chủ quan để xoá bỏ nền sản xuất hàng hoá được Việc cố tình xoá bỏ nền sản xuất hàng hoá sẽ làm cho xã hội nảy sinh sự khan hiếm và khủng hoảng Vì lẽ đó, có thể khẳng định rằng nền kinh tế hàng hoá có ưu thế vượt trội so với nền sản xuất tự cấp tự túc.

1.3 Đặc trưng cơ bản và ưu thế của sản xuất hàng hoá1.3.1 Đặc trưng cơ bản

Sản xuất hàng hoá có 3 đặc trưng cơ bản như sau:

Thứ nhất, sản xuất hàng hóa dùng để trao đổi, mua bán Sản xuất hàng hóa là kiểu

tổ chức kinh tế dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua việc trao đổi, mua bán.

Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang

tính xã hội

Trang 3

Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá

trị sử dụng.

1.3.2 Ưu thế của sản xuất hàng hoá

So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa mang lại nhiều ưu thế vượt trội như:

Thứ nhất, sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên

môn hóa sản xuất

– Khai thác lợi thế về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất,…

– Thúc đẩy sự phát triển mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng mở rộng – Phá vỡ tính tự cung tư cấp, bảo thủ lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm tăng năng suất lao động và nhu cầu xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn

– Khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.

Thứ hai, quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính

khép kín của mỗi cá nhân, gia đình,…

– Mở rộng quy mô lớn dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội phù hợp với xu thế thời đại.

– Tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất… – Thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thứ ba, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là qui

luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, biết tính toán,…

– Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

– Giảm chi phí sản xuất đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Thứ tư, sự phát triển của sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân,

các vùng, các nước…

– Nâng cao đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần.

Bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng tồn tại nhiều mặt trái như phân hóa giàu – nghèo, khủng hoảng kinh tế – xã hội, phá hoại môi trường sinh thái xã hội, …

2 Các nhân tố và quy luật vận động của kinh tế hàng hoá2.1 Các nhân tố của kinh tế hàng hoá

2.1.1 Hàng hoá

*Khái niệm:

Trang 4

Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

Sản phẩm của lao động là hàng hoá khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường, Hàng hoá có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể Ví dụ, rau được trồng tại nhà và được tiêu thụ trong gia đình thì không là hàng hoá, nhưng khi rau được trồng nhằm mục đích mang ra trao đổi, mua bán ở thị trường thì được gọi là hàng hoá.

*Các thuộc tính của hàng hoá:

Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.

Giá trị sử dụng của hàng hoá: là công dụng của sản phẩm, có thể thoả

mãn một nhu cầu nào đó của con người.

Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.

Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng Nền sản xuất càng phát triển, khoa học, con người càng hiện đại, càng giúp con người phát hiện ra nhiều và phong phú hơn giá trị sử dụng của sản phẩm Nếu là người sản xuất, phải chú ý phát triển, hoàn thiện hơn giá trị sử dụng của hàng hoá để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe và tinh tế hơn của người mua.

Giá trị của hàng hoá: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết

tinh trong hàng hoá.

Khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá, C Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hoá có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động.

Lao động cụ thể: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những

nghề nghiệp chuyên môn nhất định Lao động cụ thể tạo ra giá trị của hàng hoá Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành nghề khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau Thêm vào đó, lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hoá bởi việc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất.

Trang 5

Lao động trừu tượng: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá

không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá Có thể hiểu rằng giá trị hàng hoá là loa động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau Trước C.Mác, D.Ricardo cũng đã thấy được các thuộc tính của hàng hoá Nhưng D.Ricardo lại không thể lí giải được vì sao lại cùng có hai thuộc tính đó Vượt lên so với lý luận của D.Ricardo, C.Mác phát hiện, cùng một hoạt động lao động nhưng hoạt động lao động đó có tính hai mặt C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá Phát hiện này là cơ sở để C.Mác phân tích một cách khoa học sự sản xuất giá trị thặng dư Mặt khác, lao động trừu tượng còn phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá.

*Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoáLượng giá trị của hàng hoá: là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng

hoá Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động Thời gian lao động này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị sản xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá là năng suất lao

động, cường độ lao động.

Từ lý luận trên, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo để phát triển kinh tế hàng hoá tại Việt Nam Dưới đây là thực trạng kinh tế Việt Nam những năm gần đây, sau khi được định hướng theo chủ nghĩa Mác – Lênin.

II.Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hoá tại Việt Nam1 Thực trạng

Nền kinh tế thế giới tồn tại 3 loại mô hình kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường hỗn hợp Ở mỗi quốc gia lại có những biến thể khác từ các loại mô hình này Tại Việt Nam, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp tham khảo kinh nghiệm phát triển kinh tế

Trang 6

của các quốc gia trên thế giới để áp dụng mô hình kinh tế hàng hoá dưới dạng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa C.Mác từng khẳng định vai trò quan trọng của hàng hoá đối với sự phát triển của xã hội: “Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải xã hội biểu hiện ra là một đống hàng hóa khổng lồ, những hàng hóa chồng chất lại” Hiểu rõ điều đó, Đảng ta đã áp dụng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy cao độ tầm quan trọng của hàng hoá, đồng thời phù hợp với bối cảnh toàn cầu và tiềm lực của đất nước Mô hình này đã cho thấy những thành công ban đầu kể từ khi áp dụng vào năm 1986 cho đến nay Đặc biệt, những con số ấn tượng kinh tế Việt Nam đạt được khi vừa bước qua đại dịch COVID-19 là minh chứng rõ nét cho sự vận dụng hiệu quả này Ở đây tăng trưởng được thể hiện qua số liệu thống kê năm 2022

1.1 Về tăng trưởng và cơ cấu GDP:

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế Ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm Ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm Ngành xây dựng tăng 8,17%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm.

Trang 7

Khu vực dịch vụ được khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022 Một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,15% so với năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm; ngành vận tải kho bãi tăng 11,93%, đóng góp 0,69 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 40,61%, đóng góp 0,79 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,03%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 7,80%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 7,6%, làm giảm 0,13 điểm phần trăm do dịch Covid-19 đã được kiểm soát.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm

38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.

Về sử dụng GDP năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,18% so với năm 2021, đóng góp 49,32% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,75%, đóng góp 22,59%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,86%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,16%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 28,09%.

Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021 Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động, tăng 622 USD so với năm 2021) Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2022 tăng 4,8% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2022 đạt 26,2%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với năm 2021).

1.2 Thực trạng tăng trưởng các ngành chính:

Về nông nghiệp:

Trang 8

Diện tích lúa cả năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm trước; năng suất ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12/2022 tăng 11,4% so với cùng thời điểm năm 2021; tổng số bò tăng 3,1%; tổng số trâu giảm 2%; tổng số gia cầm tăng 4,8%.

Về lâm nghiệp:

Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước trong quý IV/2022 ước đạt 107,4 nghìn ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước Tính chung năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 300,1 nghìn ha, tăng 3,4% so với năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 101,2 triệu cây, tăng 5,3%; sản lượng củi khai thác đạt 18,6 triệu ste, tăng 0,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 19,7 triệu m3, tăng 7,2%.

Diện tích rừng bị thiệt hại quý IV/2022 là 234 ha, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước Tính chung năm 2022, cả nước có 1.121,9 ha rừng bị thiệt hại, giảm 56,9% so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 41,4 ha, giảm 97,3%; diện tích rừng bị chặt, phá là 1.080,5 ha, giảm 0,8%.

Về thuỷ sản:

Sản lượng thủy sản quý IV/2022 ước đạt 2.426,5 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước Tính chung năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 9.026,3 nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 5.163,7 nghìn tấn, tăng 6,3%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 3.862,6 nghìn tấn, giảm 1,8%.

Về sản xuất công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp quý IV/2022 có xu hướng tăng chậm lại, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 3,6% so với cùng kỳ năm trước Tính chung cả năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,69% so với năm trước (quý I tăng 7,16%; quý II tăng 9,51%; quý III tăng

11,06%; quý IV tăng 3,6%) Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng

7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm;

Trang 9

ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

– Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý IV/2022 tăng 3%, là mức tăng thấp nhất so với các quý của năm 2022 do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu Chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 7,8% so với năm trước; tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước (Hà Tĩnh giảm 16,5%; Trà Vinh giảm 24,1%).

– Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2022 tăng 0,3% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước Tính chung năm 2022, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,1% so với năm 2021 (năm trước tăng 4,8%).

– Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/12/2022 tăng 10,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 13,9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 21,3%) Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2022 là 78,1% (năm 2021 là 79,2%).

– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2022 tăng 0,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,3% so với cùng thời điểm năm trước.

Về dịch vụ:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2022 ước đạt 1.514,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so với quý trước và tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6% (năm 2021 giảm 6,7%) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 15% so với năm 2019 – năm trước khi xảy ra dịch Covid-19 Vận tải hành khách quý IV/2022 ước đạt 874,8 triệu lượt khách vận chuyển, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 41 tỷ lượt khách.km, gấp 3 lần Tính chung năm 2022, vận tải hành khách ước đạt 3.664,1 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 52,8% so với năm trước (năm 2021 giảm 32,7%) và luân chuyển đạt 171,8 tỷ lượt khách.km, tăng 78,3% (năm 2021 giảm 40,9%) Tính chung năm 2022, vận tải hàng hóa ước đạt 2.009,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 23,7% so với năm

Trang 10

trước (năm 2021 giảm 8,4%) và luân chuyển 441,3 tỷ tấn.km, tăng 29,4% (năm 2021 tăng 0,5%).

Doanh thu hoạt động viễn thông quý IV/2022 ước đạt 84,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 2,1%) Tính chung năm 2022, doanh thu hoạt động viễn thông ước đạt 333,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,6%).

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Mười Hai đạt 707,1 nghìn lượt người, tăng 18,5% so với tháng trước và gấp 41,2 lần so với năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại Tính chung năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 3.661,2 nghìn lượt người, gấp 23,3 lần so với năm trước nhưng vẫn giảm 79,7% so với năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

2 Đánh giá thực trạng

2.1 Kết quả đạt được:

Kinh tế thế giới những năm gần đây gánh chịu sự khủng hoảng và bất ổn do hậu đại dịch, tuy nhiên việc áp dụng mô hình kinh tế phù hợp cùng với những chỉ đạo kịp thời và đích xác của Đảng và Nhà nước đã tạo ra những điểm sáng trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay Những kết quả đạt được trong năm giai đoạn 2021-2022 có thể kể đến

- Điểm sáng FDI trong bối cảnh đầu tư thương mại quốc tế suy giảm - Chính phủ tư duy đột phá, hành động khẩn trương, linh hoạt, đặt

hiệu quả lên trên hết.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế năm 2021-2022 đã có kết quả đáng ghi nhận Đó là biểu hiện những ưu thế vượt trội của sản xuất hàng hoá so với nền kinh tế tự cung tự cấp, là bước tiến lớn so với thời kỳ chưa chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên tăng trưởng so với thời kỳ trước đại dịch không cao bởi nền kinh tế ít nhiều có sự ảnh hưởng Dù vậy, đây là một nỗ lực to lớn của

Ngày đăng: 09/04/2024, 13:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w