Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế dịch vụ Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu KTDV ở tỉnh Hưng Yên trên phương diện là một khu vực hay ngành kinh tế t
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các tư liệu, số liệu, nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đoàn Xuân Phúc
Trang 21.1 Những công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và
những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ DỊCH
VỤ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ Ở TỈNH
2.1 Những vấn đề chung về kinh tế dịch vụ 342.2 Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và yếu tố tác
động đến kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên 462.3 Quan niệm phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên và
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
DỊCH VỤ Ở TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2035 1264.1 Quan điểm phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên
4.2 Giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên đến
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
Trang 5DANH MỤC BẢNG
1
Bảng 3.1 Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc hàng năm theo ngành kinh tế ở tỉnh Hưng Yên
Bảng 3.4 Số lao động được đào tạo và cấp chứng chỉ các
ngành dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên năm 2023
90
5
Bảng 3.5 Năng suất lao động trung bình phân theo ngành
kinh tế của Tỉnh Hưng Yên
90
6
Bảng 3.6 Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
hàng năm theo ngành kinh tế ở tỉnh Hưng Yên
93
7
Bảng 3.7 Cơ cấu doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống
phân theo loại hình kinh tế ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2018 - 2023
96
Trang 6Bảng 3.8 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo giá
hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2018 - 2023
98
9
Bảng 3.9 Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng theo giá hiện hành phân theo ngành kinh doanh
ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023
106
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1
Biểu đồ 3.1.Số lượng doanh nghiệp hoạt động tính đến
31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế từ 2018 - 2023
của tỉnh Hưng Yên
77
2
Biểu đồ 3.2 Quy mô vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn
theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế của tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2018 - 2023
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Kinh tế dịch vụ là khu vực kinh tế có vai trò ngày càng quan trọngtrong sự phát triển của các nền kinh tế, là yếu tố thúc đẩy các hoạt động kinh
tế vừa góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đời sống của người
Trang 7dân Cùng với quá trình CNH, HĐH, KTDV ngày càng chiếm tỷ lệ lớn so vớinông nghiệp và công nghiệp
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối cải cách kinh tế và mở cửa hộinhập với thế giới, quá trình CNH, HĐH ngày càng diễn ra với nhịp độ cao, thìKTDV ngày càng được quan tâm, ưu tiên phát triển qua các kỳ Đại hội Đảngcũng như các quy định pháp luật khác nhau Đại hội XIII của Đảng xác định:
Phát triển mạnh khu vực dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng nhữngthành tựu KH&CN hiện đại, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.Tập trung phát triển mạnh một số ngành dịch vụ như: du lịch, thươngmại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, logistics, dịch vụ kỹthuật, dịch vụ tư vấn pháp lý Tổ chức cung ứng dịch vụ chuyênnghiệp văn minh, hiện đại theo chuẩn mực quốc tế [15, tr.125]
Hưng Yên là một tỉnh thuộc trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng,nằm trong tam giác kinh tế lớn nhất miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh Là tỉnh sát thủ đô Hà Nội, có nguồn lực dồi dào, giao thông thuận lợicho phát triển KT - XH Hưng Yên đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư trong vàngoài nước vào phát triển công nghiệp và dịch vụ Nghị quyết Đảng bộ tỉnhHưng Yên nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Phát triển đồng bộ thương mại,dịch vụ và du lịch thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế” [16, tr.26] Đây làmột trong những nhiệm vụ trung tâm, khâu đột phá trong phát triển KT - XH
Những năm qua, KTDV ở tỉnh Hưng Yên luôn giữ vị trí quan trọng,chiếm tỷ trọng 28% trong CCKT của Tỉnh Một số lĩnh vực KTDV đã có
sự phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng theo hướng hiện đại, bềnvững KTDV đã góp phần thúc đẩy KT - XH của Tỉnh tăng trưởng nhanh;giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượngđời sống, tinh thần cho nhân dân… Tuy nhiên, trong xu thế chuyển dịchCCKT theo hướng hiện đại của nước ta nói chung và đối với tỉnh Hưng
Trang 8Yên nói riêng, với kết quả đạt được trong lĩnh vực dịch vụ hiện nay chưatương xứng với tiềm năng thế mạnh của Tỉnh Quy mô một số ngành dịch
vụ còn nhỏ; chất lượng KTDV ở một số phân ngành còn hạn chế; cơ cấuKTDV có nội dung còn chưa phù hợp, chưa phản ánh đúng tiềm năng, thếmạnh của Tỉnh… Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển
KT - XH của Tỉnh
Để khắc phục những hạn chế trên, phát huy lợi thế so sánh, tiềm năng,thế mạnh của tỉnh Hưng Yên về KTDV, đưa KTDV tỉnh Hưng Yên phát triểnnhanh, hiện đại, hiệu quả, bền vững Điều đó đòi hỏi cần có công trình nghiêncứu cụ thể cả về lý luận và thực tiễn Xuất phát từ những lý do trên, tác giả
chọn vấn đề: “Phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên
cứu luận án của mình chuyên ngành Kinh tế chính trị
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về KTDV, phát triển KTDV
ở tỉnh Hưng Yên; trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triểnKTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, kháiquát giá trị các công trình, chỉ ra những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về KTDV và phát triển KTDV ở tỉnh HưngYên Trong đó tập trung làm rõ các quan niệm về dịch vụ, KTDV, phát triển KTDV
ở tỉnh Hưng Yên; xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá và chỉ ra các yếu tố tác độngđến KTDV ở tỉnh Hưng Yên hiện nay
- Đánh giá đúng thực trạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023.Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề cần tập trung giảiquyết từ thực trạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên
Trang 9- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yênđến năm 2035.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế dịch vụ
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu KTDV ở tỉnh Hưng Yên trên phương diện
là một khu vực hay ngành kinh tế thông qua các nội dung: Quy mô và sốlượng; chất lượng; cơ cấu của KTDV; trong đó luận án lựa chọn 5 ngànhKTDV chính, có quy mô, tỷ trọng đóng góp lớn trong GRDP của tỉnh Hưng Yênhiện nay, bao gồm: Dịch vụ thương mại; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch; dịch
vụ thông tin và truyền thông; dịch vụ tài chính ngân hàng
- Về không gian: Nghiên cứu ở tỉnh Hưng Yên
- Về thời gian: thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2018 đến năm2023; quan điểm, giải pháp có giá trị đến năm 2035
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách củaNhà nước về phát triển KTDV
-Cơ sở thực tiễn
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở khảo sát quá trình phát triển KTDV ở một
số địa phương trong nước và thực tiễn sự phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yêngiai đoạn 2018 - 2023; tham khảo các báo cáo tổng kết của Tỉnh và kết quảnghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp biện chứng duy vật: Đây là phương pháp được sử dụng
xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án Nghiên cứu KTDV trong mối
Trang 10liên hệ tác động với các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội ở tỉnh Hưng Yênnhằm xây dựng lý luận, phân tích, làm rõ thực trạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên,chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế của thực trạng đó, đề xuất quanđiểm, giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Sử dụng phương pháp này,
nghiên cứu làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn KTDV ở tỉnh Hưng Yêntrên các nội dung: quy mô, chất lượng, cơ cấu KTDV ở tỉnh Hưng Yên Phươngpháp này sử dụng xuyên suốt luận án Trong đó tập trung vào chương 2 áp dụngchủ yếu trong làm rõ quan niệm, nội dung, các yếu tố tác động đến KTDV ở tỉnhHưng Yên Sử dụng trong khảo sát phát triển KTDV ở một số địa phương trong
và ngoài nước rút ra những kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên phát triển KTDV đếnnăm 2035 một cách hiệu quả Chương 3, đánh giá thực trạng KTDV, chương 4 đề
ra quan điểm, giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035
Phương pháp thống kê và so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3
của luận án Trên cơ sở thống kê các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành
so sánh để thấy được những ưu điểm và hạn chế của KTDV ở tỉnh Hưng Yênqua các giai đoạn, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triểnKTDV ở tỉnh Hưng Yên những năm tiếp theo
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp được sử
dụng trong suốt quá trình xây dựng luận án và được tác giả áp dụng trongtoàn bộ Luận án Đối với chương 1, tác giả phân tích, tổng quan các công trình cóliên quan đến đề tài luận án và rút ra những vấn đề luận án cần tập trung nghiêncứu; chương 2, tác giả phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan để tìm racấu trúc, xu hướng phát triển KTDV Trên cơ sở đó, tổng hợp xây dựng quan niệm,hình thành khung lý luận của chương 2 Đối với chương 3 tác giả tiến hành phântích và tổng hợp những số liệu thu thập được nhằm đánh giá thực trạng KTDV ởtỉnh Hưng Yên trong thời gian qua, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên
Trang 11nhân Đối với chương 4, tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõ nội dung quanđiểm, luận giải các giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035.
Phương pháp kết hợp logic và lịch sử: Được tác giả sử dụng trong toàn bộ
luận án Tại chương 1 sử dụng phương pháp này để tổng quan tình hình nghiêncứu có liên quan đến đề tài theo tiến trình thời gian và nội dung liên quan đếnluận án Chương 2, 3 và 4, sử dụng phương pháp này để khái quát các kinhnghiệm, đánh giá những ưu điểm, hạn chế; xây dựng quan điểm và các giải pháp
cơ bản thành các luận điểm, sau đó chứng minh, luận giải các luận điểm đó
5 Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận về KTDV ở tỉnh Hưng Yênnhư đưa ra quan niệm và xây dựng các tiêu chí đánh giá KTDV ở tỉnh HưngYên; đánh giá thực trạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên để rút ra những vấn đề cầntập trung giải quyết; đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTDV ở tỉnhHưng Yên đến năm 2035
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Về lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về KTDV ởtỉnh Hưng Yên Đưa ra quan niệm về KTDV, xây dựng nội dung, tiêu chí đánhgiá và chỉ ra những yếu tố tác động đến KTDV ở tỉnh Hưng Yên
Về thực tiễn
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, chính quyền cáccấp của tỉnh Hưng Yên trong hoàn thiện cơ chế, chính sách và thực hiện hiệuquả các giải pháp phát triển KTDV Đồng thời, có thể làm tài liệu tham khảophục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy những nội dung liên quan ở các trường đạihọc, cao đẳng trong và ngoài quân đội
7 Kết cấu của luận án
Trang 12Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trìnhkhoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục.
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Những công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dịch vụ
Atilgan, Serkan Akıncı, Şafak Aksoy (2003), Mapping service quality
in the tourism industry, (Lập bản đồ chất lượng dịch vụ trong ngành du lịch)
[115] Nghiên cứu này đề xuất một cách tiếp cận mới đối với nghiên cứukhám phá và đánh giá các khía cạnh chất lượng dịch vụ bằng cách sử dụngphân tích tương ứng (CA) Công trình đã điều tra chất lượng dịch vụ của cácnhà cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng các phép đo mô tả và kiểm tra thống
kê, diễn giải đồ họa về dữ liệu SERVQUAL (công cụ đánh giá chất lượngdịch vụ) để hỗ trợ việc ra quyết định quản lý trong ngành du lịch Bài viết đãxây dựng lược đồ đánh giá chất lượng đối với ngành du lịch Các tác giả đã sửdụng công cụ này để đánh giá chất lượng dịch vụ của các công ty lữ hànhthông qua sự đánh giá của khách du lịch Đức và Nga Thông qua đó, côngtrình đã nhấn mạnh về hiệu quả của công cụ này và nhấn mạnh có thể sử dụng
để đánh giá chất lượng dịch vụ của các ngành khác
Akbaba, A (2006), Measuring service quality in the hotel industry: A study in a business hotel in Turkey (Đo lường chất lượng dịch vụ trong ngành
khách sạn: nghiên cứu tại một khách sạn kinh doanh ở Thổ Nhĩ Kỳ) [116].Tác giả đã nghiên cứu về chất lượng dịch vụ trong ngành khách sạn trong đó
sử dụng thang đo SERVQUAL để khảo sát được thể hiện qua năm khía cạnh
là phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đảm bảo, khả năng đáp ứng và sự
Trang 14đồng cảm Từ việc khảo sát thực tiễn từ một khách sạn ở Thổ Nhĩ Kỳ tác giả
đã đưa ra những nhận định việc đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua sựđánh giá của khách hàng có vai trò rất quan trọng, từ đó có những biện phápcải thiện, điều chỉnh chất lượng dịch vụ ở các khách sạn
Arpita Mukherjee (2013), The Service sector in India (Khu vực dịch vụ
Ấn Độ) [118] Công trình đã trình bày những những nét chính về sự phát triểnkhu vực dịch vụ của Ấn Độ Ấn Độ theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tếtheo hướng ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, trong đó tập trung một số lĩnhvực như công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ thuê ngoài Đối với lĩnhvực dịch vụ thuê ngoài tập trung vào các lĩnh vực như: Loại hình thứ nhất làdịch vụ “thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO)” với năm loại hình cơ bản làcông ty chi nhánh toàn sở hữu của các tập đoàn đa quốc gia, công ty khởi đầu,các công ty dịch vụ công nghệ thông tin, các công ty chuyên BPO đa quốc gia
và xử lý dữ liệu cho công ty mẹ Loại hình thứ hai là dịch vụ “thuê ngoài kiếnthức (KPO)” với một số loại hình dịch vụ cơ bản như: Dịch vụ tài chính,nghiên cứu thị trường (MRO), nghiên cứu kinh doanh, quản lý dữ liệu và báocáo, phân tích dữ liệu và mô hình kinh doanh, dịch vụ nghiên cứu phi truyềnthống, dịch vụ quản lý rủi ro và thống kê bảo hiểm
Banko Sentral Pilipinas (BSP) (The Central Bank of the Republic of
Philippines), (2013), Survey of IT - BPO Service (Khảo sát dịch vụ IT - BPO)
[120] Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về dịch vụ công nghệthông tin IT - BPO tập trung vào các lĩnh vực ngân hàng, trên cơ sở ứng dụngthành tựu KH&CN, chủ yếu là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo vào lĩnhvực dịch vụ thuê ngoài của ngành ngân hàng Công trình đã nghiên cứu, đisâu khảo sát các lĩnh vực dịch vụ như: Dịch vụ quản lý dữ liệu, dịch vụ tài
Trang 15chính, kế toán, liên doanh ngân hàng, cung cấp dịch vụ trọn gói từ đầu đếncuối… Qua đó đánh giá chất lượng dịch vụ của các lĩnh vực này, đưa ranhững dự báo về nhu cầu sử dụng dịch vụ trên Đề xuất một số nội dung nângcao chất lượng dịch vụ IT -BPO trong lĩnh vực ngân hàng.
Ishu Garg, Suraj Walia (2013), An analysis of Services sector in India economic (Phân tích ngành dịch vụ trong nền kinh tế Ấn Độ) [132] Các tác
giả đã nghiên cứu các lĩnh vực dịch vụ của nền kinh tế Ấn Độ từ cuối thậpniên 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX Trong đó đã khái quát quá trìnhphát triển ngành dịch vụ của Ấn Độ chuyển dịch CCKT từ nông nghiệp sangdịch vụ mà không thực sự trải qua công nghiệp hoá, dịch vụ tăng trưởng nhanhnhất trong khi ngành nông nghiệp và công nghiệp tăng trưởng chậm và không ổnđịnh Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tăng từ 41% năm 1990 - 1991 lên 57%năm 2013 Tiềm năng phát triển dịch vụ ở Ấn Độ rất lớn, đặc biệt là ngành côngnghệ thông tin và phần mềm thực chất mới khai thác được 5% còn lại 95% chưađược khai thác hết Công trình tập trung phân tích một số ngành dịch vụ như: Dulịch, viễn thông, dịch vụ cộng đồng, giải trí và dịch vụ thuê ngoài Công trình đãđánh giá thực trạng các ngành dịch vụ của của Ấn Độ từ năm 1990 đến năm 2013,
từ đó rút ra những mặt còn tồn tại, hạn chế, đồng thời đề xuất một số giải phápnâng cao chất lượng dịch vụ nói trên, trong đó nhấn mạnh vào các giải phápnhư: tăng cường bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng KH&CNvào các ngành dịch vụ; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dịch vụ…
Christian Kowalkowski, Heiko Gebauer, Bart Kamp, Glenn Parry (2017),
Servitization and deservitization: Overview, concepts, and definitions (Dịch vụ
hoá và sa thải hoá: Tổng quan, khái niệm và định nghĩa) [123] Bài báo đã nghiêncứu những thách thức liên quan đến các chiến lược tăng trưởng dịch vụ, các chiếnlược liên quan đến việc sa thải hoặc rút lui khỏi các dịch vụ cung cấp Các tác giả
đã đưa ra bốn thuật ngữ cốt lõi, đó là: Dịch vụ hóa là quá trình chuyển đổi để
Trang 16chuyển từ mô hình kinh doanh lấy sản phẩm làm trung tâm và logic sang cách tiếp
cận lấy dịch vụ làm trung tâm Truyền dịch vụ là quá trình theo đó tầm quan trọng
tương đối của việc cung cấp dịch vụ đối với một công ty hoặc đơn vị kinh doanh
tăng lên, do đó làm tăng định hướng kinh doanh dịch vụ (SBO) của nó Sa thải hoá là quá trình chuyển đổi theo đó một công ty chuyển từ mô hình kinh doanh
lấy dịch vụ làm trung tâm sang mô hình kinh doanh lấy sản phẩm làm trung tâm
Pha loãng dịch vụ là quá trình giảm đi một số lĩnh vực dịch vụ không quan trọng,
tăng định hướng kinh doanh sản phẩm dịch vụ mới của công ty
John Mcmanus, Barry Ardley (2019), “Services: The relationshipbetween Innovation and the Co-creation Process” (Dịch vụ: Mối quan hệ giữađổi mới và quá trình đồng sáng tạo) [136] Bài báo phân tích mối quan hệgiữa dịch vụ và đổi mới dịch vụ, trong đó nhấn mạnh về sự đổi mới các hoạtđộng dịch vụ, phải tạo ra sự khác biệt như thiết kế dịch vụ, đổi mới, sáng tạocác hoạt động dịch vụ; đổi mới, sáng tạo, học hỏi để phục vụ khách hàng.Phân tích mối quan hệ giữa quản lý và đổi mới, quy trình đồng sáng tạo trongđổi mới dịch vụ; và cho rằng trong khu vực dịch vụ sự đổi mới và quá trìnhđồng sáng tạo sẽ có tác động to lớn đến giá trị khách hàng và tạo ra hiệu suấtvững chắc cho sự tồn tại và phát triển của các ngành dịch vụ
IpKin Anthony Wong , Jingwen Huang , Zhiwei (CJ) Lin , Haoyue Jiao
(2022), Smart dining, smart restaurant, and smart service quality (SSQ) (Ăn
uống thông minh, nhà hàng thông minh và chất lượng dịch vụ thông minh(SSQ) [133] Các tác giả nghiên cứu đánh giá tầm quan trọng của công nghệđối với chất lượng dịch vụ thông qua lăng kính công nghệ thông tin Chấtlượng dịch vụ thông minh được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp mô hình 5-S(AKA SSQ): S-Servicecape (cảnh quan dịch vụ), S-assurance (sự đảm bảo),S-Responsiveness (khả năng đáp ứng), S-reliability (độ tin cậy) và S-empathy(sự đồng cảm) Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ này được các tác giả áp
Trang 17dụng để đánh giá đối với chất lượng dịch vụ khách sạn thông minh và các nhàhàng thông minh hiện nay.
Mohamad Abou - Foul, Jose L Ruiz - Alba, Pablo J López - Tenorio
(2023), The impact of artificial intelligence capabilities on servitization: The moderating role of absorptive capacity-A dynamic capabilities perspective
(Tác động của năng lực trí tuệ nhân tạo đối với quá trình dịch vụ hóa: Vai tròđiều tiết của năng lực hấp thụ - Một viễn cảnh về năng lực động) [130] Cáctác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa khả năng trí tuệ nhân tạo (AI), dịch vụhóa và vai trò của khả năng hấp thụ Dựa trên tài liệu về khả năng động, cáctác giả đã phát triển và thử nghiệm một mô hình bằng cách sử dụng mô hìnhphương trình cấu trúc (SEM) và tiếp tục áp dụng phân tích so sánh định tínhtập mờ (fsQCA) Thông qua việc xây dựng các khả năng của AI và bốn khíacạnh phụ của nó, từ đó nêu bật tác động tích cực của khả năng AI đối với dịch
vụ hóa, nó đã góp phần tối ưu hoá các nguồn tài nguyên trong phát triển cáchoạt động dịch vụ chất lượng cao, đây là xu hướng mới của thế giới trướcphát triển của KH&CN đối với các ngành dịch vụ
Trang 18Diandian Xiang , Xia Li, Daniel Peter Hampson (2023), “Service exchange activities in the sharing economy: Professional versus amateur peer providers” (Hoạt động trao đổi dịch vụ trong nền kinh tế chia sẻ: Nhà cung cấp chuyên nghiệp và nghiệp dư) [125] Nhóm tác giả nghiên cứu hoạt động
trao đổi dịch vụ trong nền kinh tế chia sẻ thông qua hai nhà cung cấp dịch vụchuyên nghiệp và nghiệp dư, lấy ngành bất động sản làm đối tượng khảo sát.Qua nghiên cứu các tác giả cho rằng các hoạt động trao đổi kinh tế và trao đổi
xã hội đều có tác động đáng kể đến hành vi mua của khách hàng Sự phối hợpgiữa các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên sự trao đổi kinh tế trong nền kinh tếchia sẻ, sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế tăng trưởng, giảm thiểuđược những rủi ro Từ đó, các tác giả đưa ra khuyến nghị về sự tăng cườngphối hợp, trao đổi giữa các nhà chung cấp dịch vụ trên cơ sở trao đổi kinh tế,đảm bảo lợi ích của các bên và của khách hàng
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về kinh tế dịch vụ và phát triển kinh tế dịch vụ
John Mcmanus (2009), “The Service Economy” (Kinh tế dịch vụ),[135] Bài báo phân tích tầm quan trọng của các ngành dịch vụ đối với nền kinh
tế toàn cầu, trong đó phân tích quan điểm dịch vụ về tăng trưởng, sự phát triểnmột số ngành dịch vụ có cơ hội tăng trưởng cao như dịch vụ tài chính, công nghệ,năng lượng và tiện ích Chỉ ra cơ hội và thách thức các ngành dịch vụ trong tươnglai thông qua phân tích mối quan hệ giữa nhà sản xuất dịch vụ và người tiêu dùngdịch vụ, đưa ra khuyến nghị rằng: dịch vụ nhà sản xuất và người tiêu dùng cónhiều điều để học hỏi lẫn nhau, quản lý luôn quan trọng, nhưng việc tìm ranhững cách mới để tăng thêm giá trị còn quan trọng hơn, do đó, cần phải tậphợp các bên liên quan lại với nhau để có cổ phần trong nền KTDV và tạo ra
sự chuyên nghiệp và phát triển của những cá nhân làm trong lĩnh vực dịch vụ
Raja Mikael Mitra (2013), Service Sector Growth in the Philippines
(Tăng trưởng ngành dịch vụ ở Philippines) [138] Công trình đã phân tích sự
Trang 19phát triển các ngành dịch vụ ở Philippines trong đó nhấn mạnh ngành dịch vụ ởPhilippines phát triển từ khá sớm, tỷ trọng của ngành này trong GDP đã vượt tỷtrọng của ngành công nghiệp từ những năm thập niên 80 và ngày càng tăng, từ36% năm 1980 lên 55% năm 2010 và tăng lên 57,1% và năm 2010 Nếu xét vềviệc làm, tổng số việc làm trong ngành dịch vụ chiếm 40% năm 1990 đã tănglên 52% trong năm 2010 Đến năm 2011 ngành dịch vụ đã sử dụng 19,4 triệulao động nhiều hơn so với nông nghiệp và sản xuất công nghiệp cộng lại Tácgiả đã phân tích một số ngành dịch vụ như vận tải truyền thông; thương mại vàsửa chữa phương tiện, các sản phẩm gia đình và cá nhân; tài chính trung gian;bất động sản cho thuê và hoạt động kinh doanh; dịch vụ công và quốc phòng,
A Banoun , L Dufour , M Andiappan (2016), “Evolution of a serviceecosystem: Longitudinal evidence from multiple shared services centers
based on the economies of worth framework” (Sự phát triển của một hệ sinh
thái dịch vụ: Bằng chứng theo chiều dọc từ nhiều trung tâm dịch vụ được chia
sẻ dựa trên khuôn khổ kinh tế giá trị) [121] Bài viết đề xuất một mô hình lý
Trang 20thuyết về sự phát triển của hệ sinh thái dịch vụ dựa trên phân tích theo chiều dọc
về mối quan hệ giữa năm trung tâm dịch vụ dùng chung (SSC) và các khách hàngnội bộ của họ Theo nghiên cứu của các tác giả cho thấy, hệ sinh thái dịch vụchính là thể chế và được định nghĩa là “các quy tắc, chuẩn mực và ý nghĩa do conngười đặt ra để cho phép và hạn chế hành động của con người” Dựa trên khuônkhổ kinh tế theo giá trị các tác giả đã giới thiệu một nền tảng dịch vụ, các hệ sinhthái dịch vụ phát triển và xen kẽ giữa các giai đoạn căng thẳng và các giaiđoạn giải pháp trong đó mỗi thỏa thuận mới giữa các tác nhân của hệ sinh tháidịch vụ ngày càng trở nên ổn định Trong suốt các giai đoạn này, các tác nhâncủa hệ sinh thái dịch vụ chuyển từ logic thống trị hàng hóa sang logic chuyểntiếp và cuối cùng sang logic chiếm ưu thế dịch vụ Các tác nhân của hệ sinhthái dịch vụ ban đầu được định hướng theo các mối quan hệ thống trị của cặpsong sinh, nhưng sau đó chuyển sang mối quan hệ chiếm ưu thế của bộ ba
Ulrich Witt, Christian Gross (2020), “The rise of the “serviceeconomy” in the second half of the twentieth century and its energeticcontingencies” (Sự trỗi dậy của “kinh tế dịch vụ” trong nửa sau của thế kỷ
XX và những khả năng bất ngờ của nó) [144] Bài báo phân tích sự phát triểncủa KTDV trong nửa sau của thế kỷ XX, giai đoạn từ 1970 - 2005, trong đóbài viết đã phân tích, so sánh sự phát triển của các ngành công nghiệp với lĩnhvực vận tải và dịch vụ thương mại Qua sự phân tích cho thấy sự trỗi dậy của
“kinh tế dịch vụ” được biểu hiện thông qua sự tăng năng suất lao động trongcác ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thương mại Các tác giả đã phân tíchnền KTDV của Hoa Kỳ giai đoạn 1970 - 2005 để minh chứng cho sự trỗi dậycủa KTDV, đồng thời rút ra những kinh nghiệm và gợi ý một vài chính sáchcho sự phát triển của nền KTDV trong tương lai
Trang 21Xing Ying, Li Sumei, Yu Guanqian (2020), Annual report on Catering industry development of China, (Báo cáo thường niên về phát triển ngành dịch
vụ ăn uống của Trung Quốc) [146] Cuốn sách trình bày kết quả nghiên cứu
quá trình chuyển đổi chính sách công nghiệp để phát triển ngành dịch vụ ănuống của Trung Quốc chất lượng cao, trong đó tập trung nghiên cứu thúc đẩyngành công nghiệp ăn uống của Trung Quốc trên các lĩnh vực ổn định tăngtrưởng, thúc đẩy tiêu dùng, ổn định việc làm và mang lại lợi ích cho người dândưới áp lực kinh tế năm 2019 đối với môi trường chính trị, kinh tế, xã hội và kỹthuật cho sự phát triển của ngành dịch vụ ăn uống Tác giả cho rằng ngành dịch
vụ ăn uống cần nghiên cứu và phán đoán kỹ lưỡng những thay đổi của môitrường phát triển, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nâng cấp trong giai đoạn “kếhoạch 5 năm lần thứ 14” dưới sự phát triển về “đổi mới”, “phối hợp” , “xanh”,
“cởi mở” và “chia sẻ”
Hiroki Nakamura , Naoya Abe, Takeshi Mizunoya (2021), “Factorsinhibiting the use of sharing economy services in Japan” (Các yếu tố cản trởviệc sử dụng dịch vụ kinh tế chia sẻ ở Nhật Bản)” [128] Bài viết đã phân tíchvai trò của dịch vụ kinh tế chia sẻ (SES), dịch vụ này đã tác động lớn khôngchỉ đến nền kinh tế mà còn đến xã hội toàn thế giới Sự tăng trưởng của dịch vụkinh tế chia sẻ được dẫn dắt bởi sự phát triển của công nghệ, nhận thức về việcgiảm tác động sinh thái và thay đổi thái độ đối với quyền sở hữu sản phẩm cũngnhư nhu cầu về mạng xã hội Sự phát triển dịch vụ kinh tế chia sẻ là sự phát triểnmới của KTDV trước sự phát triển của internet Các tác giả đã lựa chọn năm loạidịch vụ kinh tế chia sẻ để điều tra động cơ tham gia (không gian, hàng hóa, kỹ năng(thời gian), khả năng di chuyển về tiền bạc, được phân loại bởi Hiệp hội kinh tế chia
Trang 22sẻ, Nhật Bản Bài viết phân tích thực trạng dịch vụ kinh tế chia sẻ và chỉ ra nhữngyếu tố ảnh hưởng, xu hướng sử dụng dịch vụ kinh tế chia sẻ ở Nhật Bản và đưa ranhững gợi ý về nâng cao hoạt động dịch vụ chia sẻ kinh tế của Nhật Bản.
Xuejiao Zhao (2024), “The influence of knowledge-intensive serviceindustry agglomeration in the Yangtze River Delta urban agglomeration onregional economy” (Ảnh hưởng của sự tích tụ ngành dịch vụ thâm dụng trithức ở sự tích tụ đô thị đồng bằng sông Dương Tử đến nền kinh tế khu vực)[147] Công trình đã phân tích đánh giá vị trí, vai trò, chức năng của ngànhdịch vụ thâm dụng tri thức Sự phát triển của ngành dịch vụ thâm dụng trí thứckhông chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là tiền đề của tăng trưởngkinh tế bền vững Bài viết đã nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu bảng đồng bằngsông Dương Tử từ năm 2012 - 2021 làm minh chứng, thông qua đó chứngminh tầm quan trọng của sự tích tụ ngành dịch vụ thâm dụng tri thức đối với
sự phát triển kinh tế của khu vực, cho rằng: Ngành dịch vụ tri thức cao là cốtlõi trung tâm phát triển kinh tế vùng, công nghiệp, thúc đẩy nâng cao cơ cấucông nghiệp, cung cấp sự hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển của công nghiệphóa mới, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Công trình chỉ ra xu hướngphát triển của ngành dịch vụ thâm dụng tri thức trước sự phát triển toàn cầuhóa kinh tế, đòi hỏi các ngành công nghiệp cũng như nền kinh tế cần phải cơcấu lại theo hướng thâm dụng tri thức Nhóm tác giả đã gợi ý tăng cường phốihợp công nghiệp, phân công lao động và hợp tác, quan hệ kinh tế trong khuvực và điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ; cải thiện chính sáchtheo hướng giới thiệu và thu hút nhân tài, tối ưu hóa việc phân bổ sử dụngnhân tài trong phát triển các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về dịch vụ
Trang 23Nguyễn Hữu Khải, Vũ Thị Hiền (2007), Các ngành dịch vụ Việt Nam Năng lực cạnh tranh và Hội nhập quốc tế [33] Cuốn sách được kết cấu làm 5
-chương Tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranhcủa các ngành dịch vụ, trong đó đưa ra các khái niệm về dịch vụ “Dịch vụ lànhững hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm không tồn tạidưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãnkịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người” [28, tr.8]; đềcập đến đặc điểm, phân loại các loại hình dịch vụ, các phương thức cung cấpdịch vụ, xu hướng phát triển thương mại dịch vụ trên thế giới; năng lực cạnhtranh và các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành
Nguyễn Hồng Sơn (2010), Dịch vụ Việt Nam 2020 hướng tới chất lượng, hiệu quả và hiện đại [47] Công trình luận giải những vấn đề lý
luận cơ bản về dịch vụ, như: khái niệm, đặc điểm của ngành dịch vụ trongđiều kiện kinh tế hàng hóa; phân tích thực trạng, khung khổ pháp lý, chínhsách và tổ chức liên quan đến sự phát triển dịch vụ Việt Nam Công trình
đã đưa ra các quan điểm và khuyến nghị chính sách phát triển ngành dịch
vụ Việt Nam đến năm 2020 như: Chú trọng hơn nữa việc phát triển ngànhdịch vụ trong mối quan hệ hài hòa với phát triển các ngành công nghiệp;hướng tới một khu vực dịch vụ phát triển, đảm bảo cả ba yếu tố: hiệu quảkinh tế, hiệu quả xã hội và hiện đại; quản lý và điều tiết hợp lý đóng vaitrò then chốt đối với việc nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh và tínhhiệu quả kinh tế của ngành dịch vụ; tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tếcủa khu vực dịch vụ; nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cậnđối với các dịch vụ cơ bản; đào tạo nguồn lao động có kỹ năng phù hợp
Trang 24với sự phát triển của ngành dịch vụ… Công trình đề cập một số giải phápnhằm phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020.
Vũ Thị Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [23] Công trình đã luận giải những vấn đề cơ bản lý thuyết về dịch vụ
và xuất khẩu dịch vụ, các ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu Thực tiễn hoạtđộng cạnh tranh quốc tế của các ngành dịch vụ Việt Nam Các điều ước quốc
tế về thương mại dịch vụ mà Việt Nam đã và sẽ tham gia: Hiệp định thươngmại Việt Nam - Hoa Kỳ, cam kết về thương mại dịch vụ trong WTO, Kinhnghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ của một số nướctrên thế giới Các quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam về thương mạidịch vụ, các chính sách phát triển dịch vụ của Việt Nam Công trình đã đềxuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ củaViệt Nam như: xây dựng chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ; đẩymạnh hợp tác song phương và đa phương về thương mại dịch vụ; hoàn thiện
hệ thống pháp luật về thương mại dịch vụ; thống nhất và tăng cường hiệu lựccủa cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ; mở rộng các phươngthức cung cấp dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; đầu tư cho pháttriển các ngành dịch vụ và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ;chú trọng đến công tác thống kế thương mại dịch vụ; nâng cao chất lượng độingũ nhân lực hoạt động trong ngành dịch vụ; nâng cao năng lực cạnh tranhcủa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ…
Nguyễn Thuý Hiền (2017), Định hướng và các giải pháp phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam [ 24 ] Công trình nghiên cứu những vấn
đề cơ bản về dịch vụ phân phối như các quan niệm, nội dung và xây dựng các
Trang 25tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành dịch vụ phân phối Công trình chỉ ranăm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành dịch vụ phân phối đó là: năng lựccủa nhà cung cấp dịch vụ, khả năng đáp ứng dịch vụ, áp dụng KH&CN trongquản lý, yếu tố môi trường kinh doanh, vị trí kinh doanh Chỉ ra sáu vấn đề cầngiải quyết để phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam và đề xuất hệthống giải pháp cơ bản phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam: Hoànthiện thể chế, môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý ngành dịch vụphân phối; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành; phát triển hệ thống kết cấu hạtầng thương mại kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mạihiện đại; nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ phân phối
Trần Quốc Trung (2018), Nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN [61] Tác giả đã trình bày những nét cơ
bản về dịch vụ và tổng quan về thương mại dịch vụ trong cộng đồng ASEANnhư các khái niệm về dịch vụ, đặc điểm dịch vụ, chỉ ra chất lượng của dịch
vụ, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ trên các khía cạnh như: sự tin tưởng,
sự phản hồi, sự đảm bảo, sự cảm thông, sự hữu hình Đánh giá chất lượngdịch vụ và năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ trong bối cảnh hộinhập cộng đồng ASEAN như ngành tài chính ngân hàng, dịch vụ du lịch, dịch
vụ giáo dục và dịch vụ y tế của Việt Nam so với một số nước trong ASEAN
Nguyễn Hoàng Thanh Lam (2022), Dịch vụ số hoá năng lực quản lý nhân lực cho doanh nghiệp - những vấn đề đặt ra [36] Tác giả đã khái quát
những nét chính về lý luận về dịch vụ số hoá Tác giả cho rằng: Dịch vụ sốhoá năng lực quản lý nhân lực cho doanh nghiệp là quan hệ kinh tế giữa cácdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ (cung cấp các phần mềm quản lý nhân lực và
hệ thống máy chủ) cho bên sử dụng dịch vụ (các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh) nhằm chuyển toàn bộ hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp sử
Trang 26dụng dịch vụ từ mô hình quản lý thủ công (dựa vào sổ sách hồ sơ) sang quản
lý nhân lực dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số để nâng cao năng lựctuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đánh giá chất lượng nhân lực một cách hiệuquả Dịch vụ số hoá năng lực quản lý nhân lực cho doanh nghiệp là một lĩnhvực kinh doanh đặc biệt nó gắn với các yếu tố đánh giá năng lực tuyển dụng,
sử dụng con người, dựa vào yếu tố nền tảng ứng dụng KH&CN hiện đại
1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về kinh tế dịch vụ và phát triển kinh tế dịch vụ
Đặng Thị Hiếu Lá (2009), “Kinh tế dịch vụ trong điều kiện hội nhập kinh
tế khu vực và kinh tế quốc tế ở Việt Nam” [35] Bài báo nghiên cứu một số đặcđiểm KTDV ở Việt Nam, nêu ra những thuận lợi, khó khăn tác động đến quátrình vận hành KTDV trong điều kiện hội nhập kinh tế; đề xuất một số giải phápcần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng KTDV ở Việt Nam như: Đối với khuvực thương mại, nhất là thương mại hàng hóa cần thực hiện tốt các chế định vềthuế quan theo cam kết WTO, thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thịtrường xuất khẩu ưu tiên thị trường trường truyền thống và các nước ASEAN,Trung Quốc, mở rộng thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ, mở rộng sang cả thịtrường Châu Phi như: Nam Phi, Ai Cập, Marcos, Tanzania Mở rộng chủ thểtham gia thị trường xuất khẩu, khuyến khích tự do hóa về giao dịch dịch vụ quốc
tế, phát triển các dịch vụ hạ tầng, xuất khẩu lao động
Nguyễn Hồng Sơn (2009), Phát triển ngành dịch vụ [46] Cuốn sách
được tác giả trình bày thành 3 chương Tác giả đã nêu sự cần thiết phải chútrọng ngành dịch vụ Việt Nam trong mối quan hệ hài hoà với phát triển cácngành công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH tạo điều kiện cho nền kinh tếphát triển nhanh, bền vững và hướng tới nền kinh tế tri thức Đánh giá thực
Trang 27trạng, khung khổ pháp luật, chính sách và các tổ chức liên quan đến sự pháttriển của ngành dịch vụ Việt Nam từ khi tiến hành đổi mới (năm 1986) đếnnăm 2010 Công trình đưa ra các quan điểm và một số khuyến nghị về chínhsách phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020; đề xuất một số giảipháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ba ngành dịch vụ ưu tiên là ngành giáodục đại học và sau đại học, ngành ngân hàng và ngành KH&CN, tập trungvào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D).
Nguyễn Chiến Thắng (2010), Phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO [54] Tác giả đã phân tích những vấn đề cơ bản
về lý luận và thực tiễn phát triển khu vực dịch vụ, chỉ ra khái niệm, đặc điểm
về dịch vụ, phân loại dịch vụ, vai trò của khu vực dịch vụ trong nền kinh tế,phát triển khu vực dịch vụ Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triểnvực dịch vụ như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, chất lượng nguồn nhânlực, cầu trong nước, cầu nước ngoài, cải cách quy định trong nước, tự do hóathương mại dịch vụ và quá trình đô thị hóa
Trần Hữu Nam (2011), “Để kinh tế dịch vụ phát triển bền vững trong
hội nhập kinh tế quốc tế” [42] Tác giả đã đánh giá thực trạng KTDV ở Việt
Nam, chỉ ra những kết quả đạt được và đặt ra những vấn đề cần giải quyếtkhắc phục của KTDV Việt Nam khi tham gia hội nhập quốc tế Tác giả đãđưa ra ba giải pháp cơ bản để phát triển dịch vụ bền vững trong hội nhập quốc
tế đó là: Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ và nhất quán cho KTDV phát triển,khuyến khích tự do hóa về giao dịch dịch vụ quốc tế Nâng cao năng lực cạnhtranh của KTDV trong hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng: ưu tiên phát triểncác ngành dịch vụ mang tính đột phá, có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển
Trang 28của khu vực dịch vụ như công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ tàichính, dịch vụ đào tạo và dịch vụ kinh doanh Tái cấu trúc lại khu vực KTDVtheo hướng bền vững và hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới.Khuyến khích, tạo điều kiện và khai thác tối đa tiềm năng của mọi thành phầnkinh tế trong hoạt động xuất nhập khẩu, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗthông qua hoạt động du lịch và kích cầu thị trường trong nước Xây dựng độingũ chuyên gia và cán bộ quản lý đủ trình độ đáp ứng được yêu cầu và nhiệm
vụ phát triển bền vững khu vực KTDV trong giai đoạn hội nhập quốc tế
Phạm Thị Khanh (2012), Phát triển kinh tế dịch vụ Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế [31] Tác giả đã phân tích một số quan niệm về
KTDV, vai trò của KTDV trong nền kinh tế toàn cầu, nhấn mạnh trong quátrình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, dịch vụ là ngành kinh tế phát triểnnăng động, hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, phát triểnkinh tế ở tất cả các quốc gia trên thế giới, dù là quốc gia phát triển hay đangphát triển Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất những giải pháp cơbản phát triển KTDV Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế: Nâng caonhận thức về phát triển KTDV trong điều kiện hội nhập quốc tế Xây dựng,hoàn thiện và thực hiện tốt chiến lược phát triển dịch vụ với tầm nhìn dài hạn.Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại Phát triển nguồn nhânlực có chất lượng cao Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư và sử dụng hiệu quảnguồn vốn Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với ngànhkinh tế này Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng thể chế phùhợp và tạo điều kiện thúc đẩy ngành kinh tế dịch vụ phát triển Chủ động hộinhập phát triển KTDV ngày càng sâu, rộng vào KTDV thế giới
Trang 29Nguyễn Thị Hường (2013), Kinh doanh dịch vụ quốc tế [30] Công
trình đi nghiên cứu tổng quan về kinh doanh dịch vụ quốc tế, chỉ ra nhữngvấn đề chung về dịch vụ quốc tế như khái niệm, đặc trưng và phân loại dịch
vụ quốc tế Làm rõ những vấn đề kinh doanh dịch vụ quốc tế như: các phươngthức kinh doanh dịch vụ quốc tế, quá trình hình thành và phát triển thị trườngdịch vụ quốc tế, vai trò của kinh doanh dịch vụ quốc tế trong nền kinh tế toàncầu, các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến kinh doanh dịch vụ quốc tế; chỉ ramối quan hệ giữa kinh doanh hàng hoá và kinh doanh dịch vụ quốc tế Bàn vềcác yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ quốc tế công trình đềcập đến các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như: Môi trường chính trị, pháplý; môi trường kinh tế; môi trường văn hóa xã hội Các yếu tố ảnh hưởng đếnviệc cung cấp dịch vụ quốc tế như: số lượng các nhà cung ứng dịch vụ quốctế; năng lực của các nhà cung ứng dịch vụ quốc tế; số lượng và chất lượngdịch vụ quốc tế có trên thị trường Các yếu tố liên quan đến sử dụng các dịch
vụ quốc tế, tạo ra cầu dịch vụ quốc tế: số lượng và tốc độ phát triển của doanhnghiệp kinh doanh quốc tế trong nền kinh tế; Nhận thức và quan điểm của chủdoanh nghiệp kinh doanh quốc tế về vai trò, lợi ích của vệc sử dụng dịch vụquốc tế Trên cơ sở công trình đã đi sâu bàn về các loại hình kinh doanh dịch
vụ quốc tế như: Kinh doanh dịch vụ logistics; kinh doanh dịch vụ du lịchquốc tế; dịch vụ lao động; dịch vụ tài chính quốc tế; dịch vụ bảo hiểm quốctế
Nguyễn Thanh Bình (2015), “Phát triển dịch vụ chất lượng cao - động
lực cho phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội” [3] Tác giả đã bàn những vấn
đề lý luận cơ bản về dịch vụ chất lượng cao, tác giả cho rằng dịch vụ chấtlượng cao là dịch vụ kết tinh được trình độ chuyên môn, tay nghề, trình độ
Trang 30công nghệ và hàm lượng chất lượng chất xám cao Đánh giá thực trạng dịch
vụ chất lượng cao ở thành phố Hà Nội trên một số ngành tiêu biểu như: tàichính ngân hàng, thương mại, thông tin - truyền thông Đề xuất một số địnhhướng và giải pháp phát triển dịch vụ chất lượng cao ở Thủ đô Hà Nội như:Đổi mới tư duy chiến lược về phát triển kinh tế với Thủ đô Hà Nội; đầu tư
hệ thống hạ tầng phát triển dịch vụ chất lượng cao; tập trung thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các ngànhdịch vụ và dịch vụ chất lượng cao
Nguyễn Văn Kỷ (2018), Phát triển bền vững dịch vụ viễn thông ở Tập đoàn Viễn thông Quân đội hiện nay [34] Công trình luận giải cơ sở
lý luận về phát triển bền vững dịch vụ viễn thông ở Viettel; phân tíchquan niệm về dịch vụ, dịch vụ viễn thông; phân tích quan niệm, nội dung
về phát triển bền vững dịch vụ viễn thông với nghiên cứu cụ thể ở tậpđoàn viễn thông quân đội Viettel Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá sự pháttriển bền vững dịch vụ viễn thông về kinh tế như: về quan hệ sản xuất, lựclượng sản xuất, năng lực cạnh tranh về dịch vụ viễn thông của tập đoàn,hiệu quả kinh doanh dịch vụ viễn thông của tập đoàn
Nguyễn Thị Tâm (2018), Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng [53] Tác giả đã luận giải những vấn đề
lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú dulịch một loại hình của KTDV Để quản lý nhà nước đối với loại hình dịch vụnày tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp đó là: Hoàn thiện xây dựng và tổchức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách liên quan đến hoạt độngkinh doanh lưu trú; hoàn thiện chiến lược xây dựng hệ thống thông tin liên
Trang 31quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch; tăng cường đào tạo, bồi dưỡngnâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máyquản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch; đẩy mạnh hoạt động hợp tácquốc tế và xúc tiến kinh doanh lưu trú du lịch; hoàn thiện quy trình quản lýđăng ký và tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Lương Xuân Quý (2019) “Một số giải pháp phát triển kinh tế dịch vụtrên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” [45] Tác giả cho rằng đối với sựphát triển KT - XH địa phương, KTDV góp phần tăng nhanh tổng sảnphẩm trên địa bàn (GRDP), nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành sảnxuất vật chất, tạo ra việc làm, phương tiện hữu hiệu trong kinh tế phát triển
“vì con người”, tạo cơ hội cho con người phát triển toàn diện Nhận thứcđược tầm quan trọng của việc phát triển KTDV trong chiến lược phát triển
KT XH, Hà Nội đã xác định CCKT dịch vụ công nghiệp (và xây dựng) nông nghiệp theo hướng hiện đại, góp phần phát triển KT - XH Thủ đôvững chắc Tác giả đã chỉ ra, trong quá trình phát triển KTDV ở Hà Nộivẫn còn có những hạn chế như chuyển cơ cấu các ngành KTDV chậm, một
-số ngành có dư địa cho phát triển mạnh nhưng vẫn chưa được chú trọng, vìvậy tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển KTDV trênđịa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
Nguyễn Hữu Khánh (2021), Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn [32] Công trình đã phân tích một số vấn đề
lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại Đưa ra cáctiêu chí định lượng và định tính trong việc đánh giá sự phát triển dịch vụ phi tíndụng tại Ngân hàng thương mại Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tíndụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn trên các mặt: dịch vụ thanh
Trang 32toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn và dịch vụkhác; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị rủi ro công nghệ thông tin trongphát triển dịch vụ phi tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn.
Hoàng Thị Ngọc Thuý (2021), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng [58] Công trình đã luận giải những vấn
đề lý luận phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, xây dựng nội dung và tiêu chíđánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại
Bộ tiêu chí về định lượng đánh giá: Sự gia tăng về danh mục sản phẩm dịch
vụ ngân hàng bán lẻ; gia tăng thị phần cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ; sựphát triển số lượng khách hàng; quy mô dư nợ dịch vụ ngân hàng bán lẻ; quy
mô huy động vốn dịch vụ ngân hàng bán lẻ; sự gia tăng hệ thống kênh phânphối dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại; hiệu quả kinhdoanh dịch vụ bán lẻ ngân hàng thương mại Bộ tiêu chí về định tính tác giảđánh giá dựa trên sự phát triển về chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ; sự giatăng về tiện ích dịch vụ ngân hàng bán lẻ; mức độ hài lòng của khách hàngđối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, và các tiêu chí khác
Cao Trí Dũng (2022), Phát triển sản phẩm du lịch vùng lý thuyết và bài học thực tiễn [11] Theo tác giả sản phẩm du lịch vùng là tập hợp các dịch
vụ trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầucủa khách du lịch Các dịch vụ du lịch vùng bao gồm: dịch vụ lưu trú, dịch
vụ ăn uống, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ vui chơi, giải trí,dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác có liên quan Việc pháttriển các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho du lịch vùng có vai trò quan trọngtrong khai thác, phát huy thế mạnh của từng vùng, đem lại lợi ích kinh tế,thu nhập, việc làm… là chìa khoá để thu hút khách du lịch đến với vùng dulịch và phát triển các ngành dịch vụ khác
Trang 33Nguyễn Thị Thuý Hồng, Đặng Thị Thuý Hồng (2022), Phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ [29] Công
trình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về dịch vụ logistics và phát triểndịch vụ logistic ở Việt Nam Chỉ ra đặc điểm logistics là sự phối hợp đồng bộcác hoạt động là dịch vụ hỗ trợ, là sự phát triển cao, hoàn thiện của dịch vụ giaonhận vận tải, là sự phát triển khéo léo của dịch vụ vận tải đa phương thức và
sự phối hợp mọi chu chuyển của hàng hoá do người tổ chức dịch vụ logisticsđảm nhiệm Việc phát triển dịch vụ logistics giúp quản lý một cách thốngnhất và xâu chuỗi từ khâu nguyên liệu đến khâu phân phối sản phẩm dịch vụkhách hàng và tất cả các thông tin có liên quan; giúp cắt giảm chi phí, giảmcác khoản đầu tư và tối ưu hoá quy trình kinh doanh của doanh nghiệp, nógắn liền với sự phát triển của KH&CN
Lê Mạnh Hùng (2022), Phát triển hợp tác xã thương mại - dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và công nghiệp 4.0 [27].
Công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng về hợp tác xãthương mại dịch vụ ở Việt Nam, từ đó đề xuất những định hướng và giải phápphát triển hợp tác xã thương mại - dịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế và công nghiệp 4.0 Công trình đã chỉ ra những nhân tố tác động của hộinhập kinh tế quốc tế và công nghiệp 4.0 nhất là những cam kết của Việt Nam
về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO)với các cam kết về thương mại - dịch vụ như: Dịch vụ tài chính, dịch vụ kinhdoanh, dịch vụ viễn thông, dịch vụ phát hành và chiếu phim, dịch vụ phânphối, dịch vụ môi trường, dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao, dịch vụ y tế, dịch
vụ vận tải… Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu(EVFTA) và các nội dung về cam kết về cạnh tranh và dịch vụ trong EVFTA
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn
đề luận án tập trung nghiên cứu
Trang 341.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án
Qua tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án, bước đầunhận thấy các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước bàn về dịch
vụ, KTDV và phát triển KTDV trên nhiều khía cạnh, với các góc độ tiếp cậnkhác nhau Trong đó, có một số công trình liên quan đến vấn đề phát triểnKTDV mà nghiên cứu sinh đang nghiên cứu Giá trị của các công trình đãtổng quan được thể hiện trên các mặt về lý luận và thực tiễn như sau:
Một là, các công trình nghiên cứu đề cập đến lý luận dịch vụ, kinh tế dịch vụ và phát triển kinh tế dịch vụ
Các công trình khoa học mà nghiên cứu sinh thu thập được đã tiếp cậnvấn đề dịch vụ, KTDV và phát triển KTDV ở nhiều góc độ khác nhau Trong
đó đề cập nghiên cứu các khái niệm dịch vụ, KTDV, phát triển KTDV Cáckhái niệm đưa ra đều cơ bản cho rằng: Dịch vụ là những hoạt động lao độngmang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể,không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầusản xuất và đời sống sinh hoạt của con người Hầu hết các công trình đềuthống nhất cho rằng dịch vụ có các đặc điểm như: tính không đồng nhất, tínhkhông thể tách rời, tính không thể lưu trữ,… đây là những cơ sở để nghiêncứu sinh nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận trong luận án của mình
Một số công trình đã bàn và làm rõ bản chất KT - XH của dịch vụ vàviệc tổ chức cung ứng dịch vụ; vai trò của dịch vụ đối với sự phát triển KT - XH
Có công trình nghiên cứu sự phát triển của KTDV như: thương mại dịch vụ,dịch vụ viễn thông, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú, ănuống, dịch vụ logistics…; chỉ ra sự cần thiết phải đẩy mạnh tiến hành hoạtđộng KTDV trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; xây dựngnhững tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ ở các góc độ khác nhau, những yếu tốtác động đến dịch vụ, KTDV nói chung và các phân ngành KTDV nói riêng
Trang 35Những công trình này, cung cấp cho nghiên cứu sinh bức tranh toàn cảnh,tổng thể về KTDV của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, là cơ sởquan trọng để luận giải, làm rõ những nội dung về mặt lý luận đối với đề tàiluận án mà nghiên cứu sinh đang thực hiện như làm rõ quan niệm dịch vụ, vaitrò, đặc điểm của dịch vụ, KTDV dưới góc độ kinh tế chính trị Tuy nhiên, cáccông trình bàn về phát triển KTDV chưa nhiều, nhất là phát triển KTDV của mộtđịa phương cụ thể dưới góc độ kinh tế chính trị Trên cơ sở làm rõ những kháiniệm công cụ trên, nghiên cứu sinh làm rõ quan niệm về KTDV ở Hưng Yên,những nội dung, tiêu chí đánh giá KTDV của tỉnh Hưng Yên, đưa ra những vấn
đề lý luận về phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên
Hai là, công trình nghiên cứu đánh giá về thực trạng phát triển dịch
vụ và kinh tế dịch vụ trên cả bình diện vĩ mô và vi mô.
Một số công trình đã tổng quan đánh giá thực trạng dịch vụ và KTDV ởmột số quốc gia trên thế giới, một số ngành và lĩnh vực dịch vụ cụ thể cũngnhư một số địa phương trong nước được thể hiện trên các góc độ, khía cạnh
cả về vĩ mô và vi mô
Đối với bình diện kinh tế vĩ mô, các công trình đánh giá thực trạng dịch
vụ và KTDV trong và ngoài nước tương đối toàn diện trên tất cả các mặt vềquy mô, chất lượng, hiệu quả kinh tế đã đạt được trong quá trình hội nhậpquốc tế, qua đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trêncác góc độ khác nhau như: thương mại, dịch vụ du lịch, dịch vụ logistics; dịch
vụ tài chính ngân hàng… đã cung cấp cho nghiên cứu sinh bức tranh toàn cảnh
về thực trạng các ngành dịch vụ của một số quốc gia và Việt Nam hiện nay
Đối với bình diện vi mô, các công trình đánh giá thực trạng dịch vụ
và KTDV trên một số ngành cụ thể như: thương mại dịch vụ, TMĐT, dịch
vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, dịch vụ ănuống, dịch vụ logistics; dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ kinh tế chia sẻ
Trang 36một số công trình làm rõ KTDV ở một số địa phương như: Hà Nội, QuảngNinh, Hải Phòng Những công trình này nghiên cứu cả về số lượng, chấtlượng các loại hình dịch vụ dưới các góc độ của kinh tế kỹ thuật, kinh tếngành đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, bài học kinh nghiệm vềphát triển KTDV dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau, giúp nghiên cứusinh có cái nhìn tổng quát về thực trạng phát triển KTDV ở Việt Nam.Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế chính trị ít có công trình đề cập đến cácvấn đề về cơ chế, chính sách, giải quyết mối quan hệ giữa quan hệ sảnxuất và lực lượng sản xuất trong phát triển KTDV… Đây là tiền đề giúptác giả nghiên cứu, luận giải các vấn đề phát triển KTDV ở tỉnh HưngYên một cách toàn diện dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị màkhông trùng lặp với bất cứ công trình nào đã đề cập ở trên.
Trên cơ sở nghiên cứu phương pháp đánh giá thực trạng về dịch vụ, KTDVcác công trình trên, giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở, phương pháp cách thứctiếp cận đánh giá KTDV ở tỉnh Hưng Yên dưới các góc độ cả về quy mô, chấtlượng, cơ cấu, vai trò KTDV, từ đó tìm ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân,chỉ ra những mâu thuẫn, rào cản phát triển KTDV, đề ra những quan điểm, giảipháp phát triển KTDV, khắc phục những mâu thuẫn, hạn chế đó
Ba là, các công trình nghiên cứu bàn về quan điểm, giải pháp phát triển dịch vụ, kinh tế dịch vụ.
Mặc dù có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, song các côngtrình nghiên cứu đều đã đề cập trực tiếp đến những biện pháp nhằm thúc đẩy
và nâng cao chất lượng hoạt động của một số loại hình KTDV cụ thể, nhưbiện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thương mại dịch vụ, kinh doanhdịch vụ quốc tế, xuất khẩu nhập, dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ du lịch, dịch
vụ vận tải biển, dịch vụ viễn thông, dịch vụ logistics, TMĐT… Về cơ bản hệthống giải pháp đã bàn về các góc độ như: hoàn thiện hệ thống pháp luật theo
Trang 37các cam kết thương mại quốc tế WTO, FTA; hoàn thiện xây dựng cơ sở hạtầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng KH&CNhiện đại vào lĩnh vực dịch vụ như công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) Cáccông trình đã bàn về hệ thống giải pháp phát triển KTDV dưới các góc độ củacác hoạt động kinh tế kỹ thuật là chủ yếu, còn những nhóm giải pháp bàn vềthể chế, về giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trong phát triểnKTDV dưới góc độ kinh tế chính trị thì chưa đề cập nhiều, hoặc có đề cậpnhưng chưa sâu và chưa toàn diện Đặc biệt dưới góc độ kinh tế chính trị,chưa có công trình nào đưa ra hệ thống các quan điểm, giải pháp phát triểnKTDV trong phạm vi một tỉnh như ở Hưng Yên
Trên cơ sở nghiên cứu những giải pháp của các công trình bàn vềdịch vụ, phát triển KTDV nói trên, giúp nghiên cứu sinh có thêm nhữngcách tiếp cận, giải quyết những vấn đề đang còn tồn tại đối với sự pháttriển KTDV ở tỉnh Hưng Yên Dưới góc độ kinh tế chính trị, nghiên cứusinh sẽ vận dụng đề xuất những giải pháp dưới các góc độ cả về lực lượngsản xuất và quan hệ sản xuất nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế pháttriển KTDV của tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua, giải quyết nhữngnhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu của luận án đã đề ra
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Như đã phân tích ở trên, do không thuộc đối tượng hay phạm vi nghiêncứu, nên các công trình liên quan đến đề tài luận án không đề cập đến pháttriển KTDV ở một địa phương cụ thể, nhất là ở tỉnh Hưng Yên tiếp cận dướigóc độ của khoa học Kinh tế chính trị Phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yêntrong mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gópphần thúc đẩy KT - XH phát triển, phát huy tiềm năng thế mạnh của Tỉnh;giải quyết được việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống
cả về vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn Tỉnh Vấn đề đặt ra, phát
Trang 38triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên như thế nào, điều gì đang cản trở sự phát triểnKTDV ở tỉnh Hưng Yên, cần có những hệ thống giải pháp gì để thúc đẩyKTDV ở tỉnh Hưng Yên phát triển trong thời gian tới Đây là những vấn đề
lý luận và thực tiễn đặt ra cần phải luận giải Để luận giải những nội dungtrên, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề mà Luận án cần tập trung giảiquyết trên cơ sở trả lời các câu hỏi sau:
Một là, KTDV ở tỉnh Hưng Yên là gì? Phát triển KTDV ở tỉnh Hưng
Yên dựa trên cơ sở lý luận nào?
Để trả lời vấn đề trên, nghiên cứu sinh nghiên cứu các tài liệu liên quanlàm rõ những vấn đề lý luận chung về dịch vụ như về quan niệm, đặc điểm củadịch vụ; trên cơ sở kế thừa các công trình đã được công bố, nghiên cứu sinhxây dựng quan niệm KTDV, KTDV ở tỉnh Hưng Yên và phát triển KTDV ởtỉnh Hưng Yên dưới góc độ Kinh tế chính trị Xây dựng nội dung, tiêu chí đánhgiá KTDV ở tỉnh Hưng Yên dựa trên nội dung về quy mô, chất lượng, cơ cấu,vai trò KTDV Nghiên cứu sinh phân tích, làm rõ những yếu tố tác động đếnKTDV (yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan) ở tỉnh Hưng Yên trong thờigian qua Nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm phát triển KTDV ở một số địaphương trong và ngoài nước từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm phát triểnKTDV cho tỉnh Hưng Yên
Hai là, thực trạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023 có
những ưu điểm và hạn chế như thế nào? Nguyên nhân nhân của ưu điểm vàhạn chế ? Những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng của KTDV ở tỉnhHưng Yên hiện nay là gì?
Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu sinh phải tiến hành khảo sát, đánh giáthực trạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn từ 2018 - 2023 chỉ ra ưu điểm, hạn chếcủa KTDV trên các nội dung về quy mô, số lượng, chất lượng, cơ cấu, vai trò củaKTDV đem lại Làm rõ các nguyên nhân cả khách quan, chủ quan của ưu điểm và hạn
Trang 39chế, trên cơ sở đó tìm ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng làm cơ sở chotìm kiếm giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên.
Ba là, để phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035 cần thực
hiện tốt những quan điểm, giải pháp nào?
Làm rõ các vấn đề trên, nghiên cứu sinh cần nghiên cứu đề xuất cácquan điểm và giải pháp về phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035thành một hệ thống hoàn chỉnh; phân tích làm rõ vị trí, nội dung và biện phápthực hiện của từng giải pháp sát với đặc điểm và điều kiện của tỉnh HưngYên, nhằm tạo ra bước tiến mới trong phát triển KTDV trên địa bàn
Kết luận chương 1
Nghiên cứu về dịch vụ, KTDV và phát triển KTDV là vấn đề luôn nhậnđược sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý kinh tếtrong và ngoài nước Đã có nhiều công trình khoa học như luận án, sách chuyênkhảo, đề tài khoa học các cấp, bài báo khoa học, hội thảo khoa học… trong vàngoài nước đề cập đến dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, chođến thời điểm hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy
đủ, hệ thống về phát triển KTDV ở một địa phương như tỉnh Hưng Yên Vì
vậy, vấn đề“Phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên” là một hướng nghiên
cứu độc lập không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố
Trong các công trình nghiên cứu, các tác giả đã phân tích làm rõ nhữngvấn đề lý luận chung về dịch vụ, KTDV và sự phát triển các loại hình KTDVnhư quan niệm, vai trò, nội dung, tiêu chí, các nhân tố ảnh hưởng… Một số côngtrình tập trung đánh giá thực trạng KTDV và các loại hình KTDV, từ đó đề xuấtcác quan điểm, chỉ ra phương hướng, bài học kinh nghiệm và giải pháp pháttriển KTDV Những kết quả nghiên cứu đã được công bố trên là những trithức, số liệu, tư liệu quý mà nghiên cứu sinh có thể kế thừa một cách hợp lý
Trang 40để luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải phápphát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên.
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tàiluận án; để thực hiện thành công mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã xácđịnh, luận án cần tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề sau: Quanniệm KTDV ở tỉnh Hưng Yên; nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác độngđến KTDV ở tỉnh Hưng Yên; quan niệm phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên vànghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn để rút ra bài học cho tỉnh Hưng Yên Thựctrạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023, khái quát những vấn đề đặt
ra Đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm2035
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ DỊCH VỤ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ Ở TỈNH HƯNG YÊN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN