Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với lợi thế về vị trí địa lý, thị xã Phú Mỹ đang đi đầu trong việc quy hoạch và phát triển đô thị gắn liền với ngành công nghiệp và
Trang 1BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: VÕ TRẦN NHÃ UYÊN
TÊN ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ MỸ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: Quản lý công
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2024
Trang 2BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: VÕ TRẦN NHÃ UYÊN
TÊN ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ MỸ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Ngành: Quản lý công
Mã số: 8340403 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS Đỗ Thị Kim Tiên
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề án “Phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi
Nội dung của Đề án là kết quả của quá trình thu thập thông tin, số liệu, nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, báo cáo của Phòng Kinh tế thị xã Phú Mỹ, các văn bản quy định có liên quan đến nội dung Đề án, đảm bảo tính chính xác và khoa học
Tôi xin cam đoan về tính trung thực của kết quả nghiên cứu và sẽ chịu trách nhiệm nếu có những vi phạm trong quy tắc nghiên cứu khoa học
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề án “Phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú
Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã
tham gia giảng dạy chương trình thạc sĩ trong suốt thời gian vừa qua
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiên đã hướng dẫn thực hiện đề án này một cách nhiệt tình và tận tâm để em có thể hoàn thành xong đề án của mình theo đúng thời gian quy định
Xin chân thành cảm ơn quý lãnh đạo Phòng Kinh tế thị xã Phú Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu phục
vụ cho hoạt động nghiên cứu của Đề án
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vậy em rất mong nhận được nhiều ý kiến từ quý thầy cô để nội dung đề án của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 6DANH MỤC HÌNH VẼ/BẢNG BIỂU Hình 2.1 Bản đồ ranh giới hành chính thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 24 Bảng 2.1 Phân bố dân số theo đơn vị hành chính của thị xã Phú Mỹ (2022) …… 24 Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế thị xã Phú Mỹ năm 2023 ……… 26 Bảng 2.3 Một số dự án logistics lớn đã được đầu tư tại thị xã Phú Mỹ ………… 33 Bảng 2.4 Doanh thu một số dịch vụ logistics trên địa bàn thị xã Phú Mỹ ……… 35 Bảng 2.5 Danh mục các chợ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ ……… 36
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC HÌNH VẼ/BẢNG BIỂU iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do xây dựng đề án 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn 5
7 Kết cấu đề án 5
PHẦN NỘI DUNG 6
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ Ở ĐỊA PHƯƠNG 6
1.1 Khái quát chung về kinh tế dịch vụ 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm kinh tế dịch vụ 6
1.1.1.1 Khái niệm 6
1.1.1.2 Đặc điểm kinh tế dịch vụ 7
1.1.2 Vai trò kinh tế dịch vụ 10
1.1.3 Phân loại các ngành dịch vụ hiện nay 10
1.1.4 Các mô hình đo lường chất lượng ngành dịch vụ 14
1.2 Phát triển kinh tế dịch vụ ở địa phương 15
1.2.1 Khái niệm và nội dung phát triển kinh tế dịch vụ 15
1.2.1.1 Khái niệm 15
1.2.1.2 Nội dung phát triển kinh tế dịch vụ 16
1.2.2 Vai trò quản lý của nhà nước trong phát triển kinh tế dịch vụ 19
Trang 81.3 Các nhân tố ảnh hướng đến phát triển kinh tế dịch vụ ở địa phương 21
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ MỸ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 23
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phú Mỹ 23
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên 23
2.1.1.1 Vị trí địa lý 23
2.1.1.2 Dân số 24
2.1.1.3 Địa hình, địa mạo 25
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 26
2.1.2.1 Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội 26
2.1.2.2 Tình hình phát triển các ngành trên địa bàn thị xã Phú Mỹ 26
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã 33
2.2.1 Thực trạng phát triển dịch vụ cảng biển – logistics 33
2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thương mại 35
2.2.3 Thực trạng phát triển dịch vụ du lịch 37
2.3 Đánh giá thực trạng kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ 38
2.3.1 Đánh giá một số kết quả đạt được về phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã 39
2.3.2 Đánh giá một số mặt hạn chế về phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã 42
Chương 3: GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH VÀ NGUỒN LỰC TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN 46
THỊ XÃ PHÚ MỸ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 46
3.1 Giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ 46
3.2 Lộ trình phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã 49
3.2.1 Lộ trình phát triển dịch vụ cảng biển – logistics 50
3.2.2 Lộ trình phát triển dịch vụ thương mại 51
Trang 93.2.3 Lộ trình phát triển dịch vụ du lịch 52
3.3 Nguồn lực tổ chức thực hiện phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
• Kết luận 55
• Kiến nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do xây dựng đề án
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thì định hướng và chiến lược phát triển đô thị có vai trò hết sức quan trọng, đất nước Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh, các đô thị ngày càng phát triển mở rộng, đời sống con người cũng ngày một nâng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần, sức khỏe, vui chơi, giải trí Chính vì thế
mà dịch vụ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là ở trong xã hội đang phát triển nhanh chóng như hiện nay
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với lợi thế về vị trí địa lý, thị xã Phú Mỹ đang đi đầu trong việc quy hoạch và phát triển đô thị gắn liền với ngành công nghiệp và dịch vụ… Vị thế đô thị và trung tâm công nghiệp đã tạo ra nhu cầu ngày càng lớn về các loại hình dịch vụ - thương mại, điều này lại tiếp tục thúc đẩy gia tăng quy mô và phạm vi hoạt động của các ngành dịch
vụ - thương mại trong tương lai Chính vì vậy có thể thấy, dịch vụ là một thành phần đặc biệt của nền kinh tế, giữ vai trò rất lớn đối với nhiều mặt từ kinh tế, sản xuất đến xã hội, tham gia đóng góp lớn và định hướng phát triển của xã hội
- kinh tế của cả nước nói chung và của thị xã Phú Mỹ nói riêng
Phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ từng bước hiện đại, với những cấu trúc đột phá, trên cơ sở khai thác và phát huy tốt các tiềm năng
và lợi thế so sánh; đẩy nhanh tiến trình xây dựng Phú Mỹ trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ hiện đại, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, phát triển kinh tế, đưa Phú Mỹ trở thành một đô thị thông minh, đô thị đáng sống
Tuy có những tiềm năng lớn nhưng thị xã Phú Mỹ đang có những vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế dịch vụ, đặc biệt là hệ thống giao thông nội
Trang 11bộ chưa đồng bộ, du lịch trên địa bàn thị xã còn ở trình độ thấp, chưa được khai thác triệt để, hầu hết các loại hình dịch vụ đều có quy mô nhỏ, thiếu liên kết, manh mún, có tính tự phát…
Trên cơ sở đó cùng với những lợi thế về hiểu biết, kinh nghiệm của cá
nhân khi đang công tác tại đơn vị, học viên quyết định lựa chọn đề án “Phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
làm đề án tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Quản lý công
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về phát triển kinh tế dịch vụ hiện nay có một số công trình
đã thực hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có thể kể tới một số khía cạnh và tác giả, tác phẩm tiêu biểu sau:
- Đề án “Phát triển nông nghiệp đô thị thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số
427/QĐ-UBND ngày 12 tháng 2 năm 2020 của UBND thị xã Phú Mỹ
- Nguyễn Thị Bích Diệp (2005) “Dịch vụ cảng biển và phát triển dịch
vụ cảng biển ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Tác giả đã phân tích từ đó đưa
ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ cảng biển ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
- Nguyễn Thị Hoàng Lan (2011) “Phát triển ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố Quãng Ngãi”, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà
Nẵng Tác giả đã trình bày có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về ngành dịch vụ thương mại và phát triển dịch vụ thương mại ở Việt Nam Phân tích thực trạng phát triển ngành dịch vụ thương mại ở thành phố Quảng Ngãi
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ phát triển ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
- Lê Nguyễn Cao Tài (2012) “Phát triển dịch vụ cảng biển tại Thành
Trang 12phố Đà Nẵng”, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng Tác giả đã hệ thống
hóa được các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển dịch vụ cảng biển từ đó
đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển dịch vụ cảng biển trên địa bàn
- Lê Xuân Quyến (2013) “Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”,
luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Tác giả đã phân tích thực hiện và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Các đề xuất này có tính hệ thống và khả thi cao, có thể áp dụng trên thực tế và có giá trị tham khảo
- Phạm Thị Lan Anh (2020) “Phát triển dịch vụ Logistics Hải Phòng”,
luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Ngoại thương đã trình bày khái niệm, các tiêu chí đánh giá năng lực phát triển ngành dịch vụ logistics Kết quả nghiên cứu giúp làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về đề tài mà đề án đang nghiên cứu
Các nghiên cứu trên cơ bản đã tiếp cận những khía cạnh khác nhau của phát triển kinh tế dịch vụ và đóng góp giá trị rất lớn vào môi trường học thuật
ở Việt Nam hiện nay, cải biến thực tiễn vấn đề nghiên cứu ở nhiều địa phương,
cơ quan, tổ chức công Tuy nhiên, các nghiên cứu kể trên chưa trực tiếp nghiên cứu làm rõ vấn đề phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ Do đó,
có thể thấy đây là “khoảng trống nghiên cứu” lớn nhất của Đề án
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận, thực tiễn, giải pháp, lộ trình và nguồn lực tổ chức thực hiện phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị
xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trang 13+ Phạm vi thời gian: Phạm vi thời gian nghiên cứu thực tiễn của đề án giai đoạn 05 năm từ năm 2019-2023 và phạm vi ứng dụng của đề án từ giai đoạn từ năm 2024-2030
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề án
- Mục tiêu của đề án: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình phát triển kinh tế dịch vụ, đề xuất các giải pháp, lộ trình phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Việc thu thập dữ liệu thứ cấp tập trung vào: Thông tin, dữ liệu về thực trạng phát triển của thị xã Phú Mỹ, 2021-2023; Thông tin, dữ liệu về tình hình phát triển du lịch của thị xã Phú Mỹ, 2021-2023; Các tài liệu về định hướng phát triển dịch vụ của thị xã Phú Mỹ Nguồn
dữ liệu chủ yêu từ các phòng ban chức năng của thị xã Phú Mỹ cung cấp
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; các tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn
- Phương pháp thống kê: Thống kê những số liệu, địa điểm, sản phẩm liên quan đến phát triển kinh tế dịch vụ
Trang 14- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu: Dựa vào các số liệu thu được, tiến hành phân tích, tổng hợp các số liệu cho phù hợp, từ đó đánh giá, rút ra nhận xét và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
- Phương pháp phân tích SWOT: Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với sự phát triển dịch vụ của thị xã Trên nền tảng đó, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức được tích hợp trong ma trận để đưa ra mục tiêu và hoạch định các giải pháp phát triển các ngành dịch vụ trong tương lai
6 Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn
Đề án có ý nghĩa về mặt lý luận khi cung cấp thêm những luận cứ khoa học nhằm góp phần làm phong phú vấn đề nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ Bên cạnh đó, với các giải pháp, kiến nghị được đề xuất trong đề án, nếu được sự đồng thuận từ các nhà quản lý sẽ là những giải pháp gợi mở quan trọng và có tính ứng dụng cao trong việc phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
7 Kết cấu đề án
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, mục lục, lời cảm ơn, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu và hình vẽ và danh mục tài liệu tham khảo
đề tài có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Vấn đề lý luận về phát triển kinh tế dịch vụ ở địa phương Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn
thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chương 3: Định hướng, giải pháp và lộ trình phát triển kinh tế dịch vụ
trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trang 15PHẦN NỘI DUNG Chương 1: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ
Ở ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Khái quát chung về kinh tế dịch vụ
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm kinh tế dịch vụ
bền vững
Để có thể nhận định đúng về kinh tế dịch vụ, trước tiên cần tìm hiểu khái niệm về “dịch vụ” Bên cạnh những khái niệm về kinh tế thì cũng có nhiều quan điểm về dịch vụ, Adam Smith từng định nghĩa rằng: “Dịch vụ là những nghề hoang phí nhất trong tất cả các nghề như cha đạo, luật sư, nhạc công, ca sĩ ôpêra, vũ công Công việc của tất cả bọn họ tàn lụi đúng lúc nó được sản xuất ra” Từ định nghĩa này, ta có thể nhận thấy rằng Adam Smith có lẽ muốn nhấn mạnh đến khía cạnh “không tồn trữ được” của sản phẩm dịch vụ, tức là được sản xuất và tiêu thụ đồng thời
Mác cho rằng: “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi
mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển” Như vậy, với định nghĩa trên, C Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch vụ
Trang 16Tóm lại, từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu kinh tế dịch vụ là việc cung ứng những thứ tương tự như hàng hóa nhưng phi vật chất, đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự kỳ vọng của người tiêu dùng từ đó mang lại lợi nhuận và khẳng định trình độ phát triển cho nền kinh tế
b Tính không thể tách rời
Đối với các sản phẩm hữu hình khác, nhà cung cấp thường sản xuất ra thành phẩm trước, sau đó sản phẩm được phân phối, điều tiết thông qua nhiều cách khác nhau để đến được với khách hàng ở khắp mọi nơi Việc sản xuất và tiêu thụ dịch vụ phải gắn liền với nhà cung cấp dịch vụ đó Nó đòi hỏi khách hàng phải tham gia thực tế vào việc tiêu thụ dịch vụ và là một phần của dịch
vụ, không thể tách rời
c Tính không thể lưu giữ
Sản phẩm dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường thì mang ra bán, nó chỉ có thể tạo ra và sử dụng ngay tại thời điểm đó
Chính đặc điểm này là thử thách rất lớn đối với những nhà cung cấp dịch
vụ vì không dự trữ được mà cung cầu dịch vụ thường khó cân đối, mất cân bằng
Trang 17giữa các thời điểm khi người tiêu dùng thường có nhu cầu sử dụng một sản phẩm dịch vụ nào đó tăng cao trong khoảng thời gian hoặc giai đoạn nhất định, sau đó sẽ không còn nhu cầu nữa Vì thế, họ phải luôn tìm tòi, sáng tạo, nhanh chóng cập nhật sản phẩm dịch vụ nhằm tạo ra những điểm mới để giữ chân và thu hút khách hàng
d Tính không đồng nhất
Sản phẩm được tạo ra bởi ngành dịch vụ thường không có tính đồng nhất với nhau và khó có một tiêu chuẩn chung nào để đánh giá được chất lượng của dịch vụ Tùy vào người cung cấp, thời gian, địa điểm, tâm lý mà dịch vụ được tạo ra sẽ khác nhau
e Sự tham gia của người dùng
Hoạt động sản xuất dịch vụ bao gồm sự tham gia của cả người cung cấp và người sử dụng Ở đặc điểm không thể tách rời, chúng ta đã thấy được sự liên
kết qua quá trình sản xuất và sử dụng, giữa người cung cấp và người sử dụng
Do đó, nếu không có sự tham gia của người sử dụng thì dịch vụ đó sẽ không thể hoàn thành
* So sánh đặc điểm khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và kinh tế dịch vụ
Đặc
điểm
Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế công nghiệp
Kinh tế dịch vụ
giống, là cây con,
có sự sinh trưởng
và phát triển theo
quy luật sinh học
Gồm hai giai đoạn diễn ra đồng thời hoặc cách xa nhau
về mặt không gian
Liên kết qua quá trình sản xuất và sử dụng
Trang 18Mang tính mùa vụ
Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ Không có
tính mùa vụ
Tập trung cao ở những nơi có nền kinh tế phát triển
hóa nông nghiệp
Tính kỷ thuật, chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao Sản xuất công nghiệp đa dạng ngành phức tạp, được phân công tỉ
mỉ và có sự phối hợp, liên kết giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng
Cần những
kỹ năng mềm, sáng tạo, đột phá
Nguồn
vốn
Nguồn vốn đầu tư
ít, công nghệ
Yêu cầu nguồn vốn đầu tư lớn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cao
Nguồn vốn đầu tư
Trang 19Đối với nền kinh tế của đất nước, dịch vụ góp phần vào sự phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy nhanh quá trình lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ, tăng khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại hơn
Trong sản xuất, dịch vụ sẽ tạo mối liên kết, trao đổi qua lại giữa các ngành sản xuất với nhau, kết nối những vùng trong nước và ngoài nước Ngoài
ra, hoạt động dịch vụ còn giúp kết nối nhu cầu cung - cầu trên thị trường
Trong đời sống xã hội, ngành dịch vụ tạo ra một hướng đi mới, lựa chọn mới về nghề nghiệp, giải quyết được việc làm và nâng cao thu nhập cho rất nhiều lao động trong xã hội Bên cạnh đó, ngành dịch vụ còn giúp thay đổi về
tư duy, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thử thách cho những người làm nghề dịch
vụ Ngành dịch vụ còn giúp cho việc đáp ứng nhu cầu của con người một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn như đi du lịch, mua sắm, giải trí… Là minh chứng cho mức độ văn minh thương mại của một đất nước
Như vậy có thể thấy, với ý nghĩa và đóng góp to lớn cho nền kinh
tế mỗi nước, kinh tế dịch vụ mang lại nguồn lợi khá cao cho mỗi quốc gia Chính vì điều này mà phát triển nền công nghiệp “không khói” là một trong những điều hết sức quan trọng và cần thiết vì các sản phẩm do ngành dịch vụ tạo ra mang tính vô hình, không phải dạng vật chất hữu hình, nên không gây hại đến môi trường
1.1.3 Phân loại các ngành dịch vụ hiện nay
Trang 20a Vận tải
Dịch vụ vận tải là một trong những lĩnh vực quan trọng của ngành dịch
vụ, nó cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa hoặc người từ một địa điểm đến địa điểm khác bằng các phương tiện vận chuyển phù hợp với điều kiện thực tế Có thể nói ngành này đóng góp rất lớn vào sự phát triển của kinh tế - xã hội bởi nó hỗ trợ việc lưu thông và giao thương giữa các địa phương, vùng miền, thậm chí là giữa các quốc gia trên thế giới với nhau
b Xây dựng
Dịch vụ xây dựng là các hoạt động liên quan đến xây dựng, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp công trình xây dựng, các hoạt động xây dựng này bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau Ngành này hỗ trợ việc xây dựng các công trình công nghiệp và cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng, chỉnh trang hạ tầng và trang thiết bị cũng như cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế, giám sát và quản lý dự án xây dựng
c Du lịch
Đây là ngành chuyên cung cấp các dịch vụ, sản phẩm liên quan đến du lịch và du lịch nghỉ dưỡng Dịch vụ này bao gồm các hoạt động đưa khách du lịch đi tham quan, khám phá các địa danh nổi tiếng, trải nghiệm văn hóa địa phương, góp phần nâng cao mức sống và nhu cầu tinh thần ngày một hiện đại của con người Ngành dịch vụ du lịch có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có điều kiện tự nhiên đẹp và tiềm năng phát triển du lịch lớn
d Bưu chính, viễn thông
Ngành dịch vụ bưu chính, viễn thông là một ngành kinh doanh kết hợp gửi thư, bưu phẩm, các dịch vụ về truyền thông và công nghệ thông tin hiện đại, trao đổi thông tin từ xa, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao tiếp toàn cầu
Trang 21e Bảo hiểm
Ngành dịch vụ bảo hiểm là ngành kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm cho các khách hàng cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Hiện nay có đa dạng và nhiều loại bảo hiểm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Các công ty trong ngành này thu phí từ khách hàng và sau đó chịu trách nhiệm chi trả các khoản bồi thường trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc thiệt hại Ngành dịch vụ bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho việc bảo vệ các tài sản, người thân và sức khỏe của khách hàng Các công ty bảo hiểm cũng đóng góp quan trọng cho nền kinh tế bằng cách hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư thông qua việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm
f Tài chính
Dịch vụ tài chính là một lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân chuyên cung cấp các dịch vụ kinh tế Đây là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính và ngân hàng cho các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức Các công ty trong ngành này thường hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính,… Ngành dịch vụ tài chính là một phần quan trọng của nền kinh tế
và có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho việc tài trợ, đầu tư, quản lý tài sản của khách hàng
g Máy tính, thông tin
Hiện nay, ngành dịch vụ máy tính, thông tin đang là một trong những ngành phát triển vô cùng mạnh mẽ Ngành này cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin và máy tính Nó có thể bao gồm phát triển phần mềm, thiết kế trang web, quản lý hạ tầng mạng, dịch vụ lưu trữ đám mây, bảo mật mạng, dịch vụ khôi phục dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật,…
h Logistics
Dịch vụ logistics là ngành kinh doanh dịch vụ vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa Các dịch vụ trong ngành logistics bao gồm tất cả các hoạt
Trang 22động liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng và vận tải hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích Ngành này đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn cầu và là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trong thời đại hiện đại
i Văn hóa, giải trí
Văn hóa, giải trí cung cấp các hoạt động giải trí, vui chơi, thư giãn cho khách hàng Đây là một ngành đa dạng và phong phú và tiềm năng bao gồm nhiều hoạt động như điện ảnh, nhạc sống, công viên giải trí, sân khấu, múa, hội họa, trưng bày và bảo tàng Các doanh nghiệp trong ngành cung cấp các dịch
vụ như tổ chức sự kiện, bán vé, cho thuê thiết bị âm thanh ánh sáng, sản xuất phim, âm nhạc, chương trình truyền hình cũng như các hoạt động văn hóa và giáo dục khác
n Mua bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu
Ngành dịch vụ mua bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu là hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp dịch vụ mua bán các quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu Đây là một trong những dịch vụ cung cấp giá trị gia tăng, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc đăng ký, thủ tục và bảo vệ quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu của mình trên thị trường Các doanh nghiệp cũng có thể thuê dịch
vụ này để kiểm soát quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu của đối tác hoặc các sản phẩm, dịch vụ khác trên thị trường
k Dịch vụ chính phủ
Trang 23Là những dịch vụ mà chính phủ cung cấp để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và đảm bảo quyền lợi của người dân Dịch vụ chính phủ là bắt buộc và được quản lý bởi các cơ quan chức năng của chính phủ, bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, y tế, an ninh, giao thông, hành chính công, thuế và tài chính
1.1.4 Các mô hình đo lường chất lượng ngành dịch vụ
a Mô hình SERVQUAL
Mô hình SERVQUAL là một mô hình đo lường chất lượng dịch vụ được phát triển bởi A Parasuraman, Valerie Zeithaml và Leonard Berry Đây là một trong những mô hình đo lường chất lượng dịch vụ phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong ngành dịch vụ
Mô hình SERVQUAL tập trung vào 5 khía cạnh quan trọng của chất lượng dịch vụ bao gồm: Khoảng cách về kiến thức Khoảng cách về tiêu chuẩn Khoảng cách về hoạt động Khoảng cách về truyền đạt Khoảng cách giữa nhu cầu và cảm nhận
b Mô hình RATER
RATER là một sự phát triển mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL Ý tưởng chính của phương pháp này là chất lượng dịch vụ thấp hơn mong đợi thường liên quan đến 5 lỗ hổng chính Tác giả đề xuất rằng sự khác biệt giữa chất lượng mong đợi và chất lượng cảm nhận được đánh giá theo
5 yếu tố sau: Reliability (Đáng tin cậy), Assurance (Sự đảm bảo), Tangibles (Cơ sở vật chất), Empathy (Sự đồng cảm), Responsiveness (Sự phản ứng)
c Mô hình SERVPERF
J.J Cronin và S.A Taylor đã từng nhận định rằng nghiên cứu của Parasuraman về mối quan hệ giữa chất lượng mong đợi và chất lượng được trải nghiệm không phải là cách tiếp cận đúng đắn để đánh giá chất lượng Dựa trên
cơ sở này, mô hình SERVPERF đã được tạo ra SERVPERF đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên thái độ, chứ không phải trên sự hài lòng Mô hình
Trang 24SERVPERF là một biến thể của SERVQUAL và sử dụng các hạng mục tương
tự để đánh giá chất lượng dịch vụ (mô hình RATER)
d Mô hình Gummesson
Mô hình Gummesson nhấn mạnh vào chất lượng cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng Theo phương pháp này, chất lượng dịch vụ được xem xét qua bốn chiều chính: Chất lượng thiết kế, chất lượng sản phẩm, chất lượng giao hàng, chất lượng quan hệ
1.2 Phát triển kinh tế dịch vụ ở địa phương
Dịch vụ đang trở nên quen thuộc và vô cùng quan trọng trong cuộc sống Mỗi ngày, chúng ta đều sử dụng dịch vụ hoặc là người cung ứng dịch vụ, phát triển dịch vụ như một xu hướng tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa Chính vì điều này mà phát triển kinh tế dịch vụ giữ vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần tăng trưởng GDP
vào nền kinh tế quốc gia trên thế giới
1.2.1 Khái niệm và nội dung phát triển kinh tế dịch vụ
1.2.1.1 Khái niệm
Theo kinh tế học: Tăng trưởng là khái niệm diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của một sự vật, hiện tượng, một thực thể Còn phát triển là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn, nó không chỉ bao hàm sự thay đổi về lượng mà còn phản ánh những biến đổi về mặt chất Chính vì vậy, có rất nhiều quan điểm định nghĩa về phát triển kinh tế như: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thế chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội Hay định nghĩa phát triển kinh tế là quá trình cải thiện và tăng trưởng mức độ phát triển của nền kinh tế ở một quốc gia hoặc khu vực, bao gồm sự phát triển các lĩnh vực kinh tế như sản xuất, thương mại, tài chính, dịch vụ
Trang 25Phát triển kinh tế dịch vụ nếu đứng trên quan điểm của kinh tế học là sự biến đổi về cả mặt lượng và mặt chất của các hoạt động kinh tế dịch vụ Mặt lượng thể hiện qua các tiêu chí về nhu cầu cung cấp dịch vụ, giá trị gia tăng, đóng góp vào ngân sách nhà nước của các ngành kinh tế dịch vụ; mặt chất thể hiện qua các tiêu chí về chất lượng sản phẩm, trình độ chuyên môn hóa,…
Đứng trên quan điểm quản lý nhà nước thì: Phát triển kinh tế dịch vụ là hành động của các cơ quan nhà nước, các cấp có thẩm quyền trong việc tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế dịch vụ hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Những “hành động” này được thể hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật, chính sách, quy định, chương trình, dự án, khuyến khích sự phát triển các hoạt động kinh tế
dịch vụ, đây cũng chính là quan điểm tiếp cận nghiên cứu của đề án
1.2.1.2 Nội dung phát triển kinh tế dịch vụ
a Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế dịch
vụ của địa phương
Quy hoạch tốt là một trong những tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, nó
sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển không gian, có không gian phát triển tốt sẽ có nhà đầu tư tốt, có nhà đầu tư tốt sẽ có dự án tốt Vì vậy, công việc xây dựng và triển khai quy hoạch là nhiệm vụ hết sức quan trọng Quy hoạch sẽ mở ra một không gian phát triển, một động lực đổi mới để phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, để quy hoạch đi vào thực tiễn cuộc sống cần phải tổ chức thực thi hiệu quả, tập trung phát triển hệ thống đô thị tạo động lực lan tỏa cho phát triển kinh tế, liên kết vùng đô thị vùng Chú trọng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD) Nâng cao chất lượng sống của người dân bằng cách chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển các đô thị thông minh theo tiêu chuẩn xanh
b Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ và tạo thuận lợi
Trang 26Môi trường để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế dịch vụ nói riêng là một hệ thống gồm nhiều loại, bao gồm môi trường: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, pháp luật, thông tin, sinh thái…, chúng có quan hệ tác động lẫn nhau, hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm nhau và phụ thuộc chủ yếu bởi hệ thống chính sách của nhà nước Đối với kinh tế dịch vụ, nếu có một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, pháp luật nghiêm minh phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế thì sẽ khuyến khích làm giàu hợp pháp đi liền với xóa đói giảm nghèo, giảm bớt bất công, chống tham nhũng, lãng phí, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế dịch vụ
c Cải thiện môi trường đầu tư
Phát triển dựa trên các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, như công nghiệp, dịch
vụ logistics, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, du lịch, phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao và phát triển nông nghiệp, thủy sản theo các mô hình sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn Đặc biệt chú trọng phát triển của hệ thống cảng biển, khu thương mại tự do và các khu công nghiệp
Thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, công khai, minh bạch các thông tin, đáp ứng nhu cầu, tạo sự thuận tiện hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp Đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh
d Phân công và phối hợp giữa các cấp, ngành
Việc nào được cấp nào thực hiện tốt nhất, kịp thời nhất, giải quyết tốt yêu cầu của địa phương, của cơ sở thì giao cho cấp đó thực hiện
- Đầy đủ thông tin: Phân cấp quản lý, đồng thời phân quyền cho cấp nào có đầy đủ thông tin nhất để giải quyết một vấn đề
Trang 27- Trung thành với các ưu tiên của địa phương: Phân cấp phải bảo đảm với những ưu tiên của địa phương được phân cấp Những ưu tiên đó có thể là tập quán, phong tục, truyền thống, bản sắc của địa phương
- Phù hợp: Việc phân cấp cần đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nơi được phân cấp, căn cứ vào điều kiện, khả năng và trình độ phát triển kinh tế của địa phương, nhất là khả năng tài chính và năng lực thực thi của cán bộ quản lý
- Chịu trách nhiệm: Cấp được phân cấp được quyền quyết định quản lý trong phạm vi, giới hạn phân cấp và phải gắn với trách nhiệm của người ra quyết định
- Giám sát: Phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế phải được giám sát một cách chặt chẽ đảm bảo các quyết định quản lý của cấp dưới không mâu thuẫn với chính sách, luật pháp của cấp trên; không vi phạm hay vượt quá giới hạn phạm vi của các quy định phân cấp Điều này tránh được tình trạng lạm quyền, vượt thẩm quyền của cấp được phân cấp, bảo đảm tính tập trung thống nhất trong quá trình thực hiện phân cấp
Các yêu cầu đối với phân cấp quản lý nhà nước về phát triển kinh tế dịch vụ: (i) Minh bạch thông tin; (ii) Người dân phải được có ý kiến; (iii) Chính quyền địa phương, cơ quan được phân cấp quản lý phải có trách nhiệm giải trình; (iv) Địa phương được phân cấp phải có đủ nguồn lực; (v) Quy mô đơn vị được phân cấp đủ lớn; (vi) Cần có công cụ để thực hiện phân cấp
e Thực hiện hợp tác, liên kết vùng lãnh thổ và giữa các địa phương trong phát triển kinh tế dịch vụ
Hiện nay, hợp tác liên kết phát triển là đòi hỏi của thực tế khách quan và
đã trở thành xu thế tất yếu của các ngành, các cấp, kể cả cấp quốc gia và lãnh thổ Chỉ khi hợp tác phát triển mới có thể cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng xây dựng các chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, hợp tác, chia sẻ, bổ sung
Trang 28cho nhau nhằm phát huy tối đa mọi tiềm năng thế mạnh để cùng phát triển, mang lại giá trị cao hơn, khắc phục được tình trạng chia cắt, phân tán, cục bộ,
cạnh tranh lẫn nhau
f Tổng kết, đánh giá và thanh tra, kiểm tra
Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát, đánh giá là hiện thân của nghiêm minh pháp luật Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên hay đột xuất luôn tạo ra một “sức ép” thường trực lên các đối tượng và nhờ đó, nó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật
Bên cạnh đảm bảo pháp chế thì thanh tra còn có chức năng tìm hiểu, định hướng cho các đối tượng thực hiện đúng và tuân thủ các quy định của pháp luật Điều này sẽ càng trở nên quan trọng nếu chúng ta quan niệm về một Nhà nước làm dịch vụ công Khi đó các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ thực sự trở thành một trong những địa chỉ mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công dân tin cậy để có thể nhận được những khuyến nghị, những chỉ dẫn bảo đảm cho hoạt động của mình đúng pháp luật
Thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn là cách thức phân tích, mổ xẻ một cách sâu sắc, đầy đủ nhất các nguyên nhân, động cơ, mục đích, mức độ của một hành
vi vi phạm Do vậy các giải pháp (các khuyến nghị, kiến nghị, yêu cầu ) được đưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử
lý hành vi vi phạm pháp luật mà nó phát hiện được, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào một thời điểm khác
1.2.2 Vai trò quản lý của nhà nước trong phát triển kinh tế dịch vụ
Thứ nhất, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đôn đốc tổ chức thực hiện của Đảng và Nhà nước
Trang 29Thứ hai, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Xác định đúng tầm quan trọng của sức mạnh kinh tế dịch vụ của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu cùng phát triển; nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước; tiến hành thí điểm xây dựng một số yếu tố của cơ chế kinh tế mới; hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế
Thứ ba, nguồn nhân lực có phẩm chất tốt, kỹ năng chuyên môn cao, góp phần mang đến ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế
Thứ tư, phát triển khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đủ mạnh, đảm bảo cho nền kinh tế có cơ sở nội sinh về khoa học – công nghệ vững mạnh
Thứ năm, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ và hiện đại để tạo ra tiền đề vật chất nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả
Thứ sáu, đảm bảo an sinh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững về mặt xã hội và là điều kiện xã hội cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững về phát triển kinh tế dịch vụ Nội dung chủ yếu nhất về đảm bảo an sinh xã hội gồm: chính sách tạo việc làm và chống thất nghiệp
Thứ bảy, bảo vệ môi trường sinh thái Để bảo vệ môi trường sinh thái, cần thực hiện nghiêm các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường, đặc biệt chú ý đảm bảo quy trình phê duyệt và giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư Quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan đến việc phê duyệt, thẩm định dự án, quản lý môi trường và của các nhà đầu tư kinh doanh, nhất là những
dự án có nguy cơ cao đối với việc gây ô nhiễm môi trường Khuyến khích những nghiên cứu khoa học và áp dụng vào sản xuất những công nghệ không gây ô nhiễm môi trường và hình thành các ngành, nghề kinh tế mới thân thiện
Trang 30với môi trường Nghiên cứu áp dụng chỉ tiêu thống kê GDP xanh, hạch toán tăng trưởng có tính tới yếu tố môi trường
Thứ tám, phát triển hài hòa giữa các vùng Trên góc nhìn tổng thể, sự hài hòa trong phát triển giữa các vùng là sự phát triển có hiệu suất cao nhất nhờ khai thác tối ưu lợi thế so sánh của mỗi vùng đặt trong tổng thể lợi ích quốc gia Vì vậy, một mặt, phát triển hài hòa giữa các vùng không có nghĩa là sự phát triển dàn đều, đặc biệt là xét ở góc độ đầu tư phát triển
1.3 Các yếu tố ảnh hướng đến phát triển kinh tế dịch vụ ở địa phương
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành dịch vụ Khi kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng lao động trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp giảm đi, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành dịch vụ
- Quy mô và cơ cấu dân số cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ Khi dân số đông đúc, đặc biệt là có nhiều trẻ em và thanh niên, nhu cầu sử dụng các dịch vụ giáo dục và giải trí sẽ tăng lên Điều này ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của ngành giáo dục và giải trí
- Phân bố dân cư và mạng lưới dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các ngành dịch vụ Khi dân cư đông đúc và mạng lưới dịch vụ phát triển, các ngành dịch vụ cũng sẽ phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, nếu dân
cư phân tán quá xa, việc phát triển ngành dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của một vùng đất cũng có thể ảnh hưởng đến cách thức tổ chức mạng lưới dịch vụ trong khu vực đó Ví
dụ, trong một số vùng miền quê, việc tổ chức các dịch vụ như vận chuyển, mua bán sẽ có những đặc thù riêng
Trang 31- Mức sống và thu nhập thực tế của người dân cũng ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu sử dụng các dịch vụ Nếu mức sống và thu nhập cao hơn, sức mua cũng tăng lên, điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành dịch vụ
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử và cơ sở hạ tầng du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch Nếu một vùng đất có nhiều tài nguyên thiên nhiên đẹp, di sản văn hóa lịch sử phong phú và cơ sở hạ tầng du lịch tốt, thì ngành dịch vụ du lịch trong khu vực đó sẽ phát triển mạnh mẽ hơn
- Sự tiến bộ về công nghệ và truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển của các ngành dịch vụ Công nghệ và truyền thông ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các ngành dịch vụ Ví
dụ, các công ty dịch vụ tài chính, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thương mại điện
tử đang phát triển rất mạnh mẽ nhờ vào sự tiến bộ về công nghệ và truyền thông
- Chính sách phát triển ngành dịch vụ của chính quyền cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế dịch vụ Chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút đầu tư và xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành dịch vụ
Trang 32Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ MỸ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Phú Mỹ 2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Phú Mỹ trước đây là tên gọi của thị trấn huyện lỵ của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập từ năm 1994 theo Nghị định số 48/CP ngày 02/6/1994 của Chính Phủ
Ngày 12 tháng 4 năm 2018 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết số 492/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Phú Mỹ và các phường thuộc thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Thị xã Phú Mỹ có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 05 phường: Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Phước Hòa, Tân Phước và 05 xã: Châu Pha, Tóc Tiên, Sông Xoài, Tân Hòa, Tân Hải Theo đó, thành lập thị xã Phú Mỹ với tổng diện tích tự nhiên 33.302,11 ha
Nằm trong vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - một vùng phát triển năng động của Quốc Gia, thị xã Phú Mỹ với vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ; có vị trí đặc biệt quan trọng là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng, là đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội toàn bộ vùng phía Tây tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và được giới hạn như sau:
- Phía Đông giáp huyện Châu Đức; Đông Nam giáp thành phố Bà Rịa
- Phía Tây giáp huyện Cần Giờ, TP.HCM và vịnh Gành Rái
- Phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu
- Phía Bắc giáp huyện Long Thành; Tây Bắc giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
Trang 33Hình 2.1 Bản đồ ranh giới hành chính thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
(Nguồn: Google Maps)
Mật độ dân số (Người/km2)
Trang 349 Xã Tân Hòa 29,46 14.067 477
Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Phú Mỹ
Dân số thị xã không đồng đều; tập trung chủ yếu ở các phường Mật độ dân số của thị xã là 6.059 người/km2 Các đơn vị có mật độ cao hơn mức bình quân toàn thị xã gồm có phường Mỹ Xuân, phường Phú Mỹ
Hội tụ “tam giác vàng” hạ tầng - cảng biển - công nghiệp, Phú Mỹ đang
phát triển nhanh và bền vững trong nhiều ngành nghề, thu hút hàng loạt doanh nghiệp đến đầu tư, tạo ra đa dạng cơ hội việc làm với thu nhập cạnh tranh cho người lao động cả ở địa phương và những nơi khác đến, đặc biệt trở thành địa điểm lý tưởng cho nhóm nhân sự cao cấp đến sinh sống và làm việc.Hiện nay,thị xã Phú Mỹ giải quyết trên 51.000 lao động trên địa bàn chiếm trên 30% tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh, đóng góp vào tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trên 60%
2.1.1.3 Địa hình, địa mạo
Thị xã Phú Mỹ có địa hình tương đối bằng phẳng (chỉ khoảng 0,17% diện tích là có độ dốc >150) nên khá thuận lợi cho bố trí sử dụng đất Các loại địa hình đặc trưng như sau:
- Địa hình đồi núi thấp: Là vùng đồi, núi thuộc hệ thống núi Dinh, Thị Vải, Tóc Tiên, Ông Trịnh… thuộc địa bàn các xã Tóc Tiên, Châu Pha; các phường Phước Hòa, Phú Mỹ
- Địa hình đồi lượn sóng: Có độ cao từ 30-120m, với những núi thấp, thoải, độ dốc khoảng 0-80
- Địa hình đồng bằng có hai dạng: Dạng bậc thềm sông có độ cao từ 10m, dọc theo các sông và dạng địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển và đầm mặn; là địa hình thấp nhất, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn che phủ