1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng năng lực giao tiếp và tư duy phản biện của sinh viên sư phạm vật lý trường đại học cần thơ và biện pháp phát triển

67 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ MÔN SƯ PHẠM VẬT LÝ -      -

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TƯ DUY PHẢNBIỆN CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM VẬT LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CẦN THƠ VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN

Luận văn tốt nghiệpNGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ

Mã số SV:B2000286

Lớp: SP Vật Lý A1 Khóa: 46

Cần Thơ, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt bốn năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Cần Thơ, nhờ sựchỉ dạy tận tình, kĩ càng của quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô thuộc Bộ môn Sưphạm Vật lý, tôi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức quý giá Tôi xin gửi lời cảm ơn chânthành đến quý Thầy Cô lãnh đạo nhà trường, quý Thầy Cô thuộc khoa Sư Phạm và đặcbiệt là quý Thầy Cô thuộc bộ môn Sư phạm Vật lý.

Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự

hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô Đỗ Thị Phương Thảo Tôi xin gửi lời cảm ơn đến

cô vì đã hướng dẫn một cách chi tiết và giúp đỡ tôi rất nhiều hoàn thành luận văn trongthời gian qua.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, hỗ trợ hết mình từ người thân,bạn bè đã giúp đỡ tôi có thêm niềm tin và động lực để hoàn thành tốt luận văn của mình.

Luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và gópý tận tình của quý độc giả.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2024Sinh viên thực hiện

Trần Hoàng Gia An

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện Các số liệu,kết quả phân tích trong luận văn này là hoàn toàn trung trực và chưa được công bố trongbất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây Tất cả tài liệu tham khảo, trích dẫn đều đượcchỉ rõ nguồn gốc trong danh mục tài liệu tham khảo.

Cần Thơ, ngàythángnăm 2024

Sinh viên thực hiện

Trần Hoàng Gia An

Trang 4

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI

Tôi xin xác nhận rằng sinh viên Trần Hoàng Gia An đã chỉnh sửa luận văn hoàn

thiện theo các yêu cầu của Hội đồng chấm luận văn đưa ra.

Cần Thơ, ngày tháng … năm 2024

Giáo viên hướng dẫn

Đỗ Thị Phương Thảo

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài luận văn “Thực trạng năng lực giao tiếp và tư duy phản biện của sinh

viên Sư phạm Vật lý trường Đại học Cần Thơ và biện pháp phát triển” gồm 3 phần

o Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu chính của đề tài và các đề

xuất, kiến nghị cho đề tài.

o Phần nội dung: Gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận

Trình bày tóm tắt về: Khái niệm của năng lực giao tiếp, đặc điểm và chức năngcủa giao tiếp, khái niệm và đặc điểm của tư duy phản biện, khái niệm về năng lựctư duy phản biện… làm cơ sở cho việc thiết kế phiếu khảo sát và luận văn.

- Chương 2: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực giao tiếp và tư duy phảnbiện

Trình bày về mục tiêu, công cụ, cơ sở xây dựng và phiếu khảo sát được sử dụng,phương pháp và kết quả khảo sát về năng lực giao tiếp và tư duy phản biện.

- Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và tư duy phản biện cho

sinh viên ngành Sư phạm Vật lý trường Đại học Cần Thơ

Dựa trên cơ sở như mục tiêu đào tạo của ngành, kỹ năng, thái độ, kết quả nghiêncứu, ý kiến của sinh viên và những điểm mạnh, yếu để đề xuất một số biện phápphát triển năng lực giao tiếp và tư duy phản biện cho sinh viên.

o Phần kết luận: Từ kết quả khảo sát và quá trình nghiên cứu, tôi đã thu được kết

quả cho thấy rằng SV sư phạm Vật lý của trường Đại học Cần Thơ nhận ra tầm quantrọng, những điểm cần thiếu sót của bản thân cần nâng cao, phát triển Sinh viên đáp ứngđược những yêu cầu cơ bản của năng lực giao tiếp và tư duy phản biện giúp ích cho bảnthân và mọi người xung quanh Từ đó, tôi đề xuất những biện pháp cải tiến về phía sinhviên, giảng viên và cố vấn học tập, về phía Khoa và Bộ môn cho thực trạng năng lực giaotiếp và tư duy phản biện của sinh viên ngành Sư phạm Vật lý trường Đại học Cần Thơ.

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Năng lực giao tiếp 4

1.1.1 Khái niệm năng lực giao tiếp 4

1.1.2 Đặc điểm của giao tiếp 5

1.1.3 Chức năng của giao tiếp 6

1.2 Năng lực tư duy phản biện 9

1.2.1 Khái niệm tư duy phản biện và năng lực tư duy phản biện 9

1.2.2 Đặc điểm của tư duy phản biện 10

1.2.3 Chức năng của tư duy phản biện 12

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN 14

2.1 Mục tiêu khảo sát 14

2.2 Công cụ khảo sát 14

2.2.1 Cơ sở xây dựng phiếu khảo sát 14

2.2.2 Phiếu khảo sát được sử dụng 15

2.2.3 Phương pháp phân tích và diễn giải dữ liệu 22

2.3 Đối tượng khảo sát 22

2.4 Kết quả khảo sát 23

2.4.1 Đánh giá chung về năng lực giao tiếp 23

Trang 7

2.4.2 Năng lực giao tiếp bằng lời nói 24

2.4.3 Năng lực giao tiếp bằng văn bản 27

2.4.4 Mức độ tự tin trong các hoạt động giao tiếp cụ thể 29

2.4.5 Các hoạt động phát triển năng lực giao tiếp của sinh viên 31

2.4.6 Đánh giá chung về năng lực tư duy phản biện 32

2.4.7 Năng lực tư duy phản biện của bản thân 34

2.4.8 Mức độ tự tin về năng lực tư duy phản biện trong các hoạt động cụ thể 372.4.9 Các hoạt động phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên 39

2.4.10 Biện pháp phát triển năng lực tư duy giao tiếp và tư duy phản biện 40

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP VÀ TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 44

3.1.6 Ý kiến của SV Sư phạm Vật lý trường Đại học Cần Thơ 46

3.2 Tổng quan về một số biện pháp phát năng lực giao tiếp và tư duy phản biện cho SV SPVL 47

Trang 8

PHỤ LỤC aPhụ lục 1: Giấy chứng nhận tham dự hội thảo aPhụ lục 2: Email thông báo quyết định của trưởng tiểu ban – chấp nhận, chứng nhận bài báo đã được phản biện thông qua và đang chờ biên tập b

Trang 9

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1 Bảng các mức độ được khảo sát 14

Bảng 2 Quy ước điểm năng lực giao tiếp/ năng lực tư duy phản biện của sinh viên 22

Bảng 3 Điểm đánh giá chung một số khía cạnh 23

Bảng 4 Năng lực giao tiếp bằng lời nói 24

Bảng 5 Năng lực giao tiếp bằng văn bản 27

Bảng 6 Mức độ tự tin trong các hoạt động giao tiếp cụ thể 29

Bảng 7 Các hoạt động để phát triển năng lực giao tiếp của bản thân 31

Bảng 8 Điểm đánh giá chung một số khía cạnh 33

Bảng 9 Năng lực tư duy phản biện 35

Bảng 10 Mức độ tự tin về năng lực tư duy phản biện trong các hoạt động 37

Bảng 11 Các hoạt động phát triển năng lực tư duy phản biện của bản thân 39

Bảng 12 Biện pháp phát triển năng lực giao tiếp và tư duy phản biện được đề xuất 41

Trang 10

phản biện 40

Hình 11: Biểu đồ thể hiện mức độ đánh giá về các biện pháp phát triển năng lực giao

tiếp và tư duy phản biện 42

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬDỤNG TRONG ĐỀ TÀI

Trang 12

Co-Giao tiếp cũng nằm trong nhóm năng lực chung cần được tập trung phát triển chohọc sinh (HS) theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018[3] (Bộ Giáo dục vàĐào tạo, 2018) Chính vì vậy, giáo viên (GV) có nhiệm vụ phát triển nhóm năng lựcnày ở HS của mình Để thực hiện tốt nhiệm vụ, chính bản thân GV phải thể hiện đượcnăng lực giao tiếp và tư duy phản biện hiệu quả Tuy nhiên, tất cả mọi năng lực cầnđược phát triển thông qua đào tạo và tự rèn luyện chứ không tự nhiên có sẵn, và sinhviên (SV) khối ngành Sư phạm (SP) là những nhóm đối tượng rất cần được chú trọngphát triển các kỹ năng này Khả năng giao tiếp và phản biện không chỉ ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên nói chung mà còn là những kỹnăng quan trọng trong cuộc sống cá nhân, góp phần tạo dựng mối quan hệ tốt với HS,đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng

Trong những nghiên cứu trước đây, ý thức về hiệu quả và kỹ năng giao tiếp của SVSP đã được tìm hiểu bởi Saka và Surmeli[4] (2010) dựa trên khảo sát 130 SV SP cácmôn Khoa học tự nhiên tại Đại học Marmara, Thổ Nhĩ Kỳ Thang đo kỹ năng giao tiếpđược nhóm tác giả sử dụng để đánh giá kỹ năng giao tiếp trên nhóm SV này Kết quảcho thấy: 1) nhận thức về kỹ năng giao tiếp của SV SP ở mức cao; 2) không có sự khácbiệt có ý nghĩa thống kê về nhận thức của SV SP về mức độ giao tiếp xét theo giới tínhcủa họ; và 3) niềm tin về hiệu quả học tập và giảng dạy trong tương lai của SV SPtương quan thuận với kỹ năng giao tiếp của họ Nhóm tác giả cũng đề xuất việc chútrọng đào tạo cũng như bổ sung các khóa bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho SV SP nóichung.

Thực tế, một quá trình học tập hiệu quả không thể thiếu việc giao tiếp thông quanhiều kênh khác nhau, với nhiều đối tượng khác nhau SV SP phải thực hiện thườngxuyên các phương thức giao tiếp như giao tiếp với thầy cô và bạn bè, tập giao tiếp vớiHS và phụ huynh HS Họ cũng cần có khả năng phản biện để đưa ra lập luận hợp lý

Trang 13

và bảo vệ quan điểm của mình và đánh giá vấn đề một cách toàn diện Tuy nhiên,nghiên cứu gần đây của Bedir[5] (2019) về niềm tin và nhận thức của SV SP tiếng Anhvề kỹ năng học tập và đổi mới của thế kỷ 21, gọi tắt là 4C (bao gồm giao tiếp, hợp tác,tư duy phản biện và sáng tạo) cho thấy rằng SV SP tiếng Anh hiện quan tâm nhiều đếnsự tích hợp công nghệ vào việc giảng dạy trên lớp và có sự quan tâm và tham gia vàocác hoạt động 4C ở mức độ vừa phải mặc dù họ có nhận thức tích cực cao về chúng.

Tuân[6] (2015) đã nghiên cứu “Năng lực giao tiếp của SV trường Đại học Trà Vinh”nhằm tìm hiểu về thực trạng năng lực giao tiếp và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lựccủa sinh viên với số lượng người tham gia khảo sát là 178 SV thuộc các ngành họckhác nhau Kết quả cho thấy năng lực giao tiếp của SV Trường Đại học Trà Vinh đượcđánh giá ở mức khá và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nhưngành học, nhận thức của bản thân SV, sự quan tâm của giảng viên đối với việc đàotạo, bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho SV, v.v., trong đó “tính tích cực học tập, rènluyện năng lực giao tiếp” và “môi trường học tập, rèn luyện năng lực giao tiếp” lànhững yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất

Tuy năng lực tư duy phản biện không được Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) đề cậptrong các năng lực chung cần phát triển theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể2018, như đã nói ở trên, tổ chức OECD (Ananiadoui & Claro, 2009, tr.10) xếp tư duyphản biện vào nhóm năng lực “giao tiếp hiệu quả” Thực vậy, tư duy phản biện đãđược Paul & Elder[7] (2007) nhìn nhận như là một nền tảng để thực hành nghệ thuật đặtcâu hỏi Socrates (Socratic questioning, nghĩa là đặt câu hỏi gợi mở, dẫn dắt tư duy) bởivì năng lực tư duy phản biện đòi hỏi người thực hành phải suy nghĩ một cách cặn kẽ,cũng như hiểu và đánh giá suy nghĩ của người khác, bằng cách tập trung có chủ ý vàocác thành phần có trong mọi lý luận của con người và đánh giá vấn đề một cách toàndiện Yến (2020)[8] khẳng định tư duy phản biện giúp SV: “học tập tốt hơn, tăng cườngkhả năng sáng tạo, khả năng ngôn ngữ và thuyết trình”; “cần thiết cho việc tự nhậnthức bản thân” và là nền tảng để phát triển khoa học và xã hội

Trân và Anh (2022)[9] khi nghiên cứu ảnh hưởng của tư duy phản biện và kỹ nănggiải quyết vấn đề đến kết quả học tập của sinh viên khoa kinh tế - Trường Đại học CầnThơ dựa trên số liệu sơ cấp thu thập từ 291 SV cho thấy 03 nhóm nhân tố đo lường khảnăng tư duy phản biện (gồm sự nhiệt huyết, trưởng thành về mặt nhận thức, sự đổimới) và ba nhóm nhân tố đo lường kỹ năng giải quyết vấn đề (gồm sự tự tin khi giảiquyết vấn đề, phong cách tiếp cận - tránh né, khả năng kiềm chế bản thân khi giảiquyết vấn đề) có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên

Hiện nay có khá nhiều nghiên cứu nhằm phát triển tư duy phản biện của SV thôngqua việc dạy các môn Giáo dục Chính trị, ví dụ như nghiên cứu của Khiêm[10] (2023)và Cường[11] (2023) Ngoài ra, một số nghiên cứu khác như của Trịnh và ctv.[12] (2023)về một số giải pháp phát triển tư duy phản biện cho sinh viên ngành Sư phạm Địa lí,Trường Đại học Cần Thơ

Trang 14

Tuy nhiên, đối với ngành Sư phạm Vật lý (SPVL), chưa có nhiều nghiên cứu vềthực trạng cũng như giải pháp phát triển năng lực giao tiếp và tư duy phản biện Lưu ýrằng việc đánh giá thực trạng và sự phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của SV SPlà cần thiết để có chiến lược đào tạo GV hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh tất cả cácngành đào tạo sư phạm phải được kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theoThông tư 04/2016/TT-BGDĐT[13] Chính vì vậy, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài

“Thực trạng năng lực giao tiếp và tư duy phản biện của sinh viên Sư phạm Vật lýtrường Đại học Cần Thơ và biện pháp phát triển” nhằm cung cấp thông tin, góp

phần nâng cao chất lượng đào tạo của ngành.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu thực trạng năng lực giao tiếp và tư duy phản biện của sinh viên ngành Sưphạm Vật lý, trường Đại học Cần Thơ, những điểm mạnh và hạn chế của sinh viêntrong quá trình giao tiếp và phản biện.

- Đề xuất các giải pháp để phát triển năng lực giao tiếp và tư duy phản biện của sinhviên ngành Sư phạm Vật lý trường Đại học Cần Thơ.

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Chỉ khảo sát thực trạng năng lực giao tiếp và tư duy phản biện của sinh viên ngànhsư phạm Vật lý tại trường Đại học Cần Thơ các khóa 46, 47, 48 và ý kiến về các biệnpháp phát triển

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tham khảo sách, báo, các nghiên cứu khoa học vàbài báo khoa học đã được xuất bản về năng lực giao tiếp và tư duy phản biện của sinhviên sư phạm nói chung và của sinh viên SPVL.

Phương pháp điều tra xã hội học: Thiết kế và gửi phiếu khảo sát (bản in) đến tất cảcác SV ngành SPVL thuộc 3 khóa 46, 47 và 48 tại trường Đại học Cần Thơ Thời giankhảo sát là tháng 9 và 10 năm 2023 Người tham gia tự nguyện điền phiếu và gửi về chonhóm nghiên cứu sau khi điền xong Có 125 sinh viên trên tổng số 160 sinh viên đangtheo học ngành Sư phạm Vật lý ở trường Đại học Cần Thơ của khoá 46, 47 và 48 gửiphản hồi Riêng SV K49 (năm nhất) không được gửi phiếu khảo sát do tại thời điểm thựchiện nghiên cứu, các SV này đang học Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại khu Hòa An,Trường Đại học Cần Thơ

Trang 15

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Năng lực giao tiếp

1.1.1 Khái niệm năng lực giao tiếp

- Theo Robert T Craig[14], giao tiếp là việc truyền đạt thông điệp thông qua việctruyền tải thông tin

- Theo tác giả Trần Hiệp[15], giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con với con ngườinhằm mục đích trao đổi tư tưởng tình cảm, vốn sống, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.

- Tác giả Bùi Văn Huệ, Đỗ Mộng Tuấn và Nguyễn Ngọc Bích[16] trong giáo trình“Tâm lý xã hội” đã viết: “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai người hay nhiều người thôngqua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết tác động qua lại vàđiều chỉnh lẫn nhau”

- Theo Goleman[17], năng lực giao tiếp là khả năng hiểu và điều chỉnh cảm xúc củabản thân và người khác trong quá trình giao tiếp, đồng thời tạo ra sự kết nối và sự hiểubiết đúng mực Năng lực giao tiếp không chỉ liên quan đến việc truyền đạt thông tinmà còn bao gồm khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác trongquá trình giao tiếp Ông cho rằng năng lực giao tiếp hiệu quả đòi hỏi khả năng nhạybén và sâu sắc trong việc đọc hiểu cảm xúc, ngôn ngữ phi ngôn ngữ, và các yếu tố phingôn ngữ như biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ.

- Theo Hyme[18], năng lực giao tiếp không chỉ đơn thuần là khả năng sử dụngngôn ngữ một cách đúng đắn, mà còn bao gồm khả năng thích ứng và tương tác trongcác tình huống giao tiếp thực tế Ông đặt sự nhấn mạnh vào việc hiểu và áp dụng ngônngữ, kiến thức văn hóa, quy tắc xã hội và ngữ cảnh trong quá trình giao tiếp Năng lựcgiao tiếp không chỉ bao gồm khả năng sử dụng ngôn ngữ đúng ngữ pháp và từ vựng,mà còn liên quan đến khả năng hiểu và áp dụng các quy tắc xã hội, văn hóa và ngữcảnh để đạt được hiệu quả giao tiếp.

Từ nhiều góc độ khác nhau bởi các tác giả, ta có thể nhận thấy rằng năng lựcgiao tiếp là một khái niệm phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như từ ngữ, ngữđiệu, cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ngữ cảnh, văn hóa, mục đích và động lực Nó yêucầu sự linh hoạt, đa dạng và thích ứng với các tình huống và người tham gia giao tiếp.Trong đó ta có thể thấy rằng ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng và quyết định trực tiếpđến năng lực giao tiếp Bên cạnh đó, năng lực giao tiếp còn bao gồm kiến thức về vănhóa, lịch sử, xã hội, và khả năng áp dụng các kỹ năng và kiến thức này vào các tìnhhuống giao tiếp thực tế Vì vậy chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho kháiniệm về giao tiếp bới vì sự đa dạng trong quá trình phát triển đã khiến cho khái niệmgiao tiếp ngày một càng nâng cao dẫn đến sự phong phú về trong sự khám phá về nănglực này Theo quan điểm cá nhân của tôi, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về

Trang 16

năng lực giao tiếp rằng Năng lực giao tiếp là khả năng của một cá nhân trong việctruyền đạt ý kiến, thông tin, cảm xúc và ý nghĩ một cách hiệu quả và đúng ý đồ đếnngười khác Nó bao gồm khả năng diễn đạt một cách rõ ràng, lắng nghe và hiểu ngườikhác, sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm không ngôn ngữ phù hợp, và xử lý tình huốnggiao tiếp một cách linh hoạt và thông minh.

1.1.2 Đặc điểm của giao tiếp

Ta có thể chia giao tiếp thành hai loại là giao tiếp trực tiếp và gián tiếp dựa vàohình thức giao tiếp[19]:

- Giao tiếp trực tiếp (tiếp xúc khi gặp mặt) là hình thức giao tiếp xảy ra khi các

đối tượng giao tiếp cùng hiện diện trong cùng một không gian và thời gian có nội dunglinh hoạt, dễ dàng điều chỉnh theo tình huống, tận dụng hiệu quả ngôn ngữ nói kết hợpvới hành vi, cử chỉ và điệu bộ Khi gặp mặt trực tiếp, mức độ giao tiếp có thể khôngsâu sắc nhưng nó được diễn ra trong môi trường thực tế, nơi các đối tượng tương táctrực diện với nhau Chẳng hạn như giáo viên giảng bài cho học sinh trong lớp học hoặcnhân viên bán hàng tư vấn cho khách hàng tại cửa hàng.

- Giao tiếp gián tiếp (không trực tiếp gặp mặt mà thông qua các cách khác) là hìnhthức giao tiếp xảy ra khi các đối tượng giao tiếp không cùng hiện diện trong cùng mộtkhông gian và thời gian Khi không gặp trực tiếp, thông tin được truyền tải qua cácphương tiện trung gian như báo chí, thư, điện thoại, truyền thanh, truyền hình, nhưngsẽ khó khăn hơn giao tiếp trực tiếp vì thiếu đi ngôn ngữ nói, các phương tiện phi ngônngữ, mất nhiều thời gian hơn để nhận phản hồi Loại giao tiếp này thường sẽ diễn ratrong các ứng dụng xã hội ảo Ví dụ như viết thư cho bạn bè ở xa, trao đổi thông tinqua email, gọi điện thoại cho người thân, nhắn tin qua mạng xã hội.

Với thời đại kĩ thuật số hiện nay, giao tiếp gián tiếp có rất nhiều ứng dụng phổbiến như giao tiếp qua điện thoại, qua các ứng dụng ảo, giao tiếp qua trang mạng xãhội và giao tiếp qua gmail.

+ Giao tiếp qua điện thoại là dạng giao tiếp mà người dùng sử dụng phổ biếnnhất bằng cách gọi thông qua điện và nhắn tin thông qua số điện thoại có được.

+ Giao tiếp qua các ứng dụng ảo là dạng giao tiếp bắt đầu từ những năm gầnđây Do tốc độ phát triển của kĩ thuật số tăng nhanh, hằng ngày càng có nhiều ứngdụng ảo như Telegram, Locket, Capcut hoặc các trò chơi như Liên quân Mobile, FreeFire,… và người dùng có thể sử dụng để giao tiếp khi không gặp trực tiếp vì không cóthời gian, khoảng cách địa lý xa.

+ Giao tiếp qua các trang mạng xã hội là hình thức được đa số người sử dụng vìsự tiện ích mà nó mang đến Đăng status trên facebook, gọi video thông qua zalo, giaotiếp trên các diễn đàn,… là hình thức tiện lợi mà trang mạng xã hội mang đến.

+ Giao tiếp qua gmail là hình thức giao tiếp phổ biến trong môi trường côngviệc, phù hợp với những người bận rộn, ít có cơ hội gặp gỡ trực tiếp Đòi hỏi khả năngdiễn đạt và trình bày rõ ràng, súc tích để truyền tải thông điệp hiệu quả Mang tính

Trang 17

trang trọng hơn so với các hình thức giao tiếp khác, thể hiện trình độ học vấn, năng lựcngôn ngữ và tính chuyên nghiệp của người viết.

Ngoài ra, trong đề tài này, tôi chia giao tiếp thành hai dạng cơ bản là giao tiếpbằng lời nói và giao tiếp bằng văn bản Vì những lí do sau:

+ Để tìm hiểu rõ được ưu, nhược điểm qua các hình thức khác nhau một cách rõràng và cụ thể.

+ Xác định được tình huống giao tiếp phù hợp với từng hình thức khác nhau vàlựa chọn được hình thức phù hợp để ứng dụng trong cuộc sống và công việc.

+ Phân biệt được bản chất, đặc điểm của từng loại hình giao tiếp, về tính tứcthời, tính chính xác, tính hiệu quả khi sử dụng các hình thức giao tiếp khác nhau.

+ Giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng văn bản là hai hình thức giao tiếp màSV thường sử dụng trong học tập và rèn luyện, khi giao tiếp với bạn bè và thầy cô.

1.1.3 Chức năng của giao tiếp

Giao tiếp góp phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày Cụ thể: - Vũ Dũng[20], quan tâm đến bốn chức năng cơ bản của giao tiếp:

+ Chức năng tâm lý như một người bạn tâm giao trong việc chia sẻ cảm xúc, tâm

trạng đáp ứng nhu cầu muốn được chia sẻ thông qua việc giao tiếp với cha mẹ, bạn bè,thầy cô Những mặc cảm, ấm ức, những suy nghĩ sai lệch sẽ được kịp thời gỡ bỏ khi việcchia sẻ thông qua giao tiếp được thực hiện đúng chức năng tâm lý Từ đó những hiệntượng tiêu cực thường xảy ra trong nhà trường như bạo lực học đường, trốn học, đánhlộn, hành vi thiếu kiểm soát,… sẽ dần giảm đi và được cải thiện Khoảng thời gian cònngồi trong ghế nhà trường sẽ có rất nhiều kỉ niệm lắng đọng lại nhất, trạng thái tâm lý củahọc sinh sẽ ảnh hưởng đến bầu không khí của nhóm Một cá nhân có tâm lý đang tích cựchay tiêu cực đều sẽ lây lan bầu không khí cho tập thể đó đi theo hướng mà tâm lý đangmang.

+ Chức năng thông tin sẽ ảnh hưởng không ít đến học sinh và sinh viên Thông tin

cần được công khai, minh bạch và bình đẳng đối với tất cả Chẳng hạn như thông tin vềhọc tập, học bổng được truyền thông qua nhiều kênh đến với học sinh, sinh viên Nhữngthông tin về nhà trường, các thông tin về học sinh/sinh viên nên cần được minh bạch, tạomọi cơ hội cho tất cả các bạn được tiếp xúc thông tin như nhau Có như vậy thì những tinđồn hay những điều mờ ám khiến các em nghi ngờ sẽ được minh bạch và hạn chế làmảnh hưởng xấu đến tâm lý của các cá nhân, tập thể

+ Chức năng giáo dục quan tâm đến nội dung và cách thức giao tiếp ở trong và

ngoài trường, buổi học chính thức hoặc ngoại khoá được thực hiện với một mục đích giáodục lành mạnh và rõ ràng Những nội dung cần truyền đạt qua các hoạt động như hoạtđộng trải nghiệm, làm bài tập nhóm, thuyết trình, tham gia các hoạt động ngoại khoá,sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm,… Qua đó, học sinh và sinh viên sẽ dần hìnhthành kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm, kỹ năng mềm, kỹ năng sống thông qua cáchoạt động được trải nghiệm.

Trang 18

+ Chức năng xã hội là một chức năng tạo nên sự liên kết vô cùng quan trọng Các

mối quan hệ giao tiếp giữa các nhân này với cá nhân khác, giữa cá nhân với tập thể thôngqua các hoạt động tập thể như sinh hoạt chung, hoạt động ngoại khoá tạo sợi dây liên kếthình thành nên sức mạnh tập thể.

Các chức năng trên đều hỗ trợ và gắn kết lại với nhau trong cuộc sống nhưng vềmặt khoa học thì chúng ta cần phải phân biệt rõ từng chức năng để hỗ trợ quá trình giaotiếp.

- Tác giả Nguyễn Xuân Thức[21] đã phân chức năng của giao tiếp thành hai nhómchính:

+ Nhóm thứ nhất là bao gồm các chức năng thuần tuý xã hội là các chức năng

phục vụ nhu cầu cơ bản và thiết yếu của cá thể hay xã hội Chẳng hạn như khi kéo co,đồng đội cùng hô lên với nhau: “kéo” để thống nhất hành động kéo về phía mình làmtăng lực kéo Qua đó ta có thể thấy giao tiếp có chức năng điều phối các hoạt động tậpthể Ngoài ra, chức năng thông tin cũng có, để tạo được sự phối hợp và quản lí tốt thì phảicó sự trao đổi giữa hai phía như từ trên xuống, từ dưới lên, từ thông tin giữa tập thể,…

+ Nhóm thứ hai bao gồm các chức năng tâm lí – xã hội của giao tiếp là nhóm các

chức năng phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội Đây là một chức năng kếtnối mạch cảm xúc giữa các cá thể lại với nhau gọi là chức năng nối mạch (tiếp xúc) Conngười có xu hướng luôn sử dụng trong giao tiếp đối với mọi đối tượng Khi mạch cảmxúc giữa các thành viên trong nhóm được nối với nhau, một cá nhân sẽ có quan hệ vớicác cá nhân khác trong nhóm và cùng với các thành viên trong nhóm sẽ tạo lập một mốiquan hệ chung gọi là quan hệ nhóm Quan hệ nhóm sẽ có nhiều nhu cầu như: nhu cầuđược gắn bó với nhau, có sự tìm tòi, hứng thú, có chung với nhau về mặt lí tưởng, tínhcách,… giúp cho mối quan hệ này được tồn tại và bền vững lâu dài theo thời gian.

- Tác giả Chu Văn Đức[22] phân chia chức năng giao tiếp thành hai nhóm chính:

+ Nhóm chức năng xã hội như chức năng thông tin dùng trao đổi kiến thức, kinh

nghiệm, ý kiến, quan điểm giữa các cá nhân, nhóm người Chức năng tổ chức, phốihợp hành động: Điều phối hoạt động chung, thống nhất mục tiêu, phương hướng,nhiệm vụ Chức năng điều khiển: Định hướng hành vi, tác động đến suy nghĩ, cảm xúcvà hành động của người khác Chức năng phê bình và tự phê bình: Nhận xét, đánh giá,góp ý để hoàn thiện bản thân và tập thể.

+ Nhóm chức năng tâm lý bao gồm chức năng động viên, khích lệ để khuyến

khích, cổ vũ tinh thần, tạo động lực cho bản thân và người khác Chức năng thiết lập,phát triển, củng cố các mối quan hệ: Gắn kết con người, xây dựng tình cảm, tạo dựngvà duy trì mối quan hệ tốt đẹp Chức năng cân bằng cảm xúc: Giải tỏa căng thẳng, chiasẻ cảm xúc, tìm kiếm sự đồng cảm và hỗ trợ Chức năng hình thành và phát triển nhâncách: Hoàn thiện bản thân, phát triển các kỹ năng xã hội, rèn luyện phẩm chất đạo đức.

Dựa trên nhiều nghiên cứu về chức năng và vai trò của giao tiếp, chúng tôi nhậnđịnh rằng giao tiếp đóng vai trò quan trọng với những chức năng sau:

Trang 19

- Chức năng thoả mãn nhu cầu của con người Có thể nói, đây là chức năng cốt

lõi và nguyên thủy nhất của giao tiếp Không chỉ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhưăn, mặc, ở, tự vệ, giao tiếp còn giúp con người thỏa mãn những nhu cầu cao hơn nhưnhận thức, tình cảm, chia sẻ kinh nghiệm Các nhu cầu này được đáp ứng trực tiếphoặc gián tiếp qua giao tiếp, biến nó thành điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và pháttriển của con người.

- Chức năng trao đổi thông tin hai chiều giữa các các thể Đây là chức năng

quan trọng thứ hai sau chức năng thỏa mãn nhu cầu của giao tiếp Chức năng này biểuhiện ở khía cạnh truyền thông, bao gồm hai mặt truyền tin và nhận tin Thông qua giaotiếp, con người trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm với nhau Mỗi cá nhânđóng vai trò vừa là nguồn phát, vừa là nguồn thu thông tin trong quá trình giao tiếp.

- Chức năng điều phối của một nhóm người trong xã hội khi tham gia hoạtđộng cùng nhau Chức năng này dựa trên nền tảng xã hội, là yếu tố then chốt cho sự

thành công của bất kỳ nhóm hay tổ chức nào Với nhiều cá nhân và bộ phận cùng hoạtđộng, giao tiếp đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo sự thống nhất và hiệu quả Thôngqua tương tác, trao đổi, bàn bạc và phân công công việc, các thành viên có thể phốihợp nhịp nhàng, thống nhất tiến trình và cách thức thực hiện, từ đó đạt được mục tiêuchung.

- Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi Đây là chức năng đóng vai trò

thiết yếu trong việc định hình nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về bảnthân và về người khác Thông qua quá trình giao tiếp, con người nhận thức được ưuđiểm, nhược điểm của bản thân, cũng như những yêu cầu và kỳ vọng của xã hội Từđó, con người điều chỉnh hành vi của bản thân để phù hợp với những nhận thức này.Chức năng điều chỉnh hành vi trong giao tiếp thể hiện khả năng thích nghi, khả năngnhận thức và đánh giá lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp Đồng thời, nó cũng thể hiệnvai trò chủ động của các chủ thể trong quá trình giao tiếp.

- Chức năng cân bằng cảm xúc Chức năng này như là một phần thiết yếu

trong cuộc sống của mỗi người Chúng ta có thể trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khácnhau, từ vui vẻ, hạnh phúc đến buồn bã, thất vọng Và đôi khi, chúng ta cần chia sẻnhững cảm xúc này với người khác Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc giúpchúng ta tìm kiếm sự đồng cảm, thấu hiểu và giải tỏa cảm xúc của bản thân.

- Chức năng hình thành và phát triển nhân cách Chức năng này đem lại cho

cá thể sự riêng biệt, đặc trưng làm nên cái riêng cho giao tiếp Giao tiếp là điều kiện để xãhội tồn tại và phát triển, cũng như sự phát triển của từng cá thể gắn liền với điều kiện ấy.

Như vậy, giao tiếp đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển toàn diện của conngười Nhờ giao tiếp, con người tiếp thu được kinh nghiệm xã hội, bồi dưỡng tâm hồnphong phú, kiến thức sâu sắc, đồng thời hình thành và phát triển tình cảm và thế giớiquan Giao tiếp cũng là môi trường để các giá trị đạo đức như tinh thần trách nhiệm,tính nguyên tắc, lòng vị tha được thể hiện và rèn luyện Hơn nữa, qua giao tiếp, conngười được nhìn nhận, đánh giá, từ đó tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân.

Trang 20

1.2 Năng lực tư duy phản biện

1.2.1 Khái niệm tư duy phản biện và năng lực tư duy phản biện

Tư duy được nghiên cứu từ nhiều góc độ và tiêu chí phân loại khác nhau Vềtrình độ, ta có tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận Về phương pháp, ta có tư duybiện chứng đối lập với tư duy siêu hình Về tính chân thực, tư duy khoa học được phânbiệt với tư duy phản khoa học Về đối tượng, tư duy kinh tế, chính trị, văn hóa, quânsự hiện diện trong đời sống Về mức độ độc lập, tư duy lệ thuộc, độc lập, phản biệnvà sáng tạo tạo nên sự đa dạng trong cách con người suy nghĩ

Phân loại tư duy chỉ mang tính tương đối, các loại hình tư duy có thể đan xen,hòa quyện vào nhau Một lĩnh vực có thể sử dụng nhiều loại hình tư duy và ngược lại.Khi tư duy về một lĩnh vực nào đó, ta có thể sử dụng đồng thời nhiều loại hình tư duykhác nhau

Tư duy phản biện có nguồn gốc lâu đời trải dài trong quá trình hình thành lịchsử, khởi nguồn bắt đầu từ nhà triết gia cổ đại Socrates và được các nhà triết học,nghiên cứu tiếp tục phát triển như John Dewey, Elder và Richard Paul, MichaelScriven, Standford Encyclopedia of Philosophy,… Cụ thể như:

+ Nhà triết học John Dewey[23] gọi tư duy phản biện là suy nghĩ sâu sắc và địnhnghĩa là: “Sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoahọc có xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được nhắm đế n” Tưduy phản biện mang tính chủ động và liên tục Về tính chủ động của tư duy sẽ được thểhiện rõ qua việc khi một người tư duy phản biện, họ tự nảy ra câu hỏi, tự đi tìm cácthông tin liên quan,… hơn là học hỏi thụ động từ người khác Về tính liên tục, tư duyphản biện đòi hỏi phải xem xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan trước khi đi đếnkết luận hoặc ra quyết định.

+ Elder và Richard Paul[24] đã phát biểu về tư duy phản biện như sau : “Tư duyphản biện là một mô hình tư duy – về một chủ đề, một vấn đề, một nội dung bất kỳ –trong đó chủ thể tư duy cải tiến chất lượng tư duy của mình bằng việc điều khiển mộtcách thành thạo các cấu trúc nền tảng có sẵn của tư duy và áp đặt các tiêu chuẩn củahành động trí tuệ lên quá trình tư duy của mình” Ông cho thấy thêm một cái nhìn vớigóc độ mới, tư duy phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với địnhhướng cải thiện nó; là tư duy tự định hướng, tự giác, tự giám sát và tự điều chỉnh Đâylà một phát biểu độc đáo vì sự thú vị của phát biểu này nằm ở chỗ nó thu hút sự chú ýđến một đặc điểm của tư duy phản biện được các nhà giáo dục và nghiên cứu trongnhiều lĩnh vực đồng ý rộng rãi: Cách thức thực tế duy nhất để phát triển khả năng tưduy phản biện của một người chính là "tư duy về tư duy của chính họ" hay cách gọikhác là "siêu nhận thức", với mục tiêu cải thiện nó bằng cách tham khảo các mô hìnhtư duy thành công trong cùng lĩnh vực.

+ Michael Scriven[25] thì cho rằng tư duy phản biện là “một năng lực học vấn cơbản, tương tự như là đọc và viết vậy”, và phát biểu như sau: “Tư duy phản biện là khả

Trang 21

năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông quaquan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh luận”

+ Bài báo của Standford Encyclopedia of Philosophy[26] với tiêu đề “Tư duyphản biện” viết rằng: “Đây là một định nghĩa gây tranh cãi, yếu tố gây tranh cãi nàyđược hiểu là do có nhiều quan niệm về cùng một phạm trù tư duy phản biện, tuy vậy tấtcả đều có cùng mẫu số chung khi bàn về tư duy phản biện, đó là: tư duy phản biện là sựsuy nghĩ chín muồi cho một một mục tiêu” và một khía cạnh nữa về tư duy phản biệncũng được chia sẻ, tư duy phản biện không có nghĩa là chỉ trích hay bắt lỗi.

+ Vào năm 2018, Diễn đàn kinh tế thế giới[27] đã đưa ra nhận định về tư duyphản biện: “Tư duy phản biện là sử dụng logic và lập luận để nhận ra điểm mạnh vàđiểm yếu của các giải pháp, kết luận và cách tiếp cận khác nhau đối với các vấn đề”.

Nhìn chung, tuy duy phản biện là một khái niệm phức tạp và không dễ để đưa ramột định nghĩa hoàn chỉnh Ta có thể hiểu tư duy phản biện có thể được xem là mộtquá trình tư duy logic với khả năng suy xét cẩn thận từng góc độ và phân tích kĩ lưỡngthông tin Ngoài ra, nó còn đánh giá thông tin một cách khách qua, nhìn nhận tích cựcđể đưa ra những lập luận và chứng minh những lập luận đưa ra cùng với những bằngchứng xác thực để đi đến kết luận thuyết phục phù hợp với thực tế và logic Vì mụcđích cuối cùng của tư duy phản biện là giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả và làmột năng lực thiết yếu trong cuộc sống giúp con người thích nghi và phát triển trongthế giới luôn thay đổi.

Theo tác giả Nguyễn Thị Giang, Phạm Xuân Quang và Dương Hồng Thắng[28]

thì người có năng lực tư duy phản biện sẽ áp dụng các tiêu chuẩn trí tuệ đó khi thựchiện các thao tác của kỹ năng, bao gồm: Xác định và phân tích vấn đề, suy luận vàđánh giá thông tin liên quan đến vấn đề, giải quyết vấn đề

Từ những phân tích trên, năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học có thểđược hiểu là sự tổng hợp của những phẩm chất và khả năng tư duy trong việc tiếp biếntri thức, kinh nghiệm và năng lực lập luận Năng lực này giúp sinh viên nhận thức vàgiải quyết các vấn đề học tập một cách đúng đắn, kịp thời, sáng tạo và hiệu quả Nănglực tư duy phản biện được thể hiện qua khả năng xác định, đánh giá và lựa chọn thôngtin; phát hiện vấn đề trong lập luận của người khác; trình bày và phân tích thông tin;xây dựng lập luận thuyết phục dựa trên dữ liệu tin cậy; tổ chức lập luận một cách logicvà mạch lạc.

1.2.2 Đặc điểm của tư duy phản biện

Mathew Lipmam[29] đã nghiên cứu về tư duy phản biện và đã đưa ra những nhậnđịnh về đặc điểm của tư duy phản biện như:

- Thành quả của tư duy phản biện là các phán đoán, giả thuyết thể hiện qua cácquan điểm, ước lượng, kết luận, cách thức giải quyết vấn đề, quyết định được đưa ra vàsự thông hiểu khái niệm Tư duy phản biện hướng đến sự khôn ngoan, do đó, nhữngphán đoán tốt cần có tính ứng dụng thực tiễn cao Bất kể nghề nghiệp nào, mọi người

Trang 22

đều cần đưa ra phán đoán trong công việc và đời sống Chẳng hạn như một người giáoviên giỏi không chỉ truyền dạy kiến thức tốt mà còn phải xác định rõ được những ưuđiểm và hạn chế của học sinh để đưa ra cách dạy và học phù hợp với học sinh tronglớp Để đưa ra phán đoán tốt, cần xem xét kỹ lưỡng tất cả các yếu tố liên quan, sử dụngcác kỹ năng tư duy thuần thục và các công cụ hỗ trợ phù hợp Phát triển tư duy phảnbiện giúp đưa ra những phán đoán tốt hơn, nâng cao hiệu quả giải quyết vấn đề và thúcđẩy sự phát triển bản thân và xã hội.

- Tư duy phản biện là loại tư duy ứng dụng vì nó không chỉ hướng đến việc thunạp kiến thức mà còn là vận dụng kiến thức để tạo ra những thay đổi tích cực Nói cáchkhác, sản phẩm tối thiểu của tư duy phản biện là những phán đoán, và sản phẩm tối đalà sự ứng dụng thực tiễn của những phán đoán đó.

- Tư duy phản biện là loại tư duy dựa vào tiêu chuẩn vì đây là một loại tư duyđáng tin cậy, thuần thục về kỹ năng và khả năng đánh giá Tiêu chuẩn là những thướcđo để đánh giá chất lượng của một điều gì đó Phán đoán là kết luận được đưa ra sauquá trình tư duy phản biện Tư duy phản biện dựa trên các tiêu chuẩn để đánh giáthông tin, lập luận và đưa ra kết luận Các tiêu chuẩn giúp đảm bảo tính logic, kháchquan và chính xác cho quá trình tư duy phản biện Thiếu các tiêu chuẩn, tư duy phảnbiện có thể trở nên chủ quan, thiên vị và thiếu chính xác Ví dụ như khi đánh giá mộtbài báo khoa học, ta cần sử dụng các tiêu chuẩn như tính chính xác, tính logic, tính mớimẻ và tính ứng dụng hoặc khi đưa ra quyết định đầu tư, ta cần sử dụng các tiêu chuẩnnhư lợi nhuận, rủi ro và tính thanh khoản

- Tư duy phản biện là loại tự điều chỉnh bởi suy nghĩ của chúng ta thường mangtính chủ quan, thiếu đi sự tranh luận nội tâm về tính chính xác Chúng ta thường suynghĩ theo lối mòn, liên tưởng từ việc này sang việc khác mà không bận tâm đến việcxác định chân lý hay giá trị, thậm chí ít khi quan tâm đến khả năng mắc sai lầm Mặcdù có thể tự phản ánh suy nghĩ của bản thân, nhưng việc này vẫn có thể diễn ra mộtcách chủ quan Do đó, mục tiêu của tư duy phản biện là phát hiện ra những mâu thuẫn,thiếu căn cứ, nhầm lẫn trong quá trình tư duy và sửa chữa tất cả các lỗi.

- Tư duy phản biện thể hiện sự nhạy cảm trước bối cảnh là một khả năng nhậnthức và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý nghĩa và giá trị của thông tin trong một tìnhhuống Chia ra được như:

+ Nhận thức được các trường hợp ngoại lệ qua ví dụ: trong khi tính chính xáccủa một tuyên bố thường được đánh giá độc lập với tính cách của người nói, trong mộtphiên tòa, tính cách của nhân chứng có thể là một yếu tố quan trọng để đánh giá độ tincậy của lời khai.

+ Nhận thức được các giới hạn của logic qua ví dụ: trong hình học Euclid, haiđường thẳng song song không bao giờ cắt nhau, nhưng trong hình học phi Euclid, điềunày không đúng.

Trang 23

+ Nhận thức được tính tổng thể và nhạy cảm với những đặc điểm riêng biệt khiđánh giá một vấn đề, cần xem xét toàn bộ bối cảnh và không bỏ qua những chi tiếtquan trọng.

+ Nhận thức được các dấu hiệu không điển hình Những dấu hiệu này có thểcung cấp thông tin quan trọng và giúp đưa ra những đánh giá chính xác hơn.

+ Nhận thức được sự thay đổi ý nghĩa của thuật ngữ trong các bối cảnh khácnhau:

Một số thuật ngữ có thể có nghĩa khác nhau trong các lĩnh vực hoặc ngôn ngữ khácnhau.

Một người khác là K B Beyer[30]đã đưa ra các đặc điểm quan trọng của người cótư duy phản biện như:

+ Không có thành kiến vì người có tư duy sẽ ham tìm hiểu, biết lắng nghe, chấpnhận ý kiến trái chiều Họ đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và lý lẽ.Thích sự rõ ràng chính xác, biết xem xét các quan điểm khác nhau và sẵn sàng thay đổiquan điểm khi có bằng chứng thuyết phục.

+ Biết vận dụng các tiêu chuẩn để đánh giá độ tin cậy của thông tin dựa trên cáctiêu chuẩn chung như dữ liệu chính xác, liên quan, từ nguồn đáng tin cậy và rõ ràng,không thiên lệch, logic, lý lẽ vững chắc.

+ Có khả năng tranh luận và suy luận bằng cách đưa ra lý lẽ và bằng chứng hỗtrợ và nhận dạng, đánh giá với xây dựng các lý lẽ Từ đó rút ra kết luận từ dữ liệu vànhìn thấy mối quan hệ logic giữa các dữ liệu.

+ Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện bằng việc tiếp cận hiện tượng từ nhiềugóc độ khác nhau hay phân tích vấn đề một cách toàn diện Qua đó, họ thường đặt câuhỏi, đưa ra phán đoán, thiết lập giả định và sử dụng các kỹ thuật tư duy logic, sáng tạo.

Qua đó có thể thấy tư duy phản biện có một số đặc điểm sau:- Sự minh bạch và công khai.

- Sức bền vững và sự kiên định.- Tính tiếp thu và học hỏi của tri thức.- Sự công bằng và không thiên vị.

1.2.3 Chức năng của tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một trong số những loại tư duy nhận thức của con người,chính vì thế, nó có chức năng nhận thức Đây là một chức năng vô cùng quan trọng đểcon người tồn tại và phát triển rực rỡ như ngày nay Khả năng nhận thức là những kỹnăng dựa trên não bộ mà chúng ta cần để thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào từ đơn giảnnhất đến phức tạp nhất.

Tư duy phản biện góp phần giúp chúng ta nhận thức đầy đủ và chính xác hơn vềthế giới, từ đó giúp các hoạt động giải quyết vấn đề, giao tiếp, đánh giá được diễn rahiệu quả Ví dụ, khi tư duy phản biện được phát triển, chúng ta có thể tự mình suy xétđể tránh khỏi những bẫy lừa đảo trên các trang mạng xã hội hoặc qua các cuộc điện

Trang 24

thoại, có thể phân tích và đánh giá một vấn đề thời sự - xã hội một cách toàn diện vàkhách quan hơn, có thể lựa chọn được giải pháp khả thi nhất để giải quyết một vấnđề từ đó hoàn thiện và phát triển bản thân.

Trang 25

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢOSÁT THỰC TRẠNG NĂNG LỰC

GIAO TIẾP VÀ TƯ DUY PHẢNBIỆN

2.1 Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu của khảo sát là làm rõ mức độ nhận thức về tầm quan trọng của SV vềnăng lực giao tiếp và tư duy phản biện, thực trạng về năng lực giao tiếp và tư duy phảnbiện hiện nay của SV ngành Sư phạm Vật lý, mức độ tự tin và một số biện pháp pháttriển năng lực được SV ngành Sư phạm Vật lý mong muốn và ủng hộ từ đó đề xuấtnhững biện pháp cải thiện hiệu quả.

2.2 Công cụ khảo sát

Công cụ nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phiếu khảo sát ý kiến và nhận định củasinh viên SPVL về tầm quan trọng của SV về năng lực giao tiếp và tư duy phản biện,thực trạng về năng lực giao tiếp và tư duy phản biện hiện nay của SV ngành Sư phạm Vậtlý, mức độ tự tin và một số biện pháp phát triển năng lực được SV ngành Sư phạm Vật lýmong muốn và ủng hộ từ đó đề xuất những biện pháp cải thiện hiệu quả.

2.2.1 Cơ sở xây dựng phiếu khảo sát

Các câu hỏi về năng lực giao tiếp và tư duy phản biện được sử dụng và thiết kếdựa trên việc tổng hợp những yếu tố liên quan đến hai loại năng lực được đề cập bởi cáccông trình nghiên cứu ở trong bài viết này và bổ sung, cũng như sắp xếp lại theo ý đồnghiên cứu của nhóm tác giả Cụ thể, các khía cạnh trong năng lực thực hiện quá trìnhgiao tiếp của SV theo Tuân (2015, tr.45) và những biểu hiện trong giao tiếp màHacicaferoğlu[31] (2014, tr.57) đề cập là nền tảng để xây dựng các câu hỏi về năng lựcgiao tiếp Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn điểm mạnh cũng như điểm yếu của SV, năng lựcgiao tiếp được tách ra thành hai nhóm: bằng lời nói và bằng văn bản Ngoài ra, các câuhỏi mở nhằm tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu và ý kiến về các biện pháp phát triển nănglực giao tiếp và tư duy phản biện của sinh viên được đưa vào để có thể hiểu sâu hơn vềvấn đề, có thêm thông tin từ góc nhìn của sinh viên.

Ở các khía cạnh của năng lực giao tiếp và tư duy phản biện, SV được yêu cầuchọn mức độ phù hợp về mức độ thường xuyên thể hiện các khía cạnh của năng lực hoặcmức độ tự tin hoặc ủng hộ của mình trong các hoạt động và cho các biện pháp dựa trênthang Likert 5 mức độ (từ 1 đến 5) như sau:

Bảng 1: Bảng các mức độ được khảo sátMức độ phù hợp

4 - Khá5 – Tốt

Trang 26

Không bao giờ/Rất không nên.

Rất ít khi/Không nên.

Thỉnh thoảng/Trung tính

Thường xuyên/Nên

Luôn luôn/ Rấtnên

Ngoài ra, SV sẽ chấm điểm năng lực giao tiếp của bản thân và tầm quan trọng củacác nhóm năng lực này trên thang từ 0 (Rất kém) đến 10 (Rất tốt / Rất lớn) Kết quả đượcdiễn giải theo 5 mức độ (mỗi khoảng bình quân 2,0 điểm, làm tròn theo quy ước toán họcđối với các số lẻ) như sau: 0-2: Rất kém; 3-4: Kém; 5-6: Trung bình; 7-8: Khá tốt / Khálớn; 9-10: Rất tốt / Rất lớn.

2.2.2 Phiếu khảo sát được sử dụng

Phiếu khảo sát - “Tìm hiểu thực trạng năng lực giao tiếp và tư duy phản biệncủa sinh viên ngành Sư phạm Vật lý và biện pháp phát triển”

Bạn vui lòng dành chút thời gian để hoàn thành phiếu khảo sát về năng lực giaotiếp và tư duy phản biện của sinh viên ngành Sư phạm Vật lý dưới đây Câu trả lời củabạn sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượngđào tạo của ngành Xin chân thành cảm ơn!

Phần Thông tin cá nhân:

Vui lòng đánh dấu X vào ô phù hợp với bạn nhất!

Phần I: Năng lực giao tiếp

Nhìn chung, trên thang điểm 10, tôi đánh giá mức độ quan trọng của năng lực giaotiếp trong công việc và cuộc sống ở mức: điểm

A Năng lực giao tiếp bằng LỜI NÓI:Trong giao tiếp bằng LỜINÓI với giảng viên và các bạnhọc trong lớp, tôi

Hầu nhưkhông bao

Hầunhưluônluôn1 Cảm thấy tự tin 1 2 3 4 52 Thể hiện được sự tự tin của

3 Không có những cử chỉ thểhiện sự căng thẳng hay lo lắng.

Họ và tên: ……… Ngành Sư phạm Vật lý Khóa: ………

Giới tính: Nam / Nữ Tuổi: MSSV:

Số điện thoại: ……… Email:………

Trang 27

4 Duy trì được ngữ điệu tôntrọng người giao tiếp trong suốtquá trình giao tiếp.

8 Có khả năng giao tiếp bằngcác ngôn ngữ cơ thể khác mộtcách phù hợp và hiệu quả.

9 Có khả năng lắng nghe vàhiểu ý kiến của người khácnhanh chóng.

10 Có khả năng tập trung, chúý vào nội dung trao đổi.

11 Có khả năng truyền đạt ýkiến và thông tin một cách rõràng và logic bằng lời nói.

12 Có khả năng giải thích vàtrình bày các vấn đề phức tạpmột cách ngắn gọn, dễ hiểu.

13 Có khả năng thuyết phụcngười khác nghe theo ý kiếncủa mình.

14 Có khả năng chấp nhậnnhững ý kiến khác với mình khiđược cung cấp lý do thích đáng.

B Năng lực giao tiếp bằng VĂN BẢN:

Trong giao tiếp bằng VĂN Hầu như Ít Thỉnh Thường Hầu

Trang 28

BẢN (email, SMS, zalo ) vớigiảng viên và các bạn học, tôi

không baogiờ

khi thoảng(~50%)

xuyên nhưluônluôn1 cảm thấy tự tin 1 2 3 4 52 sử dụng được ngôn ngữ giao

tiếp phù hợp đối tượng giao tiếp.

5 có khả năng giải thích và trìnhbày các vấn đề phức tạp mộtcách ngắn gọn, dễ hiểu bằng vănbản.

6 có khả năng thuyết phụcngười khác nghe theo ý kiến củamình.

Khôngtự tin

Rấttự tin1 Giao tiếp với bạn học trong các

buổi thảo luận ở lớp học.

2 Báo cáo và phản hồi trước các bạnhọc trong các buổi thuyết trình hoặcbáo cáo.

Trang 29

6 Giao tiếp với cán bộ phòng ban tạicác văn phòng.

7 Giao tiếp trong các hoạt động ngoạikhóa và phục vụ cộng đồng.

8 Giao tiếp với học sinh (nếu có).

D Bạn đã từng thực hiện các hoạt động nào sau đây để phát triển năng lực giao tiếpcủa mình?

Chưabao giờ

Rất ítkhi

Luônluôn1 Tham gia khóa học giao tiếp 1 2 3 4 52 Tự học qua sách và tài liệu 1 2 3 4 53 Tự rèn luyện, rút kinh nghiệm

qua giao tiếp thực tế.

7 Tham gia các cuộc thi về giaotiếp.

8 Khác (xin vui lòng ghi rõ):

Phần II: Tư duy phản biện

Nhìn chung, trên thang điểm 10, tôi đánh giá mức độ quan trọng của năng lực tưduy phản biện trong công việc và cuộc sống ở mức: điểm

A Tự đánh giá năng lực tư duy phản biện Trong đánh giá một vấn đề (bao

gồm bản thân và các quyết địnhcủa bản thân)

Hầu nhưkhôngbao giờ

Hầunhưluônluôn1 Tôi có khả năng diễn giải vấn đề

để hiểu rõ về nó.

2 Tôi có khả năng phân tích vấn đềmột cách toàn diện và chi tiết từnhiều góc độ khác nhau.

Trang 30

3 Tôi có khả năng đánh giá mộtvấn đề với các tiêu chí rõ ràng, phùhợp và từ nhiều góc độ khác nhau.

4 Tôi có khả năng nhận biết vàphân biệt thông tin đúng và sai cóliên quan đến vấn đề.

7 Tôi có khả năng đưa ra ý kiếnphản biện lại ý kiến của mọi ngườivà của chính tôi ban đầu để tháchthức tính chính xác của lập luận

8 Tôi có khả năng đưa ra lập luậnđể chứng minh tính đúng sai củacác quan điểm khác nhau.

16 Tôi lường trước được hiệu quảvà hậu quả của quyết định/giảipháp.

Nhìn chung, trên thang điểm 10, tôi đánh giá năng lực tư duy phản biện của tôi ởmức: điểm

Trang 31

Điểm mạnh về tư duy phản biện của tôi là: Điểm yếu về tư duy phản biện của tôi là:

B Sự tự tin về năng lực tư duy phản biện trong một số tình huống

tự tin

Không tựtin

Rất tựtin1 Phản biện với bạn học về một

vấn đề trước lớp.

2 Phản biện với bạn học về mộtvấn đề ngoài lớp.

C Bạn đã từng thực hiện các hoạt động nào sau đây để phát triển năng lực tư duyphản biện của mình?

Chưabao giờ

Rất ítkhi

Luônluôn1 Tham gia khóa học về tư duy

Trang 32

A Vui lòng cho ý kiến về các biện pháp giúp sinh viên cải thiện năng lực giao tiếp vàtư duy phản biện cho SV SP Vật lý mà Bộ môn / Khoa / Trường có thể tổ chức sauđây:

không nênthực hiện

Khôngnên thựchiện

Khôngý kiến

RấtnênthựchiệnTổ chức học phần “Giao tiếp sư

phạm” và “Tư duy phản biện”dạng tự chọn.

Tổ chức các câu lạc bộ phát triểnnăng lực giao tiếp và tư duy phảnbiện.

Tổ chức các buổi thảo luận, diễnđàn hoặc hội thảo về giao tiếp vàtư duy phản biện.

Tất cả giảng viên lồng ghép tậphuấn năng lực giao tiếp và tư duyphản biện trong các buổi học vàbáo cáo/thuyết trình.

Giảng viên lồng ghép tập huấnnăng lực giao tiếp và tư duy phảnbiện trong các buổi học vềnghiệp vụ sư phạm.

B Đề xuất biện pháp phát triển của bạn

Dựa trên kinh nghiệm và quan điểm của bạn, hãy đề xuất thêm ít nhất một biện pháp pháttriển năng lực giao tiếp và một biện pháp phát triển tư duy phản biện cho sinh viên ngànhSư phạm Vật lý.

a) Biện pháp phát triển năng lực giao tiếp:

Trang 33

Nếu bạn có bất kỳ ý kiến, góp ý hoặc chia sẻ thêm về đề tài này, xin vui lòng ghi dướiđây.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian hoàn thành phiếu khảo sát! Các câu trả lời của bạnsẽ rất hữu ích cho nghiên cứu của chúng tôi.

2.2.3 Phương pháp phân tích và diễn giải dữ liệu

Ứng với 5 mức độ, với 4 khoảng giữa các mức độ, mỗi khoảng bình quân 0,8điểm, kết quả định lượng sẽ được hiểu như sau: 1,00-1,80: Kém/Không bao giờ/Rấtkhông nên; 1,81-2,60: Yếu/Rất ít khi/Không nên; 2,61-3,40: Trung bình/Thỉnhthoảng/Trung tính; 3,41-4,20: Khá/Thường xuyên/Nên; và 4,21-5,00: Tốt/Luôn luôn/Rấtnên (tùy câu hỏi mà có nhãn diễn giải phù hợp).

Bảng 2: Quy ước điểm năng lực giao tiếp/ năng lực tư duy phản biện của sinh viên

2.3 Đối tượng khảo sát

* Tỷ lệ khách thể sinh viên theo giới tính

Tỉ lệ nữ/nam khá đồng đều là 75/50 Số lượng SV giới tính nam tham gia khảo sátlà 50 /125 sinh viên chiếm 40,00 %, số lượng SV giới tính nữ là 75/125 sinh viên chiếm60,00 %.

* Tỷ lệ khách thể sinh viên theo khóa học

Tổng số là 125/160 sinh viên tham gia khảo sát Trong đó sinh viên khoá 46 có 59bạn tham gia chiếm 47,20 %, khoá 47 có 52 bạn tham gia chiếm 41,60 % và khoá 48 có14 bạn tham gia chiếm 11,20 % Với tổng số trên đã chiếm trên 75,00 % tham gia khảosát.

2.4 Kết quả khảo sát

2.4.1 Đánh giá chung về năng lực giao tiếp

Để tìm hiểu về thực trạng năng lực giao tiếp trong cuộc sống và công việc của sinhviên ngành Sư phạm Vật lý, tôi đã sử dụng phiếu khảo sát và thu được kết quả từ sự phảnhồi của các bạn sinh viên Điểm đánh giá chung về mức độ quan trọng và mức năng lựccủa các khía cạnh trong năng lực giao tiếp trong công việc và cuộc sống của SV SPVL(SV cho điểm từ 0-10) được thể hiện như sau (Bảng 3):

Bảng 3 Điểm đánh giá chung một số khía cạnh

Ngày đăng: 26/06/2024, 09:35

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w