1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài 2 tư duy phản biện là gì vai trò ví dụ về chủ đề trong cuộc sống học tập

18 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Duy Phản Biện Là Gì? Vai Trò, Ví Dụ Về Chủ Đề Trong Cuộc Sống, Học Tập
Tác giả Trần Ngọc Gia Hân
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Đình Quang
Trường học Trường Đại Học Gia Định
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Nhờ đó họ có thể giải quyết vấn đề mộtcách có hệ thống, nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng, xem xétcách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: TƯ DUY PHẢN BIỆN - TÍCH CỰC - ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: TƯ DUY PHẢN BIỆN-TÍCH CỰC-ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

ĐỀ TÀI 2: TƯ DUY PHẢN BIỆN LÀ GÌ ? VAI TRÒ, VÍ DỤ VỀ CHỦ ĐỀ

TRONG CUỘC SỐNG, HỌC TẬP

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Đình Quang

Học viên thực hiện : Trần Ngọc Gia Hân

Mã số sinh viên : 22060542

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Tư Duy Phản Biện-Tích Cực-Đổi Mới Sáng Tạo – ThS Nguyễn Đình Quang Trong thời gian học tâp, thầy đã hướng dẫn rất nhiệt tình và tận tâm giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả

Bộ môn Tư Duy Phản Biện-Tích Cực-Đổi Mới Sáng Tạo là một môn học thú vị

và bổ ích Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng vốn kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

GIẢNG VIÊN 1

GIẢNG VIÊN 2

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 1

4 Phương pháp nghiên cứu: 1

5 Bố cục: 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN 2

1.1 Khái niệm về tư duy phản biện 2

1.2 Đặc điểm của tư duy phản biện 2

1.3 Hai loại tư duy phản biện phổ biến 2

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN 4

2.1 Tầm quan trọng của tư duy phản biện 4

2.2 Kỹ năng cần có trong tư duy phản biện 4

2.3 Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện 5

2.3.1 Sơ đồ tư duy phản biện 5

2.3.2 Biểu đồ xương cá Ishikawa 6

2.3.3 Phương pháp sáu chiếc mũ tư duy 7

2.4 Vai trò của tư duy phản biện 9

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM – KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 6

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Theo đánh giá chung, không chỉ riêng học sinh - sinh viên mà người Việt nói chung không giỏi tư duy phản biện Nó phần lớn là kết quả từ cách giáo dục xưa nay của Việt Nam Đối với cách học truyền thống, tư duy phản biện hầu như không được chú ý tới Tại trường lớp và ngay cả tại nhà, hệ thống giáo dục Việt Nam bao trùm chủ nghĩa giáo điều Thầy cô luôn cho mình là người nắm vững nội dung chuyên môn còn học sinh là những cái đầu rỗng tuếch Còn trong gia đình, quyết định luôn thuộc về bề trên Các bậc cha mẹ hay cho mình cái quyền quyết định mọi chuyện của con cái Điều này dần dần làm hạn chế khả năng tư duy và tìm tòi của đứa trẻ, nó dạy chúng không nên thắc mắc mà chỉ chấp nhận rằng những điều người lớn nói là đúng

Mặc dù hiện nay kỹ năng tư duy phản biện đang được dần dần chú trọng trong văn hóa và giáo dục Việt Nam, cụ thể là dần có nhiều cuộc thi tranh biện nổ ra như Trường Teen; ở cấp 3 và Đại học cũng bắt đầu thành lập các câu lạc bộ tranh biện Đối với nhiều gia đình hiện nay, bố mẹ cũng lắng nghe ý kiến và chia sẻ với con cái nhiều hơn Tuy nhiên, xét cho cùng, kỹ năng tư duy phản biện vẫn còn yếu kém đối với người dân Việt Nam Vậy nên mỗi người chúng ta cần phải biết tư duy phản biện có tầm quan trọng ra sao và trang bị cho bản thân kỷ năng phản biện cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu làm rõ vai trò của tư duy phản biện

- Phân tích tầm quan trọng và thiết yếu của tư duy phản biện

- Đưa ra những phương pháp để rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: kỹ năng tư duy phản biện của học sinh, sinh viên Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: trên lãnh thổ Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

Kết hợp các phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống dựa trên những tài liệu từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành và một số website

5 Bố cục:

Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận có 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tư duy phản biện

Chương 2: Nội dung cụ thể về tư duy phản biện

Chương 3: Bài học kinh nghiệm – Kết luận

1

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

1.1 Khái niệm về tư duy phản biện

Tư duy phản biện (critical thinking) hay tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm Tư duy phản biện được miêu tả là "những suy nghĩ mang tính chất phản ánh có lý lẽ về việc tin vào điều gì hoặc làm điều gì" Nó cũng được miêu tả là "tư duy về tư duy"

1.2 Đặc điểm của tư duy phản biện

Người có tư duy phản biện thường có khả năng hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm, nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận, tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận Nhờ đó họ có thể giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng, xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác

Một đặc điểm cần lưu ý về tư duy phản biện đó là nó không chỉ là việc tích lũy, ghi nhớ thông tin Người có trí nhớ tốt và hiểu biết nhiều chưa chắc có tư duy phản biện tốt nhưng người có tư duy phản biện tốt sẽ có khả năng sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, suy luận ra hệ quả, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan

để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó

Tư duy phản biện không phải là thích tranh cãi, chỉ trích người khác hay vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận Những kỹ năng này, về mặt tích cực, giúp chỉ ra những điểm thiếu sót, các khía cạnh khác nhau giúp mọi người hiểu rõ vấn

đề bằng những lập luận quan trọng, đưa ra góp ý mang tính xây dựng

1.3 Hai loại tư duy phản biện phổ biến

 Tư duy phản biện tự điều chỉnh: tư duy phản biện tự điều chỉnh là quá trình bản thân tự tranh luận với những quan điểm của chính mình trong nội tâm Trước một vấn

đề nào đó, mỗi người đều sẽ có những suy nghĩ riêng và ý kiến chủ quan, những ý kiến

đó có thể đúng, hoặc sai Và người có tư duy phản biện tự điều chỉnh sẽ tự mình đánh giá, phản bác lại các ý kiến đó để tự hoàn thiện và đưa ra ý kiến phản biện mà bản thân cảm thấy hoàn chỉnh nhất

 Tư duy phản biện ngoại cảnh: tư duy phản biện ngoại cảnh là việc đưa ra những ý kiến, suy nghĩ khách quan bản thân cho là đúng đắn để phản biện với những ý kiến sai lệch về vấn đề Trong bất kỳ một cộng đồng, tập thể nào thì mỗi cá thể cũng sẽ có cách suy nghĩ, lập luận khác nhau Từ đó, xuất hiện nhiều quan điểm, ý kiến trái chiều, có ý kiến đúng và có ý kiến có thể sẽ lệch đi so với chân lý Tư duy phản biện ngoại cảnh giúp chúng ta biết tổng hợp, đánh giá tổng thể ý kiến, quan điểm của người khác một

2

Trang 8

cách khách quan từ đó giải quyết vấn đề một cách đúng đắn nhất mà không phải theo ý kiến chủ quan của bản thân

3

Trang 9

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN

2.1 Tầm quan trọng của tư duy phản biện

- Tư duy phản biện cần thiết cho mọi lĩnh vực: Bất kể bạn làm trong ngành nghề, lĩnh vực nào thì khả năng tư duy phản biện cũng rất quan trọng và cần thiết Bởi vì khả năng suy nghĩ rõ ràng, đưa ra lập luận sắc bén có thể giúp các vấn đề được giải quyết đúng đắn Có thể coi đó là “tài sản” quý giá, yếu tố cần có để trở thành leader giỏi Đặc biệt, nếu làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tài chính, quản trị hay pháp lý, thì tư duy phản biện hiển nhiên cực kỳ quan trọng

- Tư duy phản biện thúc đẩy nền kinh tế tri thức: Nền kinh tế mới với sự phát triển của công nghệ thông tin (IT) đặt ra những nhu cầu ngày càng tăng vào kỹ năng tư duy của con người Cụ thể là khả năng tư duy phản biện, vận dụng trí óc linh hoạt, phân tích thông tin, tích hợp các nguồn kiến thức đa dạng vào giải quyết vấn đề Những kỹ năng này giúp con người liên tục tạo ra những cải tiến mới, thúc đẩy phát triển nền kinh tế hiện đại

- Tư duy phản biện cải thiện các kỹ năng thuyết trình và ngôn ngữ: Việc nói hoặc kỹ năng thuyết trình đơn giản là việc sắp xếp từ ngữ và diễn đạt ra bằng lời nói Tư duy phản biện hay suy nghĩ rõ ràng, có hệ thống có thể cải thiện cách mà chúng ta diễn đạt các ý tưởng và phân tích cấu trúc logic của văn bản Nó giúp chúng ta tăng khả năng trình bày, diễn đạt và hiểu rõ những gì đã được viết

- Tư duy phản biện thúc đẩy sáng tạo: Sáng tạo không chỉ là suy nghĩ ra các ý tưởng mới lạ, chưa từng có trước đây Mà ý tưởng sáng tạo cần phải hữu ích, liên quan đến vấn đề cần giải quyết và không có nhiều rủi ro khi áp dụng Tư duy phản biện đóng vai trò cốt lõi trong việc đánh giá các ý tưởng mới, lựa chọn những ý tưởng tốt nhất và điều chỉnh nếu cần thiết để ý tưởng sáng tạo được hoàn hảo hơn Vì thế, có một phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển của tư duy phản biện và cải thiện hiệu quả công việc

- Tư duy phản biện giúp phản chiếu bản thân (self-reflection): Để kiểm soát, làm chủ cuộc sống và làm nó trở nên có ý nghĩa thì chúng ta luôn cần có mindset của mình và tỉnh táo khi ra quyết định Tư duy phản biện sẽ giúp chúng ta nhìn nhận bản thân một cách khách quan từ những góp ý của người khác, nhờ đó điều chỉnh bản thân theo hướng tốt hơn

2.2 Kỹ năng cần có trong tư duy phản biện

- Kỹ năng quan sát: Quan sát là bước đầu tiên để nhận diện mọi vấn đề, người quan sát tốt có thể nhanh chóng cảm nhận và xác định vấn đề nhờ những chi tiết, sự vật, sự việc mình để ý và nhìn thấy Đây là một trong những kỹ năng mềm giúp chúng ta dễ dàng hiểu được các khả năng và nguy cơ có thể xảy ra, bước đầu đưa ra phán đoán, dự đoán vấn đề để hình thành lối suy nghĩ và ý kiến riêng của bản thân

4

Trang 10

- Kỹ năng phân tích: Khi đã quan sát đầy đủ các khía cạnh, sự vật, sự việc và xác định vấn đề trọng tâm thì kỹ năng phân tích là rất quan trọng Kỹ năng này giúp bạn tìm ra những thông tin quan trọng, liên quan trực tiếp đến vấn đề, loại bỏ thông tin không liên quan một cách khách quan, không thiên vị

- Kỹ năng suy luận: Suy luận cũng là một kỹ năng quan trọng trong tư duy phản biện,

nó giúp bạn đưa ra kết luận về những thông tin bạn đã tổng hợp và phân tích Người có

kỹ năng suy luận có thể phát triển câu trả lời từ những thông tin hạn chế mình có được,

từ đó nhanh chóng đưa ra kết luận để trình bày với người khác

- Kỹ năng giao tiếp: Mọi nỗ lực phân tích, suy luận vấn đề của bạn đều sẽ trở thành vô nghĩa nếu bạn không biết cách trình bày rõ ràng, thuyết phục với người khác Vì vậy

mà trong tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong các buổi họp ý tưởng, tìm ra giải pháp xử lý vấn đề Nếu muốn ý kiến phản biện của mình được mọi người nhìn nhận, xem xét thì bạn cần luyện tập khả năng giao tiếp Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt là công cụ hữu hiệu để rèn luyện kỹ năng đàm phán

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Sau khi đã nhìn nhận, phân tích, suy luận và nghĩ ra các giải pháp thì tiếp theo bạn phải biết cách chọn ra một hoặc một vài phương án tốt nhất

để giải quyết vấn đề Với kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn phải lựa chọn phương án thiết thực, rõ ràng các bước, khách quan, được mọi người hiểu và đồng tình Nếu biết giải quyết tốt vấn đề thì những ý kiến phản biện của bạn sẽ được mọi người dễ dàng đồng thuận

2.3 Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện

2.3.1 Sơ đồ tư duy phản biện

Hình 2.3.1 Sơ đồ tư duy phản biện

Theo Sơ đồ tư duy phản biện của John Hilsdon, Đại học Plymouth thì từ một vấn đề nào đó, chúng ta cần mô tả nó, thu thập thông tin về nó (5W1H: what - cái gì, when - khi nào, who - ai, where - ở đâu, why - tại sao, how - như thế nào), sau đó phân

5

Trang 11

tích và đánh giá xem thông tin đó là gì, người ta đưa ra thông tin đó nhằm mục đích gì, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo (What it? So what? What next?) Cần phải đặt ra những câu hỏi đằng sau một vấn đề được đưa ra để đào sâu vấn đề, đó là mục tiêu của tư duy phản biện

2.3.2 Biểu đồ xương cá Ishikawa

Hình 2.3.2 Biểu đồ xương cá Ishikawa

Biểu đồ xương cá (“sơ đồ nhân quả” hoặc sơ đồ Ishikawa) được sử dụng để khám phá các nguyên nhân tiềm ẩn của một vấn đề cụ thể, cho phép chúng ta tìm ra giải pháp hiệu quả hơn

Biểu đồ Ishikawa tạo nên một sự tách biệt giữa nguyên nhân và hệ quả Ở phía bên phải của biểu đồ Ishikawa là các vấn đề được mô tả, và ở bên trái là các nguyên nhân sâu xa được chỉ ra Những nguyên nhân gốc rễ (hay nguyên nhân sơ cấp) này được chia thành bốn loại Sau đó, mỗi loại được phân nhánh thành các nguyên nhân thứ cấp

Bốn nhóm nguyên nhân chính là:

 Con người:

Nhóm này liên quan đến tất cả các nguyên nhân gây ra bởi hành động của con người: việc giao tiếp đã tốt chưa, mọi người có hiểu được nhiệm vụ của họ không, nhân viên

có được tham gia, trải nghiệm và đào tạo đầy đủ không? v.v

 Máy móc thiết bị:

6

Trang 12

Nhóm này bao gồm các nguyên nhân liên quan đến hoạt động của máy móc, công cụ, các thiết bị lắp đặt và máy tính; các máy móc đã được sử dụng đúng chưa, chúng có đủ

an toàn không, có đáp ứng được các yêu cầu không, chúng đáng tin cậy không, v.v.?

 Nguyên vật liệu:

Có thể có các vấn đề nảy sinh với vật tư, nguyên liệu, các mặt hàng tiêu dùng và các sản phẩm bán thành phẩm: chất lượng của chúng ra sao, doanh nghiệp cần bao nhiêu, những vật liệu có sức chống đỡ với tác động từ bên ngoài hay không, độ bền của chúng thế nào, v.v.?

 Phương pháp:

Nhóm này điều tra xem liệu rằng các nguyên nhân có thể xuất phát từ phương pháp làm việc hay không: quy trình công việc có hợp lý không; các quy trình phối hợp được

tổ chức như thế nào, nhân viên và các phòng ban giao tiếp với nhau như thế nào, v.v?

2.3.3 Phương pháp sáu chiếc mũ tư duy

Hình 2.3.3 Phương pháp sáu chiếc mũ tư duy

Khi có thể đánh giá sự việc từ nhiều phía, bạn có thể nhận diện được những nguy cơ và cơ hội mà bình thường bạn có thể không chú ý đến Nếu áp dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”, bạn có thể giải quyết vấn đề dựa trên các góc nhìn đã đề cập Bạn sẽ kết hợp được nhiều kỹ năng của bản thân: tham vọng, kỹ năng thực hành,

sự nhạy cảm, sáng tạo và khả năng lập kế hoạch dự phòng Đồng thời, bạn giảm thiểu được khả năng xung đột khi nhiều người tranh luận về một vấn đề nào đó Phương pháp này có thể áp dụng riêng cho một cá nhân hay một nhóm thảo luận

 Mũ trắng – Khách quan

7

Trang 13

Mũ trắng tượng trưng cho một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu Khi tưởng tượng đang đội mũ trắng, bạn cần suy nghĩ về các thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề đang giải quyết Tập trung suy nghĩ trên thông tin có được, làm sao để có được những thông tin và dữ liệu còn thiếu Khi đội “mũ trắng”, bạn sẽ đánh giá vấn đề một cách khách quan, dựa trên dữ kiện có sẵn

 Mũ đỏ – Trực giác

Mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ấm áp Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các giải thích, lý lẽ của bản thân về vấn đề đang giải quyết dựa trên trực giác, cảm xúc mà không cần chứng minh logic Chỉ cần đưa ra các suy nghĩ trong đầu, không phải giải thích Khi đội “Mũ đỏ”, bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc Đồng thời, cố gắng đoán biết cảm xúc của người khác thông qua những phản ứng của họ và cố gắng hiểu được những phản ứng tự nhiên của những người không hiểu rõ lập luận của bạn

 Mũ đen – Tiêu cực, điểm tối

Mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn Khi đội mũ đen ta sẽ liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi sai, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, thái đội bi quan Vai trò của chiếc mũ đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta hoặc tượng trưng cho “sự thận trọng” giúp chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi Chiếc mũ đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo của chúng ta tránh được các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm Khi đội “Mũ đen”, bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và e dè Nhìn nhận sự việc theo cách này sẽ giúp bạn loại

bỏ những điểm yếu trong kế hoạch hoặc quá trình tiến hành công việc, qua đó điều chỉnh cách giải quyết hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể nảy sinh ngoài dự kiến

Nhiều người thành đạt đã quen với việc suy nghĩ một cách lạc quan Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến họ không dự kiến hết được những vấn đề có thể phát sinh nên thường không có sự chuẩn bị chu đáo Phương pháp tư duy “mũ đen” sẽ giúp họ tránh được điều này

 Mũ vàng – Tích cực

Là hình ảnh tượng trưng của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị và lợi ích Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan có tính logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án hay vấn

đề Khi đội “mũ vàng”, bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực Sự lạc quan sẽ giúp bạn thấy hết được những lợi ích và cơ hội mà quyết định của bạn mang lại Tư duy mũ

8

Ngày đăng: 22/05/2024, 14:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w