ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMKHOA XÃ HỘI HỌC Đề tài: Năng lực thích ứng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của các giảng viên đại học Giản
Trang 1ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
KHOA XÃ HỘI HỌC
Đề tài: Năng lực thích ứng trong việc đổi mới phương pháp giảng
dạy của các giảng viên đại học
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Anh Thư
Mã học phần: 2310XHH011L03
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
NHÓM 8
Trang 2ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
ĐỀ TÀI: Năng lực thích ứng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong thời kì cong nghiệp hoá, hiện đại hoá của các giảng viên đại học ( Nghiên cứu tại địa bàn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM )
1 Lý do nghiên cứu:
Với việc cả thế giới đang trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như gần đây thì cũng đã dần nổi lên thời kỳ Cách mạng công nghiệp 5.0 trong việc xã hội như Những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) , kết nối vạn vật (IoT) , big data, điện toán đám mây đã làm thay đổi về cách giảng viên và sinh viên sử dụng công nghệ trong giáo dục Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO dự báo: Công nghệ thông tin (CNTT) sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản và toàn diện, có hệ thống và mang tính hội nhập cao vào đầu thế kỉ XXI
Sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người (“dạy học cho mọi người và mỗi người”, “sự gia tăng tri thức
và nhu cầu chia sẻ”, “tập trung hóa kiến thức và dịch chuyển năng lực”, “các yếu tố bền vững, truyền thống và sự hội nhập trong không gian giáo dục”…) Quá trình này dẫn đến sự cần thiết phải nhìn nhận lại giá giá trị và ý nghĩa của việc dạy học (giáo dục nói chung) dưới góc độ mối quan hệ giữa sự phát triển của công nghệ và những thay đổi về bản chất của quá trình thực thi các chương trình giáo dục
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã có nhiều ứng dụng hữu ích trong cuộc sống như trong lĩnh vực ứng dụng AI và Internet như trong thời kỳ dịch COVID-19, sử dụng các ứng dụng, web về họp và họp, thi trực tuyến hay mới đây là sử dụng Chat GPT
Và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được tăng cường triển khai trong toàn ngành Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn về xây dựng học liệu số và khoá học trực tuyến Kho học liệu số toàn ngành được xây dựng và đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hóa hơn 7.000 bài giảng điện tử e-learning có chất lượng và hơn 2.000 bài giảng trên truyền hình
Trang 3Năm 2012 UNESCO đã khuyến cáo về xu thế và khả năng giáo dục vượt ra khỏi những bức tường lớp học và nhà trường truyền thống để vươn tới một không gian giáo dục “suốt đời” và “hướng vào cuộc sống” (Life-long and life-wide learning), tạo công bằng, cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người Cách tiếp cận này đã gợi mở cho hàng loạt các hình thức giáo dục/dạy học mới (chính thức hoặc không chính thức trên nền tảng chia sẻ kiến thức và mang tính xã hội sâu rộng), được đặt trong một phạm trù khái quát là giáo dục số (Digital education) Vậy thì đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa,
sự phát triển vượt bật của khoa học kỹ thuật và những sự thay đổi khác của xã hội thì điều đặt ra là con người cần phải có sự thích ứng phù hợp với sự thay đổi đó trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực khác nhau Ta có thể thấy xã hội ngày nay ai cũng phải từng bước chuyển mình để có thể thích nghi một cách phù hợp đối với đời sống hiện nay cụ thể như là trong cuộc sống hàng ngày, con người sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị hiện đại thế nên điều trước tiên con người phải học, học để biết cách sử dụng triệt để tính năng của nó và dần dần con người đã quen và thích nghi hơn, am hiểu rõ hơn về các tính năng của các các thiết bị đó
Đốì với một quốc gia, khi đối mặt với Kỷ nguyên 4.0, để thành công thì chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố sống còn Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, với nhân tố quan trọng là đội ngũ giảng viên, luôn đóng vai trò tuyến đầu trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước Thực tiễn chứng minh, dù nội dung chương trình đào tạo hoàn hảo, cơ sở vật chất giáo dục đầy đủ, quy tắc chi tiết hoặc các công cụ pháp lý tinh vi mà không được sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên thì khả năng thành công là rất thấp Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, những giảng viên với chiến lược giảng dạy linh hoạt, luôn chấp nhận đổi mới, nhìn thấy cơ hội và sẵn sàng đổì mặt với thách thức đi kèm thường có khả năng ứng phó tốt trước mọi biến đổi Điều này thể hiện năng lực và tính chuyên nghiệp trong công việc của họ.Từ thực tiễn cuộc sống đó đòi hỏi các ngành nghề phải có một khả năng thích ứng nhất định đối với sự thay đổi của xã hội Trong đó đối tượng đặc biệt cần được chú ý, quan tâm
và tiến hành nghiên cứu đó chính là giảng viên bởi các giảng viên là những người có trí thức cao cũng như là khả năng trình bày và xử lý tình huống tốt và đây còn là người trực tiếp quản lý, truyền đạt và giảng dạy trực tiếp cho thế hệ tương lai vậy thì
Trang 4khả năng thích ứng của giảng viên trong môi trường đại học như thế nào ? Giảng viên
đã có sự thích ứng như thế nào trong phương pháp giảng dạy Đặc biệt hơn hết là đối với một thành phố hiện đại, nhiều trung tâm và có những trang thiết bị hiện đại như thành phố Hồ Chí Minh thì sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi họ cần có sự nhận thức đúng, đồng thời nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động nghiên cứu và giảng dạy Trong những năm gần đây, xã hội hóa giáo dục và nhu cầu lớn về giảng viên chất lượng cao mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho ngành giáo dục như giảng viên có cơ hội tích hợp các công nghệ mới như máy tính, phần mềm giáo dục, và mạng xã hội để tăng cường quá trình học tập và áp dụng phương tiện đa phương tiện như sử dụng hình ảnh, video, và các phương tiện đa phương tiện khác có thể giúp truyền đạt thông tin một cách sinh động và hiệu quả Đồng thời các giảng viên cũng phải duy trì sự học liên tục để không bị lạc hậu với các công nghệ và phương pháp giảng dạy mới cũng như là có thể tốn kém về thời gian và tài nguyên trong việc đào tạo và áp dụng công nghệ mới, đặc biệt là đối với các giáo viên có lịch trình công việc cận kề nên vì thế cần có sự chấp nhận từ cả giáo viên và sinh viên về sự thay đổi văn hóa và phương pháp giảng dạy mới
Giáo dục là vấn đề liên quan đến sự phát triển của xã hội Muốn có một nền giáo dục toàn diện thì phải có những nhà giáo dục với những phẩm chất và năng lực cần thiết Do vậy vấn đề năng lực giảng dạy nói riêng và nhân cách của người giáo viên nói chung trở thành vấn đề quan trọng của mọi thời đại, mọi quốc gia, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu Vậy thì muốn có một cái nhìn đầy đủ hơn
về sự thích ứng trên Nhóm đã chọn đề tài “Năng lực thích ứng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các giảng viên đại học” và đã đã chọn địa bàn là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- ĐHQG TP.HCM để hiểu hơn việc giảng viên thích ứng với việc thay đổi phương pháp giảng dạy ở mức độ như thế nào và những yếu tố đó đã ảnh hưởng như thế nào cũng là điều nhóm nghiên cứu và giáo dục đặc biệt quan tâm đến
2 Tổng quan nghiên cứu:
Trang 52.1 Thực trạng năng lực số của giảng viên hiện nay:
Theo kết quả nghiên cứu trong “Khảo sát thực trạng năng lực số của giảng viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn” của tác giả Ninh Thị Kim Thoa
nghiên cứu tại Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-TP HCM thì trình độ công nghệ thông tin và truyền thông của giảng viên, bao gồm cả khả năng và hiệu quả sử dụng các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông Trình độ công nghệ thông tin -truyền thông của GV, bao gồm cả khả năng và hiệu quả sử dụng các công cụ công nghệ thông tin - truyền thông, đạt kết quả khảo sát cao nhất (trung bình 3.48, mức 4/5)
so với các năng lực khác Trong nhóm năng lực này, GV tự đánh giá thành thạo nhất trong việc sử dụng các công cụ số và quản lý mật khẩu hộp thư trong email và măng lực nhận dạng và đảm bảo an sinh trong môi trường số được GV tự đánh giá ở mức trung bình là 3.24 (mức 3/5) trong đó các hoạt động như: Cân nhắc quyền riêng tư của người khác khi chia sẻ thông tin và Cài đặt quyền riêng tư trên tất cả các ứng dụng mạng xã hội đã tham gia đạt mức độ sử dụng thường xuyên cao nhất Năng lực thông tin, dữ liệu và truyền thông đạt mức thành thạo trung bình là 3.2 (mức 3/5) trong đó
GV tự đánh giá thành thạo nhất trong các nội dung liên quan đến chọn lọc, tìm kiếm
và đánh giá thông tin Năng lực giao tiếp, cộng tác và tham gia trong môi trường số được GV thỉnh thoảng sử dụng (trung bình là 3.14, mức 3/5) trong đó GV tự đánh giá thường sử dụng các phương tiện truyền thông để chia sẻ thông tin, thảo luận hoặc họp trực tuyến Năng lực học tập, phát triển số và hỗ trợ SV được GV tự đánh giá ở mức trung bình là 3.12 (mức 3/5) trong đó hoạt động chia sẻ tài nguyên thông tin học tập đến sinh viên được sử dụng nhiều nhất Nghiên cứu đã cho thấy được năng lực số của giảng viên ở mức trung bình cao chiếm đa số và mức độ hiểu biết năng lực số của giảng viên đang dần được nâng cao
Theo kết quả nghiên cứu trong “SỰ THÍCH ỨNG CỦA GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN” là luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Hương nghiên cứu tại Đại học Thái Nguyên thì Đánh giá chung về những điều chỉnh thực hiện khi có hoạt
động sinh viên đánh giá giảng viên, điều tra thu được kết quả như sau: 19,3% giảng viên cho rằng đã có những điều chỉnh về hoạt động giảng dạy khi có kết quả đánh giá
Trang 6giảng viên, 32,1% giảng viên đồng ý một phần, chỉ có 25,4% giảng viên còn phân vân, 22,5% giảng viên thiên về không đồng ý, 0,7% giảng viên không nhất trí với nhận định này (ĐTB=2,47; ĐLC=1,06) Theo những kết quả như vậy có thể thấy rằng giảng viên rất tích cực trong việc chuyển biến bản thân khi nhận được kết quả đánh giá
Theo kết quả nghiên cứu trong “Sự thích ứng với phương pháp giảng dạy của giảng viên trường Đại học Kinh Tế Nghệ An” của tác giả Hoàng Thị Thúy
Hằng thì kết quả chỉ ra rằng thích ứng sự thích ứng với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên được thể hiện qua ba đặc điểm: nhận thức, thái độ, hành động Đa
số giảng viên cho rằng đổi mới phương pháp giảng dạy rất quan trọng, nó có vai trò mật thiết đối với chất lượng giáo dục Có 55,23% đánh giá là rất quan trọng và 40,29% đánh giá là quan trọng Và có đến 95,52% giảng viên cho rằng đổi mới phương pháp giảng dạy là quan trọng đối với chất lượng giáo dục hiện nay chỉ có 4,48% lựa chọn phương án bình thường Bên cạnh đó, thực tế thì giảng viên vẫn tự mình đánh giá kết quả học tập của sinh viên chứ không kết hợp với việc tự đánh giá của sinh viên Có 67,7% giảng viên không thực hiện và thực hiện không thường xuyên đổi mới cách chấm bài, đánh giá kết quả của sinh viên Có 38,3% giảng viên là thực hiện thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên Từ đó ta thấy được với bối cảnh hiện đại công nghệ 4.0 thì giảng viên nắm bắt được bối cảnh của giáo dục và biết được cần phải làm gì
Theo kết quả nghiên cứu trong “Teachers’ Adoptation Level of Student Centered Education Approach” của Zeynep Arseven, Şeyma Şahin và Abdurrahman Kılıç cho thấy kết quả định lượng không song song với kết quả định
tính Kết quả định lượng của nghiên cứu cho thấy mức độ thích ứng của giáo viên với phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là “cao” trong khi kết quả định tính cho thấy giáo viên vẫn áp dụng phương pháp giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm giáo dục về mặt “lập kế hoạch”, “ứng dụng” và “đánh giá” Cũng theo kết quả nghiên cứu ẩn dụ của Duru (2015), 85,7% ứng viên giáo viên tiểu học tin tưởng vào giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, 10,1% cho rằng cả giáo viên lấy giáo viên làm trung tâm
Trang 7và học sinh lấy học sinh làm trung tâm là có thể thực hiện được và nghiên cứu định tính của Maden, Durukan & Akbaş (2011) cho thấy mức độ nhận thức của giáo viên
về lợi ích của giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là rất cao Kết quả này ủng hộ rằng các nghiên cứu định lượng cần được hỗ trợ bởi các nghiên cứu định tính Điều đó cho thấy rằng có sự mâu thuẫn trong kết quả nghiên cứu, không có sự đồng nhất vì với mỗi môi trường khác nhau thì yếu tố để thích ứng cũng sẽ khác nhau
Theo tài liệu “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI” của ThS Phùng Hải Châu; ThS Nguyễn Văn Định; ThS, GVC Nguyễn Ngọc Quý.
Bộ Quốc phòng đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm chỉ đạo quá trình thực hiện CĐS trong hệ thống NTQĐ trước tác động của CMCN 4.0, như: Kế hoạch số 4396/KH-BQP ngày 04/11/2021 của Bộ Quốc phòng về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong Bộ Quốc phòng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 588/KH-BTTM ngày 04/3/2022 của Bộ Tổng tham mưu về chuyển đổi số trong GDĐT ở các NTQĐ giai đoạn 2022
-2025, định hướng đến năm 2030 Quán triệt nghiêm túc chủ trương của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về CĐS trong lĩnh vực
GD-ĐT, các NTQĐ từng bước vận dụng có hiệu quả vào trong quá trình dạy học, nhất là dạy học các môn KHXH&NV Đảng ủy, Ban Giám hiệu các NTQĐ đã xây dựng kế hoạch CĐS giai đoạn 2022-2025, trong đó tập trung thực hiện CĐS trong dạy học và các lĩnh vực phục
vụ cho quá trình đào tạo của Nhà trường Các NTQĐ đã làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo các khoa, giảng viên đổi mới phương pháp dạy học, điều chỉnh nội dung, chương trình các môn KHXH&NV theo hướng lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành sát phương châm “chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị” Thường xuyên quan tâmđến việc bồi dưỡng phương pháp dạy học cho đội ngũ giảng viên Bằng nhiều biện pháp
Trang 8trong lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng hệ thống tiêu chí cụ thể về định mức giảng dạy đối với giảng viên trong năm, gắn với kiểm điểm, bình xét đánh giá, phân loại cán bộ và công nhận danh hiệu giảng viên giỏi; xét chức danh giảng viên, giảng viên chính Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học các môn KHXH&NV nhằm thích ứng với CMCN 4.0 Khuyến khích cán bộ, giảng viên tăng cường ứng dụng công nghệ số vào trong quá trình dạy học theo tinhthần nghị quyết
của Đảng: “ thực hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát triển Đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; Khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số” [3, tr.17].
2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên:
Theo kết quả nghiên cứu trong “Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên đại học tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Thị Minh Lý, Đào Thanh Nguyệt Nga thì nghiên cứu giúp các nhà quản lý thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến động lực làm việc Và các yếu tố tác động đến động lực làm việc của giảng viên gồm có “Đam mê nghề nghiệp”, “Năng lực giảng dạy”, “Lương thưởng phúc lợi”, “Đào tạo và thăng tiến”, Sự công nhận của
xã hội” Và các yếu tố trên ảnh hưởng đến sự thích ứng của giảng viên trong quá trình phát triển và đổi mới bản thân để từ đó nắm bắt được xu thế của thời đại
Theo kết quả nghiên cứu trong “Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập tại Hà Nội” của tác giả Lê Mạnh Hùng, Đỗ Anh Đức, Hà Diệu Linh
Xác định được 3 nhân tố động lực làm việc gồm động cơ bên trong, động lực bên ngoài và động lực làm việc và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả làm việc của giảng viên các trường đại học Trong đó động cơ bên trong có ảnh hưởng lớn
Trang 9nhất đến kết quả làm việc của giảng viên Qua đó ta thấy được động cơ bên trong là động lực thúc đẩy cho sự phát triển, thay đổi của giảng viên
Kết quả của hai tài liệu này chính là tiền để để nhóm nghiên cứu định hướng được những yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên Việc tổng quan tài liệu, nhóm NC đề xuất một khuôn khổ tổng hợp gồm 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc năng lực thích ứng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy của các giảng viên đại học tại địa bàn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM bao gồm
(1) Yếu tố xã hội ảnh hưởng đến năng lực thích ứng trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên đại học
(2) Yếu tố động lực ảnh hưởng đến năng lực thích ứng trong việc thay đổi phương
pháp giảng dạy của giảng viên đại học
2.2.1 Yếu tố xã hội
2.2.1.1 Môi trường xung quanh Trong “Khảo sát thực trạng năng lực số của giảng viên các ngành khoa học
xã hội và nhân văn” của tác giả Ninh Thị Kim Thoa Các nghiên cứu cho thấy chất
lượng nghiên cứu KHXH&NV của Việt Nam chưa cao, tỷ trọng công bố quốc tế ngành KHXH của Việt Nam rất thấp so với một số nước trong khu vực [Nguyễn Văn Tuấn, 2017], mức năng suất khoa học trung bình của một tác giả trong lĩnh vực KHXH&NV ở mức rất thấp trong mối tương quan với các ngành khoa học tự nhiên và
kỹ thuật-công nghệ khác ở Việt Nam [Vương Quân Hoàng, 2019] Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do hạn chế về phương pháp nghiên cứu, bao gồm
cả kỹ thuật đo lường và phương pháp phân tích dữ liệu [Nguyễn Văn Tuấn, 2017; Trần Thị Mai Nhân, 2017] Bên cạnh đó, nguồn nhân lực KHXH&NV còn có nhiều hạn chế lớn về ngoại ngữ (tiếng Anh) và công nghệ thông tin [Trần Thị Mai Nhân, 2017], những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tăng cường hợp tác nghiên cứu Trong khi đó, hợp tác nghiên cứu trong KHXH&NV trên phạm vi khu vực và toàn cầu đã trở thành một xu hướng tất yếu hiện nay [Trần Thị Mai Nhân, 2017]
Trang 10Ngoài ra, do nghiên cứu về KHXH&NV vẫn mang tính truyền thống nên nhà nghiên cứu thường dựa vào việc sử dụng các trang thiết bị thông thường, khai thác các trang thiết bị của cá nhân hoặc của khoa và bộ môn mà thiếu sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị như những lĩnh vực khoa học khác [Đào Minh Quân, 2016] Chính những yếu tố này đã góp phần làm hạn chế việc ứng dụng CNTT-TT vào giảng dạy, nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnh phát triển của hướng nghiên cứu mới như nhân văn số, làm hạn chế những yêu cầu trong phát triển năng lực số của GV
Những vấn đề xung quanh về phát triển năng lực số trong khối ngành KHXH&NV cũng chính là yếu tố không chỉ riêng khối ngành này mà còn là chung của các khối ngành khác
2.2.1.2 Xu thế thời đại
Theo tài liệu “Hoàn thiện nhũng năng lực cân thiết cho giảng viên đại học đáp úng giáo dục 4.0” của Nguyễn Thị Tùng Lâm thì kỉ nguyên 4.0 là sẽ mang lại những thay đổi lốn đối với mô hình và loại hình việc làm Kết quả là nhiều công việc cũ bị đe dọa Những người theo chủ nghĩa tương lai như Gerd Leonhard ước tính rằng kỷ nguyên số hóa sẽ loại bỏ khoảng 1-1,5 tỷ việc làm trong giai đoạn 2015-2025 vì các
VI trí sẽ được thay thế bằng máy móc tự động (Dietmar Theis, 2020) Bộ Lao động Hoa Kỳ dự đoán rằng trong tương lai, 65% người lao động trên thế giới sẽ làm nỉiững công việc hiện nay chưa tồn tại (Nairn, 2017) Trong bối cảnh của Việt Nam, mốì đe dọa này đã được nghiên cứu ở các cấp độ Nghị quyết của Bộ Chính trị nêu rõ: “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đỗi với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sổhg kinh tê, xã hội đất nước Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng, cuộc cách mạng này có thế mang lại sự bất bình đẳng, đặc biệt là khả năng phá vỡ thị trường lao động Những người bị ảnh hưởng nặng nhất
là lực lượng lao động “cơ bắp”, có kỹ năng trung bình Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và “làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm” (Nguyễn Nam Hải, 2020)