1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và biện pháp phát triển kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp của sinh viên iuh

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Biện Pháp Phát Triển Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp Của Sinh Viên IUH
Tác giả Hà Thanh Tâm, Diệp Bảo Thịnh, Trịnh Nhã Linh, Huỳnh Thị Thúy Vi, Nguyễn Đình Gia Kiệt, Nguyễn Hoàng Huy, Lê Đình Hùng, Nguyễn Thảo Trân, Nguyễn Thanh Mai Linh
Người hướng dẫn Lê Thị Hương
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

quan trọng nhất giúp chúng ta giao tiếp thành công, nhưng cũng là kĩ năng khónhất trong giao tiếp.Và có lẽ sinh viên là nói chung và sinh viên IUH nói riêng kĩ năng lắng nghe có lẽ là kĩ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH



TIỂU LUẬN Thực trạng và biện pháp phát triển kỹ năng lắng nghe trong

giao tiếp của sinh viên IUH

Nhóm thực hiện: Nhóm 5Lớp học phần: DHKQ17B - 420300348007Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hương

TP Hồ Chí Minh, tháng 09 – 2023

Trang 2

Kết quảthực hiện

ĐiểmTHANGĐIỂM 10của nhóm

Trang 3

là kỹ năng nói, mà bạn còn phải biết lắng nghe Kỹ năng lắng nghe quyết định 90%thành công trong mọi cuộc giao tiếp, đi kèm với kỹ năng nói Và mặc dù nghe làmột phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là 1 kỹ năng cần phải học tập và rènluyện mới có thể thành thạo

Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất để thành công trong mọi cuộcgiao tiếp Như ngạn ngữ Nga từng có câu với đại ý rằng: Con người mất ba tuổi đểhọc nói, tuy nhiên phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe Tuy nhiên trong cuộcsống thường ngày, lại rất ít người có khả năng lắng nghe, họ đã vô tình thiếu đimột kỹ năng giao tiếp quan trọng và khiến cuộc giao tiếp trở nên kém hiệu quả.Không phải chú ý lắng nghe và biết lắng nghe Theo nghiên cứu cho thấy ở mức độthông tin thuần túy , 75% các thông báo miệng không được chú ý tới , bị hiểu sai

và bị lãng quên nhanh chóng Khả năng lắng nghe và nắm bắt những ý nghĩa sâusắc trong lời nói lại càng hiếm Đó là một thực trạng chung chúng ta dễ bắt gặptrong cuộc sống giao tiếp đặc biệt là với lứa tuổi sinh viên

Nghe là một phản xạ tự nhiên của con người nhưng lắng nghe còn là một kĩnăng Trong giao tiếp, kĩ năng lắng nghe rất quan trọng Kỹ năng lắng nghe sẽgiúp bạn và đối phương hiểu nhau và có một cuộc giao tiếp thành công Người biếtlắng nghe sẽ có thêm nhiều bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng, … Và lắng nghechính là cách để nâng cao giá trị bản thân trong mọi cuộc giao tiếp Nó là yếu tố

Trang 4

quan trọng nhất giúp chúng ta giao tiếp thành công, nhưng cũng là kĩ năng khónhất trong giao tiếp.

Và có lẽ sinh viên là nói chung và sinh viên IUH nói riêng kĩ năng lắng nghe

có lẽ là kĩ năng còn yếu kém và chưa được sử dụng một cách hiệu quả Trong giaotiếp học tập, phần lớn sinh viên được khảo sát cho rằng những nguyên nhân có ảnhhưởng tiêu cực tới hứng thú học tập trong sinh viên là: trong quá trình nghe giảng

họ không muốn lắng nghe bài giảng, một số bạn lại nói rằng họ lên giảng đường lạirất buồn ngủ không có hứng thú để nghe giảng bài, một số sinh viên lại nói rằng lên giảng đường chỉ để điểm danh… Phần lớn là họ không thích lắng nghe.30% sinh viên say mê học tập và lắng nghe bài giảng: Và ai cũng biết rằng trách nhiệm của người sinh viên hôm nay đến giảng đường là để học hỏi, tìm kiếm một ngành nghề nào đó cho cuộc sống tương lai, hoặc để tự nâng cao kiến thức hiểu biết Nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra: chỉ có 30% trong số họ thực hiện được công việc này Đây là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập và thích lắng nghe bài giảng của giảng viên hơn là tự nghiên cứu bài giảng.10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ , không muốn lắng nghe hoàn toàn:Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới ”, “Phim Hàn Quốc đang chiếu tới tập ”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ ” Còn trong giao tiếp đời sống, trong thời đại công nghệ 4.0, hình thức giao tiếp của họ chủ yếu trên các nền tảng

xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Yahoo, ,mà ít khi gặp gỡ , trò truyện, đọc sách báo, hay tham gia các hoạt động xã hội Điều này đã ảnh hưởng tới kĩ năng lắng nghe của sinh viên

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) là một trong những nơi đạo tạo số lượng lớn sinh viên thuộc các nhóm ngành khác nhau, cung cấp một nguồn nhân lực lớn cho đất nước Hành trang của sinh viên IUH ngoài tư cách, phẩm chất , đạo đức, nhiệt huyết mà còn vững mạnh về kĩ năng chuyên môn ,giỏi về nghiệp vụ ngành nghề , trong đó có kĩ năng giao tiếp đặc biệt là kĩ năng lắng nghe Vì vậy, nhóm chúng em xin chọn đề tài “ Thực trạng và biện pháp phát triển kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp của sinh viên IUH hiện nay” với hy vọng

có thể thể hiện rõ thực trạng , tầm quan trọng cũng như tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục và các biện pháp phát triển kĩ năng lắng nghe của sinh viên IUH hiện nay

Mục đích của việc nghiên cứu thực trạng và biện pháp phát triển “Kỹ năng lắng nghe” trong giao tiếp của sinh viên IUH

Trang 5

Trong bốn kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng lắng nghe được coi là một trong những

kỹ năng khó nhất đối với sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nói chung vàtại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

Sinh viên IUH hiện nay đã hiểu rõ về kĩ năng lắng nghe trong giao tiếp? Quakhảo sát thực trạng thực tế ta có thể thấy, sinh viên IUH hiện nay chưa hoàn toànhiểu được tầm quan trọng của kĩ năng lắng nghe, hoặc có cách nhìn còn non nớt,thoáng qua, không mấy để tâm đến vấn đề cấp thiết này Việc này dẫn đến nhiều

hệ lụy không đáng có trong quá trình học tập cũng như giao tiếp ngoài xã hội.Những nghiên cứu về thực trạng và tính cấp thiết về kĩ năng lắng nghe sẽ giảithích sâu hơn và có những giải pháp khoa học, phù hợp với sinh viên Dựa vàomục đích, yêu cầu của môn học, và phân tích những khó khăn khách quan cũngnhư chủ quan để mong muốn sinh viên IUH học tập, rèn luyện và áp dụng kĩ nănglắng nghe vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất

Ngoài ra bài tiểu luận còn nêu được tầm quan trọng, vai trò thực tế của kĩ nănglắng nghe trong giao tiếp nhằm giúp sinh viên IUH phát triển bản thân trong quátrình học tập tại trường cũng như phát triển sự nghiệp trong tương lai

3 Phương pháp tiến hành

3.1.Phương pháp đọc sách, tài liệu:

Thu nhập các sách báo, tạp chí, tài liệu … có liên quan đến đề tài nghiên cứuNghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận về giao tiếp và kỹ năng lắng nghe tronggiao tiếp

Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp luận định hướngquy trình, phương pháp nghiên cứu và viết phần cơ sở lý luận phù hợp tránh đạovăn

Phương pháp này là phương pháp chính khi làm tiểu luận Phương pháp này diễn

ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát những lýthuyết, cũng như những nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở cáccông trình đã được đăng tải trên sách báo, tạp chí và các trang mạng xã hội về cácvấn đề liên quan đến kỹ năng giao tiếp

3.2 Phương pháp điều tra:

Ta thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi nhằm:

Điều tra nhận thức của sinh viên IUH về vai trò của kỹ năng lắng nghe trong giaotiếp

Trang 6

Điều tra về sự tự đánh giá kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp của sinh viên IUHĐánh giá về mức độ hiểu biết kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp của sinh viên IUHĐiều tra thuận lợi, khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếpcủa sinh viên IUH

Điều tra những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kỹ năng lắng nghe trong giao tiếpcủa sinh viên IUH

3.3 Phương pháp trao đổi với các bạn trong nhóm, lớp, thầy cô:

Thu nhập những ý kiến trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá, phân tích và xử lý các vấn đề

về thực trạng lắng nghe trong giao tiếp của sinh viên IUH hiện nay

Phương pháp này được dùng với mục đích để có được những số liệu thực trạngđiều tra, chính xác hóa và điều chỉnh cơ sở lý luận

3.4 Phương pháp quan sát:

Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm sáng tỏthêm nội dung nghiên cứu

Quan sát tình hình thực tế sinh viên thực hành kỹ năng lắng nghe giao tiếp với bạn

bè, thầy cô trong lớp và ngoài lớp

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Lý luận về chủ đề tiểu luận: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

1.1 Thế nào là nghe và lắng nghe? Kỹ năng lắng nghe là gì?

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì việc giao tiếp rất quantrọng đối với mỗi người Một trong những kỹ năng quan trọng mà giúp chúng tagiao tiếp tốt trong bất cứ môi trường nào là kỹ năng lắng nghe

Nghe là quá trình thu nhận âm thanh một cách thụ động thông qua tai Nghe giúpcon người thấu hiểu tâm tư tình cảm và cảm nhận mọi thứ xung quanh Nếu nhưnghe là thông qua tai thì lắng nghe là thông qua tâm trí

Trang 7

Lắng nghe là quá trình tập trung tiếp nhận âm thanh một cách chủ động và có chọnlọc, đi kèm với phân tích thông tin một cách chính xác nhất để giải quyết vấn đềmột cách dễ dàng hơn.

Kỹ năng lắng nghe là khả năng hiểu không chỉ bằng tai mà còn thể hiện được nộidung lời nói, nhận biết được tâm trạng, cảm xúc, nhu cầu của người nói

1.2 Mục đích kỹ năng lắng nghe

Nắm bắt được nội dung vấn đề, mở mang được nhiều thông tin, tương tác qua lạithông qua diễn đạt

Lắng nghe tốt giúp kỹ năng giao tiếp của bản thân phát triển hơn

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp thông qua lắng nghe thấu hiểu đối phương.Khám phá được nhiều tính cách khác nhau của mọi người xung quanh

Giải quyết những vấn đề xung đột, tranh cãi một cách nhanh chóng từ đó gây thiệncảm với mọi người

1.3 Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Như ở trên đã nói, kỹ năng lắng nghe là bước đầu thành công trong giao tiếp vì thếtầm quan trọng của nó không hề nhỏ

Nếu trở thành một người có tinh thần lắng nghe tốt bạn rất có lợi thế trong côngviệc, thuyết phục và thương lượng thành công với đối tác, đồng nghiệp, không gâyhiểu nhầm khi bạn truyền đạt câu chuyện với đối phương, tạo được ấn tượng tốtvới mọi người xung quanh

Nếu bạn biết tiếp thu, lắng nghe đối phương thì câu chuyện sẽ diễn ra một cách tốtđẹp và vui vẻ, hai bên sẽ cảm thấy thoải mái tạo sự thân thiết và tin tưởng lẫnnhau

Kỹ năng lắng nghe còn giúp bạn mở rộng thế giới xung quanh, khi xã hội đặt chobạn nhiều câu hỏi thì bạn sẽ thấy tự tin hơn với khối kiến thức mà bạn biết đượcnhờ lắng nghe

Đôi khi lắng nghe giúp bạn giải tỏa nỗi buồn, bế tắc trong cuộc sống bằng nhữnglời khuyên của bạn bè và người thân

Trang 8

1.4 Vai trò của việc phát triển kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp của sinh viên IUH hiện nay:

Đối với sinh viên IUH vai trò của kỹ năng lắng nghe góp phần lớn trong việc họctập chú ý lắng nghe giúp bạn hiểu rõ điều giảng viên muốn truyền đạt từ đó bạn cóthể dễ dàng tiếp cận với giảng viên để đặt câu hỏi Nắm bắt được thông tin trườngmuốn truyền tải Kỹ năng lắng nghe giúp bạn truyền đạt cảm xúc với mọi ngườixung quanh, chọn lọc bạn bè đồng quan điểm với mình để cùng nhau nỗ lực họctập Lắng nghe giúp sinh viên tránh được những mâu thuẫn do hiểu lầm nội dungtrong giao tiếp tạo được mối quan hệ tốt đẹp bước đệm để thành công trong côngviệc và cuộc sống

1.5.Các mức độ lắng nghe:

•Lắng nghe gồm có 5 mức độ

Nghe phớt lờ: giống như không nghe gì cả, nhìn lơ đễnh không tập trung hoặcchăm chú vào việc khác Đây là mức độ tệ nhất của việc nghe, thiếu tôn trọngngười khác và chính mình

Nghe giả vờ: người nghe cho rằng cái mình đang nghe là không cần thiết hoặckhông đồng tình và không muốn nghe, nhưng vì sợ hay tỏ ra lịch sự mà tỏ ra đanglắng nghe nhưng thực tế không nghe gì cả

Nghe chọn lọc: chỉ nghe những cái mình thích và quan tâm Các thông tin khác đều

Trang 9

+ Tham dự: Hòa mình trong cuộc giao tiếp, bằng cử chỉ, thể hiện rõ mình đanglắng nghe: gật đầu, biểu hiện đồng cảm qua nét mặt, thay vì ngồi im ta hãy thể hiệncho người nói biết mình đang lắng nghe họ bằng những câu nói phụ họa hoặc các

từ đệm (vâng, dạ, thế ạ…)

+ Hiểu: Để tin chắc và chứng tỏ mình đã hiểu đúng những gì đối tác nói bằng việcnhắc lại những từ chính, từ quan trọng mà đối tác trình bày (ví dụ: nguời nói: “tôithấy cần phải tăng thêm 2 người…”, người nghe: “2 người”)

+ Ghi nhớ: ghi chép lại những ý chính, những điều cần ghi nhớ hoặc chưa rõ Nếughi chép không kịp thì bạn cần ghi nhớ lại những thông tin cơ bản vì những điều

đó sẽ giúp bạn nhớ lâu và hiểu rõ vấn đề hơn

+Hồi đáp: Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều giữa người gửi và ngườinhận Sau khi nhận thông điệp, người nhận giải mã thông điệp bước tiếp theo cần

có sự hồi đáp với người gửi Có đi có lại mới toại lòng nhau, mới có thể hoànchỉnh quá trình giao tiếp cũng như lắng nghe

+Phát triển: Giao tiếp không phải là một thời điểm là là một quá trình Quá trìnhhối đáp là sự chấm dứt cho một chu trình giao tiếp và tìm hiểu thông điệp Pháttriển sẽ giúp cho quá trình giao tiếp được bước sang một chu trình mới

1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kỹ năng lắng nghe

Muốn lắng nghe tập trung không phải là điều đơn giản, vì sẽ có nhiều yếu tố ảnhhưởng đến chất lượng lắng nghe của bạn và bạn cần phải vượt qua những khó khănthì kĩ năng lắng nghe của bạn mới phát triển được Dưới đây là một số yếu tố ảnhhưởng đến chất lượng kỹ năng lắng nghe:

+ Tốc độ suy nghĩ: Mọi người cứ tưởng rằng khi người ta nói mình nghe rất chămchú, nhưng thực tế tốc độ tư duy của chúng ta cao hơn nhiều so với tốc độ người tanói, nên rất dễ bị phân tán tư tưởng, vì thời gian dư ra thường được dùng để suynghĩ về một cái gì khác Một sự quan tâm đến những vấn đề khác cần thiết hơn sẽkhông tập trùng được tư duy và là lý do của những thói quen nghe kém

+ Sự phức tạp của cấn đề: Chúng ta thường dễ nghe người mà chúng ta thích vànhững vấn đề mà mình quan tâm hơn Khi có sự khó khăn trong việc theo dõi mộtvấn đề, người ta thường chọn con đường dễ nhất là bỏ đi, không thèm để ý tới nónữa

+ Do không được tập luyện: Đa số người ta nghe không có hiệu quả vì họ khôngbao giờ được dạy về cách lắng nghe Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, thường thì

Trang 10

người ta giành nhiều thời gian cho việc tập nói, tập viết, tập đọc, chứ còn tập lắngnghe thì không Đó là một nghịch lý, vì như chúng ta đã biết là trong giao tiếp thìthời gian để nghe lại là rất nhiều.

+ Thiếu sự quan tâm và sự kiên nhẫn: Thiếu sự quan tâm và sự kiên nhẫn đối với ýnghĩ của người khác làm cho nhiều người trở thành nghe kém Với tình cảm nhưvậy thì các từ vừa nghe được sẽ đu từ tai này sang tai kia và bay luôn ra ngoài.+ Thiếu sự quan sát bằng mắt: Muốn lắng nghe hiệu quả, không chỉ cần đến tínhgiác mà cả các giác quan khác, nhất là thị giác để có thể nắm bắt hết thông điệp màngười nói muốn chuyển tải qua ngôn ngữ và yếu tố phi ngôn ngữ

+ Những thành kiến tiêu cực: Thường người ta có khuynh hướng lắng nghe mộtcách chủ quan, nên những thành kiến tiêu cực khiến người ta không chú ý lắngnghe nữa Những thành kiến đó có thể xuất phát từ cách ăn mặc, tóc tai, dáng vẻbên ngoài, giọng nói, cách sử dụng từ ngữ,… của đối tượng Chủng tộc và giới tínhđôi khi cũng cản trở tới việc lắng nghe Khi đã có những thành kiến tiêu cực thìngười ta thường dùng thì giờ để tìm những lý lẽ, để bác bỏ và những câu hỏi đểgây cản trở cho người nói Những việc làm đó đều ngăn cản sự lắng nghe.+ Uy tín của người nói: Thường uy tín sẽ làm tăng sức ám thị, nên khi chúng tanghe một người có uy tín nói về những vấn đề mà mình quan tâm, thì chúng ta dễ

bị mất tính phê phán và nghe một cách mù quáng

+ Do những thói quen xấu khi lắng nghe như: giả bộ chú ý, hay cắt ngang, đoántrước thông điệp, nghe một cách máy móc, buông trôi sự chú ý

Thực trạng kỹ năng lắng nghe của sinh viên IUH

2 Nhận thức của sinh viên IUH về ký năng lắng nghe

2.1 Hiểu biết về kỹ năng lắng nghe của sinh viên IUH

Khảo sát 20 sinh viên IUH với câu hỏi: Theo bạn, việc lắng nghe có đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên không?

Câu trả lời Số

lượng

Tỉ lệ

Trang 11

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện số lượng và tỷ lệ sinh viên IUH đánh giá về lợi ích của

kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Theo như khảo sát, ta thấy đa số sinh viên IUH đều đã có những hiểu biết cơ bản

về kỹ năng lắng nghe và đồng thời, họ cũng hiểu được những lợi ích thực tế mà kỹnăng lắng nghe mang lại trong quá trình giao tiếp ở học đường cũng như ngoài xãhội

Theo bảng khảo sát trên, có đến:

+ 65% sinh viên IUH cho rằng việc lắng nghe mang lại rất nhiều lợi ích Đây lànhóm sinh viên có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say mê họctập, thích lắng nghe bài giảng của giảng viên hơn là tự nghiên cứu bài giảng Nhómsinh viên này chiếm một tỷ lệ lớn, đây là một kết quả đáng mừng Tỷ lệ này cũngcho thấy sinh viên đã hiểu rõ về kỹ năng lắng nghe cũng như nắm bắt được lợi íchcủa việc lắng nghe trong quá trình giao tiếp của họ

Trang 12

+ 20% sinh viên IUH cho rằng việc lắng nghe mang lại nhiều lợi ích Nhóm sinhviên này đã có những hiểu biết cơ bản về kỹ năng lắng nghe nhưng ít hơn nhómtrên Đây là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng vàchú ý lắng nghe bài giảng của giảng viên Tuy nhiên, ở nhóm này sinh viên thườnghướng đến việc tự nghiên cứu bài giảng hơn là quá chú tâm đến việc nghe giảng.+ 15% sinh viên IUH cho rằng việc lắng nghe mang ít lợi ích Về cơ bản, nhómsinh viên này chưa thật sự hiểu biết về kỹ năng lắng nghe Đây là nhóm sinh viênhướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô

bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách Nhóm nàythường không thích lắng nghe bài giảng của giảng viên và có thái độ học tập khôngnghiêm túc

2.2.Đánh giá về tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Khảo sát 20 sinh viên IUH với câu hỏi: Theo bạn, kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp có quan trọng với sinh viên không?

Câu trả lời Số lượng Tỉ lệ

Ngày đăng: 28/12/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN