1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào hoạt Động học tập của sinh viên khoá k23 trường Đại học bách khoa – Đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Nguyên Lý Mối Liên Hệ Phổ Biến Vào Hoạt Động Học Tập Của Sinh Viên Khóa K23
Tác giả Nguyễn Sỹ Trường Huy, Nguyễn Đăng Khoa, Trần Triệu Kiên, Hà Tuấn Khôi, Nguyễn Minh Khoa, Đào Nguyễn Anh Khoa, Hồng Phúc Khang
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Minh Hương
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Điện – Điện Tử
Thể loại Bài Tập Lớn
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOAĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOÁ K23 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LỚP TT01 – NHÓM 3 – HK241

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Minh Hương

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 3

PHẦN NỘI DUNG 3

Chương 1 NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 3

1.1 Khái niệm 3

1.1.1 Liên hệ 3

1.1.2 Mối liên hệ 3

1.1.3 Mối liên hệ phổ biến 3

1.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến 3

1.2.1 Tính khách quan 3

1.2.2 Tính phổ biến 3

1.2.3 Tính đa dạng, phong phú 3

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ phổ biến 3

Tiểu kết chương 1 3

Chương 2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOÁ K23, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRÊN CƠ SỞ NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 3

2.1 Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên khoá K23, trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 3

2.2 Đánh giá mặt tích cực, hạn chế của hoạt động học tập của sinh viên khóa K23, trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 4

2.3 Nguyên nhân của những tích cực, hạn chế 4

2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên khóa K23, trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở nguyên lý về mối quan hệ phổ biến 4

Tiểu kết chương 2 4

Kết luận 4

Tài liệu tham khảo 4

Trang 3

Phụ lục 4 PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

- Nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong triết học Mác-Lênin khẳng định rằng mọi sự vật và hiện tượng đều có liên hệ với nhau, không tồn tại đơn lẻ mà luôn có sự tác động và chi phối lẫn nhau Việc vận dụng nguyên lý này vào hoạt động học tập là điều cần thiết, đặc biệt đối với sinh viên năm 2 khóa K23 của Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, khi họ đang ở giai đoạn học tập chuyên sâu với khối lượng kiến thức đa dạng và phức tạp Lúc này, sinh viên không chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải biết kết nối chúng để giải quyết các vấn

đề thực tiễn, đòi hỏi tư duy hệ thống và khả năng tích hợp liên ngành Vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào học tập giúp sinh viên nhận thức được sự liên quan chặt chẽ giữa các môn học,

từ đó hiểu sâu hơn về bản chất của kiến thức, cải thiện kỹ năng tư duy và nâng cao hiệu quả học tập

- Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, yêu cầu về khả năng học tập đa chiều và linh hoạt ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là tại một môi trường học thuật khắt khe như Đại học Bách khoa, nơi sinh viên thường gặp phải các thách thức trong việc cân bằng giữa lý thuyết và thực hành Nguyên lý mối liên hệ phổ biến cung cấp một nền tảng lý luận quan trọng để sinh viên thấy rõ được mối liên kết giữa các yếu tố, từ kiến thức khoa học cơ bản đến các môn học chuyên ngành, giúp họ tự tin hơn trong việc học tập và phát triển

kỹ năng Do đó, việc nghiên cứu và vận dụng nguyên lý này không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà còn có giá trị thực tiễn lớn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại mới Việc ứng dụng nguyên

lý này sẽ giúp sinh viên xây dựng được phương pháp học tập hiệu quả, từ đó thích nghi tốt hơn với các thay đổi trong môi trường giáo dục và công nghệ

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích của nghiên cứu này là làm rõ vai trò của nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong hoạt động học tập của sinh viên năm 2 khóa K23, từ đó đề xuất các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm vận dụng hiệu quả nguyên lý này vào quá trình học tập, nâng cao chất lượng giáo dục và khả năng tự học của sinh viên Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: tìm hiểu cơ sở lý luận về nguyên lý mối liên hệ phổ biến và ứng dụng của nó trong học tập; phân tích đặc điểm học tập

Trang 4

của sinh viên khóa K23, những khó khăn và thách thức mà họ gặp phải; đề xuất các giải pháp cụ thể để sinh viên áp dụng nguyên lý này nhằm cải thiện kết quả học tập

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là việc vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào hoạt động học tập của sinh viên Phạm vi nghiên cứu tập trung vào sinh viên năm 2 khóa K23 tại Trường Đại học Bách khoa

- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm các môn học

cơ bản, chuyên ngành và hoạt động ngoại khóa trong quá trình đào tạo

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ áp dụng các phương pháp sau:

- Phân tích – tổng hợp tài liệu: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến nguyên lý mối liên hệ phổ biến và các nghiên cứu ứng dụng nguyên lý này trong lĩnh vực học tập

- Điều tra, khảo sát: Khảo sát ý kiến của sinh viên khóa K23 để thu thập thông tin về nhận thức và mức độ áp dụng nguyên lý này vào quá trình học tập

- Nghiên cứu trường hợp: Đánh giá những trường hợp sinh viên đã

áp dụng thành công nguyên lý mối liên hệ phổ biến để cải thiện kết quả học tập

- So sánh: Đối chiếu hiệu quả học tập giữa những sinh viên áp dụng

và không áp dụng nguyên lý này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của việc vận dụng nguyên lý vào thực tiễn

Thông qua các phương pháp trên, nghiên cứu sẽ làm rõ tầm quan trọng của việc vận dụng nguyên lý triết học này vào hoạt động học tập của sinh viên, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng học tập tại Trường Đại học Bách khoa

Chương 1: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN CỦA PHÉP

BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1.1 Khái niệm

1.1.1 Liên hệ

1.1.2 Mối liên hệ

1.1.3 Mối liên hệ phổ biến

1.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến

Trang 5

1.2.1 Tính khách quan

Tất cả các mối liên hệ đều tồn tại trong bản thân một sự vật, hiện tượng hoặc giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác Các

sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan, nên mối liên hệ cũng có tính khách quan Đồng thời, quá trình tồn tại, vận động và phát triển của các mối liên

hệ, về cơ bản là do sự vật, hiện tượng quyết định, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người

Ví dụ: Một hệ sinh thái rừng bao gồm nhiều yếu tố như cây cối, động vật, vi sinh vật và môi trường xung quanh Các yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: cây cối cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật, động vật lại giúp phát tán hạt giống và góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái Khi một yếu tố trong hệ sinh thái thay đổi (ví dụ như sự suy giảm số lượng loài động vật do săn bắn), nó sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến sự suy thoái của toàn bộ hệ sinh thái

1.2.2 Tính phổ biến

Thế giới các sự vật, hiện tượng luôn vận động và phát triển, trong quá trình vận động đó, các sự vật hiện tượng tác động, ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên tính phổ biến của các mối liên hệ Mối liên hệ nằm tronh mọi sự vật, vận động, biến đổi, phát triển của sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Mối liên hệ giữa cung và cầu trong nền kinh tế là một mối liên hệ khách quan Khi cầu về một loại hàng hóa tăng, giá cả sẽ tăng theo

và ngược lại khi cầu giảm, giá cả cũng sẽ giảm Con người không thể thay đổi quy luật cung cầu này mà chỉ có thể tìm cách điều tiết và kiểm soát nó thông qua các biện pháp kinh tế như thay đổi lãi suất, điều chỉnh thuế quan hoặc hạn chế nhập khẩu

1.2.3 Tính đa dạng, phong phú

Chính tính đa dạng của sự vật, hiện tượng; tính phong phú trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng; tính phức tạp của các điều kiện diễn ra mối liên hệ đã quyết định tính đa dạng của mối liên hệ, làm cho mối liên hệ phong phú, khác nhau Theo phép biện chứng duy vật, để nghiên cứu sự vật, hiện tượng một cách khoa học cần phân đôi cái thống nhất, nhận thức các mặt đối lập

và giải quyết mâu thuẫn trong sự vật Khi xét đến tính đa dạng, phong

Trang 6

phú của mối liên hệ, cũng cần phân loại các mối liên hệ một cách khoa học như vậy cho nên mối liên hệ thường phân chia thành các cặp Mối liên hệ về mặt không gian – thời gian giữa các sự vật, hiện tượng: Không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật chất và là hình thức tồn tại của vật chất Theo chủ nghĩa Marx - Lenin thì không không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không gian

và thời gian Ngược lại, cũng không thể có thời gian và không gian nào ở

ngoài vật chất “Những khái niệm đang phát triển của chúng ta về không

gian và thời gian đều phản ánh thời gian và không gian thực tại khách quan”

Ví dụ: Trong tự nhiên có các mối liên hệ giữa động vật, thực vật, nước, các nhân tố của môi trường xung quanh như cây xanh quang hợp nhả khí oxi cho động vật hít khí oxi Sau đó động vật thải ra chất thải tạo thành chất dinh dưỡng trong đất cho cây sinh sống và phát triển Mối liên hệ chung – riêng của các sự vật và hiện tượng: Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên

hệ hữu cơ với nhau; phạm trù cái riêng được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định, còn phạm trù cái chung được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác

Mối liên hệ bên trong – mối liên hệ bên ngoài: Hai mối liên hệ này không tồn tại độc lập mà luôn tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau Mối liên

hệ bên trong là mối quan hệ hữu cơ, đây là mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật hiện tượng quyết định bản chất, sự phát triển của sự vật đó và cách mà một sự vật phản ứng với các yếu tố bên ngoài Mối liên

hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa một sự vật và các sự vật khác xung quanh nó, đây là mối liên hệ có thể làm thay đổi tính chất và cấu trúc bên trong của sự vật Sự tương tác này tạo ra sự phát triển và biến đổi không ngừng trong thế giới

Ví dụ: Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ giữa những người thân trong gia đình, như giữa con cái với cha mẹ, giữa anh chị em hay giữa vợ chồng, còn mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa bạn bè, giữa học sinh và giáo viên,…

Mối liên hệ trực tiếp – mối liên hệ gián tiếp: Mối liên hệ trực tiếp là

sự tương tác, tác động qua lại giữa hai sự vật, hiện tượng mà không thông

Trang 7

qua bất kỳ trung gian Mối liên hệ gián tiếp là sự tác động qua lại giữa hai

sự vật, hiện tượng thông qua một hoặc nhiều trung gian

Ví dụ: Nếu như động vật tuyệt chủng thì con người sẽ không còn thịt để ăn là trực tiếp, còn gián tiếp là tạo ra thảm họa sinh học toàn cầu, không chỉ khiến thực vật diệt vong theo mà còn dẫn đến thu hẹp nguồn đất sống, nguồn nước, dưỡng khí, và tạo ra phản ứng dây chuyền không thể đảo ngược

Mối liên hệ tất nhiên – ngẫu nhiên: Mối liên hệ tất nhiên là mối liên hệ khách quan, tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của con người Đây là mối liên hệ có tính quy luật, xảy ra trong mọi điều kiện nhất định Mối liên hệ ngẫu nhiên là mối liên hệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện cụ thể, có thể xảy ra hoặc không xảy ra Đây là mối liên hệ mang tính tình cờ, không có tính quy luật chặt chẽ

Ví dụ: xét một vật rơi tự do, xuất phát từ bản chất (quy luật) tương tác hấp dẫn của trái đất đối với nó, khiến cho nó nhất định rơi vào trái đất (cái tất nhiên); nhưng do điều kiện tác động của các nhân tố hợp thành môi trường rơi của nó khiến cho đường rơi của nó có thể diễn ra theo nhiều khả năng khác nhau (cái ngẫu nhiên)

Mối liên hệ bản chất – mối liên hệ không bản chất: Mối liên hệ bản chất là những tương tác, tác động biểu hiện ở bề trong sự vật Đây là những mối liên hệ có tính quy luật, ổn định và lâu dài quy định sự tồn tại

và phát triển của sự vật Mối liên hệ không bản chất là những tương tác, tác động biểu hiện ở bề ngoài không làm thay đổi bản chất của sự vật Đây là những mối liên hệ có thể thay đổi, phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể

Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa của các cảm xúc, hành động, tính cách và tư duy… còn việc màu da cụ thể của một người nào đó

là trắng, vàng hay đen…, hay công việc, nghề nghiệp của họ chỉ là hiện tượng, là vẻ bề ngoài nên là không bản chất

Mối liên hệ chủ yếu – mối liên hệ thứ yếu: Mối liên hệ chủ yếu là những mối quan hệ có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng Đây là mối liên hệ trực tiếp, cơ bản, ảnh hưởng đến sự biến đổi của sự vật, hiện tượng Mối liên hệ thứ yếu là mối liên hệ

Trang 8

bổ trợ, làm rõ thêm cho mối liên hệ chủ yếu, thường không có ảnh hưởng quyết định đến bản chất và sự phát triển của sự vật, hiện tượng Những mối liên hệ này có thể là tạm thời, không ổn định và có thể thay đổi theo điều kiện hoàn cảnh

Mối liên hệ cơ bản – mối liên hệ không cơ bản: Mối liên hệ cơ bản

là mối liên hệ có tính quyết định, phản ánh những quy luật và nguyên lý nền tảng của sự vật, hiện tượng Đây là mối liên hệ quyết định bản chất

và sự tồn tại của sự vật Mối liên hệ không cơ bản là mối liên hệ không có tính quyết định đến bản chất và sự phát triển của sự vật, hiện tượng Những mối liên hệ này thường mang tính chất phụ thuộc, tạm thời hoặc

bề ngoài

1.1 Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ phổ biến

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 2: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHÓA K23, TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRÊN CƠ SỞ NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN

2.1 Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên khóa K23, trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Tổng quan về trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng anh: Ho Chi Minh City University of Technology, HCMUT) là một trong những trường đại học hàng đầu về kỹ thuật và công nghệ tại Việt Nam, trực thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Thành lập vào năm 1957, trường đã phát triển và trở thành một

cơ sở giáo dục uy tín, đào tạo hàng nghìn kỹ sư, nhà khoa học và các chuyên gia cho các lĩnh vực công nghiệp, công nghệ, và nghiên cứu khoa học

Trang 9

Trường hiện có hai cơ sở chính: Cơ sở 1 tọa lạc tại Quận 10, TP.HCM

và Cơ sở 2 nằm ở Khu đô thị Đại học Quốc gia, tỉnh Bình Dương Trường Đại học Bách Khoa cung cấp đa dạng các chương trình đào tạo từ bậc đại học đến sau đại học trong nhiều lĩnh vực khác nhau như

kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, quản lý công nghiệp, khoa học máy tính, hóa học và môi trường, Trường có 12 Khoa/Trung tâm đào tạo, với hơn 80 chương trình đào tạo chính quy [1], bao gồm cả các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về quốc tế hóa giáo dục

Với phương châm “Sáng tạo – Tiên phong – Chất lượng”, trường không ngừng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và hợp tác quốc tế Trường Đại học Bách Khoa có mạng lưới đối tác rộng lớn với nhiều trường đại học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, tạo điều kiện cho sinh viên và giảng viên tiếp cận với những cơ hội nghiên cứu và phát triển tiên tiến

2.1.2 Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên khóa K23

Sinh viên là khái niệm dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc đại học, cao đẳng và được dùng để phân biệt với học sinh phổ thông Theo Từ điển Giáo dục học: “Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học Có thể phân loại sinh viên đại học theo những phạm trù khác nhau Sinh viên tập trung, sinh viên chính quy, sinh viên không tập trung…” 1 Theo Từ điển Tiếng Việt: Khái niệm “sinh viên” được dùng để chỉ người học ở bậc đại học 2 Theo Từ điển Hán

- Việt: “Sinh viên là người học ở bậc đại học, bao gồm hệ cao đẳng và

hệ đại học” 3 Theo Luật Giáo dục Đại học: “Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học” 4 Như vậy, có thể thấy khái niệm sinh viên được hiểu khá thống nhất và

Trang 10

thường được dùng với nghĩa phổ thông nhất là người học trong các trường cao đẳng và đại học trong và ngoài nước, đang tích cực tích lũy tri thức và kiến thức nghề để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các sinh viên thuộc hệ đại học chính quy thuộc khóa K23 trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM Hoạt động học tập được xem là hoạt động chủ đạo của sinh viên để chuẩn bị hành trang về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, giúp họ sẵn sàng bước vào môi trường lao động nghề nghiệp trong tương lai Vũ Dũng (2008) đã định nghĩa về hoạt động học tập ở đại học là “hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, hình thức, hành vi và những dạng hoạt động nhất định Trong hoạt động học tập diễn ra sự nắm bắt

có kiểm soát những cơ sở kinh nghiệm xã hội và nhận thức, trước hết dưới dạng các thao tác trí tuệ và khái niệm lý luận cơ bản” 5 Hoạt động học tập là hoạt động học diễn ra theo phương thức nhà trường – một phương thức học đặc biệt của loài người (có tổ chức, điều khiển, nội dung, trình tự v.v ) Qua hoạt động học giúp người học tiếp thu được những tri thức khoa học, những năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn Bên cạnh đó, hoạt động học tập không thể thiếu trong đó là các mối liên hệ lẫn nhau, như trong triết học đã đề rằng nguyên lý triết học là những luận điểm - định đề khái quát nhất được hình thành nhờ sự quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ người trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; rồi đến lượt mình chúng lại làm cơ sở, tiền đề cho những suy lý tiếp theo rút ra những nguyên tắc, quy luật, quy tắc, phương pháp phục vụ cho các hoạt động nhận thức

và thực tiễn của con người Và hoạt động học tập cũng như thế chúng

ta luôn học hỏi tìm tòi và phát triển chính bản thân chúng ta Vậy chung quy lại “hoạt động học tập dùng để chỉ việc học diễn ra theo

Ngày đăng: 19/12/2024, 15:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN