Là một trong ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng đi lên, hình thức xoắn ốc, và kết quả sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự
Trang 1ĐẠ I HỌC QU C GIA Ố ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH
LỚP CC01 – NHÓM 7 – HK 202
NGÀY NỘP 12/05/2021 Giảng viên hướng dẫn: An Thị Ngọc Trinh
Trang 2Lời nói đầu
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến gần Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ
mã hóa gen cùng vô vàn các ứng dụng khoa học kỹ thuật khác sẽ đặt đà tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất Mọi quốc gia trên thế giới đều đang đẩy nhanh thay đổi trong những lĩnh vực kinh tế, công nghệ và đặc biệt là giáo dục để bắt kịp xu hướng Trước những tiềm năng sáng lạng mà cuộc cách mạng này đem lại, thị trường lao động đứng trước nguy cơ của một cuộc “thanh trừng” lực lượng sản xuất, khi máy móc đang dần chiếm ưu thế hơn con người trong cuộc đua về năng suất lao động Nhân công từ khắp nơi có khả năng bị cắt giảm và thay thế bởi công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thất nghiệp là không thể tránh khỏi Sự biến hóa này đang gây áp lực lớn lên quy trình đào tạo nhân công cho xã hội, nhất là mảng giáo dục trí thức vì máy móc không thể thay thế con người trong việc sử dụng trí tuệ vào giải quyết các bài toán thực tiễn yêu cầu logic, tính sáng tạo
Trong cùng bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam, một quốc gia còn trên đà phát triển, đang gặp một thách thức vô cùng lớn về đào tạo nguồn lao động trí thức dồi dào, có năng lực tốt nhằm đẩy mạnh đòn xoay kinh tế đất nước Ấy là cải tạo năng lực tư duy phản biện còn yếu kém cho sinh viên đại học
Nên biết, tư duy phản biện là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với nghiên cứu khoa học và với các hoạt động thực tiễn Đây là kỹ năng chủ yếu đưa nhân loại tiến gần hơn với các chân
lý khoa học, giúp tìm kiếm và khẳng định tri thức mới, cải biến công cụ lao động và gián tiếp thúc đẩy kinh tế, xã hội tiến lên một tầm cao mới Cuộc cách mạng lao động 4.0 chứng kiến nhiều ứng dụng vượt bậc về khoa học, kỹ thuật ra đời Đây đều là những sản phẩm của quá trình phản biện đến thượng thừa của các bậc trí thức tiên phong giải quyết những bài toán lý thuyết và đặt cơ sở xây dựng máy móc, trang thiết bị hiện đại
Quay trở lại với bài toán cải tạo năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học Việt Nam, thực trạng chỉ ra giáo dục các cấp còn bất cập đã dẫn đến quá trình nâng cao tư duy phản biện của sinh viên đại học quốc nội còn nhiều hạn chế, khó khăn Nhận thấy thách thức trên có thể được giải quyết bằng quy luật phủ định của phủ định dưới góc nhìn triết học, nhóm 7 xin trình bày đề tài: “Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào cải thiện tư duy phản biện của sinh viên đại học”
Trang 3M ỤC LỤC
1.1 Giới thiệu 4
1.2 Một số khái niệm cơ bản 4
1.2.1. Phủ nh và ph nh bi n ch ng đị ủ đị ệ ứ 4 1.2.2 K ế thừa bi n ch ng ệ ứ 5 1.3 Quy luật ph ủ định của ph ủ định 6
1.4 Ý nghĩa phương pháp lu n ậ 7 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO C I THI Ả ỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN VI T NAM Ệ 2.1 Khái quát v tề ư duy phản biện 9
2.1.1 Khái ni m ệ 9 2.1.2 Vai trò của tư duy phản bi n ệ đối v i ớ sinh viên Việt Nam 10
2.2. Thực trạng v ề tư duy phản bi n c ệ ủa sinh viên Việt Nam 11
2.2.1. Thực trạng chung c a giáo dủ ục và đào tạo t i Viạ ệt Nam 11
2.2.2. Những k t qu ế ả đạt được trong phát triển tư duy phản bi n c a sinh viên Vi t Nam ệ ủ ệ và nguyên nhân 12
2.2.3. Những h n ch trong phát triạ ế ển năng lực tư duy phản bi n sinh viên Việ ở ệt Nam 12
2.3. Vận dụng quy lu t ph ậ ủ định của ph nh vào củ đị ải thiện tư duy phản bi n c ệ ủa sinh viên Vi t Nam 16 ệ 2.3.1 Nhóm giải pháp của nhà nước trong việc đổi mới giáo dục sang hướng phát triển con người khai phóng với tư duy phản biện 16
2.3.2. Nhóm giải pháp cho cá nhân sinh viên trong cải thiện tư duy phản biện 17
K T LU N Ế Ậ 21
TƯ LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 4CHƯƠNG 1 QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
1.1 Giới thiệu
Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp đi lặp lại của các hiện tượng, gọi là quy
luật Trải qua tìm tòi và nghiên cứu, các nhà triết học xưa đã đúc kết lại ba quy luật cơ bản
nhất của phép biện chứng duy vật Đó là quy luật lượng chất, quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, và quy luật phủ định của phủ định
Là một trong ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoắn ốc), và kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi và tính kế thừa trong sự phát triển; nghĩa là sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật cũ,
nó phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Nội dung quy luật được thể hiện qua các khái niệm và các mối quan hệ sau
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Phủ định và phủ định biện chứng
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh, phát triển và
diệt vong Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới Sự thay thế đó được gọi là phủ định Trong triết học có hai quan điểm chính về phủ định: phủ định siêu hình và phủ định biện chứng Phủ định siêu hình là sự can thiệp từ những lực lượng bên ngoài dẫn tới sự thủ tiêu, chấm
dứt sự phát triển của nó
Ví dụ: Khi ta giết một con vật khi đó ta sẽ xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của nó Trong khi đó, phủ định biện chứng là sự tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng;
là “mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ và
hoàn thiện hơn so với sự vật, hiện tượng cũ Phủ định biện chứng có các tính chất sau:
● Tính khách quan: sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra
● Tính kế thừa: loại bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật hiện, tượng cũ còn phù hợp để đưa vào sự vật, hiện tượng mới
● Tính phổ biến: diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
Trang 5● Tính đa dạng: nội dung và hình thức đa dạng, phong phú
Dễ thấy, sự phát triển của sự vật hiện tượng đi theo hình xoáy ốc Sau khi trải qua một vài (ít nhất là hai) lần phủ định, chu kỳ phát triển của sự vật kết thúc (ví dụ: trứng - tằm - ngài - nhộng - trứng), nhường chỗ cho sự vật mới với những đặc tính tích cực của sự vật cũ Với đặc điểm này, phủ định biện chứng không chỉ khắc phục hạn chế của sự vật, hiện tượng cũ; mà còn
là sự liên kết giữa cái cũ với cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, giữa sự khẳng định với sự phủ
định, quá khứ với hiện thực Mối liên kết này còn được gọi là kế thừa biện chứng
1.2.2 Kế thừa biện chứng
Kế thừa biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự vật, hiện tượng mới ra đời vẫn giữ lại có
chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp để chuyển sang chúng; loại bỏ các yếu tố không còn thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ Đặc điểm của kế thừa biện chứng là duy trì các yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định dưới dạng vượt bỏ, các yếu tố còn lại sẽ được cải tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới Giá trị của sự kế thừa biện chứng chịu sự quy định của yếu tố phù hợp được kế thừa; do vậy, việc giữ lại các yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định làm cho sự vật, hiện tượng mới có chất giàu có hơn, phát triển hơn, tiến bộ
hơn Kế thừa biện chứng đối lập với kế thừa siêu hình - là việc đối tượng giữ lại nguyên si
những gì nó đã có ở giai đoạn phát triển trước, không tự rũ bỏ những yếu tố đã tỏ ra lạc hậu, hết thời, không còn phù hợp, thậm chí còn ngáng đường, ngăn cản sự phát triển tiếp theo của chính nó, của đối tượng mới
Ví dụ:
- Kế thừa biện chứng: Sự kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của người
Việt như tinh thần yêu nước, đoàn kết, hiếu học, và loại bỏ những hủ tục, định kiến lạc hậu như mê tín, trọng nam khinh nữ, …
- Kế thừa siêu hình: Sự phát triển không ngừng của móng lừa khiến chúng gặp trở ngại
trong di chuyển
Kế thừa biện chứng đảm bảo mối dây liên hệ thông suốt bền chặt giữa đối tượng mới với đối tượng cũ, giữa nó với quá khứ của chính nó Trong trường hợp này những yếu tố còn phù hợp với đối tượng mới từ đối tượng cũ nhưng vẫn cần phải chịu sự cải tạo mạnh mẽ cho phù hợp với bản chất mà đối tượng mới đang tạo lập và những yếu tố mới hẳn đang được đối tượng
Trang 6mới ra sức xây dựng, bổ sung, là nội dung của khâu trung gian, của cái trung giới (Hegel), của
bước chuyển, của sự quá độ từ cũ sang mới
Do vậy, đường xoáy ốc là khái niệm dùng để chỉ sự vận động của những nội dung mang tính kế thừa có trong sự vật, hiện tượng mới nên không thể đi theo đường thẳng, mà diễn ra theo đường tròn không nằm trên một mặt phẳng tựa như đường xoáy trôn ốc Đường xoáy ốc
là hình thức diễn đạt rõ nhất đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng ở tính kế thừa qua khâu trung gian, tính lặp lại, nhưng không quay lại và tính tiến lên của sự phát triển
1.3 Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật, hiện tượng là do mâu thuẫn bên trong chúng quy định Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hóa giữa những mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó, phủ định lần hai dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng cũ, nhưng cũng đã mang không ít nội dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó Kết quả là, về hình thức, sự vật, hiện tượng mới (ra đời do phủ định của phủ định) sẽ lại trở về với sự vật, hiện tượng xuất phát (chưa bị phủ định lần nào), nhưng về nội dung, không phải trở lại chúng giống y như cũ, mà chỉ là dường như lặp lại chúng, bởi đã trên cơ sở cao hơn
Ví dụ: Từ xe đạp sang xe hơi sang xe gắn máy:
• Phủ định lần 1: hoàn toàn thay đổi cấu trúc của xe đạp, chuyển từ sức người sang động
cơ, di chuyển được xa hơn và nhanh hơn nhưng cồng kềnh, tốn nhiều không gian
• Phủ định lần 2: quay về lại cấu trúc nhỏ gọn ban đầu của xe đạp nhưng vẫn giữa lại những ưu thế của xe hơi
Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển vì chỉ thông qua phủ định của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ định của phủ định mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển, đồng thời lại tạo ra điểm xuất phát của chu kỳ phát triển tiếp theo Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ phát triển có thể nhiều hơn hai, tùy theo tính chất của quá trình phát triển cụ thể, nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, hoàn thành một chu kỳ phát triển Mỗi lần phủ định biện chứng thực hiện xong sẽ mang thêm những yếu tố tích cực mới; do vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không ngừng của
Trang 7sự vật, hiện tượng Do có kế thừa nên phủ định biện chứng không phải phủ định sạch trơn, không loại bỏ các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ, mà là điều kiện cho sự phát triển, duy trì,
và gìn giữ, lặp lại một số yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng mới sau khi đã được chọn lọc, cải tạo cho phù hợp và do vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng có quỹ đạo tiến lên như đường xoáy ốc
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái phủ định và cái bị phủ định; do có kế thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn mà là điều kiện cho sự phát triển, nó lưu giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm chủ yếu của cái ban đầu trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn theo đường thẳng, mà theo đường xoáy trôn ốc
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng;
sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi đã trải qua các mắt xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển
Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng đắn xu hướng của sự phát triển, quá trình phát
triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, đó là quá trình diễn
ra quanh co, phức tạp, không hề đều đặn, không thẳng tắp, không va vấp, không có những bước thụt lùi Điều này giúp ta tránh được cái nhìn nhận một chiều, đơn điệu trong việc nhận thức sự phát triển của các sự vật , hiện tượng xã hội Trái lại với xu hướng này là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận (V.I Lênin)
Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra đời phù hợp
với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển Trong giới tự nhiên hiện tượng mới sẽ phát triển một cách tự phát, còn trong xã hội cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con người
Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trong thời gian nào
đó, sự vật, hiện tượng cũ sẽ mạnh hơn Chính vì vậy, con người cần ủng hộ và bảo vệ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp theo quy luật; biết kế thừa có chọn lọc hợp
lý những yếu tố tích cực, những tinh hoa của của sự vật, hiện tượng cũ và cải tạo cái cũ sao cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới; tránh thái độ bác
Trang 8bỏ và phủ định sạch trơn tất cả những phát triển trước đó; cũng như loại bỏ thái độ bảo thủ, khư khư giữ lại những hủ tục lỗi thời, lạc hậu làm cản trở sự phát triển của xã hội.
Trang 9CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO CẢI THIỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM 2.1 Khái quát về tư duy phản biện
Center for Critical Thinking có viết: “Tư duy phản biện là khả năng nghĩ về cách nghĩ của mình theo hướng: 1 kết quả là sự nhận thức được những điểm mạnh và yếu, 2 xây dựng lại - -
tư duy theo dạng hoàn chỉnh hơn.”2
Từ những cách hiểu trên, có thể khái quát lại: tư duy phản biện là khả năng phân tích và đánh giá vấn đề một cách đa chiều nhằm làm sáng tỏ và khẳng định tính chính xác của vấn đề được đưa ra Nó bao gồm suy nghĩ độc lập và suy nghĩ phản chiếu
Tư duy phản biện không chỉ đơn giản là ghi nhớ vấn đề Người có trí nhớ tốt chưa hẳn đã
có tư duy phản biện tốt Phản biện nằm ở cấp độ cao hơn ghi nhớ bởi nó yêu cầu phải hiểu rõ mối liên hệ biện chứng giữa các thông tin với nhau nhằm:
● Nhận dạng, phát triển, và đánh giá lập luận
● Tìm ra chỗ thiếu nhất quán trong lập luận
Trang 10phản biện đóng vai trò xây dựng cao trong việc phân loại và phối hợp các lập luận đúng đắn,
từ đó giúp bổ sung kiến thức, củng cố quan điểm, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề
2.1.2 Vai trò của tư duy phản biện đối với sinh viên Việt Nam
Bởi người ta cần lý trí và khả năng suy nghĩ thấu đáo ở mọi lĩnh vực, ngành nghề, tư duy phản biện vẫn luôn là một trong những kỹ năng cơ bản mỗi cá nhân sinh viên cần hun đúc trên con đường thành nhân, thành danh:
● Tư duy phản biện cải thiện các kỹ năng thuyết trình và ngôn ngữ Suy nghĩ rõ ràng và
có hệ thống có thể cải thiện cách diễn đạt ý tưởng Đối với phân tích cấu trúc logic của văn bản, tư duy phản biện cũng hỗ trợ khả năng đọc hiểu
● Tư duy phản biện thúc đẩy sáng tạo Tìm ra giải pháp sáng tạo cho một vấn đề không chỉ cần đến các ý tưởng mới Bản thân các ý tưởng mới này cũng bắt buộc phải hữu ích
và liên quan đến vấn đề đang cần được giải quyết Tư duy phản biện đóng vai trò cốt lõi trong việc đánh giá các ý tưởng mới, lựa chọn những ý tưởng tốt nhất và điều chỉnh chúng nếu cần thiết
● Tư duy phản biện giúp nhận dạng rõ giá trị bản thân và tỉnh táo khi ra quyết định Môi trường sư phạm bậc cao như đại học đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng phản biện vì đây là cửa ngõ đưa hàng triệu lao động mỗi năm vào thị trường nhằm phát triển nền kinh tế tri thức còn non trẻ Nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tư duy phản biệt càng phát huy giá trị của nó khi nhu cầu vận dụng trí óc và khả năng phân tích thông tin vào giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ ngày càng tăng cao Vào tháng 1 năm 2016, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã công bố bản báo cáo “Tương lai của các nghề nghiệp”, trong đó có đề cập:
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (bao gồm sự phát triển trong các lĩnh vực rời rạc trước đây như trí thông minh nhân tạo và học máy, robot, công nghệ nano, in 3D,
di truyền và công nghệ sinh học) sẽ gây ra một sự đổ vỡ trên quymô lớn không chỉ với các mô hình kinh doanh mà còn là lực lượng lao động trong 5 năm tới, với những thay
Trang 11đổi to lớn được dự đoán là liên quan đến các bộ kỹ năng cần thiết để phát triển trong bối cảnh mới.” 3
Ở Việt Nam, tư duy phản biện là kỹ năng đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách các kỹ năng cần chú trọng
2.2 Thực trạng về tư duy phản biện của sinh viên Việt Nam
2.2.1 Thực trạng chung của giáo dục và đào tạo tại Việt Nam
Giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các
3 Global Challenge Insight Report: The Future of Jobs - Employment, Skills, Workforce Strategy for the Fourth Industrial Revolution, Tháng 1 2016, World Economics Report, tr 11