Bởi vì em nghĩ cái gì xảy ra cũng có lí do cả, chính vì thế mà quy luật mâu thuẫn sẽ là một trong những chìa khóa hữu ích để em có thể sử dụng để mở dần các cánh cửa của các mặt đối lập,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN TRIẾẾT H C Ọ
QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀ SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BẢN THÂN
HỌ VÀ TÊN:
MSSV:
LỚP:
GIẢNG VIÊN:
Trang 2BÀI LÀM
I LÍ DO BẢN THÂN EM CHỌN “CHỦ ĐỂ 2: QUY LUẬT MÂU THUẪN
VÀ SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BẢN THÂN” đó chính là bởi vì:
1 Thứ nhất, trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta, cho dù bạn là người thuộc độ tuổi nào, tầng lớp nào, nghề nghiệp nào, mối quan hệ nào đi chăng nữa thì trong quá trình sống, học tập trải nghiệm và làm việc thì cũng sẽ không thể tránh khỏi những mâu thuẫn Những mẫu thuẫn ấy có thể xảy ra giữa người với người, giữa người với vật, giữa vật với vật, hay thậm chí là giữa bản thân chúng
ta với chính bản thân mình
2 Thứ hai, với kiến thức từ quy luật mâu thuẫn, bản thân em có thể áp dụng nó
để xem xét, áp dụng, hiểu bản thân mình và các sự vật, mối quan hệ xung quanh mình hơn Bởi vì em nghĩ cái gì xảy ra cũng có lí do cả, chính vì thế mà quy luật mâu thuẫn sẽ là một trong những chìa khóa hữu ích để em có thể sử dụng để mở dần các cánh cửa của các mặt đối lập, mâu thuẫn trong thực tiễn từ đó mở rộng nhận thức của bản thân hơn
3 Thứ ba, trong quá trình vận động và phát triển của xã hội thì việc xã hội sẽ không ngừng phát triển và thay đổi Chính vì thế để có thể giải thích được nguyên nhân do đâu lại dẫn đến sự hình thành của xã hội mới này? Tại vì sao xã hội cũ lại biến mất? Tại sao nền văn minh của con người giữa các quốc gia lại khác nhau? Tại sao lại có sự thay đổi chuyển tiếp từ xã hội Phong kiến dần nên
xã hội chủ nghĩa? Hay chỉ đơn giản tại sao chúng ta phải học tập, làm việc? Chính vì thế mà em nghĩ việc am hiểu về quy luật mâu thuẫn sẽ giúp ích cho chúng ta trong việc trả lời các câu hỏi trên
Tóm lại, vì những lí do trên nên em quyết định chọn chủ để 2 này và khai thác nó
Trang 3II CÁC KHÁI NIỆM:
1 Mặt đối lập:
- Khái niệm: Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ các mặt có những đặc điểm,
những thuộc tính, những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại khách quan
Những mặt đối lập này không phải lúc nào cũng một cái có lợi – một cái có hại,
mà cũng có thể là cả hai cùng có lợi và cả hai đều có hại Nhờ có những mặt đối lập này đã góp phần mở rộng, tạo sự phong phú cho thế giới quan của con người, các phương diện trong cuộc sống Sự đa dạng phong phú của tự nhiên, sinh vật và hiện tượng
Các mặt đối lập luôn đồng hành cùng nhau trong mọi mặt của thực tiễn cuộc sống, có thể vô hình (thiện và ác, yêu và ghét) hay có thể là hữu hình (sự đối lập giữa màu đen và trắng, vực sâu và núi cao) Chúng tồn tại cùng nhau để làm rõ bản chất của nhau
VÍ DỤ: trong mỗi con người đều có mặt đối lập sinh học như hoạt động
ăn, cung cấp năng lượng và hoạt động bài tiết, tiêu hao năng lượng Bất kì nam châm nào thì đều sẽ có hai cực Bắc và cực Nam đối lập nhau Trong xã hội, có người rất tin vào tâm linh còn có người thì lại không tin vào tâm linh
2 Thống nhất:
- Khái niệm: sự thống nhất giữa cái mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng, và được thể hiện ở việc:
+ Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia
+ Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn
Trang 4+ Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau Do sự đồng nhất này mà trong nhiều trường hợp, khi mẫu thuẫn xuất hiện và tác động ở điều kiện phù hợp, các mặt đối lập chuyển hóa vào nhau Đồng nhất không tách với sự khác nhau, với
sự đối lập, bởi mỗi sự vật hiện tượng vừa là bản thân nó, vừa là sự vật, hiện tượng đối lập với nó nên trong đồng nhất đã bao hàm sự khác nhau, đối lập
VÍ DỤ: Hai cực của Nam châm đối lập nhau nhưng về bản chất chúng đều tạo ra từ trường, và đều có thể hút được đinh sắt, kim loại
3 Đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Khái niệm: đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau, thống nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn
- Mở rộng: So với đấu tranh giữa các mặt đối lập thì thống nhất giữa chúng có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện, nghĩa là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng; còn đấu tranh có tính tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối của chúng dẫn đến sự chuyển hóa về chất của chúng Tính tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự thân vận động, phát triển diễn ra không ngừng của sự vật, hiện tượng Về vấn đề này,
khi chú ý nhiều hơn đến tính tuyệt đối của đấu tranh, V.I Lênin đã viết: “Sự
phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
* Sự khác nhau của đấu tranh và thống nhất:
- Thống nhất có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện
- Là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng
Trang 5- Còn đấu tranh có tính tuyệt đối, là đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối của chúng dãn đến sự chuyển hóa về chất của chúng
Hình thức đấu tranh các mặt đối lập vô cùng phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh và các mặt đối lập, tính chất
VÍ DỤ: sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội Phong kiến, Sự đấu tranh giữa tự do và bị đô hộ của đất nước Việt Nam; sự đấu tranh cho công bằng lao động giữa giới nam và giới nữ; sự đấu tranh vì công lý của pháp luật giữa tội phạm và người bị hại;…
4 Mâu thuẫn:
- Khái niệm: Theo quan điểm siêu hình, mâu thuẫn là cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập Nhân tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là mặt đối lập
→ Mâu thuẫn là 2 mặt đối lập thống nhất với nhau
- Mâu thuẫn vẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và vô cùng
đa dạng Sự đa dạng đó phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt đối lập, vào điều kiện mà trong đó sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập triển khai, vào trình độ
tổ chức của sự vật, hiện tượng mà trong đó mâu thuẫn tồn tại Mỗi loại mâu thuẫn có đặc điểm riêng và có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng
VÍ DỤ: người tốt và người xấu; rộng lượng và tham lam; trong toán học
có số âm và số dương;…
5 Phân loại mâu thuẫn:
Trang 6- Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng:
+ Mâu thuẫn cơ bản: tác động trong suất quá trình tồn tại của sự vật, hiện
tượng; quy định bản chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu vong
+ Mâu thuẫn không cơ bản: đặc trưng cho một phương tiện nào đó, chỉ quy
định sự vận động, phát triển của một hay một sô mặt của sự vật, hiện tượng và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng:
+ Mâu thuẫn chủ yếu: luôn chủ yếu nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển
của sự vật, hiện tượng, có tác dụng dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó của quá trình phát triển
VÍ DỤ: ở nước ta giai đoạn 1940-1943 mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam đối với thực dân Pháp
+ Mâu thuẫn thứ yếu: là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định trong sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng
VÍ DỤ: Nước ta giai đoạn 1940-1943 mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân
→ Ranh giới giữa mâu thu ẫ n chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu chỉ là tương đối, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể
- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng:
+ Mâu thuẫn bên trong : là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng
đối lập nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng Vai trò quy định trực tiếp quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Trang 7VÍ DỤ: chẳng hạn như trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong chế độ tư bản; mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sinh vật
+ Mâu thuẫn bên ngoài : xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
với nhau, tuy cũng ảnh hưởng đén sự tồn tại và phát triển của chúng, nhưng phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng
VÍ DỤ: Mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong ASEAN; mâu thuẫn giữa động vật và thực vật với môi trường; mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau; mâu thuẫn giữa các tôn giáo, mâu thuẫn giữa các tiền tệ,…
→ Các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu đều là những mâu thuẫn giữa các mặt, các
bộ phận, yếu tố bên trong trong cấu thành sự vật, hiện tượng nên có thể gọi chúng là mâu thuẫn bên trong Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối.s
- Căn cứ vào tính chất lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối quan hệ giữa các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định:
+ Mâu thuẫn đối kháng : là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người và lực
lượng, xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được
VÍ DỤ: chẳng hạn như mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giữa vô sản với tư sản, giữa dân tộc bị xâm lược với bọn đi xâm lược
Trang 8+ Mâu thuẫn không đối kháng : là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người
và lực lượng, xu hướng xã hội, Có lợi ích cơ không đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời
VÍ DỤ: Mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa công nhân với thợ thủ công; giữa thành thị và nông thôn,…
- Ví dụ về mâu thuẫn: nhân vật phản diện và nhân vật chính diện trong một bộ phim hoặc một tác phẩm văn học Mối quan hệ xã hội bao gồm lối sống có văn hóa và vô văn hóa Mối liên hệ thống nhất, đấu tranh giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sinh vật Sản xuất vào tiêu dùng trong hoạt động kinh tế - xã hội Chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển nhận thức
Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mẫu thuẫn trong bản thân mình; sự thống và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của
sự vân động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới
- Vị trí của quy luật: là “hạt nhân” của phép biện chứng chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên,
xã hội và tư duy
6 Tính chất mâu thuẫn:
- Tính khách quan: mâu thuẫn là cái vốn có của bản thân các sự vật, hiện tượng, không phải đem từ bên ngoài vào
VÍ DỤ: trong con người bất kỳ đều chứa đựng những yếu tố của các mặt đối lập giữa thiện và ác; giữa thông minh và ngu dốt; đẹp và xấu; dũng cảm và hèn nhát; hi sinh và ích kỉ; trung thực và giả dối; tích cực và tiêu cực; siêng năng và lười biếng; trách nhiệm và vô tâm; lí trí và cảm xúc; yêu thương và thù ghét; bạn
Trang 9bè và kẻ thù; khách quan và chủ quan; đa diện hay phiến diện; cảm thông và ghét bỏ;…
- Tính phổ biến: mâu thuẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
VÍ DỤ: mâu thuẫn cơ học: mâu thuẫn giữa lực và phản lực trong tương tác vật thể; mâu thuẫn vật lý: mâu thuẫn giữa lực đẩy là lực hút giữa các hạt, các phân tử, các vật thể; mâu thuẫn sinh học: mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa, di truyền và biến dị, trong hoạt động sống của sinh vật,…
- Tính đa dạng, phong phú: mâu thuẫn có nhiều dạng, nhiều loại khác nhau, mỗi loại mâu thuẫn có những tính chất, vai trò khác nhau đối với sự vật
VÍ DỤ: mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể có các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa cá nhân đó với tự nhiên bên ngoài, mâu thuẫn giữa cá nhân đó với các cá nhân khác trong gia đình và xã hội trên phương diện tình cảm, nhận thức, kinh
tế, chính trị, văn hóa, và ngay trong nội tại bên trong của chính cá nhân đó cũng
có các mâu thuẫn về phượng diện tư duy, đạo đức, nhu cầu, hiểu biết, kiến thức
về mọi mặt của cuộc sống xung quanh cá nhân đó
7 Nội dung quy luật mâu thuẫn:
- Nội dung: Mâu thuẫn biện chứng là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện chứng được tồn tại một cách khách quan, phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên Trong mâu thuẫn biện chứng tư duy có sự phản ánh mâu thuẫn đối với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức
Mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đụng những khuynh hướng, mặt đối lập, từ
đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng Sự thống nhất và đấu tranh
từ các mặt đối lập tạo ra xung lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn tới mất
đi cái cũ thay thế bởi cái mới
Trang 10Tóm lại,Trong quá trình vận động và phát triển thì không tránh khỏi sự mâu thuẫn, chính vì nhờ những mâu thuẫn đó mà từ một xã hội cũ dần dần đã rủ bỏ
đi bộ mặt cũ, bỏ đi cái lạc hậu, lỗi thời tạo nên một xã hội mới tiến bộ và phát triển hơn
8 Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào sự phát triển của bản thân:
Mỗi cá thể, mỗi người đều có quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau, không phải trong mọi trường hợp hoàn cảnh chúng ta đều đồng quan điểm hay có biện pháp, cách giải quyết giống nhau Vì vậy khi thấy có sự mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn trong chính bản thân mình: điều em hiểu ra được khi thấy bản thân mình có sự mâu thuẫn đó chính là em sẽ không làm gì cả, tìm một nơi thật yên tĩnh và ngồi một chỗ, đây là lúc em tự vấn đáp bản thân mình Nghe qua thì có hơi lạ nhưng nó rất hiệu quả Tự hỏi bản thân mình là cách mà bản thân em thấy hiệu quả nhất để phát triển tư duy cũng như thế giới quan của bản thân về sự vật, hiện tượng
VÍ DỤ: như khi em bị điểm kém vì một bài kiểm tra hay kì thi thì đây là lúc bản thân xẩy ra mâu thuẫn Tại sao lại như vậy? Đây là lúc em phải tự ngồi xuống nhìn nhận lại bản thân mình Em đặt ra vô số câu hỏi cho bản thân như:
Em có thực sự cố gắng chưa? Em có dành nhiều thời gian với môn học này chưa? Em đã có tìm hiểu bài và học bài kĩ chưa? Thì khi đó là lúc em nhận ra bản thân em đã không làm được, em chưa cố gắng, em còn sự xao nhãn, còn lướt mạng xã hội quá nhiều, mà cái cần ưu tiên và quan trọng hơn là việc học bài
và ôn tập cho bài kiểm tra Qua nhiều lần tự hỏi và phê bình bản thân em đã thấy được mặt hạn chế cũng như mâu thuẫn của bản thân (muốn điểm cao nhưng lại lười biếng) vì thế mà em có động lực, có cái để sửa sai và rút kinh nghiệm trong những bài kiểm tra sau
Trang 11- Mâu thuẫn giữa bản thân với người khác: khi cả hai người bất đồng quan điểm
và có những ý kiến trái nhau
VÍ DỤ: Em đã từng xảy ra mâu thuẫn với người khác Ở trường hợp đó, nếu như cả hai đều không hạ cái tôi xuống thì sẽ xảy ra cãi nhau to tiếng, dùng những lời lẽ không hay, thậm chí là nhục mạ Vì thế nhờ quy luật mâu thuẫn mà
tư duy bên trong em có sự khác hơn Khi mâu thuẫn điều đầu tiên cần có chính
là sự bình tĩnh, vì thế mà em tập bản thân trở nên bình tĩnh trong mọi trường hợp, bắt đầu tôn trọng ý kiến cá nhân của nhau, ngồi lại cùng nhau xem xét cái đúng cái sai của từng người rồi chọn lọc ra những cái tốt và hợp lí rồi cùng đi đến hướng giải quyết chung
Mâu thuẫn là thứ có thể giúp ta trưởng thành vì thế mà ta nên giải quyết mâu thuẫn ngay từ đầu, không nên bỏ qua mâu thuẫn Phải giải quyết và xem xét nó một cách triệt để nhất để có thể rút kinh nghiệm Em nghĩ chúng ta sẽ trưởng thành hơn sau những lần vấp ngã, và biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn Tùy theo từng mâu thuẫn mà sẽ có hướng giải quyết khác nhau Không phải lúc nào cũng nhịn, để cho qua mâu thuẫn, không phải cứ im lặng là mâu thuẫn sẽ được giải quyết mà phải tìm cách khắc phục phù hợp Mâu thuẫn sẽ dần lớn lên nếu không được giải quyết phù hợp
VÍ DỤ: khi em thấy mình mệt mõi vì việc học thì em sẽ nghỉ ngơi, nhưng nếu em mệt mõi vì chơi game quá nhiều thì em sẽ phạt bản thân mình Dấu hiệu để nhận biết một mâu thuẫn là khi ta cảm thấy có chịu, nóng nảy, giận
dữ, hay mệt mỏi vì một vấn đề gì đó Mâu thuẫn phải được giải quyết từ nhiều gốc độ như xem xét với khó khăn này thì mình và ba mẹ sẽ giải quyết khác nhau như thế nào, từ đó có thể chọn ra hướng khắc phục an toàn nhất
Khi bản thân em gặp phải mâu thuẫn em sẽ giữ bình tĩnh, im lặng và nói khi cần thiết, tôn trọng quan điểm của nhau, nhìn nhận mâu thuẫn từ nhiều gốc độ (gia