1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng quy luật vào việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển bản thân

8 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Triết học, với đặc trưng trừu tượng hóa, khái quát hóa các tri thức khoa học cụ thể về con người, để nghiên cứu con người về mặt thế giới quan, hệ tư tưởng, lối sống… Bằng cách này hay c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP



TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN

Đề tài: PHÂN TÍCH BIỆN CHỨNG QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ

Ý THỨC TỪ ĐÓ VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN RÚT RA QUAN HỆ BIỆN CHỨNG ĐÓ VÀO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢT VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Giảng viên: NGÔ QUANG HUY Sinh viên thực hiện: GÍAPTHỊ VÂN ANH Lớp: V123CT2KN1 MSSV: 8723298001

TP.HCM, ngày… tháng … năm …

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG ……… CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT

1 Phân tích biện chứng quan hệ giữa vật chất và ý thức

1.1 Vật chất

1.2 Ý thức

 1.2.1 Nguồn gốc của ý thức

 1.2.2 Bản chất của ý thức

 1.2.3 Kết cấu của ý thức

1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

1.4 Ýnghĩa phương pháp luận

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN.

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật và hiện tượng phong phú và đa dạng Nhưng dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực: vật chất và ý thức Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đế về mối quan hệ giữa vật chất

và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác - Lênin là đúng và đầy đủ đó là: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất

Con người là một khách thể hết sức phong phú được rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu như sinh vật học, nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học, y học, triết học… Mỗi khoa học có cách tiếp cận và phương pháp giải quyết khác nhau về vần đề con người Các khoa học cụ thể nhận thức con người ở những mặt, những khía cạnh riêng biệt, cụ thể Triết học, với đặc trưng trừu tượng hóa, khái quát hóa các tri thức khoa học cụ thể

về con người, để nghiên cứu con người về mặt thế giới quan, hệ tư tưởng, lối sống… Bằng cách này hay cách khác, triết học bao giờ cũng phải giải đáp những vấn đề chung nhất của con người như : Bản chất của con người ? Vị thế của con người như thế nào trong thế giới : Tự nhiên và lịch sử hoạt động phát triển của con người ? Ý nghĩa cuộc sống của con người là gì ? Thực chất, đó là sự phản tư, là đặc trưng của tư duy triết học : Con người lấy chính bản thân mình làm đối tượng nhận thức Từ góc độ triết học, con người được nghiên cứu trên cả hai bình diện : Bản thể luận và nhận thức luận Triết học Mác ra đời đã khắc phục tính chất trừu tượng, duy tâm, siêu hình trong quan niệm bản chất con người với cách tiếp cận mới.Hoàn toàn khác so với các tư tưởng triết học cổ điển

Các Mác đã đưa ra một luận đề nổi tiếng : “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

Từ tiếp cận con người hiện thực, triết học Mác đã chỉ ra rằng con người là một chỉnh thể sinh vật – xã hội, là thực thể song trùng tự nhiên – xã hội.

1

Trang 4

CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT

1 Phân tích biện chứng quan hệ giữa vật chất và ý thức

1.1 Vật chất là gì?

Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người đem lại cho con người trong cảm giác và được chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác

 Quan niệm về vật chất trước Mác: các nhà duy vật cổ đại hiểu vật chất dưới dạng cảm tính và quy vật chất thành một vật cụ thể cố định

Ví dụ: Triết học ấn Độ cổ đại - Phái Charơ và coi cơ sở đầu tiên là đất, nước, lửa và không khí

 Điểm Tốt :Vật chất được coi là thực thể cơ sở đầu tiên ban đầu của các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy vật coi ý thức có trước

 Hạn chế: Sự đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất với những thuộc tính của vật chất làm căn cứ để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng chống lại chủ nghĩa duy vật bảo vệ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy tâm cho rằng "Vật chất là cái tiêu tan"

 Quan niệm về vật chất Sau Mác: Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường Nghĩa là đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa Nghĩa là tất cả những gì bên ngoài độc lập với ý thức con người đều là vật chất

Như vậy, tất cả những gì bên ngoài, độc lập với ý thức con người đều là thực tại khách quan Con người biết được qua cảm giác: Điều đó có nghĩa là vật chất có trước, cảm giác có sau

1.2 Ý thức là gì?

1.2.1 Nguồn gốc của ý thức.

Ý thức có hai nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

 Nguồn gốc tư nhiên của ý thức : gồm bộ óc con ngừơi và tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người tạo nên hiện tại phản ánh năng động, sáng tạo

 Con người là kết quả phát triển lâu dài của tự nhiên Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc

 Sự Tiến hóa của các hình thức phản ánh phụ thuộc vào những cấp độ phát

Trang 5

 Nguồn gốc xã hội của ý thức: của ý thức là lao động và ngôn ngữ hai yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề của sự ra đời ý thức

 Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác dộng vào tới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người điều tiết sự trao đổi của vật chất giữa con người và tự nhiên

Như vậy ,sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan thông qua quá trình lao động

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý

thức Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện

 Ngôn ngữ gồm 2 bộ phận: vỏ ngôn ngữ là vật chất, ruột ngôn ngữ là ý thức

1.2.2 Bản chất của ý thức:

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan 1 cách năng động, sáng tạo của bộ óc con người

 Tính chất năng động, sáng tạo: của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng và xử lý thông tin Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại

 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan ý thức xem xét sự vật:

hiện tượng thông qua lăng kính chủ quan con người vì vậy đôi khi phản ánh sai lệch sự vật hiện tượng Theo C.Mác, “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó

 Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn ý thức sinh ra và phát triển Với tính năng động,

ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội

1.2.3 Bản chất của ý thức:

Ý thức có kết cấu vô cùng phức tạp: gồm 3 kết cấu hợp thành :

Trí thức: là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình

nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ

Tình cảm: là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ

Ý chí: là động lực của mỗi con người nhằm vượt qua những khó khăn trong quá

trình thực hiện mục đích của nó

1

Trang 6

Ví dụ: Ngày trước con người sử dụng cày cuốc để cày ruộng, đào mương Nhưng

ngày năng con ngừoi đã biết tang năng suất lao động đưa máy móc vào hoạt động để tạo ra năng suất cao

Các yếu tố tri thức là yếu tố quan trọng nhất vì tri thức là phương pháp tồn tại của ý thức.

1.3 Quan hệ biện chứng của vật chất và ý thức

 Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau: Vật chất là nguồn gốc của ý thức

và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người

 Vật chất quyết định nội dung và mọi sự biến đổi của ý thức

 Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử

xã hội Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn

Sinh ra và quyết định

1.4 Ý nghĩa của phương pháp luận

 Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy, con người phải tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình

 Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật

 Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người

 Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực

và không bỏ cuộc giữa chừng

VẬT

CHẤT

Ý THỨC

Trang 7

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN.

 Từ quy luật với vai trò hiện tại của bản thân là một sinh viên trường đại học UEH, em nhận thức và hoạt động của bản thân xuất phát từ thực tế khách quan Bản thân nhận thức được điều kiện thực tiễn ảnh hưởng đến học tập cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan áp dụng nó vào bản thư như sau:

 Học hỏi cố gắng trao dòi bản thân trước những giờ học chủ động xem trước giáo trình của bài học hôm đó nghiên cứu đánh dấu những chỗ chưa hiểu Trong giờ học nghiêm túc lắng nghe, Sau mỗi giờ học tìm kím bài tập , tài liệu them

để trao dòi kiến thức bản than Ngoài giờ học trên lớp để phát triển hơn về mặt ngôn ngữ , tự tin dứng trước đám đông tôi cũng tích cực tham gia các chương trình ngoại khóa, các phong trào tổ chức xã hội giúp bản than biết thêm nhiều kiến thức hơn ngoài nhà trường

 Không chỉ bồi dưỡng kiến thức học tập, tôi còn rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mình qua Tham gia hoạt động tình nguyện vì những hoàn cảnh khó khăn, đọc sách, tập yoga tham gia các hoặt động nhóm trao đổi thảo luận

 Tiếp thu các ý kiến mới, không để bản thân thụ động , bảo thủ không chủ quan trước mọi tình huống

 Biết lắng nghe những đóng góp tích cực của mọi người về bản thân Những điểm còn yếu kém cố gắng học hỏi và trao dồi học tập và kĩ năng mềm của bản thân mỗi ngày Không để bản thân tục lại về phía sau

Trong các đợt thực tập tiếp theo tại Công Ty… tôi sẽ tiếp thu những kiến thức anh chị đi trước truyền đạt, những gì không hiểu hay còn vướng mắt tôi sẽ hỏi lại và tích lũy kiến thức cho bản thân Ngôn ngữ giao tiếp với mọi người một cách hòa đồng thân thiện với mọi người giúp phát triển bản thân trong học tập và công việc Cố gắng vượt qua những khó khăn gặt hái tấm bằng mà mình mong muốn

LỜI CẢM ƠN

1

Trang 8

Năm đầu đại học chắc chắn vẫn em vẫn còn nhiều sự thiếu sot và chưa hiểu biết trong quá trình học tập song em lại nhậ được rất nhiều kiến thức từ thầy Em xin chân thành cảm ơn sự tâm huyết của trong dạy học của thầy cô khi có những góp ý thẳng thắn trong quá trình thuyết trình, chuẩn bị bài của em nói riêng và các bạn trong lớp nói chung Để hoàn thành đươch bài tiểu luận này cảm ơn thầy vì đã chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình tìm kiếm các tài liệu liên quan và thể hiện bài tiểu luận này

Chúc mong thầy có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và luôn giữ lửatruyền đạt kiến thức đến

hệ tiếp theo Xin chân thành cảm ơn thầy

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

[1] Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội

[2] Ls Nguyễn Minh Hải Khái quát vật chất và ý thức như thế nào ?

https://luathungson.vn/moi-quan-he-giua-vat-chat-va-y-thuc.html

[3] Mối quan hệ vật chất và ý thức: https://www.youtube.com/watch?v=qx6visiPwi4

[4] Luật Quang Huy : Vận dung quy luật vào cuộc sống https://hsnovini.com/van-dung-quy-luat-luong-chat-vao-thuc-tien-cuoc-song/

Ngày đăng: 09/12/2024, 17:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w