1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay Đổi về lượng dẫn Đến những thay Đổi về chất và ngược lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

Việc nhận thức các quy luật khách quan có “ý nghĩa thực tiễn to lớn, tạo điều kiện cho con người làm chủ tốt hơn tự nhiên và xã hội”.1 Trong số các quy luật của phép biện chứng duy vật,

Trang 1

NGUỒ N NHÂN LỰC CÔNG TÁC XÃ H I Ở Ệ Ộ VI T NAM HI N NAY

L P CC02 NHÓM 3 HK 222

NGÀY N P 10/4/2022

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Hoa

Thành phố H Chí Minh 2023 ồ –

Trang 2

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 3

100%

2 2053073 Nguyễn Khánh Hưng Hoàn tất phần 2.1, 2.2.1 100%

3 2152355 Võ Việt Hoàng Hoàn tất phần mở đầu, mở rộng phần 1.1.2, 1.2.1

và 1.2.2

100%

4 2152587 Lương Quang Huy Hoàn tất phần 1.1 và 1.2 100%

5 2053025 Nguyễn Văn Huấn Hoàn tất phần 1.3 100%

NHÓM TRƯỞNG

(ký tên, và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Gia Hy

Trang 3

1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 5

6 Kết cấu của đề tài 5

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI 6

1.1 Vị trí của quy luật lượng – chất trong phép biện chứng duy vật 6

1.1.1 Khái quát nội dung của phép biện chứng 6

1.1.2 Quy luật lượng chất chỉ ra cách thức của sự vận động, phát triển- 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản trong quy luật lượng – chất 7

1.2.1 Khái niệm về chất 7

1.2.2 Khái niệm về Lượng 8

1.2.3 Khái niệm về độ 8

1.2.4 Khái niệm về điểm nút 9

1.2.5 Khái niệm về bước nhảy 9

1.3 Nội dung quy luật lượng – chất 9

1.3.1 Tính thống nhất của lượng – chất 9

1.3.2 Sự vận động và phát triển của lượng – chất 10

1.3.3 Kết quả sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời 10

Trang 4

2

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng – chất 11

Tiểu kết chương 1 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13

2.1 Thực trạng nguồn nhân lực công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay 13

2.1.1 Tình hình nguồn nhân lực công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay 13

2.1.2 Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong vận dụng quy luật nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay 15

2.1.3 Nguyên nhân của những tích cực và hạn chế 16

2.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay 18

2.2.1 Căn cứ của giải pháp 18

2.2.2 Giải pháp chung 20

2.2.3 Giải pháp của xã hội, nhà trường, tổ chức, đoàn thể, sinh viên 21

Tiểu kết chương 2 23

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 5

3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong cuộc sống đời thường, con người ta có thể nhận thấy những trật tự và các mối quan hệ mật thiết có tính lập lại của các sự vật hiện tượng - đó là những “quy luật” Vì mang tính khách quan, những quy luật trên không thể được tạo ra hay mất

đi mà chỉ có thể được nhận thức và ứng dụng vào thực tế Việc nhận thức các quy luật khách quan có “ý nghĩa thực tiễn to lớn, tạo điều kiện cho con người làm chủ tốt hơn tự nhiên và xã hội”.1

Trong số các quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật “Chuyển hóa từ những

sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” phản ánh các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Cụ thể, quy luật này chỉ ra “cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định”2 Hiện tượng diễn ra từ sự thay đổi này thường có những bước đột phá vượt bậc

Theo định nghĩa trên, ta có thể thấy quy luật có vai trò mấu chốt trong việc quyết định chất lượng đầu ra của các quá trình sự vật, hiện tượng, cụ thể được nghiên cứu trong luận văn là chất lượng của nguồn nhân lực công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay Việc phát triển nguồn nhân lực công tác xã hội để đạt được hiệu quả tốt nhất cần phải được thực hiện với thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm trong việc áp dụng quy luật lượng - chất Ngược lại, nhưng sai lệch, ví dụ như các tư tưởng nôn nóng và bảo thủ, xảy ra trong việc áp dụng quy luật có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực

Thực tế cho thấy, việc phát triển nguồn nhân lực công tác xã hội ở Việt Nam hiện

là một thách thức lớn Ngân hàng thế giới đánh giá Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm, xếp thứ 11/12 các nước châu Á trên thang điểm về chất lượng nhân lực3 Theo khảo sát với

1 Giáo trình Triết Học Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 94

2 Giáo trình Triết Học Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 95.

3 Dương Tâm, Chất lượng nhân lực thách thức lớn của Việt Nam- Truy cập từ nhan-luc-thach-thuc-lon-cua-viet-nam-4013069.html

Trang 6

https://vnexpress.net/chat-luong-4

sự tham gia của 350 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh lân cận, 66% người sử dụng lao động nước ngoài và 36% doanh nghiệp trong nước không hài lòng với chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam Theo ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, chất lượng nguồn nhân lực là nội dung được Đảng quan tâm Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Điều này được thể hiện rõ trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mới”4 Ông cũng cho rằng Việt Nam cần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, có nhận thức đúng về vị trí, vai trò chất lượng nguồn nhân lực mới có chuyển biến trong hành động

Thực trạng trên cho thấy tính cấp thiết trong việc nhận thức ý nghĩa của sự vận động và phát triển của sự vật theo quy luật “Chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại”, để từ đó đưa ra những định hướng, đường lối chính xác trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công tác xã hội ở nước

ta Đó cũng là lý do đề tài được lựa chọn để nghiên cứu trong luận văn này

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống về quy luật “Chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” Từ đó đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp vận dụng quy luật trên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công tác xã hội ở Việt Nam

3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:

Thứ nhất, trình bày, phân tích và làm rõ nội dung quy luật và những khái niệm

cơ bản trong quy luật, từ đó rút ra được ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này

4 PGS, TS Đoàn Thế Hanh, Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa Truy cập từ

https://www.tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/17716/quan-diem-cua-dang- ve -phat-trien-nguon-nhan-luc-trong-thoi- -day-manh-cong-nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa.aspx ky

Trang 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Để đạt được các mục đích và hoàn thành tốt những nhiệm vụ nêu trên, đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử; đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích và tổng hợp; diễn dịch và quy nạp; phương pháp so sánh, đối chiếu và phương pháp liệt kêđể trình bày và nghiên cứu đề tài

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Bài tiểu luận vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, cùng với đó kết hợp với chính sách của Nhà nước và Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam để làm cơ sở phương pháp luận định hướng nghiên cứu

Ngoài các phương pháp trên, bài tiểu luận vận dụng các phương pháp lập luận logic, so sánh, phân tích để làm rõ các định nghĩa, khái niệm nghiên cứu và các phương pháp tổng hợp, thống kê, khảo sát thực tiễn để chứng minh, làm rõ vấn đề trong nghiên cứu, để từ đó rút ra giải pháp phù hợp

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết

Trang 8

6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI 1.1 Vị trí của quy luật lượng – chất trong phép biện chứng duy vật

1.1.1 Khái quát nội dung của phép biện chứng

Phép biện chứng là một phương pháp tư duy mà trong đó sự tồn tại, vận động

và phát triển của các sự vật hiện tượng luôn tác động qua lại lẫn nhau Tức là giữa chúng có những mối liên hệ và ràng buộc nhất định mà không phải là sự tồn tại hoàn toàn độc lập Trên cơ sở của phép tư duy biện chứng, con người không chỉ nhìn thấy được sự tồn tại của sự vật, hiện tượng mà còn là quá trình vận động, phát triển và tác động qua lại của chúng trong thế giới khách quan Từ có đó thể hiểu rõ hơn về bản chất của sự vật hiện tượng đồng thời có thể cải tạo được giới tự nhiên và xã hội Đối với phép biện chứng duy vật:

Theo Mác: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của

sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”5 V.I.Lênin cũng đã đưa ra định nghĩa rằng: "Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập"6

Nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm: hai nguyên lý, ba quy luật, sáu cặp phạm trù

1.1.2 Quy luật lượng chất chỉ ra cách thức của sự vận động, phát triển- Quy luật lượng hất là một trong ba quy luật cơ bản nhất của phạm trù triết -chọc Quy luật này chỉ ra “cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, khi

5 Lenin, On the Question of Dialectics: A Collection , V I Progress Publishers, tr 7 –9.

6 V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.29, tr.240, 268, 382

Trang 9

7

cho thấy sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt đến ngưỡng nhất định”7

Ví dụ: Đun nóng nước đá, ta quan sát được nhiệt độ của nước tăng lên và xảy

ra quá trình chuyển hoá của nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí

Thông qua sự tích luỹ của các thay đổi nhỏ về lượng để làm thay đổi lớn về chất của một sự vật, hiện tượng khi đã đạt đến một mức độ nhất định Sự thay đổi ấy làm cho sự vật, hiện tượng có sự thay đổi tuần tự đồng thời có những thay đổi vượt bậc Ph Ăngghen viết: “ trong giới tự nhiên, thì những sự biến đổi về chất xảy ra - một cách xác định chặt chẽ đối với từng trường hợp cá biệt chỉ có thể có được do - thêm vào hay bớt đi một số lượng vật chất hay vận động”8

1.2 Một số khái niệm cơ bản trong quy luật lượng – chất

1.2.1 Khái niệm về chất

Khái niệm “chất” dùng để chỉ tính quy định của sự vật về phương diện tổng hợp các thuộc tính cơ bản, khách quan, vốn có của một sự vật nào đó, là tập hợp có tính thống nhất của các thuộc tính và yếu tố tạo nên một sự vật, hiện tượng Nhờ có “chất” mà những

sự vật hiện tượng có thể được phân biệt với các sự vật, hiện tượng khác Ví dụ: Chất của đường khác chất của muối ở điểm đường có vị ngọt còn muối có vị mặn

Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành

mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác Một ví dụ phổ biến trong hóa học là Kim cương và than chì, hai sự vật có cùng thành phần hóa học là nguyên tử cácbon nhưng khác nhau theo phương thức liên kết giữa các nguyên tử Điều đó dẫn đến việc kim cương rất cứng, còn than chì lại mềm Tóm lại, sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc vào sự thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật và phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó

7 Giáo trình Triết Học Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật , tr 94

8 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.511

Trang 10

8

1.2.2 Khái niệm về Lượng

Lượng là “khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng

về mặt quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng”9 Lượng của một sự vật có thể được biểu thị bằng kích thước (dài hoặc ngắn), số lượng (lớn hoặc nhỏ), tổng số (ít hoặc nhiều), trình độ chuyên môn (cao hoặc thấp), tốc độ di chuyển (nhanh hoặc chậm), màu sắc (đậm hoặc nhạt) và nhiều thuộc tính khác

Ví dụ: cùng là con người nhưng có thể khác nhau về chiều cao, cân nặng, các chỉ số IQ, tỉ lệ mỡ…

Trong sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng được thể hiện bên trong, có lượng được thể hiện bên ngoài của sự vật, hiện tượng; sự vật, hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo

Trong tự nhiên và phần lớn trong xã hội, lượng có thể được đo và đếm được Tuy nhiên, trong một số trường hợp của xã hội và đặc biệt là trong tư duy, lượng khó

đo được bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được bằng năng lực trừu tượng hóa Một ví dụ trong đời sống thường ngày là tình yêu Tình yêu không thể được đo lường bằng số liệu cụ thể nhưng chỉ có thể nhận biết được bằng cảm nhận của con người Cảm nhận này có thể được hình thành thông qua năng lực trừu tượng hóa của con người

1.2.3 Khái niệm về độ

Độ được định nghĩa là khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật Khái niệm độ được xem là “khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng.”

Ví dụ: Tại áp suất 1 atm, nước có quá trình chuyển trạng thái như sau Với nhiệt độ t ≤ 0˚C nước ở thể rắn, 0˚C < t < 100˚C nước ở thể lỏng, với t ≥ 100˚C nước

9 Giáo Trình Triết Học Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 95

Trang 11

9

ở thể khí Giai đoạn 0˚C < t < 100˚C được gọi là độ vì ở đó nhiệt độ (lượng) thay đổi nhưng chưa đủ để xảy ra quá trình chuyển trạng thái của nước

1.2.4 Khái niệm về điểm nút

Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật Đây là điểm tới hạn của sự thay đổi về lượng trong chất của sự vật hiện tượng và là ranh giới giữa sự vật hiện tượng cũ với

sự vật, hiện tượng mới Mỗi độ được giới hạn bởi hai điểm nút và sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút trên sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới

Ví dụ: 0˚C và 100˚C là điểm nút của nước tại áp suất 1 atm

1.2.5 Khái niệm về bước nhảy

Là quá trình xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã chạm đến điểm nút của sự vận động và phát triển Nếu sự vận động và phát triển vẫn tiếp diễn để thay đổi lượng thì

sự vật, hiện tượng sẽ thực hiện bước nhảy để chuyển từ chất cũ sang chất mới

Ví dụ: Sự chuyển trạng thái của nước từ rắn sang lỏng và khí, mà tại đó, nhiệt

độ của nước đã chạm đến các điểm nút 0˚C để thực hiện bước nhảy từ pha rắn sang pha lỏng Tương tự như vậy, ở Việt Nam ta, khi quá trình quá độ lên Xã Hội Chủ Nghĩa đã thật sự hoàn tất, ta thực hiện bước nhảy từ thời kỳ quá độ lên Xã Hội Chủ Nghĩa sang thời kỳ Xã Hội Chủ Nghĩa

1.3 Nội dung quy luật lượng – chất

1.3.1 Tính thống nhất của lượng – chất

Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt lượng, chúng tác động qua lại lẫn nhau, chúng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng Sự vật, hiện tượng mới xuất hiện là

do bước nhảy được thực hiện; trong sự vật, hiện tượng đó lượng lại biến đổi, đến điểm nút mới, lại xảy ra bước nhảy mới

Trang 12

10

Ví dụ: tương ứng với cấu tạo H - O - H (cấu tạo liên kết nguyên tử hiđro và 1 nguyên

tử oxi) thì 1 phân tử nước (H2O) được hình thành với tập hợp các tính chất cơ bản, khách quan, vốn có của nó là: không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan muối, axit,…

1.3.2 Sự vận động và phát triển của lượng – chất

“Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, tác động lẫn nhau một cách biện chứng Khi sự vật đang tồn tại, sự thống nhất giữa chất

và lượng luôn ở trong một độ nhất định Bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng sẽ dẫn tới sự thay đổi nhất định về “chất” của sự vật, hiện tượng Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng Khi sự vật vận động và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà chúng

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Khi lượng của sự vật, hiện tượng được tích lũy vượt quá giới hạn nhất định, thì chất cũ sẽ mất đi, chất mới thay thế chất cũ

1.3.3 Kết quả sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời

Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ: chất mới sẽ tạo ra một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng Sự tác động ấy thể hiện: chất mới

có thể làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng Chẳng hạn như, khi học sinh vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp THPT, tức là thực hiện bước nhảy để trở thành sinh viên Trình độ văn hoá của học sinh đã cao hơn trước và sẽ tạo điều kiện cho họ thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ tri thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn

Như vậy, không chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất mà những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng Từ những sự phân tích ở trên có thể rút ra kết luận: Bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ

sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển

Trang 13

11

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng – chất

Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu nội dung từ những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng và ngược lại, trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn Trước hết

là ý nghĩa trong nhận thức Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chúng ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất Do đó khi nhận thức, chúng ta cần nhận thức

về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta Đồng thời, ta cần phải làm rõ quy luật phát triển của

sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy

Còn trong thực tiễn, phương pháp luận của quy luật lượng chất có ý nghĩa rất - quan trọng Muốn có sự biến đổi về chất thì ta cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm

độ và điểm nút) Thí dụ như, muốn đạt được kết quả từ một học sinh yếu thành một học sinh giỏi, ta cần nỗ lực để thay đổi tăng dần về lượng kiến thức được tích lũy trong quá trình học tập Tuy nhiên, nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn độ Và đồng thời, ta cần tránh hai khuynh hướng sau:

Thứ nhất là khuynh hướng “nôn nóng tả khuynh” Đây là việc mà một cá nhân

không kiên trì và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi

về chất Ta có thể bắt gặp hiện tượng này trong các trường học, khi một số học sinh không muốn học nhưng lại muốn điểm cao, hay trong cơ quan, có người không muốn làm mà muốn lương cao, thăng chức

Thứ hai là khuynh hướng “bảo thủ hữu khuynh”, tức là lượng đã được tích lũy

đến mức điểm nút nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất, chẳng hạn như có một số học sinh đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông, nhưng không thực hiện bước nhảy để học tiếp Đại học Chính vì thế, bước nhảy chính là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận, phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh được những hậu quả không đáng có

Ngày đăng: 14/12/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN