1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng hiệu quả phương pháp học thông qua chơi nhằm nâng cao chất lương môn toán 6 (sách kết nối tri thức với cuộc sống)

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Hiệu Quả Trò Chơi Trong Học Tập Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Môn Toán 6 (Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)
Trường học Trường Trung Học Cơ Sở
Chuyên ngành Toán
Thể loại Báo Cáo Biện Pháp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

BÁO CÁO BIỆN PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ TRÒ CHƠI TRONG HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ

Trang 1

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

VẬN DỤNG HIỆU QUẢ TRÒ CHƠI TRONG HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN 6

(KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1

1 Tên báo cáo biện pháp: 1

2 Tác giả: 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 2

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2

a Trò chơi “Tiếp sức” 2

b.Trò chơi hái hoa dân chủ 5

c Trò chơi: “Giải ô chữ”; “Trò chơi ô chữ” 5

d Trò chơi “Lật mảnh ghép” “Lật tranh”, “Đi tìm kho báu” 11

e Trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ” 12

2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 13

PHẦN KẾT LUẬN 15

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 15

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 15

2.1 Đối với giáo viên: 15

2.2 Đối với nhà trường: 16

Trang 3

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp:

Vận dụng hiệu quả trò chơi trong học tập nhằm nâng cao chất lượng môn Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

2 Tác giả:

- Họ và tên: …… Nam (nữ):

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: ……Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Trong chương trình giáo dục THCS hiện nay, môn toán cùng với các môn học khác trong nhà trường có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác Trong khi đó, yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc THCS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập

Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất Các trò chơi có nội dung toán học lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm Khi chúng ta lồng ghép được các trò chơi toán học vào chương trình học theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao Bởi lẽ, bộ sách là sự bổ sung, cập nhật thêm nhiều dạng bài tập, kiến thức bám sát thực tế và điều kiện giảng dạy của địa phương Các em học

Trang 4

2

sinh sẽ cảm thấy gần gũi, thích thú với những bài học trong bộ sách mới hơn nhờ các ví dụ sinh động, hấp dẫn và màu sắc

Qua quá trình giảng dạy thực tế tôi nhận thấy rằng việc tổ chức các hoạt động trò chơi thông qua các bài toán trong giờ học toán luôn gây được hứng thú cho

các em và các em làm việc, học tập rất sôi nổi Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng hiệu quả trò chơi trong học tập nhằm nâng cao chất lượng môn Toán

6 (Kết nối tri thức với cuộc sống)”

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học tích cực thông qua tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Toán lớp 6 tại trường THCS …

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường THCS…

3 Mục đích nghiên cứu

Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục khi áp dụng nội dung đang nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy nhằm tìm ra nguyên nhân những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải toán Từ đó tổ chức có hiệu quả hơn trong các giờ dạy tiếp theo

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

a Trò chơi “Tiếp sức”

Dùng để dạy một phần kiến thức mới hoặc củng cố cuối bài

- Mục đích: Củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học, biết vận dụng linh

hoạt, sáng tạo kiến thức đã học vào trò chơi

Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm

Giáo dục ý thức tích cực, tinh thần hợp tác trong các hoạt động của tập thể Rèn tính chính xác, cẩn thận trong giải toán (vì nếu làm sai sẽ ảnh hưởng tới thành tích của đội)

- Yêu cầu: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi

Trang 5

3

Học sinh được phân công làm trưởng nhóm có trách nhiệm tìm tổ viên của đội chơi

Học sinh được chọn vào đội chơi thì nhanh chóng vào vị trí của ðội, vui vẻ

và nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ

- Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội khoảng 4-5 thành

viên

Chia phần bảng, phấn viết cho các nhóm trưởng

Quy định thời gian chơi: 3 phút (hoặc 4 phút) Trò chơi kết thúc khi có 1 đội chơi hoàn thành phần thi của mình hoặc hết giờ

Học sinh xếp thành 2 hàng dọc

- Luật chơi: Khi trọng tài hô “Bắt đầu” lần lượt học sinh số 1 của mỗi đội

lên bảng làm bài, sau đó về giao phấn cho học sinh số 2 và về vị trí cuối hàng đứng, cứ vậy làm tiếp cho đến khi hết thời gian quy định hoặc hoàn thành hết các bài tập

Khi học sinh làm sai, học sinh tiếp theo được phép sửa bài, tuy nhiên lần sửa bài được tính là 1 lần chơi, sau khi sửa bài xong không được làm tiếp mà phải trở về vị trí của đội chơi

- Tiến hành: Giáo viên yêu cầu 1 học sinh làm trọng tài Trọng tài làm

việc:

Đội nào hoàn thành với số lượng nhiều hơn trong khoảng thời gian đã cho hoặc hoàn thành hết các câu hỏi thì sẽ dừng cuộc chơi

Các thành viên trong đội chơi về chỗ ngồi Trọng tài yêu cầu các bạn “khán giả” nhận xét bài làm của hai đội chơi, thành viên của đội này có thể nhận xét bài làm của đội kia Trọng tài xác định đội thắng thua, báo cáo với giáo viên

Giáo viên chốt, nhận xét và cho điểm đội thắng (hoặc thưởng bằng tràng pháo tay…)

Ví dụ: Trò chơi “tiếp sức” khi dạy bài “Quan hệ chia hết và tính chất” ( bài 2.9 trang 33 Toán 6 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 6

4

- Đồ dùng : GV chuẩn bị 2 bảng phụ

- Giới thiệu trò chơi:

+ GV nêu tên trò chơi tiếp sức

+ GV hướng dẫn cách chơi: Hai đội xếp thành 2 hàng mỗi đội 5 học sinh

- Mỗi học sinh làm 1 bài , sau đó quay về trao phần cho người thứ 2 , cứ như thế cho đến khi hoàn thành bài giải , người sau có thể sửa cho người trước sai Đội nào hoàn thành trước chính xác đội đó sẽ thắng cuộc

+ GV có thể cho học sinh chơi thử trước khi chơi thật

+ GV nhận xét kết quả trò chơi, thái độ người tham dự:

Nhận xét:

- Trò chơi này cũng có thể thay thế các nội dung 1 cách linh hoạt, nội dung kiến thức cần củng cố, ôn luyện cũng như để phù hợp với từng đối tượng học sinh, lưu ý các bài toán của 2 đội chơi phải tương đương về độ khó, độ dài, tránh

sự chênh lệch

- Trò chơi trên ngoài việc củng cố kiến thức cho học sinh còn có tác dụng rèn luyện về thể chất (HS được vận động) và rèn luyện các phẩm chất đạo đức như: Tôn trọng kỷ luật hăng say chơi hết mình gắn bó giúp đỡ với đồng đội

Tìm x thuộc tập {22;24;45;48} biết 60+x không chia hết cho 6

Tìm x thuộc tập {23;24;25;26} biết

56-x chia hết cho 8

Trang 7

5

b.Trò chơi hái hoa dân chủ

- Trò chơi thường được dùng trong các kiến thức ôn tập chương

- Đồ dùng: GV chuẩn bị các câu hỏi để củng cố kiến thức trong chương

- Giới thiệu trò chơi:

+ GV nêu tên trò chơi hái hoa dân chủ

+ GV hướng dẫn trò chơi

+ Đồ dùng: GV chuẩn bị các câu hỏi để củng cố các kiến thức trong chương + GV giới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi

- Mỗi dãy cử ra một đội chơi, học sinh 2 đội lần lượt lên bốc thăm và trả lời GV đánh giá điểm sau mỗi câu và ghi điểm trên bảng

- Tổng điểm của đội nào sau khi hoàn thành cao hơn thì đội đó thắng

- GV nhận xét kết quả trò chơi, thái độ người tham dự

Nhận xét:

- Trò chơi này nhằm củng cố các kiến thức trong chương trình, thông qua trò chơi các em có thể ôn tập 1 cách tính cực các kiến thức trong chương

- Cũng như trò chơi 2, trò chơi này cũng giúp các em rèn luyện thêm các phẩm chất đạo đức như: Ý thức trách nhiệm cao, gắn bó với đồng đội, tích cực hoạt động vì danh dự đội nhóm

c Trò chơi: “Giải ô chữ”; “Trò chơi ô chữ”

Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết học, tiết ôn tập để củng cố hoặc tái hiện kiến thức Trong các tiết học ôn tập chương có thể dùng trò chơi này cũng sẽ mang lại hiệu quả cao

Mục đích: Củng cố, khắc sâu kiến thức của bài học, của chương, từ đó

giáo dục ý thức, thái độ học tập của học sinh

Rèn kỹ năng ghi nhớ, vận dụng linh hoạt các kiến thức Toán học đã học của học sinh

Phát triển tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh

Chuẩn bị: Bảng ô chữ, các câu hỏi và đáp án tương ứng

Thiết kế trò chơi trên power point để trình chiếu

Trang 8

VẬN DỤNG HIỆU QUẢ TRÒ CHƠI TRONG HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN 6

(KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Trang 9

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

3 Hiệu quả của các biện pháp

4 Những bài học kinh nghiệm

5 Những kiến nghị, đề xuất

Trang 10

Trò chơi “Hái hoa dân chủ”

Trò chơi “Giải ô chữ”;

“Trò chơi ô chữ”

01

Trò chơi “Tiếp sức”

Các giải pháp

Trò chơi “Lật mảnh

ghép” “Lật tranh”,

“Đi tìm kho báu”

Trò chơi “ Đuổi hình

bắt chữ”

Trang 11

Chương trình GDPT 2018

đưa ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc THCS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh

Trò chơi học tập có nội dung toán học

giúp các em lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm

Trò chơi học tập

Là một phương pháp giáo dục hữu hiệu, nâng cao hứng thú của học sinh

và củng cố được kiến thức của bài học

Trang 12

Trò chơi “Tiếp sức”

Chuẩn bị

Luật chơi

bài, sau đó về giao phấn cho học sinh số 2 và về vị trí cuối hàng đứng.

Trang 13

Trò chơi “Tiếp sức”

Chuẩn bị 2 bảng phụ

Ví dụ: Bài 2.9 trang 33

Tìm x thuộc tập {22;24;45;48} biết 60+x không chia hết cho 6

Tìm x thuộc tập {23;24;25;26} biết 56-x chia hết cho 8

Chuẩn bị

Trang 14

2 Nội dung giải pháp Trò chơi “Giải ô chữ”; “Trò chơi ô chữ”

Chuẩn bị

Luật chơi

30s, nếu không có câu trả lời thì quyền dành cho đội khác, nếu trả lời đúng thì GV lật ô chữ.

Trang 15

2 Nội dung giải pháp Trò chơi “Giải ô chữ”; “Trò chơi ô chữ”

Ví dụ: Ôn tập chương III “Số nguyên”

Giáo viên chuẩn bị ô chữ với 9 hàng ngang

– tương ứng với 9 câu hỏi có liên quan tới

bài học.

Học sinh giơ tay trả lời, chọn 1 trong số 9

câu hỏi.

Sau khi đã có những chữ cái gợi ý ở cột

hàng ngang và dọc, học sinh nêu từ khóa

chính ở cột hàng dọc.

Ngày đăng: 23/11/2024, 21:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w