1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh trong xã hội

4 600 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 124,15 KB

Nội dung

Chính từ đó nảy sinh xung đột không thể tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh doanh, do khác biệt về lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động, người tiêu dùng và toàn xã h

Trang 1

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY

 ThS Lê Thị Kim Tuyết

Khoa Kinh tế Du lịch

1 Đặt vấn đề

Marketing là hoạt động hướng dòng lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ chảy từ người sản xuất đến người tiêu dùng Triết lý của Marketing là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi ích cho toàn xã hội Nhưng trên thực tế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng: Người sản xuất có “vũ khí” trong tay, đó là kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết về sản phẩm để quyết định có đưa sản phẩm của mình ra bán hay không, còn người tiêu dùng luôn ở thế bị động, họ chỉ được vũ trang bằng quyền phủ quyết với vốn kiến thức hạn hẹp về sản phẩm Hơn nữa, họ thường xuyên bị tấn công bởi những người bán hàng

có trong tay sức mạnh ghê gớm của các công cụ Marketing hiện đại Hậu quả là người tiêu dùng phải chịu những thiệt thòi lớn: Vệ sinh thực phẩm không đảm bảo, tân dược giả, đồ gia dụng không đảm bảo chất lượng

Chính vì lẽ trên khái niệm đạo đức kinh doanh đã xuất hiện Tuy nhiên, với tư cách là một khái niệm mang tính hàn lâm, đạo đức kinh doanh cũng mới chỉ tồn tại được khoảng bốn chục năm trở lại đây Nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm này trong một hội nghị khoa học vào năm

1974 Kể từ đó, đạo đức kinh doanh đã trở thành một chủ để phổ biến trong các cuộc tranh luận của các lãnh đạo trong giới kinh doanh, người lao động, các cổ đông, người tiêu dùng cũng như các giáo sư đại học ở Mỹ và từ đó lan ra toàn thế giới Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà nghiên cứu, các tác giả và diễn giả đều có chung quan điểm

về đạo đức kinh doanh Trước hết giữa kinh doanh và đạo đức luôn có sự mâu thuẫn Một mặt, xã hội luôn mong muốn các công ty tạo ra nhiều việc làm lương cao, nhưng mặt khác, những công ty này lại mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao động Người tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất còn các cơ sở thương mại lại muốn giảm tối đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của họ Chính từ đó nảy sinh xung đột không thể tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh doanh, do khác biệt về lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động, người tiêu dùng và toàn xã hội

2 Khái niệm đạo đức kinh doanh

Trang 2

Theo định nghĩa của Trần Hữu Quang có bài viết trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn,

số ra ngày 2 tháng 8 năm 2009, thì “Đạo đức kinh doanh là sự tôn trọng luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử (thường do các hiệp hội ngành nghề hay do chính doanh nghiệp ban hành) nhằm làm sao doanh nghiệp có thể đảm bảo trách nhiệm của mình đối với các đối tác xã hội và đối tác tài chính cũng như đối với xã hội"

Stoner và các đồng tác giả (1995) định nghĩa đạo đức kinh doanh là quan tâm tới kết quả ảnh hưởng mà mỗi quyết định điều hành - quản trị tác động lên người khác, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Đó cũng là việc xem xét quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, các nguyên tắc nhân văn cần tuân thủ trong quá trình ra quyết định và bản chất các mối quan hệ giữa con người với con người

Mạng kinh doanh trực tuyến www.bnet.com thì định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh

là hệ thống các nguyên tắc luân lý được áp dụng trong thế giới thương mại, chỉ dẫn các hành vi được chấp nhận trong cả chiến lược và vận hành hàng ngày của tổ chức Phương thức hoạt động có đạo đức ngày càng trở nên cần thiết trong tìm kiếm thành công và xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp”

3 Vai trò của đạo đức kinh doanh

Lợi nhuận là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của một doanh nghiệp và

là cơ sở đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu người quản lý doanh nghiệp hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi đấy là mục tiêu chính

và duy nhất của hoạt động kinh doanh thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đe doạ

3.1 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc dân

Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ

cá nhân cũng như phúc lợi xã hội

Niềm tin là cái mà các cá nhân xác định, có cảm giác chia sẻ với những người khác trong xã hội Ở mức độ hẹp nhất ở niềm tin trong xã hội là lòng tin vào chính mình Rộng hơn nữa là thành viên trong gia đình và họ hàng Các quốc gia có các thể chế dựa vào niềm tin sẽ phát triển môi trường năng suất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch, làm cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn Trong hệ thống dựa vào thị trường có niềm tin lớn như: Nhật Bản, Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Thuỵ Điển, các doanh nghiệp có thể thành công và phát triển nhờ có một tinh thần hợp tác và niềm tin

Trang 3

3.2 Lợi nhuận tăng theo đạo đức

Hai giáo sư John Kotter và James Heskett ở Harvard Business School, tác giả cuốn sách “Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích,” đã phân tích kết quả kinh doanh tại các công ty có truyền thống đạo đức khác nhau [4]

Công trình nghiên cứu của họ cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty đạo đức cao đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% Trong khi đó, những công ty đổi thủ thường bậc trung về đạo đức chỉ đạt được 36% Giá trị cổ phiếu của những công ty đạo đức cao trên thị trường chứng khoán tăng tới 901%, còn các đối thủ đạo đức tầm tầm chỉ tăng 74% Lãi ròng của các công ty đạo đức cao ở Mỹ trong 11 năm đã tăng tới 756% Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, hai giáo sư khẳng định "thật thà giàu hơn"

Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức trong cư xử và giao thương chính là nền móng cho các hệ thống kinh doanh phát triển bền vững, theo bước tiến chung của nhân loại

3.3 Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của doanh nhân

Các doanh nhân phải luôn luôn tự xem xét và điều chỉnh những hoạt động của mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức kinh doanh đã được thừa nhận Khi ở vị trí điều hành doanh nghiệp, sự điều chỉnh này càng có ý nghĩa quan trọng Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp Phong cách lãnh đạo, quản

lý sẽ ảnh hưởng lớn tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp Điều chỉnh cách lãnh đạo, quản lý phù hợp hơn với doanh nghiệp, với các nguyên tắc đạo đức góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

3.4 Góp phần nâng cao hình ảnh doanh nghiệp

Một doanh nghiệp quan tâm tới đạo đức kinh doanh sẽ có được sự trung thành của nhân viên, sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng và các nhà đầu tư Và phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong hoạt động ngày càng tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện và có sự ủng hộ tích cực của cộng đồng Hình ảnh doanh nghiệp được nâng cao hơn, tạo dựng được sự tín nhiệm lâu dài đối với mọi người Điều này không phải doanh nghiệp nào cũng làm được và cũng không phải có tiền là tạo dựng được

3.5 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên

Doanh nghiệp càng quan tâm tới nhân viên thì nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp Hơn nữa, bất cứ ai cũng muốn làm việc cho những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh minh bạch, trong sáng Họ tin tưởng hơn vào sự phát triển bền vững của công

Trang 4

hội, bản thân mỗi nhân viên cũng thấy công việc của mình có giá trị hơn Họ làm việc tận tâm hơn và sẽ trung thành với doanh nghiệp hơn

3.6 Đạo đức kinh doanh làm tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và khách hàng

Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là cách tăng tài khoản niềm tin của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác làm ăn Đối với những doanh nghiệp luôn gắn lợi ích của mình với lợi ích của khách hàng và xã hội, thì

sự tin tưởng và thỏa mãn của khách hàng cũng sẽ ngày càng tăng lên Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là mối quan hệ tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau Một khách hàng vừa lòng, sẽ quay lại với doanh nghiệp và kéo tới cho doanh nghiệp những khách hàng khác Ngược lại, một khách hàng không vừa lòng sẽ không bao giờ trở lại và cũng kéo đi những khách hàng khác

4 Kết luận

Tóm lại, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với các cá nhân, đối với doanh nghiệp, đối với xã hội và sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia nói chung Các cổ đông muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có chương trình đạo đức hiệu quả, quan tâm đến xã hội và có danh tiếng tốt Các nhân viên thích làm việc trong một công ty để họ có thể tin tưởng được và khách hàng đánh giá cao về tính liêm chính trong các mối quan hệ kinh doanh

Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Tư cách công dân của doanh nghiệp cũng có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận mang lại của các khoản đầu tư, tài sản và tăng doanh thu của doanh nghiệp Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia Đạo đức kinh doanh nên được tập thể quan tâm trong khi lập kế hoạch chiến lược như: các lĩnh vực kinh doanh khác, sản xuất, tài chính, đào tạo nhân viên và các mối quan hệ với khách hàng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Mai An Bình, An Ninh Thế Giới cuối tháng, ngày 18-4-2005.

[2] Vương Quân Hoàng (2007), Văn Minh Làm Giàu & Nguồn Gốc Của Cải, NXB Chính

trị Quốc gia (Sự thật)

[3] James Stoner, Edward Freeman, and Daniel Gilbert Jr., Management Prentice-Hall,

Inc., Englewood Cliffs, NJ 07632, USA

[4] Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 18-4-2005.

Ngày đăng: 14/12/2017, 21:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w