1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng hiệu quả phương pháp học theo nhóm trong giảng dạy môn khoa học lớp 4 (sách kết nối tri thức với cuộc sống)

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng hiệu quả phương pháp học theo nhóm trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tác giả
Trường học Trường Tiểu học …
Chuyên ngành Khoa học
Thể loại Báo cáo biện pháp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

BÁO CÁO BIỆN PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 4 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

VẬN DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO NHÓM

TRONG GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 4

(KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1

1 Tên báo cáo biện pháp 1

2 Tác giả 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 2

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2

1.1 Cơ sở lý luận phương pháp học nhóm 2

1.2 Điều kiện tổ chức phương pháp học nhóm 3

1.3 Ứng dụng phương pháp học nhóm 4

2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 10

PHẦN KẾT LUẬN 11

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 11

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 12

Trang 3

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp

Vận dụng hiệu quả phương pháp học theo nhóm trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

2 Tác giả

- Họ và tên: …… Nam (nữ):

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: ……Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Ở Tiểu học, việc giúp các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề về thiên nhiên là mục tiêu quan trọng Môn Khoa học cung cấp cho các em những kiến thức đó Đó là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực đạo đức của con người Việc dạy môn Khoa học không chỉ nhằm tích lũy kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống

và tiếp tục học tập sau này Theo định hướng đó, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học Việc chọn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống có nhiều

ví dụ minh họa sinh động, hệ thống nội dung mạch lạc là điều kiện cần để dạy tốt môn Khoa học lớp 4

Hiện nay, để nâng cao hiệu quả học Khoa học 4 cho học sinh thì việc tổ chức các hoạt động nhóm được xem là biện pháp mang lại hiệu quả cao Tổ chức học tập, trao đổi theo nhóm là một cách tiếp cận, tương tác và gắn kết các em với nhau Sự hợp tác giữa các bạn trong nhóm sẽ giúp đỡ lẫn nhau trong việc tiếp thu

Trang 4

2

kiến thức, bạn học tốt sẽ hỗ trợ cho bạn kém hơn Ngoài ra, biện pháp này còn tăng cường tính đoàn kết, kỹ năng giao tiếp hiệu quả cho học sinh

Với những lý do nêu trên, để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Khoa học đang là một đòi hỏi cấp bách cần giải quyết Vì vậy, tôi đã đúc kết cho mình một số kinh nghiệm khi giảng dạy môn học này Chính vì thế tôi chọn đề tài: “Vận dụng hiệu quả phương pháp học theo nhóm

trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống)."

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4A và lớp 4B - Trường Tiểu học …

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp học theo nhóm trong giảng dạy môn Khoa học lớp 4

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của biện pháp nhằm:

- Tìm hiểu các nguyên nhân vì sao học sinh chưa hứng thú, chưa tích cực học môn Khoa học

- Tìm ra các giải pháp nhằm giúp học sinh có hứng thú để các em tích cực hơn trong quá trình học tập môn học nói trên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của phương châm giáo dục toàn diện cho học sinh

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

1.1 Cơ sở lý luận phương pháp học nhóm

Dạy học theo nhóm là hình thức giảng dạy học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp Trong nhóm, học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau

Hoạt động nhóm là một hoạt động học tập tích cực Cụ thể là:

- Đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kỹ năng mà các

em được lĩnh hội và rèn luyện

- Cho phép học sinh diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình

Trang 5

3

- Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá )

- Hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể

tự làm được trong một thời gian nhất định

- Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong học sinh, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau trong học tập

- Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm giúp các em học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện rèn luyện, tập dượt, từ đó tự khẳng định mình trong sự hấp dẫn của hoạt động nhóm

- Khi dạy học nhóm, giáo viên sẽ có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập

1.2 Điều kiện tổ chức phương pháp học nhóm

* Muốn hoạt động nhóm đạt kết quả tốt cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Mỗi thành viên trong nhóm đều biết và hiểu công việc của nhóm, của bản thân

- Mỗi thành viên đều tích cực suy nghĩ và tham gia vào các hoạt động của nhóm (như phát biểu ý kiến, tranh luận )

- Mọi thành viên đều lắng nghe ý kiến của nhau, thoải mái khi phân tích và nói ra những điều mình suy nghĩ

- Toàn nhóm làm việc hợp tác và đồng lòng với quyết định của cả nhóm

- Mọi người biết rõ việc cần làm, giúp đỡ lẫn nhau, đều lo lắng tới công việc chung

- Vai trò của nhóm trưởng, thư ký, báo cáo viên được thực hiện luân phiên Chính vì thế giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng từ việc tự làm thử thí nghiệm trước khi lên lớp đến cách tổ chức, giao việc để tránh gây lộn xộn hoặc

Trang 6

4

học sinh không nắm bắt được yêu cầu kiến thức của tiết học Muốn vậy, giáo viên cần chú ý:

+ Mệnh lệnh đưa ra rõ ràng, ngắn gọn (chia nhóm nhỏ, lớn)

+ Giao việc cụ thể cho từng nhóm

+ Phân công nhiệm vụ cho các em

Trong nhóm thường có các thành phần:

+ Trưởng nhóm: Quản lý chỉ đạo, điều khiển nhóm hoạt động

+ Thư ký nhóm: Ghi chép lại các kết quả công việc của nhóm sau khi đạt được sự đồng tình của nhóm

+ Báo cáo viên: Trình bày trước lớp kết quả công việc của nhóm

+ Các thành viên khác trong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm

Mỗi nhóm chỉ nên có khoảng từ 2 đến 6 em

1.3 Ứng dụng phương pháp học nhóm

* Ví dụ bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống (trang 5 Khoa

học 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Hoạt động 1: Quan sát vật thật

Mục tiêu:

Phát hiện màu, mùi, vị của nước

Cách tiến hành:

Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn

+ Giáo viên yêu cầu các nhóm đem 2 khăn mặt, 2 tờ giấy ăn khô, 1 thìa, nước

đã chuẩn bị ra quan sát và làm theo yêu cầu như đã ghi ở trang 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

+ Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm ý 1 và 2 theo yêu cầu

bài 3 (trang 6 Khoa học 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 7

5

Bước 2: Làm việc theo nhóm

+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi; Nước có thể thấm qua vật nào ? (học sinh dễ dàng nhận ra nước thấm qua vật nào)

Làm thế nào để bạn biết điều đó ? (đối với câu hỏi này, giáo viên cần đi tới các nhóm giúp đỡ để học sinh sử dụng các giác quan của mình phát hiện ra nước thấm qua vật nào) Cụ thể là:

Nhìn vào 2 cốc: Nước có thể thấm qua khăn mặt và giấy ăn vì làm ướt bề mặt miếng thứ; Nước không thể thấm qua đĩa vì không thấy nước ở chiếc đĩa thứ

2

Bước 3: Làm việc cả lớp

+ Giáo viên gọi đại diện cả nhóm lên trình bày những gì học sinh đã phát hiện ra ở bước 2

Giáo viên ghi các ý kiến của học sinh lên bảng như sau:

2 khăn mặt 2 đĩa 2 tờ giấy ăn khô

Thấm nước Không thấm Thấm nước

+ Giáo viên gọi một số học sinh nói về một số tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này

Trang 8

VẬN DỤNG HIỆU QUẢ

PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC LỚP 4

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trang 9

Bố cục biện pháp

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá

trình áp dụng các biện pháp

5 Những kiến nghị, đề xuất

Trang 10

1 Lý do chọn biện pháp

Môn Khoa học

cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề về thiên nhiên

Việc dạy môn Khoa học

giúp tích lũy kiến thức, rèn luyện tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết

Tổ chức các hoạt động nhóm

là một cách tiếp cận, tương tác và gắn kết các học sinh với nhau, giúp nâng cao năng lực học tập, tăng cường tính đoàn kết,…

Trang 11

Điều kiện tổ chức phương pháp học

nhóm

Ứng dụng phương pháp học

nhóm

01

Cơ sở lý luận phương

pháp học nhóm

02 03

Các giải pháp

Trang 12

2 Nội dung các biện pháp

2 Điều kiện tổ chức phương pháp học nhóm

• Mỗi thành viên trong nhóm đều biết và

hiểu công việc của nhóm, của bản thân.

• Mỗi thành viên đều tích cực suy nghĩ và

tham gia vào các hoạt động của nhóm.

• Vai trò của nhóm trưởng, thư ký, báo

cáo viên được thực hiện luân phiên.

Trang 13

2 Nội dung các biện pháp

2 Điều kiện tổ chức phương pháp học nhóm

• Mệnh lệnh đưa ra rõ ràng, ngắn gọn (chia nhóm nhỏ, lớn).

• Giao việc cụ thể cho từng nhóm.

• Phân công nhiệm vụ cho các em.

Trang 14

3 Ứng dụng phương pháp học nhóm

Ví dụ bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống

Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn

• Giáo viên yêu cầu các nhóm đem 2 khăn mặt, 2 tờ giấy ăn khô, 1 thìa, nước đã chuẩn bị ra quan sát và làm theo yêu cầu trong SGK.

• Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm ý 1 và 2 theo yêu cầu bài 3.

Trang 15

3 Ứng dụng phương pháp học nhóm

Ví dụ bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống

• Nhóm trưởng điều khiển các bạn

quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi

Ø Nước có thể thấm qua vật nào?

Ø Làm thế nào để bạn biết điều đó?

Bước 2: Làm việc theo nhóm

Trang 16

3 Ứng dụng phương pháp học nhóm

Ví dụ bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống

Bước 3: Làm việc cả lớp

• Giáo viên gọi đại diện cả nhóm lên trình bày những gì học sinh đã phát hiện ra ở bước 2 và ghi các ý kiến của học sinh lên bảng

• Giáo viên gọi một số học sinh nói về một số tính chất của nước được phát hiện trong hoạt động này.

Ngày đăng: 20/11/2024, 21:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w