BÁO CÁO BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Ch
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TIỂU HỌC …
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 3 (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …
, ngày tháng năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1
1 Tên báo cáo biện pháp: 1
2 Tác giả: 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn biện pháp 1
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 2
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2
a Quy trình sử dụng chung 2
b Quy trình sử dụng các trò chơi vào các bài học cụ thể trong toán học lớp 3 3
2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 12
PHẦN KẾT LUẬN 15
1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện 15
2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 15
Trang 3Đề tài: Ứng dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 (KNTT)
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1 Tên báo cáo biện pháp:
Ứng dụng trò chơi học tập nhằm nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
2 Tác giả:
- Họ và tên: …… Nam (nữ):
- Trình độ chuyên môn:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Phương pháp sử dụng trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn học sinh do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, tạo cơ hội rèn kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh, duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nội dung, phương pháp giảng dạy phải phù hợp với từng cấp học, lớp học nên khi tổ chức trò chơi nếu giáo viên cần chú ý để học sinh không sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi Hiện nay việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy và học các môn học nói chung và môn Toán nói riêng theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống chưa được giáo viên coi trọng, dù các ví dụ và bài tập bám sát nội dung lý thuyết và có tính thực tế cao Các trò chơi đơn điệu chưa phong phú, thường là trò chơi Ai nhanh ? Ai đúng ? , hoặc truyền điện mà thôi Và đặc biệt cách tổ chức trò chơi chưa đúng, còn lộn xộn chưa đúng quy trình Vì vậy hiệu quả dạy và học chưa cao
Bên cạnh đó chúng ta thấy kinh nghiệm của giáo viên về thiết kế trò chơi cũng như cách thức tổ chức trò chơi trong dạy và học hiện nay còn hạn chế Chính
vì những lí do nêu trên mà tôi chọn biện pháp: Ứng dụng trò chơi học tập nhằm
Trang 42
nâng cao hứng thú học toán cho học sinh lớp 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 3B trường ở TH …
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy
và học Toán lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
3 Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng trò chơi vào dạy Toán lớp 3 nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức phương pháp trò chơi trong dạy và học Toán lớp 3 ở trường Tiểu học …, đồng thời góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, giúp học sinh không còn chán nản, sợ hãi trong mỗi tiết học mà chủ động, tích cực tiếp thu xây dựng bài
PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
a Quy trình sử dụng chung
Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích trò chơi Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức hay kĩ năng nào
Bước 2: Hướng dẫn chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ, …)
- Cách chơi: từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi (thời gian tiến hành thường từ 5 - 7 phút), những điều người chơi không được làm, …
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, các giải cuộc chơi (nếu có) Bước 3: Thực hiện trò chơi:
- Chơi thử (đối với trò chơi mới)
- Chơi thật
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:
Trang 5- Giáo viên hoặc trọng tài là học sinh nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội,
những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải
Lưu ý: Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận một cách thoải mái và tự giác làm trò chơi hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng hình thức đơn giản, vui + Một số học sinh nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện
b Quy trình sử dụng các trò chơi vào các bài học cụ thể trong toán học lớp 3
Dưới đây là một số trò chơi cụ thể mà tôi đã thiết kế dựa trên quy trình chung như sau:
Trò chơi thứ 1: Truyền điện
Trò chơi “Truyền điện” là trò chơi đang rất được yêu thích hiện nay bởi các
em học sinh trong các giờ học Trò chơi giúp các em vừa có thể vui chơi, vừa có thể học tập, rèn luyện việc kiến thức và khả năng tập trung cao độ
Trò chơi này có thể áp dụng được rất nhiều trong các tiết học toán ở lớp 3 nhằm ôn tập, củng cố kĩ năng tính toán cộng, trừ, nhân chia
Bước 1:
* Giới thiệu trò chơi: Truyền điện
* Mục đích trò chơi:
- Ôn tập bài 9 “Bảng nhân 6, bảng chia 6” (trang 28 Toán 3 tập 1 sách
Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trang 64
- Luyện phản xạ nhanh ở các em
Bước 2: Hướng dẫn chơi:
- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kì đồ dùng nào
- Số người chơi: Cả lớp
- Quản trò, trọng tài: Giáo viên
- Thời gian chơi: 5 - 7 phút
- Cách chơi: Tất cả học sinh trong lớp đều đứng lên Giáo viên bắt đầu gọi
từ một em bất kì
Ví dụ: Em A xướng to 6 x 7 rồi chỉ nhanh vào em B bất kì để truyền điện Lúc này em B phải nói nhanh bằng 42 Nếu B nói đúng thì B có quyền chỉ nhanh vào em C bất kì và được ngồi xuống Lúc này em C lại được quyền xướng to tương tự em A Cứ làm như thế cho đến bao giờ hết vòng cả lớp thì thôi
Em nào nói sai thì phải hát một bài hát hoặc nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng Kết thúc cho một tràng pháo tay cho những bạn nói nhanh và nói đúng
Bước 3: Thực hiện trò chơi
- Chơi thử ( nếu cần)
- Chơi thật
Bước 4: Nhận xét:
Trang 7Giáo viên nhận xét thái độ, ý thức tham gia chơi của học sinh Công bố những
em nói đúng kết quả ( khen bằng 1 tràng pháo tay) Những em nói sai kết quả thì yêu cầu nhảy lò cò một vòng từ chỗ mình lên bảng
- Học sinh dưới lớp không được nhắc kết quả cho bạn
Trò chơi này không cầu kì nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em
Trò chơi thứ 2: Ai nhiều điểm nhất
Trò chơi “Ai nhiều điểm nhất” hoạt động tại chỗ, không có nhiều vận động,
vì vậy chỉ cần không gian chơi thoáng mát, đủ chỗ cho tất cả người chơi tham gia Địa điểm lý tưởng tổ chức trò chơi như trong lớp học, phòng họp, sân chơi
Trò chơi này áp dụng được rất nhiều các tiết dạy
* Bước 1: Giới thiệu trò chơi: Ai nhiều điểm nhất
- Mục đích:
+ Luyện tập,củng cố kĩ năng bài 36 “Nhân số có ba chữ số với số có một
chữ số” (trang 97 Toán 3 tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống) và kĩ năng
“Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số” (trang 99 Toán 3 tập 1 sách Kết
nối tri thức với cuộc sống)
( Lưu ý: Trò chơi này áp dụng được rất nhiều trong các tiết dạy )
Trang 8ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI HỌC
TẬP NHẰM NÂNG CAO
HỨNG THÚ HỌC TOÁN
CHO HỌC SINH LỚP 3
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trang 9Bố cục biện pháp
1 Lý do chọn biện pháp
2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện
4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá
trình áp dụng các biện pháp
5 Những kiến nghị, đề xuất
Trang 10Trò chơi: Tìm lá cho hoa
Trò chơi: Rồng cuốn
lên mây
01
Trò chơi: Truyền điện Trò chơi: Ai nhiều
điểm nhất
04
Các giải pháp
05
Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ
Trang 112 Nội dung các biện pháp
Quy trình sử dụng chung
Thực hiện trò chơi
Giới thiệu tên và
mục đích trò chơi
Hướng dẫn chơi Nhận xét sau cuộc
chơi
Trang 122 Nội dung các biện pháp
Trò chơi thứ 1: Truyền điện
Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kì
đồ dùng nào.
Số người chơi: Cả lớp.
Quản trò, trọng tài: Giáo viên.
Thời gian chơi: 5 - 7 phút.
Cách chơi: Tất cả học sinh trong lớp đều đứng lên Giáo viên bắt đầu gọi từ một em bất kì.
Trang 132 Nội dung các biện pháp
Trò chơi thứ 3: Tìm lá cho hoa
Chuẩn bị
● 2 bông hoa màu bằng bìa cứng,
mặt sau gắn nam châm.
● 10 chiếc lá xanh có gắn nam châm
mặt sau.
225 + 325
215 + 220
577 - 27
632 - 12
530 - 115
-19
Số người chơi: 8 người – 2 đội
Quản trò, trọng tài: Giáo viên và 2
học sinh có năng lực học toán tốt
Trang 142 Nội dung các biện pháp
Trò chơi thứ 5: Thi quay kim đồng hồ
Cách chơi
lên bảng phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên
khác
● Chơi trong 6 lần