Phải chăng những giờ học âm nhạc còn mang tính hình thức, chủ yếu dạy lý thuyết mà không tạo ra môi trường học tập sôi nổi để các em tiếp cận một cách dễ dàng cũng như hào hứng hơn đối v
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TRUNG HỌC ………
- ² -
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ HỨNG THÚ HỌC
TẬP TRONG BỘ MÔN ÂM NHẠC 6
(Sách Kết nối tri thức)
Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN II NỘI DUNG 4
1 Cơ sở lý luận 4
2 Thực trạng của vấn đề 7
Thuận lợi 7
Khó khăn: 8
3 Các giải pháp thực hiện 8
Trò chơi “ Nghe nhạc đoán tên bài” 9
Trò chơi “ Nghe giai điệu xướng lời ca” 11
Trò chơi “ Đọc ký hiệu nhanh ” 14
Trò chơi “Chính tả tiếp sức” 15
Trò chơi “ Ai đố hay, ai giải hay” 15
Trò chơi “Thể dục đồng diễn bằng âm nhạc” 16
4 Hiệu quả đạt được khi áp dụng SKKN 17
PHẦN III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19
1 Kết luận : 19
2 Kiến nghị : 21
Trang 3PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một “món ăn tinh thần’’ không thể thiếu của loài người, là ngôn ngữ âm thanh đặc biệt do con người sáng tạo ra để thể hiện những tình cảm trong lao động cũng như trong cuộc sống
Âm nhạc không giúp cho ta khỏi lạnh, khỏi nóng, khỏi đói, khỏi khát cũng không giúp chúng ta chống lại vi trùng, thú dữ Không ai ăn uống được âm nhạc Vậy thì âm nhạc từ đâu mà có và có tác dụng như thế nào đến tình cảm, cá tính, thậm chí sức khỏe, trạng thái tâm sinh lý của con người?
Trước hết âm nhạc không phải từ trên trời rơi xuống, mà xuất phát từ trong cuộc sống Từ thời tiền sử, tai con người đã nghe những tiếng sấm sét, tiếng núi
lở, tiếng thác đổ, tiếng voi gầm ngựa hí… Nói chung là những tiếng gây khiếp
sợ Nhưng họ cũng nghe tiếng chim hót, tiếng cây lá rì rào, tiếng suối reo… rất
êm tai
Như một bản năng, khi nhiều người khiêng một vật nặng họ cùng cất lên
tiếng hô một lúc để kế hợp sức đúng lúc Bài hát Kéo thuyền trên sông Volga
được hình thành khi người lao động hợp sức kéo thuyền ngược sông Những bài hát ru con được hình thành khi người mẹ bắt chước tiếng lá xào xạc, tiếng suối reo, cất tiếng thủ thỉ bên tai bé, mong bé ngủ ngon Nói tóm lại, âm nhạc xuất phát từ cuộc sống và trở lại phục vụ cuộc sống Âm nhạc xuất hiện từ thời khai thiên lập địa, từ thời nguyên thủy và vẫn tồn tại, được truyền lại cho đến ngày nay Loài người đã sử dụng âm nhạc như một phương tiện làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú góp phần cải tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống Vậy âm nhạc có tác dụng như thế nào lên mỗi người và vì sao âm nhạc lại quan trọng đến thế trong việc thể hiện những tâm tư tình cảm của con người?
Ngày nay với sự phát triển của xã hội nhu cầu được nói lên tiếng nói, bộc
lộ cá tính riêng của bản thân chưa khi nào lại phổ biến như bây giờ Và âm nhạc cũng là một lĩnh vực để các cá nhân thể hiện cái tôi rõ ràng nhất Ngoài ra âm
Trang 4nhạc còn có tác dụng thúc đẩy khả năng sáng tạo, có tính hấp dẫn, tính tập hợp, tính cổ vũ động viên, tính liên tưởng, tăng khả năng hòa nhập cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng của mỗi người
Chính vì những tác dụng to lớn mà âm nhạc mang lại, nên chưa bao giờ bộ môn âm nhạc lại được quan tâm đến thế trong các trường học phổ thông ngày nay Tuy nhiên vì nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan mà các em học sinh vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc đối với việc học tập cũng như những tác động của âm nhạc mang lại Các em có thể thích xem ca nhạc, thần tượng các ca sĩ nhưng đối với môn âm nhạc trong trường học lại không mấy hứng thú và quan tâm Phải chăng những giờ học âm nhạc còn mang tính hình thức, chủ yếu dạy lý thuyết mà không tạo ra môi trường học tập sôi nổi để các em tiếp cận một cách dễ dàng cũng như hào hứng hơn đối với bộ môn âm nhạc?
Hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng các trò chơi vào môn Âm nhạc mà chỉ có một số ý kiến của các nhà chuyên môn về việc nên đưa các trò chơi vào dạy âm nhạc Từ đó, đa số giáo viên tự tìm hiểu các trò chơi và áp dụng vào tiết học nên chưa có sự thống nhất chung về cách thức tổ chức các trò chơi Bên cạnh đó một số giáo viên sử dụng trò chơi chưa phù hợp hoặc thời gian trò chơi kéo dài, cần phải tổ chức cầu kì Học sinh thay vì sau khi được chơi trò chơi sẽ thêm hứng thú và khắc sâu kiến thức lại sa đà vào việc chơi để lấy thành tích, chơi chỉ để giải trí đơn thuần nên trò chơi âm nhạc lúc này chưa thật sự mang lại hiệu quả cho giờ học
Vì lý do này nên tôi đã tìm hiểu dựa trên một số ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu âm nhạc và mạnh dạn áp dụng một số trò chơi âm nhạc vào một số phân môn, từ đó giúp các em học sinh thêm yêu thích và có nhiều hứng
thú hơn trong các giờ học âm nhạc qua đề tài:“ Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc 6 ở Trường THCS …” theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Trang 52 Mục đích nghiên cứu
Đối với việc học tập ở trường phổ thông đặc biệt là ở lứa tuổi Trung học
cơ sở (THCS), âm nhạc vừa có tác dụng kích thích sự ham muốn tìm tòi học hỏi của học sinh, nuôi dưỡng và củng cố niềm ham thích và sự tham gia của học sinh vào những hoạt động âm nhạc Việc này giúp các em đạt được kết quả học tập tốt
và có những lối cư xử đúng mực, thái độ tích cực và phẩm chất tốt hơn trong cuộc sống
Qua thực tế, tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh khối 6 chưa có nhiều hứng thú đối với môn Âm nhạc, vì thế tiết học chưa sôi nổi và đạt hiệu quả Khi đưa ra các trò chơi áp dụng vào các phân môn trong giờ học âm nhạc,, mục đích của tôi thông qua các trò chơi này là, học sinh thêm yêu thích và thấy môn Âm nhạc không còn là môn học lý thuyết đơn thuần và nhàm chán
3 Đối tượng nghiên cứu
Bản thân tôi là giáo viên âm nhạc tại trường THCS … đã có nhiều năm và khi đi vào thực tế giảng dạy thì tôi nhận ra rằng, với các em học sinh Trường THCS … môn âm nhạc vẫn còn chưa được các em quan tâm đúng mức, nhận thức về tầm quan trọng của âm nhạc còn hạn chế Vì thế các tiết học diễn ra chưa thực sự hiệu quả trong việc giúp nâng cao thẩm mỹ, đồng thời chưa phát huy hết được các tác dụng mà âm nhạc mang lại Từ thực tế đó, trong quá trình lên lớp, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số trò chơi nhằm kích thích và gây hứng thú cho các em, qua đó nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học môn Âm nhạc
Các trò chơi đã được tôi áp dụng và tổng hợp trong đề tài nghiên cứu: “Một
số kinh nghiệm tổ chức trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc 6 ở Trường THCS …’’ theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống với mong muốn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân về cách
tổ chức một số trò chơi giúp cho học sinh khối 6 có thể học tốt hơn môn Âm nhạc
và thêm hứng thú với bộ môn này
Trang 6- Ví dụ 2: Bài TĐN số 2 Suliko (trang 25 Âm nhạc 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Giáo viên cũng chia lớp thành các đội chơi tương ứng, rồi đàn giai điệu ô nhịp 3 và 4, đội nào trả lời nhanh đó là bài TĐN sẽ thắng Các bài TĐN cách chơi cũng tương tự
Khi chơi trò chơi Nghe nhạc đoán tên bài, các em học sinh đều tham gia nhiệt tình, sau khi kết thúc trò chơi hầu hết các em đều nhớ chính xác tên các bài hát
Trang 7Trò chơi “ Nghe giai điệu xướng lời ca”
Trò chơi này có tác dụng các em ghi nhớ và hát chính xác lời ca ứng với giai điệu của bài hát, kể cả các bài hát có nội dung dài và khó nhớ
- Ví dụ: Bài hát Thầy cô là tất cả – (nhạc Bùi Anh Tú) (trang 25 Âm nhạc
6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Để thực hiện trò chơi này, giáo viên chia lớp học thành 4 tổ, mỗi tổ cử một học sinh làm nhiệm vụ phất cờ Giáo viên đàn và yêu cầu học sinh lắng nghe thật
kĩ giai điệu hai ô nhịp bất kỳ trong bài hát ( Ví dụ ô nhịp 2 và 3 trong câu 2; hoặc
ô nhịp 3 và 4 trong câu 4)
Tổ nào phất cờ nhanh nhất sẽ phải hát cả câu hát có ô nhịp đó Nếu hát chính xác tổ đó sẽ ghi điểm Hay khi dạy bài hát Hành khúc tới trường giáo viên
có thể sử dụng trò chơi dưới hình thức rung chuông vàng
Với các bài TĐN cách làm cũng tương tự Sau khi học sinh thực hiện xong tất cả các bài hát cũng như bài TĐN, giáo viên tổng hợp và công bố tổ chiến thắng rồi cho điểm tượng trưng để động viên các em Tổng kết trò chơi, đội nào hát được chính xác nhiều lời ca đội đó sẽ chiến thắng chung cuộc
Trang 8Khi chơi trò chơi Nghe giai điệu xướng lời ca yêu cầu học sinh phải tập trung, có tai nghe tốt và phản xạ nhanh khi nghe giai điệu vì chỉ có hai ô nhịp với rất ít nốt nhạc vang lên Nếu nghe không kỳ học sinh sẽ đoán sai giai điệu của câu hát đó, dẫn đến việc hát lời ca không chính xác Đây là cách để củng cố việc học thuộc lời ca của các em học sinh
Áp dụng trò chơi trong phân môn học hát và âm nhạc thường thức:
Trong thực tế, tại Trường THCS , sau khi học xong bài trên lớp, giáo viên hỏi tên bài hát là gì các em học sinh thường không nhớ Có thể do các em chưa biết cách ghi nhớ hoặc chủ quan không ghi nhớ tên bài hát mà thường chỉ lấy câu hát đầu tiên làm tên bài hát và đặc biệt càng không nhớ tên tác giả
Trong phân môn Âm nhạc thường thức, học sinh cũng thường không nhớ tên các bài hát nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của tác giả được sách giáo khoa giới thiệu do các em chỉ được giáo viên cho nghe qua chứ không được học Chính vì thế, mục đích khi tổ chức các trò chơi này là giúp học sinh khắc sâu và ghi nhớ tên tác giả, tên bài hát sau khi học xong Thời gian thích hợp để thực hiện trò chơi
là trong các tiết ôn tập bài hát và củng cố kiến thức Trò chơi “ Tên nào bài ấy”
Trang 9chơi cũng phải nắm chắc kiến thức để đưa ra các câu hỏi cũng như đáp án thuyết phục nhất
Trò chơi “Thể dục đồng diễn bằng âm nhạc”
Mục đích của trò chơi này là phát triển kỹ năng nghe, kích thích phản xạ nhanh cho HS và yêu cầu các em phải khéo léo, uyển chuyển khi tham gia trò chơi này
Cách tổ chức: Lấy một HS đứng trong tư thế mô phỏng khóa Son làm chuẩn, các HS khác xếp thành hàng ngang mô phỏng các nốt nhạc GV đàn giai
điệu một bài hát hoặc bài TĐN, các “Nốt nhạc học sinh” sẽ thay đổi tư thế đứng
cao hơn hay thấp hơn tùy theo cao độ của từng nốt nhạc
Ví dụ: Trò chơi “Thể dục đồng diễn” áp dụng vào bài TĐN số 5 (trang
57 Âm nhạc 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
GV yêu cầu 7 HS lên tham gia trò chơi Một HS đứng đầu hàng sẽ làm tư
thế khóa Son, đây là nốt chuẩn trên khuông nhạc tưởng tượng GV sẽ đàn giai điệu bài TĐN số 5: các nốt nhạc học sinh sẽ thay đổi tư thế đứng, ngồi tùy theo
cao độ của từng nốt nhạc từ câu đầu tiên cho đến hết bài
Nếu thực hiện chính xác đây sẽ là một trò chơi rất thú vị và sinh động bởi vài trò chơi này sẽ khiến HS phải vận động nhẹ nhàng, điều này giúp các em giảm căng thẳng từ tiết học trước, qua đó làm tăng thêm sự tự tin và khả năng thể hiện mình trước đám đông của các em
Khi sử dụng các trò chơi trong giờ âm nhạc, GV phải vận dụng linh hoạt tùy theo đối tượng HS để tăng – giảm độ khó – dễ chứ không rập khuôn một cách máy móc Không tập trung nhiều vào các em giỏi, các em có năng khiếu âm nhạc
mà phải chú ý đều các nhóm đối tượng Bên cạnh đó GV phải tích lũy được một ngân hàng trò chơi phong phú để thường xuyên thay đổi nhằm gây hứng thú cho các em Vừa là người quản trò, vừa là trọng tài nên GV phải là người công minh, khách quan tránh gây mất đoàn kết giữa HS
Ngoài các trò chơi do GV đề xuất, cũng có thể yêu cầu các em tự tổ chức thêm các trò chơi khác nhằm kích thích tư duy, tăng khả năng sáng tạo nhằm bồi
Trang 10dưỡng thêm hứng thú học môn âm nhạc của các em Qua đó khích lệ các em thêm yêu thích và đam mê học môn âm nhạc, góp phần giáo dục, định hướng về thẩm
mỹ, giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống
4 Hiệu quả đạt được khi áp dụng SKKN
Từ khi áp dụng sáng kiến “ứng dụng một số trò chơi nhằm nâng cao hiệu
quả và tăng hứng thú học tập trong bộ môn Âm nhạc khối 6 trường THCS ”
tôi đã thu được những kết quả rất khả quan :
Sau khi áp dụng các trò chơi vào môn Âm nhạc, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn Gần như tất cả các em đều ngày càng yêu thích môn học, sự hứng thú ở mỗi học sinh được nâng cao một cách rõ rệt, bên cạnh đó giờ học còn mang lại niềm vui thích, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau những tiết học trên lớp Và đây
là kết quả khảo sát vào tháng 4 năm học …… sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy: