Để nâng cao chất lượng học tập trong môn này, giáo viên cần áp dụng những phương pháp dạy học linh hoạt và hiện đại.. Thay vào đó, giáo viên cần áp dụng chúng một cách linh hoạt, sáng tạ
Trang 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG THCS …
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Năm học 2022-2023
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ CẢI THIỆN VÀ NÂNG CA CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN MĨ THUẬT CHO HỌC SINH
LỚP 8”
(Bộ sách CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - BẢN 2)
Trang 22
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
B NỘI DUNG 3
1 Cơ sở lý luận 3
2 Cơ sở thực tiễn 4
3 Giải pháp thực hiện 5
Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng đồ dùng học tập mang tính trực quan nhằm cải thiện kỹ năng quan sát mĩ thuật cho học sinh 5
Biện pháp 2: Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin để cải thiện chất lượng giờ học mĩ thuật cho học sinh 8
Biện pháp 3: Lồng ghép đa dạng các trò chơi học tập trong giờ dạy mĩ thuật để giúp học sinh nâng cao hứng thú 10
Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động theo nhóm để phát huy năng lực hợp tác, cải thiện chất lượng học tập mĩ thuật cho học sinh 13
4 Hiệu quả của sáng kiến 15
C KẾT LUẬN 17
1 Kết luận 17
2 Bài học kinh nghiệm 17
3 Kiến nghị 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 31
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm bàn bạc thống nhất Mục tiêu của chương trình đổi mới GDPT 2018 là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp của thế hệ trẻ Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm ra các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá quá trình dạy học, tăng cường khả năng tư duy của học sinh ở quá trình lĩnh hội tri thức, phát huy tính độc lập, tính tích cực của học sinh là điều cực kỳ quan trọng
Môn mĩ thuật không chỉ là sân chơi sáng tạo, mà còn là nơi học sinh lớp 8 khám phá và phát triển khả năng tư duy, cảm xúc và thẩm mỹ Ở lứa tuổi này, các
em đang ở giai đoạn tìm kiếm bản ngã và khám phá thế giới xung quanh một cách sâu rộng hơn Để nâng cao chất lượng học tập trong môn này, giáo viên cần áp dụng những phương pháp dạy học linh hoạt và hiện đại Đồng thời, việc khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động nghệ thuật, cũng như tạo điều kiện cho học sinh tự do thể hiện và phát huy sự sáng tạo cá nhân là yếu tố quan trọng giúp môn
mĩ thuật trở nên sinh động và ý nghĩa hơn trong mắt các em
Song, giáo dục mĩ thuật ở cấp THCS không nên chỉ nhấn mạnh vào việc rèn
kỹ năng vẽ, mà còn phải tập trung vào việc phát triển tư duy sáng tạo, khả năng cảm nhận và biểu đạt cảm xúc của học sinh Việc đổi mới phương pháp dạy học không đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn các phương pháp truyền thống Thay vào đó, giáo viên cần áp dụng chúng một cách linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả, kết hợp với các phương pháp kiểm tra dạy học hiện đại, nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực và tinh thần sáng tạo của học sinh
Vì thế mà tôi mong muốn đề cập đến đề tài: Một số biện pháp hỗ trợ cải thiện
và nâng cao chất lượng học tập môn mĩ thuật cho học sinh lớp 8 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
2 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác giảng dạy môn mĩ thuật ở khối lớp 8 tại trường THCS… qua đó đưa ra đánh giá, nhận xét, xác định được những thuận lợi, khó
Trang 45
Học sinh yêu thích, tích cực tham gia các tiết học
mĩ thuật
Học sinh biết sắp xếp bố cục, lựa chọn màu sắc tốt
cho các vẽ mĩ thuật
Học sinh tự giác hoàn thành tốt các bài tập mĩ thuật
về nhà được giao
Học sinh không hứng thú và chưa đạt kết quả cao
trong môn mĩ thuật
Bảng khảo sát trên đã cho thấy được chất lượng học tập môn mĩ thuật của các
em học sinh hiện nay chưa thực sự cao và vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế Cụ thể, học sinh yêu thích, tích cực tham gia các tiết học mĩ thuật chỉ đạt 20% Học sinh biết sắp xếp bố cục, lựa chọn màu sắc tốt cho các vẽ mĩ thuật tăng mạnh chỉ đạt 44% Học sinh tự giác hoàn thành tốt các bài tập mĩ thuật về nhà chỉ chiếm 16% Đáng buồn hơn là số học sinh không hứng thú và chưa đạt kết quả cao trong môn mĩ thuật đạt đến tận 60% Đây là một kết quả khiến bản thân tôi vô cùng bất ngờ và cũng chính là động lực thôi thúc tôi phải nhanh chóng tìm hiểu, phát triển
và hoàn thiện đề tài này
3 Giải pháp thực hiện
Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng đồ dùng học tập mang tính trực quan nhằm cải thiện kỹ năng quan sát mĩ thuật cho học sinh
Một trong những phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, tính độc lập sáng tạo, độc lập tư duy là biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan Việc giảng dạy môn mĩ thuật ở trường THCS cũng như những môn học khác, đồ dùng trực quan đóng một vai trò quan trọng trong giờ giảng Bởi vì đồ dùng trực quan khi sử dụng có hiệu quả trong tiết giảng sẽ giúp học sinh tìm hiểu, so sánh,
Trang 56
nhận xét, phán đoán và ghi nhận sự vật dễ dàng hiểu sự vật qua con mắt quan sát bằng nét vẽ, hình vẽ, màu sắc một cách nhanh chóng, nhớ sự vật lâu hơn
Song, để việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong quá trình giảng dạy môn mĩ thuật cho học sinh đạt được hiệu quả, giáo viên cần chú ý những điều sau:
- Giáo viên cần chọn lựa đồ dùng phù hợp với nội dung bài học và độ tuổi của học sinh
- Nên ưu tiên chọn đồ dùng có khả năng tương tác, giúp học sinh tham gia tích cực vào quá trình học
- Đảm bảo rằng hình ảnh hoặc đồ dùng trực quan có chất lượng tốt, rõ ràng và đúng với thực tế
- Trước khi giờ học, giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng, thử nghiệm và làm quen với các đồ dùng dạy học trực quan để tránh gặp lỗi hoặc trục trặc trong quá trình dạy
- Không nên lạm dụng đồ dùng trực quan mà nên kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác để đạt hiệu quả tối ưu
- Sau khi sử dụng, giáo viên cần nhận xét và thu thập phản hồi từ học sinh để điều chỉnh và nâng cao chất lượng giảng dạy trong tương lai
Minh chứng:
Ví dụ: Khi giảng dạy học sinh đến Bài 1: Vẽ và cách điệu hoa lá, trang 6, Mĩ
thuật 8, bộ sách Chân trời sáng tạo Cách thức thực hiện biện pháp này sẽ được
cụ thể theo quy trình sau:
- Bước 1: Giáo viên nghiên cứu kỹ trước nội dung bài giảng, phải có giáo án chi tiết trước khi lên lớp, phải tìm phương pháp truyền đạt nhanh nhất, ngắn nhất
từ trực quan Bởi đồ dùng trực quan nó phù hợp với đặc điểm môn học, phù hợp với đặc điểm tri giác của học sinh (tri giác bằng trực quan cụ thể)
- Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng trực quan phù hợp với các tiến trình giảng trong mục đích yêu cầu bài soạn Đồ dùng gồm mẫu vẽ như đồ vật, dụng cụ sinh hoạt, hoa quả, hình khối tranh, ảnh như các phiên bản tranh của họa sĩ, minh hoạ các bước thực hiện bài vẽ, Tất cả phải đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, đúng trọng tâm
Trang 67
Trong bài học này, tôi đã sưu tầm một vài tranh ảnh về hoa, lá cũng như tìm kiếm những mẫu hoa, lá thật để cho học sinh quan sát
(Tranh hình ảnh các loài hoa giáo viên chuẩn bị)
(Hình ảnh vật mẫu thực tế mà giáo viên chuẩn bị)
- Bước 3: Sử dụng đồ dùng trực quan để có hiệu quả thì khi sử dụng đồ dùng trực quan trong một tiết học vẽ giáo viên cần lấy mẫu, tranh ảnh làm trung tâm, lấy mẫu, tranh ảnh thay tiếng giảng giải, thuyết trình của mình Giáo viên chỉ gợi
mở để học sinh chủ động tư duy, suy nghĩ, khám phá và mở rộng kiến thức từ vật mẫu.Có như vậy phương pháp dạy học này mới được khai thác triệt để Một số câu hỏi gợi mở như:
+ Hình dáng của bông hoa/ chiếc lá này như thế nào?
Trang 713
Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động theo nhóm để phát huy năng lực hợp tác, cải thiện chất lượng học tập mĩ thuật cho học sinh
Nội dung:
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc hợp tác nhóm trong môn mĩ thuật là khả năng chia sẻ và bổ sung ý tưởng Mỗi học sinh mang lại một góc nhìn, một phong cách và một kỹ năng riêng Khi các em cùng nhau thảo luận, trao đổi
và kết hợp những ý tưởng đó, kết quả thu được thường phong phú và độc đáo hơn
so với việc làm đơn lẻ
Bên cạnh đó, việc hợp tác trong nhóm cũng giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội Học sinh sẽ học cách lắng nghe, đưa ra ý kiến, đồng thời tôn trọng và hiểu biết quan điểm của người khác Điều này không chỉ giúp các em trong quá trình học tập mĩ thuật mà còn chuẩn bị cho các em những kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống và sự nghiệp sau này Việc làm việc theo nhóm cũng tạo điều kiện cho học sinh tự tin hơn trong việc thể hiện bản thân Khi một
đề tài hoặc dự án được thực hiện dưới sự góp sức của nhiều người, áp lực cá nhân giảm đi, giúp học sinh dễ dàng thử nghiệm và mạo hiểm hơn trong việc sáng tạo tác phẩm nghệ thuật của mình
Tuy nhiên, để tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả trong tiết học mĩ thuật cho học sinh lớp 8, giáo viên cũng cần phải đảm bảo:
- Giáo viên cần phải đảm bảo có đủ vật liệu và dụng cụ mĩ thuật cho mỗi học sinh và mỗi nhóm Các vật liệu như màu nước, màu sáp, giấy, bút chì, và các dụng
cụ khác nên được chuẩn bị sẵn sàng
- Cần chia các nhóm sao cho mỗi nhóm có đủ các thành viên có khả năng mĩ thuật khác nhau, từ đó giúp học sinh có thể hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau
- Trước khi bắt đầu, giáo viên cần phải giải thích rõ ràng mục tiêu của bài tập, cũng như các yêu cầu cụ thể mà học sinh cần đạt được
- Giáo viên nên minh họa một số ví dụ hoặc mẫu tham khảo để học sinh có hình dung rõ ràng về kết quả mong muốn
- Trong quá trình thực hiện, giáo viên nên giám sát và đưa ra gợi ý, phản hồi cho các nhóm, giúp học sinh hiểu và chỉnh sửa khi cần thiết
Trang 814
- Khuyến khích tinh thần hợp tác, tôn trọng ý kiến đồng đội và tạo điều kiện cho mọi học sinh đều có cơ hội tham gia đóng góp
Minh chứng:
Ví dụ: Khi giảng dạy học sinh đến Bài 7: Trường phái ấn tượng, trang 30,
Mĩ thuật 8, bộ sách Chân trời sáng tạo, tôi đã tổ chức trò chơi thảo luận nhóm
để tìm hiểu kiến thức cũng như các vấn đề nổi bật liên quan đến trường phái nghệ thuật ấn tượng Các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Chia nhóm theo hình thức đọc số thứ tự từ 1-5, các học sinh nào có
số thứ tự giống nhau sẽ về chung một nhóm
- Bước 2: Căn cứ vào nội dung, lỹ thuyết có tranh sách giáo khoa, giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi liên quan như:
+ Câu 1: Nguồn gốc của trường phái ấn tượng có từ đâu?
+ Câu 2: Đặc điểm của trường phái ấn tượng là gì?
+ Câu 3: Các nhóm hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của hai tác phẩm thuộc trường phái ấn tượng dưới đây:
+ Câu 4: Kể tên một số họa sĩ tiêu biểu của trường phái ấn tượng?
+ Câu 5: Hãy nêu đặc điểm của màu sắc trong tranh sử dụng nghệ thuật của trường phái ấn tượng
- Bước 3: Mỗi nhóm sẽ có thời gian là 5 phút để thảo luận và đưa ra đáp án Kết thúc 5 phút, tôi sẽ gọi ngẫu nhiên 1 - 2 thành viên của các nhóm trình bày câu