Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phối hợp với ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động nội khóa và các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục bảo vệ mô
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TIỂU HỌC ………
- ² -
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN
ĐỊA LÝ 6 (Bộ sách Kết nối tri thức)
Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 20….- 20…
Trang 2MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài: 1
1.2 Mục đích nghiên cứu: 2
1.3.Đối tượng nghiên cứu: 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: 3
2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 4
2.2.1.Thực trạng 4
*Thuận lợi: 4
*Khó khăn: 4
2.2.2 Nguyên nhân 6
2.2.2.1 Về phía học sinh: 6
2.2.2.2 Về phía giáo viên: 6
2.2.2.3 Về phía gia đình và xã hội: 6
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề : 7
2.3.1 Giải pháp: 7
2.3.2 Tổ chức thực hiện: 7
2.3.2.1 Tìm địa chỉ cần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: 7
2.3.2.2 Khảo sát kết quả học tập học kì I và theo dõi, đánh giá kết quả việc thực hiện bảo vệ môi trường tại trường, lớp cũng như môi trường xung quanh trong kỳ II: 8
2.3.2.3 Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phối hợp với ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động nội khóa và các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục bảo vệ môi trường: 8
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18
2.4.1 Đối với học sinh: 18
2.4.2 Đối với giáo viên: 20
2.4.3 Đối với đồng nghiệp: 21
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 21
Trang 33.1 Kết luận: 21
3.1.1 Về phía học sinh: 21
3.1.2 Về phía giáo viên: 21
3.1.3 Đối với đồng nghiệp: 22
3.2 Kiến nghị: 22
Trang 41 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, nói đến vấn đề môi trường luôn là đề tài nóng hổi không chỉ đối với mỗi địa phương, mỗi quốc gia… mà nó trở thành vấn đề mang tính toàn cầu
Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã đem lại văn minh cho nhân loại, song mặt trái của nó đã làm cho môi trường sống bị hủy hoại, xuống cấp trầm trọng, những suy thoái của môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên Trái Đất
Vì lợi ích trước mắt, con người đang dần hủy hoại nó với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn
Để giải quyết tận gốc vấn đề về môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận thức, trong khi hiện nay chưa có một môn học riêng nào ở Trung học cơ sở giáo dục môi trường cho học sinh mà chủ yếu là lồng ghép, tích hợp ở nhiều môn học Trong đó, môn Địa lí có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục môi trường cho các
em Để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay, mục tiêu của dạy học là phải đảm bảo ba yêu cầu về: kiến thức, kĩ năng và thái độ trong mỗi tiết dạy Có nghĩa là: ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh một nhân cách, lối sống tốt, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6 đầu cấp Trung học cơ sở
Trong khi đó môn Địa lý là môn học giúp giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước cho các em Trong nhiều năm liền giảng dạy bộ môn Địa lý, được sự quan tâm của nhà trường, đồng thời được học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước nên chất lượng bộ môn Địa lí ở nhà trường được nâng lên
rõ rệt, học sinh đã có hứng thú học tập hơn với bộ môn Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy đa số các tiết dạy mới chỉ chú trọng truyền thụ thật nhiều kiến thức cho học sinh, nên không còn thời gian
để lồng ghép giáo dục môi trường vào bài học, việc liên hệ thực tế và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn rất hạn chế Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn ý thức được trách nhiệm phải từng bước hình thành cho các em một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên Từ đó các
Trang 5em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn nơi các em đang sống và học tập Có thể nói việc tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy địa
lí là rất cần thiết, điều kiện để tích hợp cũng rất thuận lợi nhưng lại chưa được sự quan tâm của giáo viên, nếu có thì giáo viên cũng chỉ sử dụng một số hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoa với một vài câu hỏi nên chưa gây hứng thú học tập của học sinh và tính giáo dục chưa hiệu quả
Tôi thấy đây là vấn đề cấp thiết, do đó tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm
giáo dục môi trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lý 6 (Bộ sách Kết nối tri thức)” làm đề tài nghiên cứu
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Trong trang này: Mục 1.1 tác giả tham khảo tại Địa lí học ngày nay, NXB Giáo Dục 1985
Trên thực tế, học sinh lớp 6 phần lớn còn rất bỡ ngỡ với môn học, chưa có thái độ rõ ràng đối với vấn đề môi trường, chưa có hứng thú khi học môn này, các em còn coi đây là môn phụ không cần thiết, dẫn đến thờ ơ trước các yếu tố thiên nhiên như bẻ cành ngắt lá, bắn giết chim thú, vứt rác thải không đúng vị trí,
đổ rác thải xuống sông, vứt vật chết ra ao, hồ, bừa bãi Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Địa lý 6, tôi luôn trăn trở làm thế nào để tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy học sinh lớp 6 có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, gây được sự hứng thú học tập của học sinh Qua đó giúp các em vừa có thái độ thân thiện hơn với thiên nhiên và môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, vừa góp phần nâng cao chất lượng môn học
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo dục môi trường trong môn Địa lý 6 ở Trường trung học cơ sở
- Phạm vi: Học sinh lớp 6 Trường THCS …… năm học ……
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập, xử lý thông tin, tìm hiểu tài liệu
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Trang 6- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thảo luận đối với bạn bè đồng nghiệp
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng kiến kinh nghiệm trước tôi đã nghiên cứu về vấn đề này, nhưng trong
cách tổ chức thực hiện tôi đã sử dụng phương pháp cũ - phương pháp đàm thoại
Đây là phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung bài học Tuy nhiên chưa gây được hứng thú học tập của học sinh nên kết quả chưa cao Qua nghiên cứu và áp dụng ở một
số tiết học tôi thấy sử dụng công nghệ thông tin, băng đĩa, làm báo tường tuyên truyền về bảo vệ môi trường đã có tác dụng rất lớn Không chỉ giúp các em hứng thú hơn trong môn học mà còn kích thích tính tò mò, ham hiểu biết và khám phá thiên nhiên nhiều hơn nên kết quả học tập cao hơn
Vì vậy tôi đã sử dụng phương pháp mới là cho học sinh xem các video dùng trong giảng dạy Địa lí và làm báo tường tuyên truyền bảo vệ môi trường thay cho phương pháp đàm thoại cũ
2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Ở nước ta tình hình môi trường cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, khoa học công nghệ, gia tăng dân số làm cho ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng Mặt khác thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp cũng là thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi trường Thấy được vấn
đề môi trường là vấn đề cấp bách, ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống
còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân
dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an
ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta Trong đó, việc
giáo dục thế hệ trẻ được đặc biệt quan tâm ở tất cả các địa phương, các cấp học Trước yêu cầu cấp bách về vấn đề môi trường, từ năm 2008 Bộ Giáo Dục
Trang 7có nội dung về môi trường Tuy nhiên, hình ảnh về môi trường trên Trái đất luôn thay đổi nên những hình ảnh trong sách giáo khoa sẽ nhanh chóng lạc hậu, không đáp ứng được tính cấp thiết của vấn đề Vì vậy, trong giảng dạy, ngoài sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa, giáo viên có thể tìm kiếm tranh ảnh mới nhất trên mạng internet, ảnh chụp thực tế của bản thân (nếu có), … để đưa vào bài giảng giúp các em cập nhật được những thông tin và hình ảnh mới nhất về môi trường,
từ đó giúp các em thấy được tính cấp bách trong việc bảo vệ môi trường
Việc sử dụng tranh ảnh có nội dung về môi trường ở lớp 6 giúp các em dễ dàng nhận biết về những vấn đề của môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, vấn đề cạn kiệt, suy thoái tài nguyên như khoáng sản, đất, sinh vật, các phong cảnh tự nhiên… Tuy nhiên, khi sử dụng các tranh ảnh minh họa cần phải lựa chọn và sắp xếp theo từng chủ đề phù hợp với nội dung, tránh rườm rà, học
sinh sẽ lúng túng, bị động trong học tập và tiếp thu kiến thức
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 13: Các dạng địa hình chính trên trái đất Khoáng sản
(trang 135 Địa lý 6 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
GV sử dụng 4 bức ảnh trong cùng 1 slide:
Trang 8GV có thể tiến hành như sau
GV hướng dẫn học sinh quan sát các hình
ảnh và trả lời câu hỏi:
- Em hãy mô tả đặc điểm bên ngoài và bên
trong của địa hình núi đá vôi?
- Địa hình cacxtơ là gì? Em hãy kể tên
những hang động nổi tiếng ở Việt Nam? Địa
phương em có hang động nào không
- Vì sao địa hình cacxtơ lại có nét độc đáo
như vậy?
- Giá trị kinh tế của địa hình núi đá vôi là
gì?
- Là học sinh chúng ta cần làm gì để bảo vệ
vùng núi đá vôi, bảo vệ các khu du lịch?
- Các ngọn núi lởm chởm, sắc nhọn
- Là địa hình đặc biệt của núi
đá vôi
- Có nhiều hang động
- Bản chất của phương pháp sử dụng tranh, ảnh Địa lí là phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích ảnh để lĩnh hội kiến thức Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần thực hiện lần lượt các bước sau:
1/ Xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh
2/ Nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện hiện tượng
gì, vấn đề gì, ở đâu
3/ Mô tả hiện tượng
4/ Rút ra nguyên nhân, hậu quả và hướng khắc phục của hiện tượng
Như vậy, khi sử dụng tranh, ảnh giáo viên cần chuẩn bị những câu hỏi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung được thể hiện trên bức tranh, ảnh và những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng được thể hiện trên tranh, ảnh Tuy nhiên, lưu ý với học sinh lớp 6 việc giải thích chỉ ở mức độ đơn giản, chủ yếu các em vận dụng thực tế những gì mắt thấy, tai nghe, những hiểu biết của bản thân để giải thích, không gò ép cũng như không
Trang 9yêu cầu quá cao đối với các em Điều quan trọng là qua các bức tranh, ảnh đó các
em biết được những vấn đề gì về thực trạng của môi trường hiện nay nói chung
và môi trường xung quanh nói riêng, giúp các em liên hệ thực tế địa phương mình, trường lớp mình từ đó rút ra trách nhiệm của bản thân như thế nào đối với môi trường xung quanh qua đó giáo dục các em có thái độ thân thiện hơn với môi trường
Ví dụ 2: Khi dạy bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên (trang
184 Địa lý 6 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của sinh vật và ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật, GV có thể sử dụng 4 slide chứa tranh ảnh:
Ví dụ 2 tác giả dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng
Slide 1: Một số hình ảnh thể hiện tác động tích cực của con người với môi trường
Slide 2: Một số hình ảnh thể hiện tác động tiêu cực của con người tới môi trường Slide 3: Một số hình ảnh thể hiện hậu quả tác động tiêu cực: lũ quét, hạn…
Trang 10GV sử dụng video “Khám phá động thiên đường Quảng Bình”
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần thuật ngữ và đặc điểm địa hình cacxtơ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh xem video theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên định hướng cho học sinh những vấn đề cần tìm hiểu:
+ Tên hang động, thuộc tỉnh nào?
+ Mô tả cảnh đẹp mà em quan sát thấy
+ Giá trị của hang động
Bước 2: Giáo viên cho cả lớp xem video: có thể cho học sinh xem từng đoạn và
hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoặc cho học sinh xem toàn bộ video
Bước 3: Tổng hợp những nội dung đã tìm hiểu được sau khi xem, liên hệ thực tế,
sau đó nêu câu hỏi mang tính giáo dục như: là 1 học sinh em cần phải làm gì để giữ gìn những cảnh đẹp này?
Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý lựa chọn các video đơn giản, gần gũi và gắn với thực tế để học sinh dễ hiểu, dễ khai thác Các đoạn video phải ngắn
Trang 11khoảng dưới 5 phút nhưng xúc tích, bao quát được vấn đề cần giáo dục Nếu video dài mà giáo viên không thể biên tập lại được thì khi cho học sinh xem giáo viên
bỏ qua những phần không cần thiết chỉ cho học sinh xem những phần quan trọng của video
2.3.2.3.2 Hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp:
Đối với các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chủ yếu là phối kết hợp với các hoạt động do nhà trường tổ chức như mỗi tháng
tổ chức cho toàn trường một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm,
tổ chức các buổi mít tinh, truyền thông, các chuyến đi thực tế nhà trường
Các bước tiến hành là do tác giả tự thiết kế
Tổ chức cho học sinh (nếu có),… Qua đó, giáo viên kết hợp các trò chơi, câu hỏi, tình huống,…gắn với hiểu biết về môi trường và thái độ của các em với môi trường
Theo chủ điểm hằng tháng nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa chung cho toàn trường gắn với các ngày lễ Bên cạnh phần Lễ, có phần Hội tổ chức cho các em các trò chơi hoặc cuộc thi kiến thức hiểu biết, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao … Gắn với các nội dung và hình thức tổ chức, giáo viên biên tập câu hỏi, các tình huống mang tính giáo dục môi trường lồng ghép vào các nội dung thi hoặc trò chơi Qua đó, vừa kiểm tra nhanh được mức độ hiểu biết của bản thân về các vấn đề môi trường, vừa củng cố kiến thức và giáo dục bảo vệ môi trường cho các em
Ví dụ 1:
? Lấy ví dụ về một nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản?
? Nêu giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm không khí?
? Cần làm gì để hạn chế suy giảm tài nguyên rừng?
? Để xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp theo em cần phải làm gì?
Khi sử dụng các câu hỏi cần có ban cố vấn để giải đáp thắc mắc và đánh giá câu trả lời của học sinh nếu có câu hỏi nhiều đáp án
Sử dụng các câu hỏi tình huống hoặc đoạn kịch chủ yếu là những câu
Trang 12chuyện mang tính giáo dục vừa đem lại không khí vui tươi, vừa kích thích tính tích cực của học sinh Nên sử dụng các tình huống gắn với học sinh sẽ bớt trừu tượng và hiệu quả hơn trong giáo dục môi trường
Ví dụ 2: Khi dạy bài 29: Bảo vệ thiên nhiên và khai thác thông minh các tài
nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững (trang 187 Địa lý 6 Bộ sách Kết
nối tri thức với cuộc sống)
“Trong giờ Địa lí, cô giáo hỏi cả lớp 6A:
? Để hạn chế ô nhiễm môi trường nước theo em cần phải làm gì?
Bạn A: Thưa cô, không vứt rác bừa bãi ạ
Bạn B: Thưa cô, không được thải nước bẩn ra sông ạ
Bạn C (lẩm bẩm): không thải ra sông thì thải đi đâu! Sau đó giơ tay phát biểu:
“Thưa cô, nước thải và chất thải chỉ đổ ra sông ít thôi ạ.””
Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? Nếu là em thì em trả lời như thế nào?