Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và v
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG …
-& -
SÁNG KIẾN
MỘT VÀI KINH NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ MỘT TIẾT DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ 8 THEO PHƯƠNG
PHÁP ĐỔI MỚI
Lĩnh vực/Môn:
Tên tác giả:
Giáo viên môn … Chức vụ… :
Đơn vị công tác:
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học 2023 – 2024
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
B NỘI DUNG 2
1 Cơ sở lý luận 2
2 Cơ sở thực tiễn 3
3 Giải pháp thực hiện 4
Biện pháp 1 Phương pháp sử dụng bản đồ: 11
Biện pháp 2 Phương pháp so sánh: 13
Biện pháp 3 Dạy học giải quyết vấn đề 13
Biện pháp 4 Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ 14
Biện pháp 5 Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh 17
4 Hiệu quả của sáng kiến 22
C KẾT LUẬN 24
1 Kết luận 24
2 Bài học kinh nghiệm 25
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Đổi mới căn bản nền giáo dục trước hết phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, khơi dậy tiềm năng, trí sáng tạo của học sinh, tránh chạy theo bệnh thành tích Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực."
Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Một trong những phương pháp đổi mới hiện được các trường THCS đánh giá mang lại hiệu quả cao là phương pháp thảo luận theo nhóm Hiện nay, học tập theo nhóm vừa là một yêu cầu vừa là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng rộng rãi, nhất là đối với học sinh Trong xu thế hội nhập của đất nước, vai trò của phương pháp học này càng trở nên quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung
Hướng đổi mới của phương pháp hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh
Tuy nhiên, có một thực tế đặt ra hiện nay là làm sao để đổi mới việc học tập được hiệu quả? Nếu sử dụng phương pháp đổi mới học tập không đúng cách, không phù hợp với nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện thì có thể chỉ mang tính hình thức, gây mất nhiều thời gian, sản phẩm không mang tính tập thể, các cá nhân thiếu tích cực sẽ đùn đẩy cho những người năng nổ, nhiệt tình… Chính vì vậy, tôi chọn đề tài:
Trang 4“Một vài kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả một tiết dạy học môn Địa lý 8 theo phương pháp đổi mới (Bộ sách Cánh diều)
2 Mục đích nghiên cứu
- Gây hứng thú trong học tập cho HS, kích thích tính tự giác và say mê học tập môn địa lí cho học sinh
- Rèn kĩ năng sử dụng và phương pháp học tập theo nhóm; trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm
- Góp phần nâng cao hiệu quả học tập của người học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung
3 Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 8 trường THCS…
4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc tìm tòi và áp dụng thực nghiệm đưa ra một số biện pháp từ kinh nghiệm giảng dạy qua nhiều năm công tác để giúp học sinh THCS nói chung cũng như học sinh Trường THCS nói riêng học tốt môn Địa lí
B NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có và thay vào
đó là các phương pháp mới hiện đại, bởi các phương pháp hiện có như thuyết trình, giảng giải, vấn đáp vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học Vấn đề là phải tìm ra cách vận dụng và phối hợp các PPDH một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập Cần kế thừa và phát huy những mặt tích cực các phương pháp dạy học truyền thống đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học ở nước ta hiện nay.Để đạt được mục đích đó thì người giáo viên và học sinh cần phải thực hiện tốt các vấn
đề sau:
* Đối với giáo viên
Trong soạn, giảng phải có sự vận dụng linh hoạt các PPDH, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH mới sao cho phù hợp, logic, thể hiện được vai trò của người
Trang 5giáo viên không phải đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà phải trở thành người thiết
kế, phải hình dung được thiết kế bài dạy của mình một cách tường tận, chi tiết Tuỳ vào từng nội dung tiết học để giáo viên có một cách thiết kế giáo án riêng Phải biết cách tổ chức lớp học như hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp, hoạt động theo nhóm nhỏ Là người dẫn dắt học sinh giải quyết những tình huống có vấn
đề, biết khơi dậy và kích thích trí tò mò, lòng ham muốn các kiến thức địa lí Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học cũng phải sử dụng nhiều phương tiện dạy học phù hợp với nội dung bài dạy, đồng thời hướng dẫn học sinh cách khai thác kiến thức từ các phương tiện học tập địa lí khác nhau như bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, băng hình , khuyến khích, động viên thành tích học tập của học sinh
* Đối với học sinh:
Cần phải có sự đổi mới trong cách học, phải giác ngộ mục đích học tập, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm về hoạt động học tập của mình, phải biết tự học và học mọi nơi, mọi lúc khi cảm thấy cần thiết
Cần biết rõ mục đích, yêu cầu của giờ học, không chỉ về kiến thức mà còn cả
về kĩ năng địa lí và những thao tác tư duy cần vận dụng như tư duy biện chứng, tư duy logic, nắm bắt được các sự vật hiện tượng, mối quan hệ nhân quả Phải làm quen dần với cách độc lập suy nghĩ để chiếm lĩnh kiến thức bài học
Dành thời gian thích đáng để tự làm việc, nghiên cứu với SGK (kênh hình, kênh chữ), với tập bản đồ, qua các thông tin đại chúng như tranh ảnh, đài báo và các nguồn cung cấp kiến thức khác theo sự hướng dẫn của giáo viên, qua đó học sinh rèn luyện
về kỹ năng và phương pháp học tập bộ môn Địa lí nhiều hơn
Học sinh biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm
vụ giáo viên giao cho, qua đó có cơ hội được thể hiện mình, được trình bày lại kết quả qua các phương tiện học tập
2 Cơ sở thực tiễn
Có thể nói, trong những năm gần đây, việc thực hiện chương trình và SGK mới cũng đồng nghĩa với việc cải tiến, đổi mới PPDH đã dấy lên phong trào thi đua diễn
ra sôi nổi ở các trường THCS Có thể nói đại đa số giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn Địa lí đã sử dụng các PPDH mới khá tốt, khêu gợi được sự suy nghĩ, tìm tòi tự lực của học sinh Tuy nhiên, bên cạnh đó do chưa hiểu thấu đáo được tinh thần đổi mới của phương pháp nên một số ít giáo viên đã thể
Trang 6hiện sự quá tải trong việc đổi mới, vì vậy đã làm cho tiết học trở nên căng thẳng, mệt mỏi
* Về giáo viên
Việc thay đổi SGK Địa lí 8 mới khiến giáo viên cũng gặp ít nhiều khó khăn trong khi giảng dạy Để dạy tốt một tiết Địa lí theo phương pháp đổi mới giáo viên còn nhiều lúng túng và chưa hiệu quả Trong một tiết dạy, nhiều giáo viên vẫn chỉ sử dụng được một phương pháp, vì thế cách học của học sinh vẫn nhàm chán, ít quan tâm đến việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh Có những nội dung giáo viên cần thuyết trình, giảng giải thì lại yêu cầu học sinh tự nghiên cứu Vì vậy làm cho tiết học nhàm chán, nhiều bài có nội dung dài, nặng nề cũng để học sinh làm việc nhiều nên nội dung bài không thực hiện hết trong một tiết
*Về học sinh
Nhìn chung đại đa số học sinh đã tiếp cận được với nội dung, kiến thức, chương trình và phương pháp học tập mới, song quá trình tiếp thu của học sinh chưa đồng đều, chưa linh hoạt trong quá trình hoạt động của mình, việc tiếp cận với các phương pháp dạy học mới và thiết bị dạy học mới đối với một số học sinh còn khó khăn do
đó kết quả tiếp thu của học sinh chưa đạt hiệu quả cao nhất
Bên cạnh đó một số ít học sinh chưa chịu khó rèn luyện kĩ năng, học tập một cách thụ động, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học Hơn nữa có một số ít học sinh còn có tâm lí phân biệt các môn học "chính",
"phụ" do đó xem nhẹ, không chú trọng đến các môn học phụ dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa cao
* Về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học
Một số trường phương tiện dạy học chưa đầy đủ, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, phòng học bộ môn Địa lý còn thiếu Các bản đồ, tranh , ảnh, băng hình chưa đầy đủ Việc học sinh quá đông trong một lớp học dẫn đến khó khăn trong việc phân chia nhóm cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy học
3 Giải pháp thực hiện
* Đối với giáo viên:
Để dạy tốt một tiết học Địa lí 8 theo phương pháp đổi mới cần được quán triệt
ở tất cả các khâu, từ khâu chuẩn bị bài của giáo viên, tiến hành dạy học ở trên lớp đến việc đánh giá kết quả học tập của học sinh
Trang 7a Đầu tư nhiều hơn vào việc soạn bài theo tinh thần dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
- Xây dựng được kế hoạch hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp
lí, kế hoạch này được thể hiện ở giáo án của giáo viên Việc soạn giáo án phải theo một quy trình gồm nhiều bước nhằm định ra các hoạt động và dự kiến thực hiện các hoạt động đó
- Trước hết giáo viên cứu kĩ bài học trong sách Cánh diều (cả kênh hình và kênh chữ) để xác định kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài, xác định được mục tiêu bài học Mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh thông qua các hoạt động học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu áy Giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp học sinh đạt tới đích dự kiến của bài học
- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài, trình độ của học sinh và các phương tiện dạy học hiện có, giáo viên cần dự kiến các hoạt động giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học Trước hết giáo viên cần xem xét nội dung nào có thể cho học sinh tự lực tìm tòi, khai thác để đi đến kiến thức mới Để có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong khâu soạn bài cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi, cần tránh khuynh hướng hình thức, đặt các câu hỏi dễ, vụn vặt hoặc các câu hỏi quá khó
- Giáo viên dự kiến các hoạt động của học sinh (sử dụng bản đồ, lược đồ, mô hình ) để giải quyết các vấn đề, trả lời các câu hỏi, hình thành các bài tập do giáo viên nêu ra Dự kiến những gợi ý để học sinh có thể tiếp cận và phát hiện kiến thức mới
- Dự kiến hình thức tổ chức học tập của học sinh (cá nhân hay theo nhóm, lớp )
và thời gian làm việc của học sinh Tùy theo nội dung các vấn đề, các bài tập, các câu hỏi đặt ra dễ hay khó, đơn giản hay phức tạp mà giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hay theo nhóm và thời gian dành cho mỗi hoạt động nhiều hay ít
Ví dụ: Khi dạy Chương 1 "Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam" (trang 89 - Địa lí 8 sách Cánh diều)
Chương này gồm các kiến thức về vị trí địa lí và kích thước của Việt Nam và đặc điểm địa hình và khoáng sản Các phần này đều có thể hướng dẫn học sinh tự lực khai thác và chiếm lĩnh kiến thức mới
Phần 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
Trang 8- Vấn đề đặt ra cho học sinh: xác định vị trí địa lí và đặc điểm vị trí địa lý của Việt Nam trên bản đồ
- Dự kiến hoạt động của học sinh: Xác định các điểm cực phần đất liền và trình bày đặc điểm vị trí địa lý của Việt Nam trên lược đồ sách Cánh diều trang 90 và trên bản đồ treo tường
- Dự kiến hình thức hoạt động: Học sinh làm việc cá nhân, thời gian 3 phút
Phần 2: Đặc điểm địa hình và khoáng sản:
- Câu hỏi đặt ra cho học sinh: Đặc điểm địa hình và khoáng sản Việt Nam?
- Dự kiến hoạt động của học sinh: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản
qua hình 2.2 (trang 94 sách Cánh diều) và hình 4.1 (trang 102 sách Cánh diều)
Trang 10- Dự kiến hình thức hoạt động: Học sinh làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút Tóm lại: Bài soạn của giáo viên được thể hiện ở giáo án gồm ba phần: (Mục tiêu bài học, phương tiện dạy học, hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp)
b2 Đẩy mạnh việc đổi mới hoạt động dạy và học trên lớp:
b.1 Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh
* Tổ chức và hướng dẫn học sinh hoạt động với các phương tiện dạy học địa lí như bản đồ, mô hình, tranh ảnh địa lí, băng hình , giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học qua đó học sinh vừa rèn luyện các kỹ năng, vừa có kiến thức mới: