1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng sơ Đồ tư duy trong hoạt Động củng cố bài học môn Địa lý 6 (bộ sách cánh diều)

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học môn Địa lý 6 (Bộ sách Cánh diều)
Trường học Trường …
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 740,49 KB

Nội dung

Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy SĐTD vẽ sẵn để tổng kết bài học .... Lý do chọn đề tài Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng tâm của đổi mới chư

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG …

-&œ -

ĐỀ TÀI:

Ứng dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học

môn Địa lý 6 (Bộ sách Cánh diều) Giáo viên:

Năm học 2023 – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

B NỘI DUNG 3

1 Cơ sở lý luận 3

2 Cơ sở thực tiễn 4

3 Giải pháp thực hiện 5

Biện pháp 1 Hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy trong củng cố bài học: 6

Biện pháp 2 Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD )vẽ sẵn để tổng kết bài học 10

Biện pháp 3 Hướng dẫn học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy (SĐTD) khuyết thiếu để tổng kết bài học 12

Biện pháp 4 Tổ chức học sinh làm việc theo cặp, nhóm để vẽ sơ đồ tư duy (SĐTD) tổng kết bài học 13

Biện pháp 5 Sử dụng các phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy SĐTD 14

4 Hiệu quả của sáng kiến 16

C KẾT LUẬN 18

1 Kết luận 18

2 Bài học kinh nghiệm 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng tâm của đổi mới chương trình GDPT 2018 và sách Cánh diều là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng

tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tập môn Địa lí 6

Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic

và tư duy hệ thống Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập

Khi học sinh lớp 6 biết cách vẽ sơ đồ tư duy (SĐTD), các em sẽ phát huy tối

đa khả năng tư duy của cả 2 bán cầu não (bán cầu não trái xử lý các thông tin logic, con số, đường nét, từ ngữ, phân tích… Bán cầu não phải xử lí thông tin về tưởng tượng, màu sắc, không gian, cấu trúc, nhịp điệu,… của đối tượng) Nhờ đó, các em sẽ nhớ nhanh được những kiến thức trọng tâm, những kỹ năng đã được học trong bài, tạo cho các em hứng thú trong học tập và sáng tạo không ngừng Môn Địa lý 6 là môn học quan trọng ở bậc THCS, cung cấp cho học sinh các kiến thức về cấu tạo của trái đất, các dạng địa hình, các yếu tố thiên nhiên trong cuộc sống Từ đó trang bị cho các em kỹ năng sống cần thiết như phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, Ngoài ra, các đơn vị kiến thức trong môn Địa lý 6 còn là nền tảng để học sinh tiếp tục phát triển và học hỏi ở những lớp học tiếp theo

Từ thực trạng trên, tôi hình thành ý tưởng đó là ứng dụng sơ đồ tư duy trong củng cố nội dung bài học để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng

như hiệu quả học tập Với lý do trên bản thân tôi lựa chọn sáng kiến “Ứng dụng

Trang 4

sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học môn Địa lý 6” theo bộ sách Cánh

diều

2 Mục đích nghiên cứu

Ứng dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy vào củng cố bài học môn Địa lý 6 giúp học sinh nâng cao kết quả học tập và hứng thú với môn Địa lý, không còn thụ động, nhút nhát như trước

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường THCS…

4 Đối tượng nghiên cứu

Kỹ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học Địa lý lớp 6 ở trường THCS …

Trang 5

3

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về Sơ đồ tư duy được phát minh bởi Tony Buzan, tôi nhận thấy rằng Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho học sinh Đặc biệt, sơ đồ tư duy rất phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú

Có thể nói, đây là công cụ vô giá không những giúp cho học sinh mà cả giáo viên trong việc thu thập, phân loại thông tin

Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình

tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong học tập do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ý lớn nào

Trong quá trình học tập có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra được kết luận cuối cùng Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế

đó bởi sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề Không những vậy, sơ đồ tư duy đã tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ đồ tư duy của cả nhóm Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học

Trang 6

Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể Khi mọi người tập trung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới trọng tâm tạo nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng được kết quả

Các nhánh chính của sơ đồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành viên định hướng tư duy một cách logic Bên cạnh đó, các nhánh phụ kích thích tính sáng tạo đồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của mỗi thành viên

2 Cơ sở thực tiễn

Qua quan sát điều tra thực tế ở trường tôi, cho thấy:

- Đây là phương pháp học tập mới thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vị …

- Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên được sự ủng hộ từ các cấp,

xã hội, phụ huynh, học sinh…

- Chương trình môn Địa lí 6 có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp củng cố bài bằng sơ đồ tư duy phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc…

- Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động học tập: phòng CNTT(Tivi), đèn chiếu, bảng phụ…

- Giáo viên được đào tạo và tập huấn đổi mới phương pháp dạy học về sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy

- Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (giáo viên và học sinh) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau

- Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong củng cố bài phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực Trong năm học … vừa qua, qua khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả các lớp như sau:

Bảng so sánh hiệu quả vận dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy vào dạy học tập

môn Địa lý 6 trước khi áp dụng giải pháp

Trang 7

5

Học sinh tích cực tham gia thảo luận

nhóm, thực hiện sơ đồ tư duy

Học sinh củng cố và ghi nhớ kiến thức cũ

tốt hơn thông qua sơ đồ tư duy

Học sinh tiếp thu kiến thức mới tốt hơn

qua sơ đồ tư duy

Học sinh trả lời đúng, nhanh các câu hỏi

mở rộng

Qua đó bản thân luôn trăn trở tìm phương pháp dạy cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng môn Địa lí 6

3 Giải pháp thực hiện

Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục Nhằm định hướng học sinh đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, giáo viên không những cần giúp học sinh khám phá các kiến thức mới mà

còn phải giúp học sinh hệ thống được những kiến thức đó Việc xây dựng được

một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng

và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các

“hình ảnh liên kết” là sơ đồ tư duy

Nguyên lý và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học:

Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình

ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Kỹ thuật tạo ra loại sơ đồ này được gọi

là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960

Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý

tưởng hay khái niệm chủ đạo Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ

khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và

Trang 8

các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng

Những yếu tố đã làm cho sơ đồ tư duy có tính hiệu quả cao và nền tảng của chúng là:

Sơ đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động Đó là liên kết, liên kết và liên kết Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó

Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công

dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động Sự kết hợp

này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não

Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v…

Biện pháp 1 Hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy trong củng cố bài học:

Để giới thiệu sơ đồ tư duy (SĐTD) tới học sinh, giáo viên có thể đưa ra một

sơ đồ tư duy vẽ sẵn

Ví dụ: Khi dạy bài 11 “Các dạng địa hình chính Khoáng sản” (bài 11 trang

143 - Địa lý 6 sách Cánh diều)

Trang 9

7

Sơ đồ tư duy tổng kết Tiết 15 - bài 11 - Các dạng địa hình chính Khoáng

sản

Giáo viên giới thiệu về bản đồ tư duy và hướng dẫn học sinh các bước để vẽ

sơ đồ tư duy (SĐTD) như sau:

Trang 10

Chủ đề nằm ở chính giữa, có thể viết tên hoặc vẽ 1 hình ảnh thể hiện chủ đề của sơ đồ tư duy (Tên của chủ đề có thể là tên 1 đề mục, tên bài học)

Từ trung tâm của sơ đồ tư duy vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh thể hiện 1 nội dung chính của chủ đề (Nên dùng các đường cong với các màu sắc khác nhau để

dễ nhớ các nội dung bài học)

Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ thể hiện các đặc điểm của nhánh chính

Ngày đăng: 27/10/2024, 20:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w