1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng tranh ảnh minh họa Để nâng cao hứng thú học ngữ văn cho học sinh lớp 6 (sách cánh diều)

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Tranh Ảnh Minh Họa Để Nâng Cao Hứng Thú Học Ngữ Văn Cho Học Sinh Lớp 6 (Cánh Diều)
Tác giả Nam
Trường học trường trung học cơ sở
Chuyên ngành ngữ văn
Thể loại báo cáo biện pháp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

BÁO CÁO BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG TRANH ẢNH MINH HỌA ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 6 CÁNH DIỀU Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị

Trang 1

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

ỨNG DỤNG TRANH ẢNH MINH HỌA ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 6

(CÁNH DIỀU)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1

1 Tên báo cáo biện pháp: 1

2 Tác giả: 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1

3 Mục đích nghiên cứu 1

PHẦN NỘI DUNG 1

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 1

1.1 Sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài 2

1.2 Sử dụng tranh minh hoạ để khai thác và phân tích văn bản 4

1.3 Sử dụng tranh minh hoạ để củng cố, luyện tập phát triển tư duy 10 2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 13

PHẦN KẾT LUẬN 15

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 15

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 16

Trang 3

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp:

Ứng dụng tranh ảnh minh họa để nâng cao hứng thú học Ngữ văn cho học sinh lớp 6 (Cánh diều)

2 Tác giả:

- Họ và tên: …… Nam (nữ):

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: ……Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Ứng dụng tranh ảnh minh họa để nâng cao hứng thú học Ngữ văn cho học sinh lớp 6 (Cánh diều)

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường THCS…

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp ứng dụng tranh ảnh minh họa nhằm nâng cao hứng thú học môn Ngữ Văn lớp 6 cho học sinh

3 Mục đích nghiên cứu

Đưa ra một số giải pháp ứng dụng tranh ảnh minh họa vào dạy học Ngữ văn

6 nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh theo bộ sách Cánh diều

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

Việc dạy một bài ngữ văn có tranh minh họa, tùy vào từng bài, người giáo viên có thể sử dụng tranh minh họa vào các bước khác nhau trong một giờ học, một tranh minh họa có thể được sử dụng nhiều lần trong bài giảng Làm sao cho mỗi lần quan sát học sinh lại khám phá, phát hiện ra cái mới mà lần quan sát trước chưa thấy Qua tranh vẽ và hệ thống ngôn từ trong tác phẩm giúp học sinh nắm vững nội dung tác phẩm, hiểu được nhân vật và phát triển tư duy ở một tầm cao mới là đưa ra những cảm nhận của bản thân về hình ảnh minh họa đó

Trang 4

2

Có 3 cách để đưa tranh minh họa vào bài giảng:

- Dùng tranh minh họa để giới thiệu bài

- Dùng tranh minh họa để khai thác, phân tích nội dung tác phẩm

- Dùng tranh minh họa để củng cố luyện tập và phát triển tư duy

Sau đây là các phương pháp và cách thức cụ thể:

1.1 Sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài

Hình ảnh đưa vào giới thiệu bài phải nói khái quát nội dung toàn bộ tác phẩm, đoạn trích chứa đựng hình ảnh chủ đạo tư tưởng của tác phẩm Thường là tác phẩm có một tranh minh họa

Hình ảnh minh họa có tính chất biểu tượng cho văn bản, đó là hình ảnh tương đối gần gũi, quen thuộc với học sinh Hình ảnh minh họa đó phải đưa ra vấn đề chính để dẫn dắt giới thiệu bài tạo sự chú ý, tập trung của học sinh vào vấn đề giáo viên vừa nêu,tạo sự hưng phấn, kích thích tư duy thích tìm tòi của học sinh Sau khi giới thiệu xong phải cất hình ảnh minh họa ngay, hướng học sinh chú ý vào vấn đề khác

Các văn bản chương trình ngữ văn 6 có thể dùng hình ảnh để giới thiệu vào bài như: “Thánh Gióng”, “Thạch Sanh”, “Sự tích Hồ Gươm”, “Ông lão đánh cá

và con cá vàng”, “Cô bé bán diêm”,…

Ví dụ: khi dạy truyền thuyết: “Sự Tích Hồ Gươm” (trang 25 Ngữ Văn 6 tập

1 bộ sách Cánh diều)

Trang 5

3

Giáo viên chọn một ảnh chụp Tháp Rùa-Hồ Gươm và giới thiệu: “Đây là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội Nằm giữa trung tâm thành phố,

Hồ Gươm như một lẵng hoa đẹp giữa lòng thủ đô Giữa hồ có một ngọn tháp được xây dựng vào thế kỷ XIX gọi là tháp Rùa-một biểu tượng quen thuộc của người Hà Nội Tháp Rùa –Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, bền vững đầy tự hào của Hà Nội bởi nó không chỉ là một cảnh quan đẹp của thành phố mà nó còn gắn với một truyền thuyết lịch sử hào hùng oanh liệt của dân tộc

ta trong thời kỳ chống giặc Minh xâm lược Để biết vì sao có tên gọi Hồ Gươm chúng ta hãy cùng theo dõi tìm hiểu qua truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”

Trang 6

4

Trên đây là cách sử dụng tranh minh hoạ để dẫn vào bài Nếu thực hiện tốt thì đây là cách dẫn dắt bài mang tính tích hợp và tích cực nhất Nó tạo ấn tượng, gây chú ý cho học sinh tạo hiệu quả cao cho giờ ngữ văn

1.2 Sử dụng tranh minh hoạ để khai thác và phân tích văn bản

Đây là phương pháp dạy học tích cực nhất Bằng phương pháp này, giáo viên

đã cụ thể hóa văn bản bằng hình ảnh Dạy học bằng hình ảnh là cách dạy gây tác động trực tiếp, mạnh mẽ và tư duy học sinh Từ hình ảnh, học sinh có thể hình thành những nhận xét, cảm nhận, đánh giá, phát hiện, tình cảm nhanh hơn so với cách dùng ngôn ngữ khô khan Nhưng đây cũng là phương pháp khó, nó đòi hỏi tính sáng tạo kiến thức tốt, tay nghề vững vàng của giáo viên dạy Giáo viên cần phải linh hoạt uyển chuyển dẫn dắt học sinh theo định hướng của mình, chỉ thả lỏng, mất tập trung một chút là sẽ bị học sinh dẫn dắt, lớp học ồn, bài giảng có thể không thành công

Vậy sử dụng tranh minh hoạ để khai thác và phân tích văn bản như thế nào hiệu quả nhất Có thể sử dụng vào các tình huống sau:

a/ Sử dụng tranh minh hoạ để kể (tóm tắt) nội dung văn bản tự sự

Tình huống này được sử dụng khi học truyện dân gian, truyện hiện đại nói chung là dùng cho các bài văn tự sự nhất là truyện dân gian Các truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười) thường có nhiều tranh minh họa (có thể có từ 3 đến 4 tranh minh họa cho một truyện) Mỗi tranh minh họa đánh dấu một mốc sự kiện trong cuộc đời của nhân vật chính

Ví dụ: Khi dạy bài “Thạch Sanh” (trang 19 Ngữ Văn 6 tập 1 bộ sách Cánh

diều)

Trang 7

5

Truyện có tranh minh họa về các sự kiện, mốc trong cuộc phiêu lưu của nhân

vật:

1 Thạch Sanh và Lý Thông kết nghĩa anh em

2 Thạch sanh chém chằn tinh

3 Thạch Sanh chém đại bàng

4 Thạch Sanh dùng cây đàn và niêu cơm thần để cảm hóa giặc

Cách sử dụng: Treo lần lượt các tranh theo trình tự của truyện, Yêu cầu học sinh kể lại văn bản Các hình ảnh đó sẽ dẫn dắt học sinh kể lại được nội dung câu chuyện không lẫn lộn,sai sót Khi kể lại được tác phẩm là học sinh đã nắm được nội dung của văn bản,rèn luyện cách kể một văn bản đã học bằng lời của mình

b Sử dụng tranh minh hoạ để học sinh miêu tả theo tranh

Cách này giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát, diễn đạt hình ảnh bằng ngôn từ góp phần củng cố thêm kỹ năng miêu tả cho học sinh Phương pháp này chỉ sử dụng cho học sinh khá, giỏi Khi yêu cầu học sinh miêu tả theo tranh, giáo viên cần chú ý bức tranh đưa ra phải minh họa cho nội dung chính của văn bản, hình ảnh trung tâm của tác phẩm

Ví dụ: Khi dạy văn bản “Thánh Gióng” (trang 15 Ngữ Văn 6 tập 1 bộ sách

Cánh diều)

Trang 8

ĐỂ NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC NGỮ

VĂN CHO HỌC SINH LỚP 6

(BỘ SÁCH CÁNH DIỀU)

Trang 9

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến

3 Hiệu quả của các biện pháp

4 Những bài học kinh nghiệm

5 Những kiến nghị, đề xuất

Trang 10

khai thác và phân tích văn bản Sử dụng tranh minh hoạ để củng cố, luyện tập phát triển tư duy

01

Sử dụng tranh minh họa

để giới thiệu bài

Các giải pháp

Trang 11

Thực tế hiện nay

Học sinh đang dành nhiều thời gian cho hoạt động giải trí như đọc truyện tranh mà bỏ quên việc dành thời gian để đọc các tác phẩm văn học

Sử dụng tranh minh họa trong dạy học

Giúp học sinh có niềm say mê, hứng thú và giúp các em yêu thích, học tốt môn Văn hơn

Tranh minh họa

Là hệ thống hình ảnh, biểu tượng minh họa, ảnh chụp… có tác dụng minh họa cho nội dung của văn bản

Trang 12

1 Sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài

Yêu cầu

• Hình ảnh đưa vào giới thiệu bài phải nói khái quát nội dung toàn bộ tác phẩm, đoạn trích chứa đựng hình ảnh chủ đạo tư tưởng của tác phẩm.

• Hình ảnh minh họa có tính chất biểu tượng cho văn bản, đó là hình ảnh tương đối gần gũi, quen thuộc với học sinh.

• Các văn bản chương trình ngữ văn 6 có thể dùng hình ảnh để giới thiệu vào bài như: “Thánh Gióng”, “Thạch Sanh”, “Sự tích Hồ Gươm”, “Ông lão đánh cá

và con cá vàng”, “Cô bé bán diêm”,…

Trang 13

1 Sử dụng tranh minh họa để giới thiệu bài

Giáo viên chọn một ảnh chụp Tháp Rùa

-Hồ Gươm và giới thiệu -Hồ Gươm

Ví dụ: Sự Tích Hồ Gươm

Sau khi giới thiệu xong thì giáo viên hướng học sinh chú ý vào vấn đề bài học.

Trang 14

2 Sử dụng tranh minh hoạ để khai thác và phân tích văn bản

a/ Sử dụng tranh minh hoạ để kể (tóm tắt) nội dung văn bản tự sự

Ví dụ: Thạch Sanh

Truyện có tranh minh họa về các sự kiện,

mốc trong cuộc phiêu lưu của nhân vật:

1 Thạch Sanh và Lý Thông kết nghĩa anh em

2 Thạch Sanh chém chằn tinh.

3 Thạch Sanh chém đại bàng

4 Thạch Sanh dùng cây đàn và niêu cơm

thần để cảm hóa giặc.

Trang 15

Ví dụ: Thạch Sanh

Treo lần lượt các tranh theo trình tự của truyện

Yêu cầu học sinh kể lại văn bản.

Khi kể lại được tác phẩm là học sinh

đã nắm được nội dung của văn bản, rèn luyện cách kể một văn bản đã học bằng lời của mình.

Ngày đăng: 23/11/2024, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN