1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ứng dụng cntt thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập trong hoạt động khởi động đầu giờ và luyện tập vận dụng cuối tiết học nhằm tạo hứng thú học tập nâng cao hiệu quả bài học môn toá

28 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng CNTT thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập trong hoạt động khởi động đầu giờ và luyện tập vận dụng cuối tiết học nhằm tạo hứng thú học tập nâng cao hiệu quả bài học môn Toán
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường THPT Kim Ngọc
Chuyên ngành Toán
Thể loại Sáng kiến
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 9,23 MB

Nội dung

Trong đó bao gồm các hoạt động của thầy và của trò, được phốihợp nhịp nhàng để hình thành kiến thức, phẩm chất và các năng lực cần thiết, dođó hoạt động mở đầu đóng vai trò quan trọng để

Trang 1

MỤC LỤC

I LỜI GIỚI THIỆU 2

1.Cơ sở lý luận 2

2 Cơ sở thực tiễn 3

II TÊN SÁNG KIẾN 5

III TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: 6

VI LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 6

VI NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ: 6

VII MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 6

1.NỘI DUNG SÁNG KIẾN 6

1.1 Những vấn đề chung 6

1.2 Tạo hứng thú học tập trong hoạt động khởi động qua các trò chơi được thiết kế bằng PowerPoint 12

2 KẾT QUẢ THỰC HIỆN 21

3.KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 23

4 CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 24

VIII ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 24

1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 24

2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 25

IX DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 25

X KIẾN NGHỊ 25

PHỤ LỤC 27

Trang 2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

I LỜI GIỚI THIỆU

1.Cơ sở lý luận

Như chúng ta đã biết, Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộcsống, những kiến thức và kỹ năng Toán học cơ bản đã giúp con người giải quyếtcác vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phầnthúc đẩy xã hội phát triển Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rènluyện phương pháp suy luận, phương pháp suy nghĩ, phương pháp giải quyết cóvấn đề Môn Toán góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linhhoạt sáng tạo và đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết, quantrọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc

có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học

Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môn Toán có một vị tríquan trọng Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Toáncũng góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng nhân cách, tư tưởng, tình cảm cho họcsinh, giúp các em hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết cho sự pháttriển toàn diện Một tiết học được coi là một hoạt động tổng thể diễn ra trongvòng 45 phút Trong đó bao gồm các hoạt động của thầy và của trò, được phốihợp nhịp nhàng để hình thành kiến thức, phẩm chất và các năng lực cần thiết, do

đó hoạt động mở đầu đóng vai trò quan trọng để tạo hứng thú, phát huy tính tíchcực, chủ động của học sinh trong giờ học Với môn Toán thì việc tổ chức hoạtđộng mở đầu tốt sẽ giúp các em sẵn sàng nhận nhiệm vụ, giờ học cũng bớt sựcăng thẳng khô khan Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê,yêu thích đối với môn học Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động mở đầu là khơi gợihứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng,bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học; nhiệm vụ của học sinh

Trang 3

Các nhà nghiên cứu tâm lí học khẳng định: hứng thú có một vai trò quantrọng trong quá trình hoạt động của con người Nó là động cơ thúc đẩy con ngườitham gia tích cực vào các hoạt động Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dùphải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao.Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấyhứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của họcsinh.

2 Cơ sở thực tiễn

Thuận lợi

-Nhóm giáo viên Toán trong trường đều có trình độ chuyên môn được đàotạo cơ bản, yêu nghề, nhiệt tình, thường xuyên tham dự các lớp tập huấn bồidưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu công việc Các thànhviên nhóm Toán thường xuyên trao đổi và thảo luận về những vấn đề chuyên môntrong các buổi sinh hoạt tổ nhóm hoặc trao đổi trực tiếp với nhau, bổ trợ cho nhau

để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Trường THPT Kim Ngọc được quan tâm đầu tư tương đối đầy đủ về cơ sởvật chất, các lớp đều có máy chiếu, rất thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện đổi mới, nâng caochất lượng dạy học

- Bản thân tôi luôn có ý thức bồi dưỡng năng lực, không ngừng tìm tòi, đổimới trong công tác soạn giảng, tiếp cận những tinh hoa về phương pháp dạy họctích cực góp phần nâng cao chất lượng môn Toán nói riêng và chất lượng giáodục của nhà trường nói chung

Khó khăn:

Về phía HS: Với các em học sinh của trường, giáo viên phải rất vất vả trong

các tiết học của môn Toán, qua hai năm liền Covid, một số em bị mất kiến thức

Trang 4

cơ bản nên dẫn đến chán và không ham thích khi học bộ môn này Khả năng tiếpthu hạn chế và chưa linh động trong việc xử lý các tình huống Toán học đơn giản;

Đa phần chưa thấy hứng thú với môn học, chưa xác định đúng được động cơ vàmục đích học tập, không thể hiện được ý thức phấn đấu, vươn lên;

Theo quan niệm từ trước tới nay, môn Toán là một môn học khô khan, máymóc không chỉ đòi kĩ năng tính toán mà còn đòi hỏi khả năng sáng tạo, tư duynhanh nhạy; đa phần học sinh khi nhắc đến việc học Toán là cảm thấy chán nản,không ham thích trong việc học.Học sinh chưa thấy được tính ứng dụng của mônToán học trong thực tiễn và tính liên kết với các môn học khác Các em ít có sựchuẩn bị bài trước ở nhà, hơn nữa học sinh thường học thụ động chỉ học thuộclòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được “kiến thứctrọng tâm”, không nắm được bản chất vấn đề trong tài liệu đó, hoặc không biếtliên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau, dẫn đến chưa phát huyđược năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự học, tự tìm tòi, tự xử lí thông tin củahọc sinh Vì vậy mà kết quả bài kiểm tra của các em chất lượng chưa cao

Trước khi áp dụng biện pháp, tôi thấy tình yêu với môn Toán trong học sinh

đã giảm sút rất nhiều Một phần, do Toán học là phân môn khó chiếm lĩnh, dù các

em thích Toán nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng.Trong suy nghĩ của nhiều học sinh môn Toán rất trừu tượng và có nhiều câu hỏixuất hiện “ Tại sao phải học Toán, học Toán để làm gì, có ích gì? Do đó việc họcToán cũng trở thành một áp lực nặng nề với học sinh Mặt khác, do xu hướngphát triển của thời đại khoa học, nhu cầu của xã hội, yêu cầu của nghề nghiệp, sựđịnh hướng của gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn môn học củacác em

Trang 5

Ý kiến của học sinh lớp 11A3,11A4,10A1,10A2 về hứng thú học tập môn Toán

(Thống kê qua mẫu khảo sát phiếu số 1)

Bảng 1: Sự yêu thích của học sinh với môn Toán

Đa số học sinh được khảo sát cho biết không thích môn Toán vì học Toán khó,căng thẳng, chưa thấy được ứng dụng của môn Toán trong thực tế (mẫu phiếukhảo sát số 2)

Về phía Giáo viên: Đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học Toán nhưng

chưa triệt để; đã sử dụng phần mềm powerpoit để thiết kế bài giảng nhưng cònđơn điệu, thiếu trò chơi giáo dục; có xu hướng chú ý nhiều đến việc truyền thụkhối lượng kiến thức, ít chú trọng đến cách dẫn dắt; chưa chú trọng đầu tư chohoạt động khởi động và củng cố cuối bài; ít tích hợp liên môn; chưa khơi dậyđược niềm say mê và hứng thú học tập cho học sinh…

II TÊN SÁNG KIẾN

Trước thực trạng trên, sau một thời gian tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm từđồng nghiệp, tôi đã đút kết và vận dụng một số phương pháp phù hợp với đối

tượng học sinh của đơn vị công tác, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “ Ứng dụng

Trang 6

CNTT thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập trong hoạt động khởi động đầu giờ và luyện tập, vận dụng cuối tiết học nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả bài học môn Toán lớp 10,11 tại trường THPT Kim Ngọc” III TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:

- Họ và tên: Vũ Tuyết Mai

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Tổ Toán-Tin-Công nghệ-Trường THPT Kim Ngọc

- Số điện thoại:

VI LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Sáng kiến được áp dụng trong giảng dạy môn Toán lớp 10,11 tại trường THPT Kim Ngọc nhằm tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh

VI NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ:

Sáng kiến được áp dụng tại các lớp 10A1, 11A3 trong học kì 1 năm học 2022-2023, từ ngày 19-09-2022.

VII MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

1 NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1.1 Những vấn đề chung

a Hoạt động khởi động

Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy

động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nộidung liên quan đến bài học mới Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sựhứng thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học Hoạt động này chưa đòi hỏi sự tư duycao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhấtcho các em nhập cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.Bởi không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối vớimôn học, nên nhiệm vụ của hoạt động mở đầu là khơi gợi hứng thú đối với bàihọc và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâubền đối với môn học

Trang 7

b Hoạt động luyện tập và vận dụng

- Hoạt động luyện tập và vận dụng là những hoạt động củng cố kiến thức, hĩnăng đã được học từ đó vận dụng giải quyết các vấn đề trong học tập và trongthực tiễn

- Giúp HS hệ thống hoá kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng tư duy, thực

hành bộ môn giúp học sinh ôn tập, khắc sâu những kiến thức vừa học Đồng thời,

biến những kiến thức đó trở thành nhận thức của bản thân; Ngoài việc xác địnhkiến thức trọng tâm, học sinh còn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình vàvận dụng giải quyết các vấn đề trong học tập hoặc trong cuộc sống

- Giúp GV lồng ghép các nội dung giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm choHS; đánh giá được mức độ hiểu bài của HS và sửa chữa, bổ sung kiến thức kịpthời Từ đó, giáo viên có định hướng tốt hơn về nội dung và phương pháp giảngdạy trong các giờ học tiếp theo

c Hứng thú học tập

-Hứng thú học tập được hiểu là thái độ thích thú, cảm thấy lôi cuốn củangười học vào các hoạt động học tập, từ đó người học có thể tìm thấy niềm vuithích khi lĩnh hội được kiến thức mới mẻ nào đó trong học tập Học sinh có thểtìm thấy sự hứng thú trong một giờ học với nhiều phương diện khác nhau: Hứngthú với nội dung bài học, hứng thú với phương pháp dạy học của giáo viên Những hứng thú đó có tác dụng nâng cao tính tích cực, chủ động của học sinhtrong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới Hứng thú học tập không những giúp họcsinh đạt kết quả học tập tốt hơn mà còn là động lực thúc đẩy việc hình thành, rènluyện kĩ năng, năng lực, phẩm chất, nhân cách của các em

- Hứng thú học tập được chia làm 2 loại:

Trang 8

+ Hứng thú gián tiếp: là thái độ lựa chọn dựa trên yếu tố bên ngoài, giántiếp liên quan đến đối tượng.

+ Hứng thú trực tiếp: là thái độ lựa chọn dựa trên các yếu tố thuộc bảnchất của đối tượng

- Cấu trúc của hứng thú gồm 3 yếu tố đặc trưng:

+ Yếu tố giá trị của đối tượng phù hợp với nhu cầu của chủ thể họcsinh

+ Yếu tố cảm xúc của chủ thể học sinh đối với đối tượng

+ Yếu tố nhận thức đối tượng của chủ thể học sinh

→ Ba yếu tố có quan hệ chặt chẽ và tùy vào các giai đoạn phát triển của học sinh

mà mỗi yếu tố mạnh lên chiếm ưu thế

Đối với môn Toán khô khan và khó nắm bắt, có rất ít học sinh có hứng thú cánhân thì việc tạo hứng thú hoàn cảnh thông qua các hoạt động dạy học rất cầnthiết Việc thiết kế những trò chơi trong học tập nhằm làm cho các tiết dạy trở nênsinh động mà sẽ mang lại hiệu quả khả quan

d Trò chơi

Trò chơi là những hoạt động có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu

Trang 9

Khi kiểm tra đầu tiết dạy, trước đây giáo viên thường sử dụng cách truyềnthống là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi bài cũ, hoặc nêu câu hỏisau đó lấy tinh thần xung phong của học sinh Cách kiểm tra này hiệu quả khôngcao vì: Nhiều học sinh không học bài cũ do nghĩ có thể không đến lượt mình, một

số lại học đối phó bằng cách học bài cũ một hôm để xung phong lên bảng lấyđiểm cao sau đó có thể không cần học bài cũ nữa…Mặt khác, cách kiểm tra nàyvừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lí căng thẳng cho học sinh, không thể kiểmtra được nhiều em cùng một lúc

Tổ chức hoạt động Khởi động bằng trò chơi có những thuận lợi: Phát huytính sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS, giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới,giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau Trò chơi còn là hoạtđộng được các học sinh thích thú tham gia Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú

ý và khơi dậy được hứng thú học tập Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn

có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thứcmới một cách tự nhiên, nhẹ nhàng

Dạy học thông qua trò chơi được hiểu là một phương pháp hay hình thứcdạy học sử dụng trò chơi với mục đích chính là giáo dục hơn giải trí Trong quátrình dạy học, HS thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết

và thực tiễn, thực hành Nhiệm vụ này có thể được HS thực hiện một mình hay cảnhóm Các bước thực hiện trò chơi của HS thường là: xác định bài toán, lập chiếnlược, tham gia vào trò chơi, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện

Khái niệm trò chơi học tập

Trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung cho trước, là trò chơi của sựnhận thức, hướng đến sự mở rộng, chính xác, hệ thống hóa các kiến thức nhằmphát triển năng lực trí tuệ, giáo dục sự ham hiểu biết của học sinh, trong đó có nộidung học tập kết hợp với hình thức chơi

Lợi ích của trò chơi PowerPoint:

Trang 10

Theo nghiên cứu, việc sử dụng các trò chơi PowerPoint trong lớp học đãgiúp học sinh tham gia học tập hơn, nội dung giảng dạy được củng cố và tăng sựrung cảm trong lớp học Do đó, tác động và lợi ích của các trò chơi PowerPointtrong lớp học là một điều đáng chú ý Cụ thể:

+ Làm tăng động lực

Chơi trò chơi PPT trong lớp học giúp tăng cường động lực tổng thể Bằngcách chơi trò chơi, học sinh trở nên có động lực hơn để học tập, chú ý và tham giavào các nhiệm vụ đã đặt ra Trò chơi khuyến khích học sinh trở thành một thànhviên của nhóm cũng như phụ trách việc học của mình

+Khuyến khích tinh thần cạnh tranh

Học sinh có thể trở nên rất cạnh tranh trong lớp học Bằng cách sử dụng cáctrò chơi trong lớp, học sinh có thể chơi với nhau trên tinh thần cạnh tranh Điềunày, đến lượt nó, làm tăng tinh thần chiến đấu trong học sinh

Cuối cùng, các học sinh có thể cạnh tranh với nhau trong khi chơi một tròchơi, sau đó hỗ trợ lẫn nhau trong khi khác hoạt động giáo dục

+Làm giảm căng thẳng

Thay thế cho khối lượng công việc trong lớp, các trò chơi có thể được sử dụngnhư một cách ít căng thẳng hơn để học sinh thể hiện trí thông minh, kỹ năng vàhiểu biết về một chủ đề Các trò chơi PPT sẽ giúp sinh viên có cái nhìn tích cựchơn về môi trường học tập của họ và đóng vai trò là một dấu hiệu xác thực về tốc

độ học tập của chính họ

Chức năng dạy học của trò chơi

- Hình thành và phát triển kĩ năng xây dựng đội chơi

- Cải thiện khả năng giao tiếp

- Phát triển kỹ năng thuyết trình

Trang 11

- Rèn luyện trí nhớ

- Rèn luyện tính sáng tạo

- Học những kỹ năng phán đoán

- Học và rèn luyện hành vi có kỉ luật

- Học cách làm chủ thái độ với thành công và thất bại

- Cải thiện kỹ năng tự quản

Cách thức tổ chức trò chơi

Thông thường một quá trình dạy học thông qua trò chơi trải qua 3 giai đoạn:chuẩn bị, thực hiện và kết thúc Ở giai đoạn thực hiện, dạy học thông qua trò chơibộc lộ được các đặc trưng của nó rõ nét nhất

- Chuẩn bị:

+ Bước 1: Xác định nội dung cần đạt được của nội dung sử dụng tròchơi

+ Bước 2: Lựa chọn trò chơi

+ Bước 3: Thiết kế nội dung của trò chơi (soạn ô chữ, phiếu chơi, câuhỏi trắc nghiệm )

+ Bước 4: Thiết kế luật chơi, tiến trình chơi

- Thực hiện:

+ Bước 1: Giáo viên giới thiệu trò chơi, luật chơi

+ Bước 2: Lựa chọn người chơi, đội chơi

+ Bước 3: Tổ chức và dẫn dắt hoạt động chơi, giám sát và thực hiệntheo luật chơi

+ Bước 4: Tuyên bố và trao giải người/đội thắng cuộc

- Kết thúc: Rút ra những vấn đề chính thông qua trò chơi.

Trang 12

1.2 Tạo hứng thú học tập trong hoạt động khởi động qua các trò chơi được thiết kế bằng PowerPoint

Ví dụ 1: Trò chơi VÒNG QUAY MAY MẮN

- Cách chơi: Cả lớp cùng chơi GV sẽ quay số ngẫu nhiên, bạn nào được gọi tên

sẽ chọn ô số của mình, sau đó nhận câu hỏi của GV và suy nghĩ trong vòng 10giây nếu trả lời đúng đáp án sẽ được điểm cộng còn nếu bạn nào trả lời sai thìnhường cơ hội cho các bạn còn lại

Trang 13

Ví dụ 2: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT

- Cách chơi: Cả lớp cùng chơi GV sẽ quay số ngẫu nhiên, bạn nào được gọi tên

sẽ chọn ô số của mình, sau đó nhận câu hỏi của GV và suy nghĩ trong vòng 10giây nếu trả lời đúng đáp án sẽ được điểm cộng còn nếu bạn nào trả lời sai thìnhường cơ hội cho các bạn còn lại

- Tác dụng của trò chơi:

+ Trò chơi này có tác dụng khởi động tư duy, kích thích sự tò mò, hứng thúcho học sinh, dẫn dắt học sinh nhớ lại kiến thức đã học, vận dụng trả lời câu hỏi + Tạo hứng thú học tập một cách tự nhiên, tâm lí thoải mái, vui vẻ, không áplực, căng thẳng

Ngoài số điểm đạt được sau mỗi câu trả lời đúng, trong một số hộp sẽ có phầnthưởng hoặc những yêu cầu đặc biệt Nếu chọn trúng hộp may mắn sẽ không cầntrả lời câu hỏi và nhận được phần thưởng

Trang 14

Bài giảng HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC – TIẾT 3Phần khởi động: Trò chơi HỘP QUÀ BÍ MẬT

Ngày đăng: 20/07/2024, 18:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w