1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển năng lực giải quyết vấn Đề cho học sinh thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực trong môn khtn 8 (phân môn vật lí) (cd, kntt)

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực trong môn KHTN 8 (Phân môn vật lý)
Chuyên ngành Khoa học tự nhiên 8 (Phân môn Vật lý)
Thể loại Sáng kiến/Bài báo nghiên cứu
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 3,63 MB

Nội dung

Vận dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép - Jigsaw” để giúp học sinh phát huy năng lực tư duy và hợp tác giải quyết vấn đề * Mục đích: Mục đích của biện pháp là khuyến khích học sinh làm việc cùn

Trang 1

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực trong môn KHTN 8 (Phân môn vật lí)

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến 2

B NỘI DUNG 3

1 Cơ sở lý luận 3

1.1 Quan điểm về việc đổi mới giáo dục, phát triển năng lực cho học sinh 3

1.2 Khái niệm và ý nghĩa năng lực giải quyết vấn đề đối với sự phát triển của học sinh 3

1.3 Khái niệm và ý nghĩa của kỹ thuật dạy học tích cực đối trong hoạt động giáo dục 4

2 Cơ sở thực tiễn 4

3 Biện pháp thực hiện 5

Biện pháp 1 Vận dụng kỹ thuật "Think-Pair-Share" kết hợp kỹ thuật “Trình bày 1 phút” giúp học sinh suy luận và phân tích vấn đề hiệu quả 5

Biện pháp 2 Vận dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép - Jigsaw” để giúp học sinh phát huy năng lực tư duy và hợp tác giải quyết vấn đề 8

Biện pháp 3 Vận dụng kỹ thuật “Phòng tranh” kết hợp với các hoạt động thực hành trải nghiệm để học sinh phát triển khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo 10

Biện pháp 4 Vận dụng kỹ thuật “Trạm” tổ chức trò chơi và cuộc thi học tập để giúp học sinh củng cố kiến thức và phát huy năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả 12

Biện pháp 5 Vận dụng kỹ thuật “Ổ bi” để tăng tính tương tác và sự tham gia tích cực của học sinh trong việc giải quyết vấn đề học tập 15

4 Hiệu quả của sáng kiến 17

5 Điều kiện cần thiết để thực hiện sáng kiến 19

6 Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến 19

C KẾT LUẬN 19

1 Kết luận 19

Trang 2

2 Đề xuất, kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 PHỤ LỤC 21

1 Bảng câu hỏi khảo sát về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 8… khi tham gia các hoạt động vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực môn KHTN 21

2 Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến 22

3 Báo cáo tóm tắt sáng kiến 30

Trang 3

Biện pháp 2 Vận dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép - Jigsaw” để giúp học sinh phát huy năng lực tư duy và hợp tác giải quyết vấn đề

* Mục đích:

Mục đích của biện pháp là khuyến khích học sinh làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ giúp nâng cao kỹ năng hợp tác và giao tiếp hiệu quả với bạn bè Đồng thời, biện pháp cũng giúp học sinh phát triển tư duy phản biện và khả năng làm việc nhóm, từ đó cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống thực tế

* Nội dung và cách thực hiện:

“Các mảnh ghép - Jigsaw” là kỹ thuật dạy học hợp tác được phát triển bởi giáo

sư Elliot Aronson vào những năm 1970 Kỹ thuật này có nguồn gốc từ nghiên cứu

về cách tăng cường sự hợp tác và hòa nhập giữa các học sinh Trong cách thức tổ chức, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nghiên cứu một phần của một chủ đề lớn Sau khi nghiên cứu, các thành viên của từng nhóm tham gia vào các nhóm hỗn hợp để chia sẻ thông tin từ phần của mình với các bạn

Ví dụ 1: Trong giờ học Bài 25: Truyền năng lượng nhiệt, trang 116, Khoa học tự nhiên 8, Cánh diều, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động thảo luận theo kỹ thuật “Các mảnh ghép - Jigsaw” để so sánh tính chất dẫn nhiệt của các chất Quy trình tổ chức như sau:

Bước 1: Trước tiên, tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ tập trung nghiên so sánh tính chất dẫn nhiệt của các chất Cụ thể:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tính chất dẫn nhiệt của kim cương

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tính chất dẫn nhiệt của bạc

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tính chất dẫn nhiệt của đồng

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về tính chất dẫn nhiệt của thép

Bước 2: Sau khi các nhóm nghiên cứu xong, tôi cho học sinh chuyển sang thành các nhóm mới, mỗi nhóm mới có ít nhất một thành viên từ mỗi nhóm nghiên cứu trước đó Các thành viên trong nhóm mới sẽ chia sẻ thông tin đã nghiên cứu

về khả năng dẫn nhiệt của chất của mình với các bạn trong nhóm

Bước 3: Tiếp theo, các nhóm mới tiến hành thảo luận và so sánh khả năng dẫn nhiệt của chất khác nhau dựa trên thông tin mà từng thành viên đã trình bày trước

đó

DEMO SÁCH CÁNH DIỀU

Trang 4

- Bước 4: Cuối cùng, tôi yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả mà cả nhóm đã thống nhất trước lớp Sau đó, cả lớp sẽ cùng nhau hỏi đáp để làm rõ thêm các vấn đề và củng cố kiến thức cho các em

Học sinh tham gia thảo luận với kỹ thuật “Các mảnh ghép - Jigsaw”

Ví dụ 2: Để nâng cao hứng thú và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, trong tiết dạy Bài 14: Khối lượng riêng, trang 73, Khoa học tự nhiên

8, Cánh diều, tôi cũng đã vận dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép - Jigsaw” để tổ chức hoạt động thảo luận nhóm cho học sinh Cụ thể:

Bước 1: Tôi chia học sinh thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận nhiệm vụ tìm hiểu

và thực hành xác định khối lượng riêng của một vật khác nhau trong thời gian 7 phút Chẳng hạn:

- Nhóm 1: Xác định khối lượng riêng của một vật hình hộp chữ nhật

- Nhóm 2: Xác định khối lượng riêng của một lượng nước

- Nhóm 3: Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước

Bước 2: Tôi cho thành viên các nhóm thảo luận, tiến hành các bước đo đạc, tính toán, và tóm tắt thông tin chính để xác định khối lượng riêng của đối tượng

mà nhóm mình đã được phân công

Bước 3: Tiếp đến, tôi yêu cầu các nhóm tiến hành trao đổi thành viên và tổ chức một hoạt động thảo luận chung, trong đó mỗi học sinh sẽ trở thành "chuyên gia" về đối tượng mà nhóm cũ đã nghiên cứu và chia sẻ với thành viên các nhóm khác về cách xác định khối lượng riêng, kết quả thu được, và các kinh nghiệm thực hành

Bước 4: Kết thúc hoạt động, tôi tiến hành tổng kết kiến thức và chuẩn hóa nội dung chính liên quan đến cách xác định khối lượng riêng của các vật khác nhau cho học sinh nắm rõ

* Điểm mới:

DEMO SÁCH CÁNH DIỀU

Trang 5

Biện pháp 4 Vận dụng kỹ thuật “Trạm” tổ chức trò chơi và cuộc thi học tập để giúp học sinh củng cố kiến thức và phát huy năng lực giải quyết vấn

đề hiệu quả

* Mục đích:

Mục đích của biện pháp là tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức vào thực

tế, tham gia vào các thử thách và giải quyết tình huống trong môi trường học tập đầy năng động Thêm vào đó, biện pháp giúp học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả, phát triển các kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm

* Nội dung và cách thực hiện:

“Trạm” là một kỹ thuật dạy học tích cực, sử dụng các trạm trong các hoạt động học tập nhằm tạo sự đa dạng và tương tác trong quá trình giảng dạy Trong cách thức tổ chức, lớp học được chia thành nhiều trạm học tập khác nhau, mỗi trạm tập trung vào một hoạt động hoặc chủ đề cụ thể Học sinh sẽ được chia thành các nhóm và di chuyển từ trạm này sang trạm khác theo thời gian quy định, tham gia vào các hoạt động ở mỗi trạm Mỗi trạm thường yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm

vụ, giải quyết vấn đề hoặc thảo luận về các vấn đề học tập

Ví dụ 1: Trong giờ học nội dung Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế, trang 109, Khoa học tự nhiên 8, Cánh diều, tôi đã vận dụng kỹ thuật “Trạm”

để tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Thần tốc về đích” Quy trình tổ chức như sau:

Bước 1: Trước tiết học, tôi đã nghiên cứu nội dung bài học và sưu tầm các bài tập, câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Bài 23: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế để viết vào giấy A3 và mang đến lớp Chẳng hạn:

+ Câu 1: Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị

A cường độ dòng điện cực đại

B cường độ dòng điện định mức

C hiệu điện thế cực đại

D hiệu điện thế định mức

+ Câu 2: Ampe (A) là đơn vị đo

A tác dụng của dòng điện

B mức độ của dòng điện

C cường độ dòng điện

D khả năng của dòng điện

DEMO SÁCH CÁNH DIỀU

Trang 6

+ Câu 3: Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một

A hiệu điện thế

B cường độ dòng điện

C lực điện

D vôn

Bước 2: Sau khi cùng học sinh tìm hiểu nội dung của bài, tôi đã chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 phiếu vượt trạm để tham gia trò chơi “Thần tốc về đích” Bước 3: Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” các nhóm sẽ di chuyển đến các trạm (giấy A3) được bố trí trong không gian lớp học để đọc và ghi đáp án vào phiếu vượt trạm

Bước 4: Trò chơi cứ tiếp tục diễn ra như vậy cho đến khi hết 10 phút Trong thời gian đó nhóm nào hoàn thành vượt trạm nhanh và chính xác nhất sẽ dành chiến thắng

Học sinh tham gia trò chơi “Thần tốc về đích”

Ví dụ 2: Sau tiết học nội dung Bài 26: Sự nở vì nhiệt, trang 123, Khoa học

tự nhiên 8, Cánh diều, tôi đã vận dụng kỹ thuật “Trạm” và tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi với tên gọi “Đồng tâm hiệp lực” Quá trình thực hiện như sau: Bước 1: Trước đó, tôi đã chuẩn bị các câu hỏi, bài tập từ cấp độ khó đến dễ khác nhau liên quan đến nội dung Bài 29: Sự nở vì nhiệt Chẳng hạn:

- Câu 1: Vì sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng, cốc dễ bị nứt vỡ?

- Câu 2: Tại sao trong quá trình xây dựng cầu đường, người ta thường chừa ra một khoảng trống giữa các mối nối kim loại?

A Để giảm chi phí vật liệu

B Để tránh sự nở vì nhiệt của kim loại

C Để làm đẹp cấu trúc của cầu

DEMO SÁCH CÁNH DIỀU

Trang 7

Biện pháp 2 Vận dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép - Jigsaw” để giúp học sinh phát huy năng lực tư duy và hợp tác giải quyết vấn đề

* Mục đích:

Mục đích của biện pháp là khuyến khích học sinh làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ giúp nâng cao kỹ năng hợp tác và giao tiếp hiệu quả với bạn bè Đồng thời, biện pháp cũng giúp học sinh phát triển tư duy phản biện và khả năng làm việc nhóm, từ đó cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống thực tế

* Nội dung và cách thực hiện:

“Các mảnh ghép - Jigsaw” là kỹ thuật dạy học hợp tác được phát triển bởi giáo

sư Elliot Aronson vào những năm 1970 Kỹ thuật này có nguồn gốc từ nghiên cứu

về cách tăng cường sự hợp tác và hòa nhập giữa các học sinh Trong cách thức tổ chức, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nghiên cứu một phần của một chủ đề lớn Sau khi nghiên cứu, các thành viên của từng nhóm tham gia vào các nhóm hỗn hợp để chia sẻ thông tin từ phần của mình với các bạn

Ví dụ 1: Trong giờ học Bài 28: Sự truyền nhiệt, trang 112, Khoa học tự nhiên 8, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động thảo luận theo kỹ thuật “Các mảnh ghép - Jigsaw” để nhận diện khả năng dẫn nhiệt của các chất/vật liệu khác nhau so với không khí Quy trình tổ chức như sau:

Bước 1: Trước tiên, tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ tập trung nghiên về đặc điểm, khả năng dẫn nhiệt của các chất/vật liệu khác nhau so với không khí Cụ thể:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về vật liệu len

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về vật liệu gỗ

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về chất nước

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về phân vật liệu thủy tinh

Bước 2: Sau khi các nhóm nghiên cứu xong, tôi cho học sinh chuyển sang thành các nhóm mới, mỗi nhóm mới có ít nhất một thành viên từ mỗi nhóm nghiên cứu trước đó Các thành viên trong nhóm mới sẽ chia sẻ thông tin đã nghiên cứu

về khả năng dẫn nhiệt của chất/vật liệu của mình với các bạn trong nhóm

Bước 3: Tiếp theo, các nhóm mới tiến hành thảo luận và so sánh khả năng dẫn nhiệt của chất/vật liệu khác nhau dựa trên thông tin mà từng thành viên đã trình bày trước đó

DEMO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

Trang 8

- Bước 4: Cuối cùng, tôi yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả mà cả nhóm đã thống nhất trước lớp Sau đó, cả lớp sẽ cùng nhau hỏi đáp để làm rõ thêm các vấn đề và củng cố kiến thức cho các em

Học sinh tham gia thảo luận với kỹ thuật “Các mảnh ghép - Jigsaw”

Ví dụ 2: Để nâng cao hứng thú và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, trong tiết dạy Bài 14: Thực hành xác định khối lượng riêng, trang 59, Khoa học tự nhiên 8, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi cũng đã vận dụng kỹ thuật “Các mảnh ghép - Jigsaw” để tổ chức hoạt động thảo luận nhóm cho học sinh Cụ thể:

Bước 1: Tôi chia học sinh thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận nhiệm vụ tìm hiểu

và thực hành xác định khối lượng riêng của một vật khác nhau trong thời gian 7 phút Chẳng hạn:

- Nhóm 1: Xác định khối lượng riêng của một vật hình hộp chữ nhật

- Nhóm 2: Xác định khối lượng riêng của một lượng nước

- Nhóm 3: Xác định khối lượng riêng của một vật có hình dạng bất kì không thấm nước

Bước 2: Tôi cho thành viên các nhóm thảo luận, tiến hành các bước đo đạc, tính toán, và tóm tắt thông tin chính để xác định khối lượng riêng của đối tượng

mà nhóm mình đã được phân công

Bước 3: Tiếp đến, tôi yêu cầu các nhóm tiến hành trao đổi thành viên và tổ chức một hoạt động thảo luận chung, trong đó mỗi học sinh sẽ trở thành "chuyên gia" về đối tượng mà nhóm cũ đã nghiên cứu và chia sẻ với thành viên các nhóm khác về cách xác định khối lượng riêng, kết quả thu được, và các kinh nghiệm thực hành

Bước 4: Kết thúc hoạt động, tôi tiến hành tổng kết kiến thức và chuẩn hóa nội dung chính liên quan đến cách xác định khối lượng riêng của các vật khác nhau cho học sinh nắm rõ

DEMO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

Trang 9

Biện pháp 4 Vận dụng kỹ thuật “Trạm” tổ chức trò chơi và cuộc thi học tập để giúp học sinh củng cố kiến thức và phát huy năng lực giải quyết vấn

đề hiệu quả

* Mục đích:

Mục đích của biện pháp là tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức vào thực

tế, tham gia vào các thử thách và giải quyết tình huống trong môi trường học tập đầy năng động Thêm vào đó, biện pháp giúp học sinh củng cố kiến thức một cách hiệu quả, phát triển các kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm

* Nội dung và cách thực hiện:

“Trạm” là một kỹ thuật dạy học tích cực, sử dụng các trạm trong các hoạt động học tập nhằm tạo sự đa dạng và tương tác trong quá trình giảng dạy Trong cách thức tổ chức, lớp học được chia thành nhiều trạm học tập khác nhau, mỗi trạm tập trung vào một hoạt động hoặc chủ đề cụ thể Học sinh sẽ được chia thành các nhóm và di chuyển từ trạm này sang trạm khác theo thời gian quy định, tham gia vào các hoạt động ở mỗi trạm Mỗi trạm thường yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm

vụ, giải quyết vấn đề hoặc thảo luận về các vấn đề học tập

Ví dụ 1: Trong giờ học nội dung Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế, trang 99, Khoa học tự nhiên 8, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã vận dụng kỹ thuật “Trạm” để tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Thần tốc về đích” Quy trình tổ chức như sau:

Bước 1: Trước tiết học, tôi đã nghiên cứu nội dung bài học và sưu tầm các bài tập, câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế để viết vào giấy A3 và mang đến lớp Chẳng hạn:

+ Câu 1: Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị

A cường độ dòng điện cực đại

B cường độ dòng điện định mức

C hiệu điện thế cực đại

D hiệu điện thế định mức

+ Câu 2: Ampe (A) là đơn vị đo

A tác dụng của dòng điện

B mức độ của dòng điện

C cường độ dòng điện

D khả năng của dòng điện

DEMO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

Trang 10

+ Câu 3: Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một

A hiệu điện thế

B cường độ dòng điện

C lực điện

D vôn

Bước 2: Sau khi cùng học sinh tìm hiểu nội dung của bài, tôi đã chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 phiếu vượt trạm để tham gia trò chơi “Thần tốc về đích” Bước 3: Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” các nhóm sẽ di chuyển đến các trạm (giấy A3) được bố trí trong không gian lớp học để đọc và ghi đáp án vào phiếu vượt trạm

Bước 4: Trò chơi cứ tiếp tục diễn ra như vậy cho đến khi hết 10 phút Trong thời gian đó nhóm nào hoàn thành vượt trạm nhanh và chính xác nhất sẽ dành chiến thắng

Học sinh tham gia trò chơi “Thần tốc về đích”

Ví dụ 2: Sau tiết học nội dung Bài 29: Sự nở vì nhiệt, trang 118, Khoa học

tự nhiên 8, Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã vận dụng kỹ thuật “Trạm” và tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi với tên gọi “Đồng tâm hiệp lực” Quá trình thực hiện như sau:

Bước 1: Trước đó, tôi đã chuẩn bị các câu hỏi, bài tập từ cấp độ khó đến dễ khác nhau liên quan đến nội dung Bài 29: Sự nở vì nhiệt Chẳng hạn:

- Câu 1: Vì sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng, cốc dễ bị nứt vỡ?

- Câu 2: Tại sao trong quá trình xây dựng cầu đường, người ta thường chừa ra một khoảng trống giữa các mối nối kim loại?

A Để giảm chi phí vật liệu

B Để tránh sự nở vì nhiệt của kim loại

DEMO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

Ngày đăng: 14/11/2024, 21:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w