Đặc biệt thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời tạo vitamin D giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt chống lại bệnh
Trang 11/25
A MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáo dục mầm non là một khoa học và là một nghệ thuật, khoa học này dạy trẻ không ngừng phát triển, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn
bị cho trẻ vào lớp, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền
tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời Để đặt
nền móng vững chắc cho [1] các chủ nhân trong tương lai của đất nước thì ngành học mầm non là bước khởi đầu và là nền móng của sự nghiệp giáo dục con người
Vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ mầm non, vui chơi có vai trò vô cùng quan trọng, trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động bổ ích cho trẻ, chơi “hoạt động ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự phát triển mọi mặt của trẻ mà ít có thời điểm sinh hoạt nào khác có thể sánh được [1] Hoạt động ngoài trời mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá Trẻ nhận thức, khám phá thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng Trẻ tìm tòi, khám phá phát hiện nhiều điều mới lạ trong cuộc sống và quan tâm đến những gì xảy
ra trong cuộc sống xung quanh mình Qua hoạt động vui chơi ngoài trời rèn luyện sự nhanh nhẹn, hứng thú với môi trường tự nhiên từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin, biết quan tâm đến những người xung quanh, giúp trẻ phát triển hài hòa 5 mặt trí, đức, thể mỹ và lao động Đặc biệt thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời tạo vitamin D giúp xương trẻ rắn chắc, da dẻ hồng hào, có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật, từ đó thể lực của trẻ phát triển mạnh mẽ, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi một cách hiệu quả
Hoạt động ngoài trời là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ với những điều thú vị về thế giới xung quanh, từ đó giúp trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách cho trẻ
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng Để tổ chức tốt "Hoạt động ngoài trời" tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực, bộc lộ hết khả năng, thõa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh từ đó phát triển toàn diện cho trẻ đặt nền móng vững chắc cho các chủ nhân tương lai
của đất nước tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời tại trường mầm non Nga Mỹ’’
II Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số giải pháp phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ
thông qua hoạt động ngoài trời
III Đối tượng nghiên cứu
Trang 22/25
Trẻ lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi trường mầm non Nga Mỹ
IV Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý luận
- Phương pháp thí nghiệm quan sát quan sát
- Phương pháp thực hành trải nghiệm
B NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I Cơ sở lý luận
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí trẻ lứa tuổi Mẫu giáo 5 - 6 tuổi đây là
lứa tuổi mà vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ "học mà chơi, chơi mà học", chơi
là thiên hướng tự nhiên, là nhu cầu của trẻ để tham gia và khám phá những điều trẻ quan tâm làm cho trẻ được hưởng thụ và hài lòng Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi thiếu vui chơi, trẻ sẽ thiếu sự linh hoạt, ngôn ngữ phát triển chậm…Do đó, trẻ sẽ nhút nhát, khó hòa đồng và khó thích nghi với cuộc sống xung quanh trẻ
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ thiếu sự linh hoạt, ngôn ngữ phát triển chậm… Do đó, trẻ sẽ nhút nhát, khó hòa đồng và khó thích nghi với cuộc sống Bên cạnh đó, khi thiếu các hoạt động vui chơi ngoài trời, trẻ thường trở nên cau có dễ bị nhàm chán, tách mình khỏi môi trường xung quanh khiến thế giới diệu kỳ xung quanh của trẻ bị thu hẹp lại
Xuất phát từ nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh và những cơ sở khoa học đó Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh Khi vui chơi ngoài trời hay còn gọi là hoạt động ngoài trời trẻ được trực tiếp quan sát thế giới xung quanh, được tìm hiểu khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, từ cuộc sống xung quanh trẻ, được hít thở không khí trong lành, được vui chơi, được tự do hoạt động trong môi trường tự nhiên, được thỏa sức khám phá thế giới xung quanh trẻ với muôn điều kỳ diệu đối với trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, chuẩn bị tâm thế, hành trang cho trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi bước vào trường tiểu học, ý thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời đối với trẻ
Tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và thực hiện đề tài
II Thực trạng
1 Thuận lợi:
- Trường mầm non Nga Mỹ là trường chuẩn quốc gia nên có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy, hội phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của nhà trường đặc biệt là chi hội phụ huynh của các lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi do Tôi phụ trách, và đã đầu tư đồ dùng đồ chơi cho con em mình đầy đủ, hưởng ứng mọi phong trào của trường của lớp đề ra
Trang 33/25
- Nhà Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn Giáo viên năng nổ, nhiệt tình ham học hỏi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, coi trẻ như con em mình
- Bản thân là một giáo viên còn trẻ, được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, luôn tham khảo sách báo, tập san, các thông tin đại chúng…để tìm ra các phương pháp, biện pháp tổ chức tốt các hoạt động trong ngày cho trẻ, phù hợp với trẻ ở trường, lớp mình, giúp trẻ tích cực hứng thú chủ động…tham gia các
hoạt động học tập và vui chơi
2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi của nhà trường, lớp tôi cũng gặp không ít những khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và đặc biệt là việc tổ chức tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Tôi nhận thấy khi tổ chức thực hiện trẻ chưa được trải nghiệm nhiều trẻ chưa hứng thú và chú ý chưa tập trung vào hoạt động quan sát mục đích theo sự hướng dẫn của cô và chưa có nhiều vốn kiến thức HĐNT, khi chơi tự do trẻ chủ yếu tự chơi trẻ chưa được tham gia chơi trải nghiệm khám phá ở các nhóm chơi, khi tổ chức trò chơi vận động trẻ chưa hứng thú tích cực tham gia vào trò chơi vận động, trẻ chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời và chơi các trò chơi tĩnh nhiều đôi khi tổ chức không đúng ngày giờ làm xáo trộn hoạt động ngoài trời
Trường đa số phụ huynh là công nhân khu công nghiệp đi làm từ sớm và về nhà muộn, các cháu thường giao cho ông bà đưa đón Vì vậy sự quan tâm của phụ huynh đối với trẻ không được thường xuyên và chu đáo
- Một số cháu, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn
3 Kết quả của thực trạng:
*Kết quả trên trẻ đầu năm
S
T
T Nội dung khảo sát
Tổng
số trẻ khảo sát
Số trẻ đạt
Số trẻ chưa đạt
1 Trẻ tích cực chủ
động tham gia hoạt
động quan sát có
mục đích
28 6 21.4 7 25 5 17.9 10 35.7
2 Trẻ tích cực tham
gia chơi trò chơi
vận động
3 Trẻ tích cực hứng
thú tham chơi tự do 28 8 28.6 7 25 5 17.8 8 28.6 Kết quả trên cho ta thấy chất lượng hiệu quả giáo dục chưa cao, số trẻ tích cực chủ động tham gia hoạt động quan sát có mục địch còn thấp, số trẻ hứng thú
Trang 44/25
tham gia trò chơi vận động đối với trẻ 5 - 6 tuổi còn hạn chế, số trẻ tích cực hứng thú tham gia chơi đạt kết quả chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế Vì vậy Tôi đã trăn trở tìm tòi nghiên cứu những biện pháp sau:
III Biện pháp và tổ chức thực hiện
Biện pháp 1:Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
Tôi xác định rất rõ xã hội càng phát triển, giáo dục đào tạo cũng phát triển theo, đòi hỏi ngày càng cao hơn phẩm chất năng lực của đội ngũ giáo viên Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp người giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm
vụ giáo dục đào tạo được giao
Là một giáo viên Mầm non thì công tác tự học, tự bồi dưỡng lại gặp những khó khăn, vì cả ngày nuôi dưỡng- chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường cho nên việc bố trí, sắp xếp quỹ thời gian cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng không nhiều Vì vậy Tôi luôn xác định là một giáo viên chủ nhiệm trước hết phải nhận thức được vị trí,vai trò, trách nhiệm về tự học, tự bồi dưỡng là cần thiết, ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng
Tôi lựa chọn, thống kê các phần công việc cần làm, những yêu cầu cụ thể cần đạt được, mốc thời gian và mức độ hoàn thành phù hợp với điều kiện và năng lực bản thân Sau khi lập được kế hoạch phải có quyết tâm, có ý thức trách nhiệm, có tinh thần chủ động, kiên trì vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu đặt ra
Tôi luôn sắp xếp thời gian tự học, tự bồi dưỡng cho phù hợp với đặc trưng công việc của mình Thời gian tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Mầm non rất hạn chế do vậy Tôi phải sắp xếp thời gian tự học qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, nhóm, qua dự giờ thăm lớp, qua tham dự các buổi chuyên đề, tập huấn, hội thảo
do trường, Phòng giáo dục - đào tạo, các tổ chức tổ chức…vào hè hoặc trong năm học Ngoài ra tôi còn tham gia tự học, tự bồi dưỡng vào ngày nghỉ, giờ nghỉ
Ngoài ra tôi còn tìm tài liệu bồi dưỡng qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet, qua sinh hoạt chuyên môn…Tôi luôn bổ sung kịp thời những kiến thức về tin học, đổi mới về phương pháp dạy học, trang bị cho mình Trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng tôi phải biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của bản thân, Tự nhìn nhận lại những việc đã làm và chưa làm được trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, từ đó kịp thời điều chỉnh,
bổ sung kế hoạch nhằm đạt mục tiêu bồi dưỡng trong đó có kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đạt kết quả tốt nhất
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục tổ chức hoạt động ngoài trời:
Môi trường cho trẻ hoạt động có ý nghĩa rất lớn cho việc tổ chức (HĐNT), Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi
Trang 55/25
trường hấp dẫn lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả các yếu
tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua quan sát, tìm hiểu, vui chơi của trẻ trong các tình huống hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ mầm non nói chung và trẻ Mẫu giáo nói riêng
Nó là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, hoạt động này đem lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh Để tổ chức tốt hoạt động ngoài trời thõa mãn nhu cầu tìm hỉểu, nhu cầu khám phá, vui chơi của trẻ Mẫu giáo, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời tôi thấy tầm quan trọng của (HĐNT) Để cung cấp nguồn thông tin tạo
cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng, năng lực của mình trong hoạt động ngoài trời thì việc đầu tiên chúng ta cần phải xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động Ngoài bổ sung đồ dùng đồ chơi an toàn thuận lợi cho trẻ phục vụ hoạt đồng ngoài trời thì đầu năm học .tôi lên kế hoạch tham mưu với BGH nhà trường xây dựng góc thiên nhiên của từng nhóm lớp, xây dựng vườn rau của bé trong vườn trường tất cả nhằm tạo môi trường tự nhiên cho trẻ hoạt động quan sát, khám phá trong giờ hoạt động ngoài trời, tận dụng tối đa môi trường bên trong, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trường lớp và có môi trường thân thiện trẻ được quan sát và hoạt động trải nghiệm thực tế
Ngay từ đầu năm học tôi tham mưu với BGH nhà trường tận dụng các khu đất trống của vườn trường chia đều cho các nhóm trồng rau theo mùa lấy rau sạch ăn và tạo môi trường tự nhiên để trẻ được hoạt động quan sát khám phá về
về các loại rau, trẻ được thực hành gieo hạt và theo dõi sự phát triển của cây rau
từ lúc làm đất, gieo hạt, nảy mầm được cùng cô chăm sóc rau như nhổ cỏ, tưới nước, vun xới đến khi rau xanh tốt và được thu hoạch
Cuộc họp phụ huynh đầu năm của nhóm lớp Tôi kêu gọi phụ huynh ủng
hộ cây cảnh, chậu cảnh để trồng trong sân trường Tất cả là nhằm tạo môi trường
tự nhiên cho trẻ hoạt động quan sát trải nghiêm khám phá hoạt động ngoài trời
Ví dụ:Trong động quan sát có mục đích tôi hướng dẫn trẻ ra vườn cổ tích
mà nhà trường đã xây dựng Tôi đặt câu hỏi đây là khu gì? Các con có biết các nhân vật này trong câu chuyện gì? Câu chuyện nàng bạch tuyết và bảy chú lùn Tôi tiếp tục đàm thoại đặt câu hỏi qua hoạt động quan sát có mục đích được tổ chức ở ngoài trời trẻ hứng thú nói lên suy nghĩ và biểu đạt ý nghĩ cá nhân của trẻ qua hoạt động quan sát cô giáo dục trẻ về tình cảm gia đình tình đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau
Ví dụ: Chủ đề thực vật tôi cho trẻ quan sát sự lớn lên và nở hoa của cây hoa huệ cùng với các cây xanh ở góc thiên nhiên Tôi tổ chức cho trẻ chơi tự do:
chăm sóc cây cảnh tôi sử dụng môi trường đã xây dựng bên hiên những chậu hoa tôi cho chơi tự do, trẻ lao động tự phục vụ lau lá tưới cây trẻ được trải nghiệm thực hành trẻ rất hứng thú
Trang 66/25
Hình ảnh: Xây dựng môi trường vườn cổ tích, và góc thiên nhiên của bé
Ngoài những đồ dùng đồ chơi đã có, tôi tham mưu với BGH, phối hợp cùng với hội cha mẹ học sinh, mua sắm, làm thêm, sưu tầm thêm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ: đảm bảo số lượng và chủng loại thiết bị đồ chơi ngoài trời phục vụ cho hoạt động vui chơi ngoài trời, các thiết bị đồ chơi được sắp xếp hợp lý, có chỉ dẫn đáp ứng với yêu cầu cho trẻ vận động Trẻ được tham gia trò chơi nhiều trẻ được trải nghiệm được phát triển các tố chất nhanh nhạy hoạt bát
Ví dụ : Mua xe đạp, xe ba bánh, ô tô, (phù hợp với trẻ) Các loại bóng có
kích cỡ, chất liệu khác nhau: cao su, nhựa, da để trẻ ném, tung, chuyền, bắt, lăn
khi chơi ngoài trời
- Bổ sung thêm lốp xe cũ đặt theo các cách khác nhau: làm ống chui qua, làm cầu đi trên lốp , các thùng rỗng to (đồ cũ), các ván nghiêng, ròng rọc đơn giản, dây thừng các cỡ để trẻ thực hành các vận động, chơi các trò chơi khác nhau
Ví dụ: chuẩn bị cho trẻ chơi tự do
Tôi tham mưu với nhà trường tạo khu vui chơi với cát, nước sỏi và các vật liệu thiên nhiên: Bố trí hố cát, chậu nước và các vật liệu như xẻng, chai lọ, hộp,
ô tô tải, rổ thìa, bát, cân, xà phòng, giấy gấp thuyền, phẩm màu, khuôn, xốp để trẻ được hoạt động trải nghiệm: Thí nghiệm vật chìm nổi, xây lâu đài bằng cát,
vẽ ngón tay trên cát, đào xới, tạo sản phẩm bằng khuôn,
- Xây dựng sân chơi giao thông để trẻ chơi các trò chơi: tham gia giao thông, ngã tư đường phố
Kết quả đạt được: Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời mà Tôi cùng với
BGH nhà trường cùng sự góp sức của phụ huynh trong trường, hội cha mẹ học sinh, cộng đồng xây dựng thực sự là nơi phong phú đảm bảo xanh - sạch - đẹp
và an toàn cho trẻ hoạt động Lớp tôi đã có trên 10 loài hoa, 7 cây cảnh, 1 vườn rau và 1 vườn thuốc nam, 3 đồ chơi vận động ngoài trời do cô và phụ huynh tự làm từ gỗ thải, lốp xe ô tô cũ Tạo môi trường cho trẻ tích cực tham gia vào
Trang 77/25
hoạt động tìm hiểu, khám phá và vui chơi qua đó trẻ hoạt động linh hoạt hơn, nhanh nhẹn hơn, có nhiều trải nghiệm về thế giới xung quanh hơn Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ hoạt động tích cực, chủ động hơn
Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ
1 Phát huy tính tích cực chủ động thông qua hoạt động quan sát có mục đích
*Quan sát về sự vật hiện tượng:
Để giải đáp những câu hỏi "Vì sao?", “Làm thế nào?” Tôi đã đưa những kiến thức cơ bản về sự vật hiện tượng và đưa vào dạy trẻ Để tổ chức HĐNT được tốt và nắm vững kiến thức về một số sự vật, hiện tượng khi tổ chức nội dung "quan sát có mục đích" trong động ngoài trời và giải quyết được các tình huống xảy ra trong quá trình cho trẻ hoạt động mà chưa có sự chuẩn bị trước, giải đáp được những câu hỏi vì sao? làm thế nào? đáp ứng được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ [4]
Ví dụ:Khi cho trẻ "Quan sát sự thay đổi của thời tiết" (Chủ đề các hiện
tượng tự nhiên" khi trẻ đang quan sát các hiện tượng tự nhiên nhưng có sự thay đổi bất thường của thời tiết tôi tận dụng luôn cho trẻ quan sát và
- Cô đăt câu hỏi
- Các con có nhận xét gì về thời tiết hôm nay?
- Theo con thì điều gì sắp xảy ra?
Tôi cũng cho trẻ thảo luận nhóm và thảo luận 2 cá nhân trẻ sau đó (Trẻ nêu nhận xét về thời tiết, đặc điểm nổi bật Trong qúa trình tìm hiểu khám phá trẻ tích lũy kinh nghiệm và dự đoán được hiện tượng thời tiết là trời sắp mưa, hay trời sắp nắng to ) [4]
Câu hỏi mở là câu hỏi tạo ra một thách thức về trí tuệ, là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trả lời Đặt ít câu hỏi, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ tư duy, suy nghĩ Khi nêu câu hỏi phải dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, không nên vội đánh giá mà động viên khuyến khích để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ
Hay dành khoảng không gian yên tĩnh để trẻ được lắng nghe, suy nghĩ, phán đoán các tiếng động của môi trường xung quanh như tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng lá rụng, tiếng xe cộ chạy trên đường, tiếng máy bay
Để tổ chức tốt hoạt động ngoài trời giáo viên phải nắm vững mục đích của mỗi trò chơi, luật chơi cách chơi để triển khai đến với trẻ, trong quá trình trẻ chơi cô phải luôn là người động viên, khuyến khích trẻ, bao quát giúp đỡ trẻ luôn lấy trẻ làm trung tâm của mọi trò chơi mà cô tổ chức Luôn tạo cơ hội để trẻ tự hoạt động độc lập một mình, tự khởi xướng được các trò chơi mà trẻ thích Giáo viên luôn tạo bầu không khí thân thiện, tôn trọng và tin cậy, khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ Nhằm đạt được tối đa mục đích của trò chơi và kết quả mong đợi trẻ ở mỗi trò chơi mà cô tổ chức
Để giải đáp những câu hỏi "Vì sao?" tại sao Tôi đã nghiên cứu những kiến thức cơ bản về sự vật hiện tượng và đưa vào dạy trẻ Để tổ chức HĐNT được tốt và qua đưa các kiến thức cơ bản trẻ nắm vững kiến thức về một số sự vật,
Trang 88/25
hiện tượng khi tổ chức nội dung "quan sát có mục đích" trong động ngoài trời và giải quyết được các tình huống xảy ra trong quá trình cho trẻ hoạt động mà chưa có sự chuẩn bị trước, giải đáp được những câu hỏi vì sao? làm thế nào? đáp ứng được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ trẻ hứng thú tự tin và tham gia biểu đạt nhu cầu cá nhân Tôi đã lên kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về sự vật và các hiện tượng tự nhiên gần gũi xung quanh trẻ để trẻ
có những trải nghiệm thực tế và có vốn kiến thức cần thiết
*Làm một số thí nghiệm:
Để giúp trẻ hiểu rõ hơn về sự vật và các hiện tượng tự nhiên, Tôi đã nghiên cứu và làm một số thí nghiệm đơn giản để làm cho trẻ quan sát như: làm mưa, làm gió, vật chìm vật nổi, làm chìm một vật đang nổi, tạo cầu vồng, tạo cơn gió xoáy, sự nảy mầm phát triển của cây, nến cháy được nhờ có không khí
Sau khi tổ chức cho trẻ làm quen hoạt động khám phá khoa học tôi tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm, sự nảy mầm của cây, sự ngưng tụ của nước Trước khi thực hành làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm tôi giải thích cho cho trẻ quan sát thực nghiệm sự bốc hơi của nước khi mưa to ao hồ sông suối sễ có nhiều nước, khi trời nắng to nước bốc hơi ao nước dần dần cạn nước
Ví dụ: Sự bốc hơi nước
Tôi cho trẻ thực hành thí nghiệm khi trời đang nắng tôi cho trẻ thực hành
úp bàn tay của mình xuống sân tôi hỏi trẻ điều gì sẽ xảy ra ? Tôi cho trẻ phán đoán suy luận sau đó cho trẻ nghửa bàn tay lên lúc này tay của mình sẽ có mồ hôi nhưng khi nghửa bàn tay lên một phút dưới trời nằng nước sẽ bốc hơi đi mất nên bàn tay không còn ướt.(lúc này bàn tay khô) [2]
Ví dụ: Làm mưa
- Mục đích: Giúp trẻ biết được quá trình tạo thành mưa
- Chuẩn bị: Cốc thủy tinh có nắp đậy, nước nóng, một vài viên đá lạnh
- Thí nghiệm: Đỗ nước nóng vào cốc thủy tinh, quan sát và nhận xét điều gì
đang xảy ra? (Nước bốc hơi) Đậy nắp cốc nước và bỏ vài viên đá lạnh lên nắp cốc nước, điều gì sẽ xảy ra (Nước ngưng tụ lại thành giọt) cùng quan sát đến lúc hơi nước ngưng tụ lại thành giọt nước và rơi trở lại cốc Như vậy có thể nói mưa
do hơi nước bốc hơi ngưng tụ lại và tạo thành mưa [2]
Ví dụ: Nến cháy được nhờ có không khí
- Mục đích: Giúp trẻ biết được quá trình nến cháy được là nhờ không khí
- Chuẩn bị: Hai cốc thủy tinh và hai cây nến
- Thí nghiệm: Thắp cây nến đang cháy và đặt một cái cốc bên cạnh không
úp lên nến và lấy một cái cốc úp lên cây nến đang cháy quan sát điều gì sẽ xảy
ra khi úp cốc lên cây nến đang cháy (cây nến lập tức bị tắt) nến cháy được là nhờ có không khí [2]
Trang 99/25
Hình ảnh: Quan sát thí nghiệm nến cháy được là nhờ có không khí
Ví dụ: Cơn gió xoáy trong chai
*Mục đích :giúp trẻ nhận biết hiện tượng gió xoáy, lốc xoáy
*Chuẩn bị :
- Hai cái chai, nước, giấy bìa cứng, kéo
- Cách chơi : cho trẻ rót nước vào một cái chai nhỏ (rót khoang ¾ chai )
- Cô giúp trẻ cắt một vòng tròn giấy bìa cứng cỡ to bằng miệng khoét một
lỗ ở giữa đường kính 5mm
- Hướng dẫn trẻ đậy miệng bìa cứng lên miệng chai, úp cái chai thứ hai lên chai thứ nhất dùng dây buộc kín hai miệng chai để nước trong hai cái chai không
bị rò rỉ ra ngoài
- Giữ hai chai thật chắc và lật ngược lại.Hãy xem chuyện gì xảy ra bên Ngoài việc tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động ngoài trời theo kế hoạch giáo dục ngày tôi đã lên, khi có sự bất thường của thời tiết, linh hoạt trong các tình huống để tận dụng mọi cơ hội dạy trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xảy ra bất thường như: Giông, mưa, cầu vồng, sấm chớp gió mùa nhật thực, máy bay giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh một cách hiệu quả [3]
Ví dụ :Trước khi thực hành làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm tôi giải
thích và cho trẻ quan sát thực nghiệm sự bốc hơi của nước khi mưa to ao hồ sông suối nhiều nước, khi trời nắng to nước bốc hơi ao nước dần dần cạn nước + Khi trời đang nắng tôi cho trẻ úp bàn tay của mình xuống sân tôi hỏi trẻ điều gì sẽ xảy ra ?
Khi mình nghửa tay lên tay của mình sẽ có mồ hôi nhưng khi ngửa bàn tay lên một phút dưới trời nằng nước sẽ bốc hơi đi mất nên bàn tay không còn ướt (lúc này bàn tay khô)
Ví dụ: Khi đang cho trẻ hoạt động ngoài trời "Quan sát vườn rau" chủ đề
thế giới thực vật, bỗng nhiên có một chiếc máy bay bay qua giáo viên nên dừng
Trang 1010/25
cho trẻ quan sát vườn rau và tận dụng cơ hội để hướng trẻ quan sát máy bay, trò chuyện nhanh về đặc điểm, âm thanh phát ra từ máy bay
Hay khi trẻ đang học, chơi trong lớp trời bỗng có hiện tượng sắp mưa
"Giông", tôi cho trẻ dừng hoạt động đang thực hiện, cho trẻ ra hiên lớp để quan sát hiện tượng dông (Nếu trời không có sấm chớp) Qua đó trẻ biết được
"Giông" là hiện tượng trời sắp mưa có gió thổi mạnh, mây đen kéo đến, trời đất bỗng tối sầm (có khi kèm theo tiếng sấm và tia chớp) Sau cơn dông là những trận mưa rào, Tôi cho trẻ quan sát mưa: đứng trong hiên (Nếu trời không có sấm chớp) có thể cho trẻ giơ tay hứng những giọt mưa để cảm nhận được những hạt mưa đang xối xả rơi xuống và lắng nghe âm thanh của mưa Trẻ được tri giác trực tiếp, được quan sát, lắng nghe các âm thanh tự nhiên của sự vật, hiện tượng Từ đó các giác quan của trẻ được phát triển và trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, hiệu quả
2 Phát huy tính tích cực chủ động thông thông qua trò chơi vận động
Trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực, rèn luyện sức khỏe nó là một trong những hình thức hữu hiệu để giáo dục phát triển vận động cho trẻ Cho dù
là trò chơi quen thuộc nhưng mỗi lần chơi mang lại cho trẻ những cảm xúc mới, mãnh liệt bởi chính khả năng sáng tạo to lớn của chúng trong trò chơi, đưa vào trò chơi những yếu tố mới
Vậy để trẻ chơi hết mình, tích cực, chủ động, sáng tạo khi chơi Tôi phải bám vào nhu cầu và khả năng vận động của lớp mình để biết được trẻ thích chơi những trò chơi gì? và trẻ biết những trò chơi vận động nào? khả năng vận động của trẻ ra sao? để lựa chọn trò chơi cho phù hợp trao đổi, tôi sưu tầm tìm hiểu tìm ra cách tổ chức trò chơi vận động tốt nhất nhằm phát triển tối đa khả năng hoạt động và phát triển vận động cho trẻ
Để các trò chơi vận động, chơi tự do hoạt động ngoài trời của trẻ phong phú, đa dạng hơn nhằm thõa mãn nhu cầu hoạt động, thêm phần hứng thú và nhu cầu vui chơi cho trẻ ở hoạt động ngoài trời Tôi đã "sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho hoạt động ngoài trời", sau khi sưu tầm sáng tác tôi đã lựa chọn ra những trò chơi, câu đố phù hợp và có hiệu quả triển khai một số trò chơi, câu đố nắm được mục đích của mỗi trò chơi để truyền tải đến cho trẻ, câu
đố và cách tổ chức đưa vào dạy trẻ
Ví dụ: Một số câu đố ,vè như một số trò chơi vận động (xem phần phụ lục) [6]
Trên đây chỉ là một số câu đố và trò chơi mà Tôi sưu tầm lựa chọn sau khi sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho hoạt động ngoài trời" Còn rất
nhiều các câu đố và trò chơi khác nữa
Sau khi "sưu tầm, sáng tác các trò chơi, trò chơi dân gian, câu đố đưa vào phục vụ cho hoạt động ngoài trời" Tôi đã chọn được 17 trò chơi vận động, 15 câu đố đưa vào dạy trẻ trong lớp mình khi tổ chức hoạt động ngoài trời.Trẻ rất thích thú và phấn khởi tham gia vào hoạt động ngoài trời
Ví dụ: Đối với trẻ 5 - 6 tuổi có thể chơi các trò chơi vận động ngoài trời
không mấy phức tạp có sự tham gia của giáo viên như: Rồng rắn lên mây, cướp
cờ ném còn, trời nắng trời mưa, chim bay cò bay [3] Hay có thể chơi các trò