Tổ chức dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn gia đ
Trang 1Trang 1
HỌC SINH LỚP 10 THPT PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trải nghiệm, hướng nghiệp là bộ môn bắt buộc được đưa vào dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, với chương trình được tiến hành từ lớp 1 đến
lớp 12 Tổ chức dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn gia đình, nhà trường, xã hội; tham gia các hoạt động
phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao
tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) Các năng lực chung hình thành và phát triển trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thể hiện dưới các hình thức đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức
hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, giáo dục
nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế như ngày nay và bộ môn
trải nghiệm, hướng nghiệp Trong khi đó hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là
hoạt động giáo dục do Bộ giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo
cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác
những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức nhằm hình thành những năng lực mới như: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
và sáng tạo và còn được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với
cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp sau khi thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thì các em hình thành được những kỹ năng về định hướng chọn nghề trong tương lai
Tuy nhiên, trong tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều lúng túng khi đưa vào dạy học từ trong quản lý, trong tổ chức dạy
và học bộ Vì đây là bộ môn mới được đưa vào áp dụng trong năm học 2022-2023 cho học sinh THPT, nên nhiều giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn này còn bỡ ngỡ, chưa hiểu hết được mục đích yêu cầu của bộ môn, đa phần những giáo viên dạy bộ môn này hầu hết giáo viên các bộ môn từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội
phải kiêm nhiệm, thậm chí giáo viên phải giảng dạy 3 tiết trực tiếp trên lớp, xếp vào
thời khóa biểu, điều này khiến giáo viên và học sinh mệt mỏi vì không có giáo viên chuyên, không có hướng dẫn giáo án giảng dạy, tài liệu dạy học hạn chế chủ yếu
Trang 2Trang 2
giáo viên dựa vào kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức xã hội của bản thân để truyền đạt nội dung bộ môn này thông qua hướng dẫn tài liệu ít ỏi trong sách hoạt động trải nghiệp, hướng nghiệp (sách Cánh Diều), đây lại là bộ môn học chỉ đánh giá nhận xét đạt hoặc không đạt nên không gây áp lực lớn cho học sinh về điểm số nên để thu hút học sinh vào thực hiện nhiệm vụ vì không có chuyên môn nên một số giáo viên
chủ yếu cho học sinh thực hiện nội dung bằng các phương pháp cũ hoặc tổ chức các
hoạt động qua loa, chiếu lệ, nên hiệu quả thực sự như mong muốn của bộ môn chưa cao
Để đáp ứng những yêu cầu dạy học và xuất phát từ thực trạng của dạy học bộ môn mới này tại nhiều trường THPT mà đến nay chưa giải quyết được, chúng tôi đã
đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng các trò chơi, bằng các hoạt động dạy học tình huống, nêu và giải quyết
vấn đề, có cả biện pháp ứng dụng công nghệ mới vào trong dạy học để làm mới các
hoạt động trong quá trình tổ chức dạy và học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,
vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới lại vừa đáp ứng yêu
cầu dạy học của bộ môn mới này, làm mới các hoạt động dạy và học không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học cho bộ môn mà nâng cao cả những kiến thức kỹ năng trong
cuộc sống
Chính vì lẽ đó, trong quá trình tham gia giảng dạy bộ môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp trong đề tài
“Nâng cao hiệu quả dạy học trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực
và định hướng chọn nghề cho học sinh lớp 10 THPT” để nghiên cứu và thực nghiệm
dạy học, với hy vọng đem lại hiệu quả cao và thu hút sự tham gia tích cực của học sinh
2 Tính mới của đề tài
Đây là bộ môn mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được bắt đầu thực hiện trong năm học 2022 – 2023, nên việc áp dụng các phương pháp mới vào giảng dạy bộ môn này là hoàn toàn mới Mặc dù những phương pháp dạy học này đã áp dụng thường xuyên trong quá trình dạy học nhưng áp dụng các trò chơi và tổ chức các hoạt động trải nghiệm là lần đầu tiên thực hiện
Nên tôi hy vọng rằng, bằng những giải pháp mới này nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn mới này có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THPT hiện nay
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Nghiên cứu và nêu ra những giải pháp sử dụng trò chơi trong tổ chức
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực và định hướng chọn nghề cho học sinh THPT
- Nhiệm vụ: Đề tài giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học phát triển năng lực, về định hướng chọn nghề cho học sinh THPT trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Trang 3Trang 3
Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đang được
thực hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Đề xuất một số giải pháp bằng chơi trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đang được thực hiện
4 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của đề tài
3.1 Đối tượng: Là học sinh khối 10 THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An, đặc biệt là học sinh nơi chúng tôi đang trực tiếp giảng dạy
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Tại trường tôi đang công tác và các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra, khảo sát, xử lý thông tin, tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm…
3.4 Cấu trúc đề tài – 3 phần
Phần I – Đặt vấn đề
Phần II – Nội dung nghiên cứu
Phần III – Kết luận và khuyến nghị
Trang 4Trang 4
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nhằm phát triển năng lực và định hướng chọn nghề cho học
sinh THPT
1 Cơ sở lý luận
1.1 Tổng quan về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong trường học
HĐTN là môn học hoàn toàn mới được thực hiện theo chương trình giáo dục
phổ thông 2018 và là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12 Ở cấp tiểu học thì hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chủ yếu học sinh thực hiện các hoạt động trải nghiệm để khám phá bản thân và phát triển năng lực, còn ở cấp trung học cơ sở và THPT thì hoạt chủ yếu là hoạt động hướng nghiệp, với thời lượng của chương trình lên đến 105 tiết/tuần
Đặc điểm nổi bật của bộ môn này là định hướng, thiết kế và hướng dẫn học sinh trải nghiệm, đặc biệt là tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các
cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến
thức, kỹ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn trong cuộc sống, trong nhà tường, gia đình và xã
hội phù hợp với lứa tuổi
Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá
về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất, năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai
1.2 Một số khái niệm
Phát triển: là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn
ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn (Wikipedia)
Năng lực: là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện
một hành động nào đó Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người
khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.( Theo từ điển
tiếng Việt)
Dạy học theo hướng phát triển năng lực: là phương pháp dạy học với
mục tiêu phát triển tối đa năng lực và phẩm chất của người học Quá trình này
Trang 5Trang 5
được thực hiện thông qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên
Trải nghiệm, hướng nghiệp: là một môn học có nội dung khá sát với thực tế,
gắn chặt việc học tập trong nhà trường và cuộc sống thực tiễn Giúp học sinh hình thành những phẩm chất và kĩ năng sống cần thiết, phát huy tối đa những cảm xúc tích cực Đồng thời, từng bước định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Định hướng nghề nghiệp: là việc mà cá nhân mỗi người tự đặt ra những lựa
chọn nghề nghiệp trong tương lai Những lựa chọn này cần đảm bảo phù hợp với sở
thích, khả năng, tính cách, điều kiện gia đình,… và các yếu tố khác liên quan đến
từng nghề nghiệp cụ thể như cơ hội việc làm, mức thu nhập
Trò chơi: Trò chơi là một hình thức có cấu trúc của việc chơi đùa, thường thực
hiện nhằm mục đích giải trí hay vui vẻ, và đôi khi được sử dụng như một công
cụ giáo dục
1.3 Năng lực và phát triển năng lực trong dạy học
Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa
hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi
kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình tập trung vào việc phát triển tối đa khả năng của người học, đó
là sự tổng hòa của 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng và thái độ Vì vậy, việc thiết kế và
hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực phải có sự đan xen, tương tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình dạy học
Mô hình của dạy học phát triển năng lực được thể hiện như sau
Trang 6Trang 14
2.1 Tổ chức chơi trò chơi và các hoạt động nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh THPT
2.1.1 Sử dụng trò chơi đồng đội trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giao tiếp và hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện đại, tương tác với người khác sẽ tạo cơ hội trao đổi và phản ánh về ý tưởng Hành động xây dựng ý tưởng để chia sẻ thông tin hoặc lập luận để thuyết phục người khác là một phần quan trọng trong học tập Nếu
ý tưởng được đưa ra trao đổi và chịu sự phản biện cẩn thận thì chúng thường được sàng lọc và cải tiến, trong quá trình giao tiếp và trao đổi thì học sinh sẽ rèn thêm được các kỹ năng của mình thông qua tư duy phản biện và theo logic của người khác Chính vì thế năng lực giao tiếp và hợp tác hiện nay trở thành xu thế chung của giáo dục hiện đại, hầu hết các môn học đều sử dụng các phương pháp tích cực để phát triển năng lực này Ở đây, trong hoạt động giáo dục trải nghiệm và hướng nghiệp chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học bằng chơi trò chơi đồng đội nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh
- Trò chơi đồng đội là: Sự hợp tác cùng nhiều người trong một đội để cùng
thực hiện một nhiệm vụ đề ra, khi thực hiện trò chơi đồng đội yêu cầu phải có sự
hợp sức khéo léo của nhiều người, sự hỗ trợ tương tác lẫn nhau để giải quyết được yêu cầu của nội dung, thực hiện trò chơi đồng đội giúp học sinh học được kỹ năng làm việc nhóm; tăng sự tự tin; xây dựng các mối quan hệ trong tập thể, đặc biệt khi chơi đồng đội thì sự kết nối giữa cá nhân và tập thể càng trở nên khăng khít hơn
- Một số yêu cầu khi tiến hành chơi trò chơi đồng đội: Để thực hiện trò chơi thành công thì mỗi học sinh cần phải nhận thức những điểm lưu ý sau:
+ Mỗi học sinh cần ý thức rõ ràng rằng mình là một thành viên trong đội chơi,
là một bộ phận hợp thành của một đội
+ Mỗi học sinh trong đội đều phải có trách nhiệm để hoàn thành một trò chơi
Do đó, thành công hay thất bại của đội sẽ là thành quả của từng thành viên đóng góp cùng, thành quả đó sẽ được chia đều cho mọi thành viên trong đội
+ Muốn hoàn thành trò chơi tốt nhất, tất các các thành viên tham gia trong đội
sẽ phải trao đổi, hợp tác với nhau để cùng nhau tìm ra cách thức nhanh và hiệu quả nhất, nên mỗi học sinh cần có trách nhiệm đề xuất giải pháp, lắng nghe ý kiến để hoàn thành trò chơi tốt nhất
+ Mỗi học sinh trong đội cần phải ý thức rõ ràng trách nhiệm của bản thân, của mỗi cá nhân sẽ có tác động trực tiếp tới thành công hay thất bại của cả đội chơi
- Mục tiêu:
+ Thông qua trò chơi đồng đội để tìm hiểu các chủ đề trong hoạt động trải nghiệp, hướng nghiệp
Trang 7Trang 15
+ Hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết sau khi thực hiện trò chơi đặc biệt là năng lực giao tiếp, hợp tác
- Một số trò chơi dưới dạng hoạt động tập thể
* Sử dụng trò chơi “Đoán ý đồng đội” để phát triển năng lực giao tiếp
Ví dụ minh họa : Khi tổ chức hoạt động chủ đề 4 – Trách nhiệm với gia đình, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi với tên gọi “Đoán ý đồng đội” khi thực
hiện hoạt động 3 – Thực hiện trách nhiệm đối với các hoạt động lao động trong gia đình
1 Chia sẻ những hoạt động lao động ở gia đình em
- Mục tiêu của trò chơi
+ Chia sẻ những hoạt động lao động ở gia đình em và cách thức mọi người trong gia đình tham gia vào các hoạt động đó
+ Thực hiện những hoạt động lao động trong gia đình phù hợp với bản thân
và chia sẻ kết qủa thực hiện
- Các bước tiến hành trò chơi
Bước 1: Chuẩn bị trò chơi
+ Giáo viên chuẩn bị trò chơi “Đoán ý đồng đội” với nội dung liên quan đến các việc trong gia đình mà HS có thể chia sẻ cùng gia đình
+ Học sinh: Mỗi đội hai người, một người mô tả đáp án, một người trả lời từ cách mô tả của đồng đội mình
Bước 2: Cách tiến hành trò chơi
+ Học sinh dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả những công việc hàng ngày mà
em thực hiện như : quét nhà, giặt quần áo, phơi đồ, tưới cây, rửa bát, trông em, gấp
quần áo… trong gia đình để đồng đội đoán ra từ khóa cần tìm
+ Người mô tả được quan sát đáp án, người trả lời đứng quay mặt sang một bên, sau 5s quan sát thì người mô tả quay sang dùng ngôn ngữ hình thể để mô tả cho đồng đội đoán đó là công việc gì?
+ Mỗi đội sẽ nhận được 4 câu hỏi thông qua hình ảnh giáo viên cho sẵn và chiếu trên máy chiếu, nếu trả lời đúng được cộng 10 điểm, nếu sau 15s cả đội chưa
có câu trả lời thì đội đó sẽ bị trừ đi số điểm tương đương
Bước 3: Thực hiện trò chơi:
+ Thời gian chơi: 10 phút
Một số hình ảnh hoạt động “Đoán ý đồng đội”
Trang 8Trang 16 Bước 4: Tổng hợp, đánh giá kết quả và nhận xét trò chơi
Đáp án:
Phơi quần
áo
Đáp
án:
Nấu
ăn
Đây
là
ho ạt
động
gì?
Đây
là hoạt động gì?
Đáp án:
R ửa bát
Đây
là
ho ạt
động
gì?
Đáp án: Lau nhà
Trang 9Trang 17
- Mức độ tham gia của học sinh
- Mức độ diễn đạt thông qua giao tiếp ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm của đồng đội thể hiện
- Mức độ nhận diện được các nghề mà các đội đoán được
* Ý nghĩa của hoạt động trò chơi “Đoán ý đồng đội”
- Để hoàn thành trò chơi nhanh nhất, thành viên trong đội cần phải hợp tác và giao tiếp một cách thần tốc bằng ngôn ngữ cơ thể, bằng trao đổi trực tiếp để tìm ra phương án trả lời
- Nhờ thế mà mỗi thành viên khi tham gia trò chơi học sinh cảm thấy mình tự tin hơn, giao tiếp cũng mạnh dạn hơn, mối quan hệ giữa các thành viên trong đội được cải thiện, từ đó xây dựng được mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong
lớp
- Qua thực hiện trò chơi, năng lực của các cá nhân cũng được thể hiện tối đa, người diễn xướng hình ảnh phải huy động những hiểu biết về công việc mà mình đã
thực hiện để diễn lại bằng cơ thể cho động đội đoán được, đồng đội cũng phải có sự trao đổi lẫn nhau để tìm ra đáp án nên góp phần thúc đẩy giao tiếp, hợp tác để thực
hiện được nhiệm vụ
- Giáo viên cũng có thể quan sát để nhận thấy những năng lực của các cá nhận trong mỗi đội về tính cách, sở trường, điểm mạnh của từng học sinh…
- Kết nối hơn nữa giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh với nhau trong quá trình diễn ra trò chơi
* Sử dụng trò chơi đồng đội “đứng trên giấy” nhằm nâng cao năng lực hợp tác của học sinh
Ví dụ minh họa: Khi tổ chức dạy chủ đề 2 - Khám phá và phát triển năng lực bản thân, ở Hoạt động 8 - Phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu giáo viên cho học sinh thực hiện nội dung:
Mục tiêu: HS đề xuất được những biện pháp phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân
Biện pháp:
- Chia sẻ về những điểm mạnh trong tính cách mà em muốn phát huy và
những điểm yếu trong tính cách mà em cần khắc phục
- Đề xuất những biện pháp cụ thể để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu
của bản thân và thường xuyên thực hiện
- Chia sẻ kết quả với bạn bè, người thân, thầy cô
Trang 10Trang 18
Sau đó giáo viên cho học sinh chơi trò chơi mang tên “Đứng trên giấy” với mục đích để học sinh khám phá được năng lực của bản thân mình, và sự cần thiết phải hợp tác trong tập thể để đi đến thành công
- Luật chơi như sau:
+ Mỗi đội chơi cử ra 5 thành viên lên tham gia trò chơi, 01 người trả lời các câu hỏi của quản trò chơi, 04 người còn lại sẽ đứng lên giấy A0 (yêu cầu chân không được ra ngoài)
+ Mỗi đội sẽ đứng trên một tờ giấy A0 Đội nào giành được quyền trả lời và trả lời đùng thì đội đó vẫn được giữ nguyên mảnh giấy, đội còn lại sẽ bị gấp bớt một phần tờ giấy, nếu đội bạn trả lời sai sẽ cũng sẽ bị gấp bớt một phần mảnh giấy + Trả lời đúng một câu tờ giấy sẽ được nới ra một phần, trả lời sai một câu tờ giấy sẽ bị gấp lại một phần
+ Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất mà vẫn đứng vững trên giấy A0 thì đội đó sẽ chiến thắng
+ Đội nào chân ra khỏi tờ giấy trước sẽ là đội thua cuộc
- Các bước tiến hành trò chơi
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ quản trò tổ chức trò chơi
Người quản trò sẽ đọc các câu hỏi liên quan đến chủ đề, thư ký sẽ có nhiệm vụ ghi lại kết quả của các đội chơi và tổng hợp kết quả
Bước 2: Thực hiện trò chơi: “Đứng trên giấy”
Người quản trò sẽ sẽ chiếu những hình ảnh và yêu cầu các bạn phải nhìn hình ảnh để đoán ra được các câu ca dao, tực ngữ
Bước 3: Học sinh tổng kết trò chơi: Đội nào vẫn còn đứng trên giấy là đội đó thắng
Bước 4: Giáo viên nhận xét về trò chơi và đặt câu hỏi với đội chiến thắng Câu 1: Làm thế nào để đội của em vẫn đứng vững trên một diện tích hẹp của mảnh giấy?
Câu 2: Em rút ra bài học gì từ trò chơi
- Ý nghĩa của hoạt động trò chơi
+ Kết thúc trò chơi, mỗi học sinh đều phát huy những khả năng của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập
+ Nhóm giành chiến thắng là nhóm đã phát huy tối đa năng lực bản thân, trong
đó là sự kết hợp của sức mạnh trí tuệ của đồng đội, sự khéo léo để đứng vững trên mảnh giấy mà không bị đổ