Bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp như sau: + Giải pháp 1: Học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ + Giải pháp 2: Xây dựng môi trường
Trang 1Mẫu 02/SK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”
2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 10/2023
3 Các thông tin cần bảo mật: Không
4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
Với mục tiêu đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm và chất lượng giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi theo chương trình GDMN Bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp như sau:
+ Giải pháp 1: Học tập bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
+ Giải pháp 2: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học theo hướng
mở cho trẻ vui chơi trải nghiệm
+ Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
Sau khi thực hiện và áp dụng những giải pháp nêu trên tôi nhận thấy những giải pháp trên đã mang những hiệu quả đáng kể tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế, nguyên nhân như sau:
* Giáo viên: Đôi khi vẫn còn ngại tổ chức nhiều hoạt động, đặc biệt là những hoạt động trải nghiệm phải chuẩn bị nhiều loại đồ dùng, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, các hoạt động trải nghiệm tổ chức chưa nhiều, chưa đa dạng phong phú, mới lạ với trẻ và chưa truyền tải được nhiều kinh nghiệm đến trẻ, nội dung hoạt động trải nghiệm xây dựng còn chưa được gắn kết, xen kẽ vào các hoạt động trong ngày cũng như các ngày hội ngày lễ
- Nguyên nhân: Giáo viên chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu về tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ, chưa thực sự đầu tư đến việc xây dựng môi trường, kế hoạch hoạt động trải nghiệm linh hoạt sáng tạo dễ thay đổi, khi xây dựng còn chưa đa dạng theo các chủ đề, hình thức tổ chức chưa thực sự lôi cuốn, hấp dẫn trẻ, còn mang tính chất cung cấp kiến thức, chưa phát huy được tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo của tất cả các trẻ
* Trẻ em: Khả năng nhận thức của một số trẻ trong lớp còn chưa đồng đều, trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn và tích cực tham gia vào hoạt động trải nghiệm, chưa dám thể hiện, bày tỏ ý kiến của mình khi tham gia các hoạt động
- Nguyên nhân: Một số trẻ chưa được gia đình bố mẹ quan tâm nhiều, chưa thường xuyên chú ý rèn luyện các kỹ năng cũng như sự phát triển của trẻ Trẻ còn sợ sai không dám làm và trong các hoạt động quy mô toàn trường ở lứa tuổi
Trang 2nhỏ hơn có một số sự kiện, hoạt động trải nghiệm trẻ chỉ tham gia hưởng ứng nên chưa có nhiều kỹ năng khi tham gia
* Phụ huynh: Một số bậc cha mẹ trẻ chỉ nghĩ đơn giản là cho con tham gia hoạt động trải nghiệm để con vui Nên chưa thực sự quan tâm phối hợp trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở lớp, ở trường
Nguyên nhân: Phụ huynh chưa hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm với sự phát triển của trẻ, phụ huynh còn nuông chiều, bao bọc con, sợ con tham gia vào các hoạt động quá sức hoặc nghĩ con chưa đủ tuổi
để làm những việc như vậy Bên cạnh đó còn nhiều phụ huynh làm công ty, việc đưa đón trẻ chủ yếu là ông bà và người thân của trẻ nên cha mẹ ít được tham gia các hoạt động trải nghiệm cùng con vì vậy mà phụ huynh chưa cảm nhận và hiểu rõ về lợi ích của hoạt động trải nghiệm của con khi ở trường Bên cạnh đó thì phụ huynh cũng có ít thời gian trải nghiệm cùng con khi ở nhà
* Cơ sở giáo dục mầm non (Lớp học): Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị hỗ trợ tổ chức các hoạt động trải nghiệm còn chưa nhiều, chưa phong phú, đa dạng
về chủng loại và chất liệu, chủ yếu đồ dùng là do giáo viên tự làm và sưu tầm
- Nguyên nhân: Đồ dùng của các lớp chủ yếu là được nhà trường cấp phát theo danh mục tài liệu thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ cho các tiết học chưa có nhiều đồ dùng cho hoạt động trải nghiệm Đồng thời giáo viên chưa khai thác, huy động được tối đa sự vào cuộc của phụ huynh trong việc sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ để trải nghiệm
5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tiễn, dựa trên
cơ sở những đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có Hoạt động cho trẻ trải nghiệm được sử dụng như một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở rất nhiều nước trên thế giới Các nhà nghiên cứu giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân
Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi, sờ…) để có thể tăng khả năng lưu giữ tất cả những điều đã tiếp cận được lâu hơn, giúp trẻ có thể tối ưu hóa kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin, giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên sáng tạo hơn với người dạy
Bản thân tôi là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp 5 tuổi, trong thời gian công tác của mình bản thân tôi tâm đắc nhất với phương pháp tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm Tôi nhận thấy rằng thay vì xoay quanh truyền thụ kiến thức theo các phương pháp truyền thống, thì giáo viên nên đổi mới theo hướng phát triển khả năng sáng tạo của trẻ Đặc biệt, đối với lứa tuổi trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, trẻ rất ham học hỏi, muốn tự mình được trải nghiệm, được học hỏi bằng các giác quan sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn, khơi gợi sự tò mò của trẻ, đồng thời phát triển được khả năng sáng tạo của trẻ
Trang 3Ở lứa tuổi mầm non thì các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non rất phong phú và đa dạng được thực hiện ở nhiều hoạt động khác nhau trong tất cả các chủ đề theo chương trình học của trẻ và thường gắn với các tình huống thực
tế của cuộc sống nên luôn tạo cho trẻ sự hấp dẫn, mới mẻ Xuất phát từ lợi ích của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển của trẻ mầm non, để góp phần giúp các con phát triển toàn diện về nhân cách, đồng thời cải thiện nâng cao chất lượng giáo dục thì nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết
Năm học 2023-2024 tôi tiếp tục được nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, mong muốn mang lại niềm cảm hứng, sự hứng thú tích cực trong các hoạt động trải nghiệm cho trẻ giúp mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn cho trẻ lớp mình đang phụ trách và các lớp 5-6 tuổi trong toàn khối 5 tuổi tại trường Vì vậy tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra sáng kiến “Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”
6 Mục đích của giải pháp sáng kiến :
- Giải pháp đưa ra nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế và nâng cao hiệu quả tổ chức HĐTN cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
+ Xây dựng được kế hoạch HĐTN phù hợp, linh hoạt, sáng tạo theo chủ đề, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non và nhu cầu, nhận thức, kỹ năng của trẻ Trẻ được trải nghiệm với những kiến thức phù hợp với độ tuổi, nhận thức và môi trường hoạt động phù hợp gần gũi với đời sống của trẻ + Tạo cho trẻ có được nhiều cơ hội tham gia hoạt động trải nghiệm với một môi trường trải nghiệm an toàn, đa dạng và phong phú, giúp trẻ mạnh dạn tự tin tích cực hơn khi tham gia vào các HĐTN
+ Giúp giáo viên tổ chức được nhiều HĐTN theo chủ đề tại lớp với những nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, HĐTN theo chủ đề được nâng cao cả về số lượng và chất lượng theo hàng năm
+ Phát huy được tính chủ động tích cực của PH khi phối hợp với giáo viên trong công tác chuẩn bị và tổ chức HĐTN
7 Nội dung:
Để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ một cách hiệu quả nhất, đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non cần phải nắm vững các kiến thức, kỹ năng về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, các hoạt động được tổ chức thường xuyên, thiết thực hơn để tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ Để làm được điều đó thì việc đầu tiên là cần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt từ khâu lập kế hoạch đến việc chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, đồ dùng, dụng cụ, nguyên liệu để tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ Cùng với đó là việc tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh để có sự thống nhất về quan điểm và phương pháp giáo dục cho trẻ đạt được hiệu quả cao
Trang 4Năm học 2023-2024 khối mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi có tổng số 152 trẻ, trong
đó có 78 trẻ nam và 74 trẻ nữ Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tôi đã quan sát, nắm bắt được tình hình, điều kiện, hoàn ảnh sống và khả năng nhận thức của trẻ tại lớp mình phụ trách và các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong toàn khối của trường, tôi đã thực hiện khảo sát thực trạng trẻ ở các lớp, thời điểm đầu tháng 10 và thu lại được kết quả như sau:
Bảng khảo sát mức độ đạt của trẻ trong HĐTN đầu năm học
số trẻ
Đạt Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
1 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia HĐTN 152 110 72,4 42 27,6
2
Trẻ tích cực sưu tầm nguyên vật
liệu biết cùng cô chuẩn bị và sử
3
Trẻ biết vận dụng kiến thức và
kỹ năng đã học vào thực hành
Từ kết quả của bảng khảo sát thực tế trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở bản thân mình sẽ làm như thế nào để có thể nâng cao được hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm của trẻ 5-6 tuổi tại trường, giúp trẻ hứng thú tích cực hơn, vận dụng được nhiều kiến thức kỹ năng hơn khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm cô giáo tổ chức
Vì vậy, tôi đã điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của các giải pháp cũ, đồng thời đưa ra áp dụng một số giải pháp mới để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi Cụ thể như sau:
7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến :
7.1.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú, linh hoạt cho trẻ theo từng chủ đề giáo dục
a Nội dung biện pháp
Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho trẻ phù hợp theo từng chủ
đề với nội dung đa dạng, phong phú, linh hoạt phù hợp với lứa tuổi, điều kiện thực tế của lớp/trường
Chú trọng việc lồng ghép tích hợp nội dung trải nghiệm vào từng chủ đề giáo dục một cách phù hợp
b Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
Với mục tiêu đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm và chất lượng thực hiện chương trình GDMN Ngay
từ đầu năm học 2023-2024, căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non, kế
Trang 5hoạch giáo dục của nhà trường, khả năng của trẻ ở lớp, tôi đã xây dựng kế hoạch các hoạt động trải nghiệm của lớp mình một cách cụ thể phù hợp với từng chủ
đề, được lồng ghép vào kế hoạch tuần, ngày phù hợp với các sự kiện, lễ hội, gắn với thực tế của địa phương hoặc những nội dung rèn kỹ năng cho trẻ nhằm giúp trẻ tiếp nhận nội dung rõ ràng, cụ thể nhất với những hình thức khác nhau với qui mô lớp mỗi tháng ít nhất từ 1-3 lần và tham gia qui mô trường theo kế hoạch trong năm học của nhà trường đã xây dựng Thông qua đó, trẻ được rèn các kỹ năng cơ bản, phù hợp với khả năng, nhu cầu của trẻ và hình thành các kỹ năng trải nghiệm cho trẻ theo đúng nguyên tắc, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trẻ
Các nội dung HĐTN khi xây dựng tôi luôn chú ý một số điểm sau:
+ Phù hợp với mục tiêu, nội dung chủ đề giáo dục và độ tuổi 5-6 tuổi;
+ Phù hợp với thời gian, thời điểm tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của lớp, của trường, địa phương và văn hóa vùng miền
+ Ngoài ra cần xây dựng đa dạng các nội dung HĐTN có thể linh hoạt lựa chọn thay đổi nội dung trong quá trình thực hiện sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại nhóm lớp mình phụ trách
Trong năm học này, tôi đã điều chỉnh và đưa ra được một số hoạt động trải nghiệm phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện của lớp hơn những năm học trước, cụ thể như:
Bảng: Kế hoạch HĐTN theo chủ đề năm học 2023-2024 Chủ đề Nội dung HĐTN theo chủ đề
qui mô lớp
HĐTN ngày hội ngày lễ qui mô trường
Trường mầm
non
- Tham quan các khu vực trong trường MNTT Phồn Xương
- Làm đèn lồng, trang trí mặt lạ trung thu
- Ngày hội đến trường
- Vui Tết trung thu
Bản thân
- Kĩ năng bảo vệ bản thân: Không nhận quà và đi theo người lạ; Kỹ năng sử dụng kéo; Rửa mặt, rửa tay đúng cách, mặc , gấp quần áo
- Làm đồ chơi bé thích
Gia đình
- Làm quà tặng ngày 20/10: Làm bưu thiếp, cắm hoa, vẽ tranh
Trang trí khung ảnh gia đình bé
- Hướng dẫn trẻ thực hiện một số công việc : quét nhà, lau nhà, lau bàn, ghế; Nhặt rau giúp mẹ
Nghề nghiệp - Làm quà tặng ngày 20/11: bưu
Trang 6thiếp, cắm hoa, tranh sáng tạo
- Hướng dẫn trẻ vắt nước cam Động vật
- Chăm sóc, bảo vệ một số con vật
- Tạo hình con vật trẻ thích bằng các loại nguyên vật liệu
- Thăm quan ban chỉ huy quân sự Huyện Yên Thế
Thực vật- Tết và
mùa Xuân
- Trải nghiệm: Tô chữ thư pháp;
Gói bánh chưng; Làm tranh đào mai; Bầy mâm ngũ quả; Ăn tiệc buffet Tết
- Trải nghiệm trồng cây, gieo hạt và chăm sóc cây
- Thực hành: Làm nước ép sinh tố trái cây, sữa chua hoa quả
- Ngày tết quê em
Nước và các hiện
tượng tự nhiên
- Làm thí nghiệm đơn giản: Sự hòa tan của nước; Sự kì diệu của sỏi;
Vật chìm vật nổi
- Quan sát cảm nhận thời tiết
- Làm quà 8/3: Bưu thiếp, cắm hoa, làm tranh sáng tạo…
Quê hương
- Trải nghiệm tết Hàn thực: Nặn bánh trôi nước
- Thăm quan khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám
- Trải nghiệm hội Yên Thế
Giao thông
- Bé tham gia giao thông tại ngã tư đường phố
- Tạo hình PTGT bằng các loại nguyên vật liệu
- Hội thi bé mầm non vui khỏe
Trường tiểu học
- Thăm quan trường tiểu học
- Tạo hình đồ dùng học tập
- Trang trí khung ảnh Bác Hồ
- Thăm quan trường tiểu học
Với từng chủ đề tôi sẽ lựa chọn nội dung trải nghiệm cụ thể để lồng ghép đưa vào các lĩnh vực, hoạt động phù hợp theo từng tuần của chủ đề xuyên suốt đến khi kết thúc năm học Trong quá trình thực hiện tôi vẫn có thể thay đổi, điều chỉnh, thay đổi nội dung hoạt động trải nghiệm linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế tại nhóm lớp để hướng đến những chuỗi hoạt động trải nghiệm logic với nhau và hoạt động đó luôn phù hợp với thời điểm diễn ra sự kiện, phù hợp với điều kiện tại thời đó
Trang 7Ảnh: Kế hoạch tuần có lồng ghép HĐTN vào hoạt động ngoài trời
Để có sự phối hợp giữa gia đình và lớp học trong việc chăm sóc giáo duc trẻ khi xây dựng được kế hoạch trải nghiệm theo chủ đề hoàn chỉnh tôi đã thông qua nhóm zalo của lớp thường xuyên gửi tới các bậc kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trước khi thực hiện 3-5 ngày để phụ huynh, chuẩn bị tâm lý, điều kiện và hỗ trợ đồ dùng cần thiết giúp trẻ tham gia HĐTN đạt kết quả cao
Ảnh: Trao đổi nội dung HĐTN với PH qua zalo nhóm lớp
Trang 8c Kết quả áp dụng biện pháp:
Tôi đã xây dựng được 1 kế hoạch HĐTN cụ thể phù hợp với kế hoạch năm,
kế hoạch tháng đến kế hoạch tuần, các nội dung trải nghiệm đều phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện của lớp Việc lồng ghép tích hợp hoạt động trải nghiệm cũng linh hoạt và hợp lý hơn theo chủ đề, qua đó mà tôi đã thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng CSGD trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm
Phụ huynh nhận được kế hoạch cụ thể trước khi tổ chức hoạt động trải nhiệm nên đã rất tích cực chuẩn bị các điều kiện cho con tham gia từ đó cải thiện, phát huy được đáng kể công tác phối hợp giữa PH và nhà trường
Sau khi áp dụng biện pháp tôi đã chủ động hơn trong việc lựa chọn nội dung, thời gian, địa điểm để tổ chức hoạt động, phù hợp với điều kiện thực tế
7.1.2 Giải pháp 2 : Tăng cường, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ thông qua các hoạt động
a Nội dung biện pháp
Tổ chức hoạt động trải nghiệm chính theo kế hoạch chủ đề đã xây dựng
và linh hoạt lồng ghép trong các hoạt động hàng ngày, ngày hội, ngày lễ trong năm học một cách phù hợp
b Cách thức quá trình áp dụng biện pháp
* Với HĐTN chính ở các chủ đề:
Tôi thường lựa chọn 1-2 nội dung tổ chức HĐTN chính xây dựng trong kế hoạch tuần và tổ chức như 1 hoạt động chính thay thế bằng 1 buổi HĐNT, HĐG, hoạt động học Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cần chuẩn bị chu đáo đồ dùng, địa điểm tổ chức, hình thức tổ chức, sự hỗ trợ phối hợp từ phụ huynh, giáo viên cùng lớp cùng sao cho mang đạt hiệu quả cao nhất Với nội dung này tôi đã tổ chức cho trẻ tại lớp mình rất nhiều các hoạt động với các chủ đề khác nhau như:
+ HĐTN: Làm đèn trung thu ở chủ đề - Trường mầm non: Với đôi tay khéo léo của mình các con đã làm được những chiến đèn lồng xinh xắn! Chắc hẳn đó là sẽ món đồ chơi ý nghĩa nhất trong ngày trung thu của bé!
+ HĐTN: Rửa mặt; Rửa tay đúng cách – Chủ đề Bản thân: Trẻ được rèn luyện một số kỹ năng tự vệ sinh các nhân như rửa mặt, rửa tay, từ đó trẻ được rèn luyện thêm kỹ năng tự phục vụ cho bản thân
+ HĐTN: Làm bưu thiếp; Trang trí khung ảnh – CĐ Gia Đình: Trẻ đã tạo
ra được những sản phẩm đẹp, có ý nghĩa để dành tặng những người thân yêu từ
đó giúp trẻ càng thêm yêu gia đình mình hơn
+ HĐTN: Làm quà tặng chú bộ đội – Chủ đề Nghề nghiệp
+ HĐTN: Trang trí chữ thư pháp- Ăn tiệc Buffet- CĐ Thực vật
+ HĐTN: Tạo hình con vật bằng các nguyên vật liệu- Chủ đề Động vật + HĐTN: Nặn bánh trôi nước – Chủ đề quê Hương
Trang 9Hình ảnh trẻ làm bánh trôi nước chủ đề Quê hương Trên đây là một số HĐTN chính tôi đã tổ chức cho trẻ tại lớp theo các chủ
đề, ngoài ra còn có rất nhiều các HĐTN khác trong năm học vừa qua không thể liệt kê hết được Qua đây có thể thấy các HĐTN đã cải thiện cả về số lượng và chất lượng
* Tích hợp lồng ghép trải nghiệm vào các hoạt động trong ngày:
- Với các hoạt động tiết học:
Tùy vào các tiết học cụ thể tôi sẽ lựa chọn hình thức cho trẻ trải nghiệm phù hợp, đồng thời khai thác và sử dụng triệt để đồ dùng, môi trường sẵn có nhằm mang lại một cách hiệu quả nhất khi trẻ học tập và vui chơi
Với các tiết học tôi thường sử dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ học thông qua chơi, cô hướng dẫn trẻ học bằng chơi song không thể thiếu yếu tố trải nghiệm, có trải nghiệm trẻ mới lĩnh hội kiến thức sâu hơn trẻ phải được trực tiếp sờ, nắm, làm thì trẻ mới nhớ lâu Chính vì vậy mà trong những hoạt động học tôi đã thường xuyên cho trẻ trải nghiệm trong và sau mỗi giờ học
Ví dụ: Với giờ làm quen chữ cái tôi cho trẻ sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để thành chữ cái vừa học
Trang 10Hình ảnh trẻ xếp chứ cái trong giờ học LQCC “ s,x”
Ví dụ: Với hoạt động KPKH – chủ đề “ Bản thân” – Đề tài “Bé tìm hiểu
về các giác quan” Thay bằng cách dạy truyền thống là cho trẻ quan sát trên ảnh gọi tên, nêu tác dụng các bộ phận trên cơ thể Thì tôi sẽ cho trẻ trải nghiệm trực tiếp theo nhóm bằng các giác quan của trẻ như:
+ Nhóm 1 tìm hiểu về khứu giác: Cho trẻ ngửi mùi thơm của nước hoa? Sau đó hỏi trẻ: Con ngửi thấy gì? Nhờ vào bộ phận nào con cảm nhận được? Bộ phận đó có chức năng gì? Từ đó con rút ra bài học gì?
+ Nhóm 2 tìm hiểu về vị giác: Cho trẻ nếm vị khác nhau của các cốc nước cô đã chuẩn bị ( Ngọt, mặn, chua ) Rồi hỏi trẻ: Những cốc nước đó có vị gì? Nhờ bộ phận nào con biết được? Bộ phận đó có chức năng gì?
+ Nhóm 3 tìm hiểu về thính giác: Cho trẻ nghe âm thanh của các dụng cụ
âm nhạc khác nhau để trẻ nghe và cảm nhận Con vừa nghe thấy gì? Con nghe được là nhờ bộ phận nào? Con phải làm gì để bảo vệ tai nghe của mình?
+ Nhóm 4 tìm hiểu về thị giác: Cho trẻ bịt mắt lại và cảm nhận Khi bịt mắt lại điều gì sẽ xảy ra? Con cảm thấy như thế nào? Con nhìn được nhờ đâu?
Từ những trải nghiệm đó sẽ để trẻ tự đưa ra ý kiến, sau đó cô khái quát lại trẻ sẽ ghi nhớ và tiếp thu nhanh hơn, tiết học sẽ vui vẻ hứng thú hơn mà không
bị nhàm chán
- Với hoạt động ngoài trời
Đây là một trong những hoạt động mà trẻ được trải nghiệm nhiều nhất Khi tham gia vào hoạt động ngoài trời trẻ được hòa mình vào thiên nhiên và khám phá những điều tưởng chừng như rất quen thuộc nhưng đối với trẻ lại là cả một bầu trời với vô vàn điều bí mật mà trẻ chưa được trải nghiệm khám phá Khi
tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài trời cần lưu ý đến yếu tố thời tiết để lựa chọn và thay đổi những họa động phù hợp với thời tiết khí hậu trong ngày