1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh Đề tài môn mỹ thuật lớp 6 (sách kết nối tri thức)

10 7 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Hướng Dẫn Học Sinh Rèn Luyện Và Nâng Cao Kỹ Năng Vẽ Tranh Đề Tài Môn Mỹ Thuật Lớp 6 (Sách Kết Nối Tri Thức)
Trường học Trường Trung Học
Chuyên ngành Mỹ Thuật
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 20….- 20…
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Nâng cao tư tưởng và ý thức tìm tòi, sáng tạo của giáo viên trong việc giảng dạy phân môn vẽ tranh .... Đặt vấn đề Lý do chọn đề tài * Một số vấn đề trong thực tiễn về phân môn vẽ tranh

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TRUNG HỌC ………

- – ² ˜ -

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH RÈN LUYỆN VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG VẼ TRANH ĐỀ TÀI

MÔN MỸ THUẬT LỚP 6 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Lĩnh vực: …

Họ và tên tác giả: ….

Đơn vị: ….

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 20….- 20…

Trang 2

MỤC LỤC

1 Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài) 1

2 Giải quyết vấn đề (Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm) 4 2.1 Cơ sở lý luận của việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ cho học sinh lớp

6 4 2.2 Thực trạng của việc nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài trong giảng dạy mĩ thuật 6 6 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài mĩ thuật 6 8 2.3.1 Nâng cao tư tưởng và ý thức tìm tòi, sáng tạo của giáo viên trong việc giảng dạy phân môn vẽ tranh 9 2.3.2 Điều tra kỹ năng vẽ tranh đề tài của học sinh lớp 6 11 2.3.3 Trau dồi kỹ năng sử dụng các biện pháp nâng cao ở bài vẽ tranh đề tài lớp 6 15

3 Kết luận 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

1

1 Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài)

* Một số vấn đề trong thực tiễn về phân môn vẽ tranh đề tài trong giảng dạy bộ môn mĩ thuật:

Môn Mỹ thuật được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu Có thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh

Tầm quan trọng đặc biệt của môn học này ở cấp Trung học cơ sở đó chính là

nó là môn học về cái đẹp, khơi dậy tư duy sáng tạo trong tâm hồn của lứa tuổi thiếu nhi Dạy nghệ thuật nói chung và dạy mỹ thuật nói riêng, không phải là đưa

ra một công thức cứng nhắc để làm, để vẽ mà điều cốt lõi quan trọng là lối tư duy, tạo điều kiện cho sự phát triển trí tưởng tượng, khả năng quan sát, sáng tạo của các em

Trong thực tế giảng dạy chương trình Mĩ thuật ở bậc THCS, tôi thấy rằng bộ môn Mĩ thuật đã giúp các em có rất nhiều chuyển biến tốt đẹp về nhận thức nghệ thuật Khía cạnh nghệ thuật ở đây có thể chỉ là những bức tranh ngộ nghĩnh do chính tay các em vẽ mà khi nhìn vào đó thì người ta có thể bắt gặp được bao nhiêu

là ước mơ, khát vọng được biểu hiện một cách khoáng đạt với những yếu tố màu sắc và hình hài ngồn ngộn chất trẻ thơ Hay đơn giản hơn là cách mà các em vận dụng những hiểu biết thẩm mỹ để ăn mặc sao cho đẹp, để trao đổi và học hỏi nhau

về những điều làm cho học trò trở nên văn minh hơn trong học tập và sinh hoạt tại trường Và hơn lúc nào hết đó là sự cảm nhận bước đầu với cái đẹp, với nghệ thuật làm đẹp, từ đó hình thành trong các em ý thức tự làm đẹp

* Ý nghĩa và tác dụng của phân môn vẽ tranh trong việc giảng dạy mĩ thuật 6

Trong môn Mĩ thuật ở bậc THCS nói chung và mĩ thuật nói riêng các em được làm quen với rất nhiều phân môn khác nhau, song vẽ tranh theo đề tài là một phân môn rất quan trọng, là tổng hợp của tất cả các phân môn khác vì vậy

Trang 4

việc hướng dẫn các em hiểu và vẽ đúng đề tài yêu cầu là một vấn đề rất quan trọng của giáo viên hướng dẫn

Không phải cứ lúc nào giáo viên nêu yêu cầu là học sinh có thể lĩnh hội được đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành vi đối tượng học sinh không đồng nhất Trong quá trình giáo dục muốn con người phát triển về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt Vì thế giáo viên phải hiểu được học sinh của mình nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhận thức của học sinh

Cụ thể, đối với môn Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông người giáo viên ngoài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lý ra thì giáo viên cần nắm bắt được rõ và cụ thể hơn về những nhu cầu hứng thú trong học tập nắm bắt sự phát triển, ghi nhớ

tư duy tưởng tượng của các em, kích thích làm cho tư duy sáng tạo trí tưởng tượng, phát triển tốt có hiệu quả trong môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng

Tuy nhiên hầu hết các em vẽ theo cảm tính, không theo kỹ năng vẽ cơ bản, khi vẽ tranh đòi hỏi các em phát huy tính tích cực, trí tưởng tượng, khả năng phân tích, tổng hợp

Vậy trí tưởng tượng đối với các em có tầm quan trọng như thế nào? Nếu các

em có trí tưởng tượng càng cao thì các em vẽ tranh càng đẹp, vậy hình vẽ của các

em không chỉ là những gì thực tế mà còn có sự sáng tạo thông qua lăng kính chủ quan và khách quan cho ta những hình ảnh thật sinh động và ngộ nghĩnh, rất hồn nhiên đầy chất ngây thơ của chính các em Vì thế khả năng tưởng tượng đối với các em rất quan trọng góp phần tạo ra hứng thú cần thiết trong khi làm bài

* Những mâu thuẫn giữa thực trạng với yêu cầu nâng cao kỹ năng vẽ cho học sinh lớp 6:

Quá trình triển khai việc nghiên cứu bắt đầu từ việc nghiên cứu thực trạng, khả năng vẽ tranh của học sinh trong quá trình dạy và học bộ môn mĩ thuật ở trường THCS… Thực trạng cho thấy việc sử dụng các kỹ năng trong vẽ tranh

Trang 5

3

của học sinh lớp 6 còn chưa được thành thục, mặt khác các em còn chưa chú ý học, chưa sử dụng các kiến thức kỹ năng cơ bản trong quá trình vẽ Việc rèn luyện kỹ năng sử dựng tranh vẽ còn hạn chế cụ thể qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm trong toàn trường kết quả còn thấp, đặc biệt ở khối lớp 6

Kết quả khảo sát đầu năm học 20… - 20… của học sinh trường THCS… khối Sĩ số Giỏi Khá T Bình Yếu Kém

6 285 0 30,3% 51,5% 12,1% 6,1%

7 409 4,5% 27,3% 59,1% 9,1% 0

8 203 3,8% 34,6% 53,9% 7,7% 0

9 258 4% 28% 60% 8% 0

Cộng 1155 3.1% 29,7 56,3% 9,4% 1,5

Vì những kết quả như trên tôi thấy việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng vẽ tranh cho học sinh lớp 6 là thực sự cần thiết

Trên cơ sở thực tiễn đó, dựa vào kinh nghiệm giảng dạy kết hợp cùng đồng nghiệp về việc nâng cao phương pháp vẽ tranh đề tài đã tìm ra những kinh nghiệm trong việc nâng cao kỹ năng vẽ cho học sinh đạt kết quả cao Như vậy thông qua việc nâng cao kỹ năng vẽ tranh giúp học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, nâng cao khả năng tích hợp, quan sát, vận dụng các kỹ năng vào tranh vẽ

Tóm lại: Từ những lý do trên, bản thân tôi thấy được sự cần thiết của việc

nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh lớp 6 Để góp phần đưa chất lượng dạy học ngày một đi lên, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học của nhà

trường, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề: “SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài môn Mỹ Thuật lớp

6 (Sách Kết nối tri thức)”

Trang 6

tưởng tượng đối với các em rất quan trọng góp phần tạo ra hứng thú cần thiết trong khi làm bài

2.3.1 Nâng cao tư tưởng và ý thức tìm tòi, sáng tạo của giáo viên trong việc giảng dạy phân môn vẽ tranh

* Vai trò:

Nâng cao ý thức trong việc dạy học phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng và môn mĩ thuật nói chung Từ đó giúp giáo viên có thêm kỹ năng và nâng cao chất lượng dạy học

* Tác dụng:

Nâng cao tư tưởng và ý thức chủ động, sáng tạo trong giảng dạy cho giáo viên

sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường, đào tạo học sinh trở thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo

* Các bước tiến hành:

Thông qua đợt bồi dưỡng hè đầu năm, giáo viên đã có được nhận thức đúng đắn về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy, từ đó giúp cho quá trình giảng dạy trở nên sinh động và hiệu quả hơn Những buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn cũng đã mang lại những lợi ích to lớn cho các giáo viên, giúp

họ nâng cao ý thức tìm tòi, sáng tạo và tìm ra những phương pháp tích cực nhất trong dạy và học

Thực tế cho thấy, việc sử dụng đồ dùng trực quan như hình ảnh, video, mô hình, bảng phụ, trong giảng dạy giúp cho học sinh dễ dàng hình dung và hiểu được nội dung bài học Đặc biệt, đối với môn mỹ thuật, sử dụng các tư liệu phù hợp sẽ giúp học sinh thấy rõ hơn về màu sắc, hình dạng, cấu trúc và các yếu tố khác trong tranh

Ngoài ra, việc tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn cũng giúp giáo viên nâng cao ý thức làm tìm tòi, sáng tạo và tìm ra những phương pháp tích cực nhất

Trang 7

10

trong dạy và học Các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn cùng chia sẻ kinh nghiệm

và phương pháp dạy học, từ đó giúp cho giáo viên có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong giảng dạy Điều này giúp giáo viên phát triển khả năng tư duy đa dạng

và sáng tạo hơn trong việc giảng dạy môn mỹ thuật

(Giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng cao tư tưởng và ý thức chuyên môn)

* Hiệu quả của biện pháp:

Việc bồi dưỡng, tập huấn và phát triển trình độ chuyên môn là những hoạt động rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Trong lĩnh vực mỹ thuật, các hoạt động này có tác động rất lớn đến quá trình giảng dạy và học tập của học sinh Thông qua các hoạt động này, giáo viên đã có thêm kiến thức, kinh nghiệm, tiếp cận với các phương pháp dạy học mới, cùng với đó là nâng cao tư tưởng, nhận thức và ý thức tìm tòi, sáng tạo

Với những kiến thức mới và các phương pháp dạy học hiện đại, giáo viên có thể giảng dạy môn mỹ thuật một cách sáng tạo, đa dạng hóa các hoạt động học tập để học sinh có thể tập trung và hứng thú hơn Những hoạt động này sẽ giúp học sinh có những trải nghiệm thực tế, giúp họ phát triển kỹ năng vẽ tranh, tư duy sáng tạo, trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và sáng tạo

Trang 8

Ngoài ra, việc nâng cao tư tưởng, nhận thức và ý thức tìm tòi, sáng tạo của giáo viên cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các bài giảng chất lượng cao Những giáo viên có tư duy sáng tạo, luôn tìm tòi, khám phá những điều mới sẽ giúp cho quá trình giảng dạy trở nên thú vị hơn, giúp cho học sinh có động lực học tập và phát triển bản thân một cách toàn diện

2.3.2 Điều tra kỹ năng vẽ tranh đề tài của học sinh lớp 6

* Vai trò:

Qua việc điều tra giúp giáo viên nắm bắt được tình hình vận dụng các kỹ năng vào vẽ tranh của học sinh Từ đó có hướng điều chỉnh trong quá trình dạy học để giúp học sinh đạt được hiệu quả cao trong học tập

* Tác dụng:

Thông qua việc điều tra giúp giáo viên thấy được sự cần thiết phải nâng cao

kỹ năng trong phân môn vẽ tranh Từ đó có hướng uốn nắn và rèn luyện kỹ năng của bản thân giáo viên và học sinh trong từng tiết lên lớp

* Các bước tiến hành:

- Khảo sát tình hình sử dụng các biện pháp rèn luyện và nâng cao kỹ năng vào vẽ tranh đề tài của học sinh

Để nghiên cứu đề tài đạt kết quả cao, ngay từ đầu năm học sau khi nghiên cứu chọn đề tài, bản thân tôi đã tiến hành lập dàn ý và nghiên cứu Vấn đề đầu tiên là tiến hành khảo sát cách vận dụng các phương pháp cơ bản và kỹ năng của học sinh trong bài vẽ tranh thông qua tiết học Từ đó có những nhận định chính xác

về khả năng vẽ tranh của các em

Ví dụ: Khi dạy học sinh đến bài 5: Tạo hình hoạt động trong nhà trường -

sách Mỹ thuật 6 - Bộ sách kết nối tri thức, tôi đã điều tra kỹ năng vẽ tranh của

học sinh

Trang 9

12

Câu hỏi kiểm tra học sinh: Các em hãy nêu bước cơ bản khi tiến hành một bài

vẽ tranh đề tài?

Thông qua phát phiếu điều tra học sinh toàn khối 6: 285 em Kết quả: 42,4%

đã trả lời được yêu cầu đặt ra Còn lại: 57,6% chưa nêu được đầy đủ và đúng các bước vẽ cơ bản

Nhưng chủ yếu các em nắm được kiến thức một cách thụ động, còn dựa vào

cơ sở lý thuyết để vẽ tranh theo đúng các bước hướng dẫn xây dựng bố cục một bài vẽ tranh hợp lý thì phần lớn các em chưa thực hiện được

Cụ thể: điều tra về phác thảo bố cục của một tranh vẽ theo đề tài tự do

- Tổng số có 39,4% đã nắm bắt được các bước cơ bản và xây dựng được bố cục

- Còn lại 60,6% phác thảo bố cục chưa hoàn thiện hoặc chưa phác thảo được

Để thực hiện nghiên cứu đề tài thành công, bản thân tôi đã sử dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau, khi thành lập được dàn ý của công trình thì tiến hành

Ngày đăng: 25/11/2024, 21:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN