Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học vẽ tranh đề tài đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ th
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG TRUNG HỌC ………
- ² -
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG MÔN MỸ THUẬT LỚP 7
(Bộ sách Kết nối tri thức)
Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 2MỤC LỤC
1.PHẦN MỞ ĐẦU: 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 2
2 PHẦN NỘI DUNG: 2
2.1 Cơ sở lý luận 2
2.2 Thực trạng 3
2.2.1 Thuận lợi, khó khăn 3
2.2.2 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 4
2.3 Giải pháp, biện pháp 5
Biện pháp 1: Phương pháp quan sát : 5
Biện pháp 2: Phương pháp gợi mở: 6
Biện pháp 3: Phương pháp hỏi đáp,đàm thoại : 9
Biện pháp 4 Phương pháp luyện tập, thực hành: 13
Biện pháp 5: Phương pháp sử dụng trò chơi : 15
2.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 18
3 PHẦN KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ: 18
3.1 Kết luận 18
3.2 Kiến nghị 19
Trang 31.PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1 Lý do chọn đề tài
Môn mỹ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục THCS Với môn học học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy
óc sáng tạo, tính độc lập của mình Môn Mỹ thuật đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ
Là môn học nghệ thuật nên Mĩ thuật đòi hỏi ở HS ý thức làm việc cá nhân, độc lập, sáng tạo “Mỗi HS sẽ là một nghệ sĩ nếu như GV biết khai thác, động viên và phát huy tính sáng tạo riêng của các em”.Đó cũng là yêu cầu khi vận dụng PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS Việc này có ý nghĩa quyết định cho nhận thức thẩm mĩ nói chung và kết quả bài vẽ nói riêng
Thực tế, học sinh rất ham thích học vẽ Nếu như chúng ta xây dựng cho các
em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất
Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học vẽ tranh đề tài đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy và tạo được cho học sinh sự lôi cuốn, đam mê trong giờ học mỹ thuật mà cụ thể là việc tạo ra phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân.Đó là lý do
tôi nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực,
chủ động nhằm nâng cao chất lượng môn Mỹ thuật lớp 7 ” theo bộ sách Kết
nối tri thức với cuộc sống
1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Những phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh THCS trong phân môn vẽ tranh
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khối 6,7 trường THCS …trong phân môn
vẽ tranh
Trang 42
1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- HS THCS … khối 6,7 năm học …
- Phân môn: Vẽ tranh
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tìm hiểu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp tổng hợp
2 PHẦN NỘI DUNG:
2.1 Cơ sở lý luận
Mĩ thuật là môn học lấy hoạt động thực hành của HS là chủ yếu.Do vậy, trong phương pháp tổ chức dạy học, HS là đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập
do GV tổ chức, hướng dẫn, thông qua đó HS tự lực khám phá, thể hiện khả năng cảm thụ thẩm mĩ của bản thân, trên cơ sở hiểu biết kiến thức đó HS được trao đổi, thảo luận và thể hiện, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó
tự trau dồi kiến thức, kĩ năng mới, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được tạo điều kiện bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình
Trong các phương pháp học tập thì phương pháp tự học giữ vai trò quan trọng.Nếu rèn luyện cho HS có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho HS lòng ham học, ham tìm tòi, sáng tạo và vì thế kết quả học tập sẽ nhân lên.HS không chỉ tự học ở nhà mà tự học ngay trên lớp có sự hướng dẫn của GV Lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.Thông qua đó HS có điều kiện phát huy khả năng của mình và chia sẻ kinh nghiệm học tập cho người khác.Việc để HS tự nhận xét về kết quả bài học của mình sẽ nâng cao khả năng nhận thức, các em biết cách đánh giá và điều chỉnh cách học của mình.HS đánh giá lẫn nhau giúp các em biết so sánh kết quả bài học
Trang 5* Tóm lại: Quan sát là cửa ngõ để đi vào bài học của môn Mĩ thuật Phương pháp quan sát giúp học sinh rèn luyện đôi mắt, có óc nhìn nhận, so sánh, đối chiếu
sự vật hiện tượng nhanh; qua đó lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn khi thực hành bài vẽ của riêng mình
Biện pháp 2: Phương pháp gợi mở:
Có thể kết hợp cùng với các phương pháp khác đó là hệ thống câu hỏi gợi
mở hoặc dùng lời nhận xét gợi mở…để HS suy nghĩ, tìm tòi Phương pháp này phù hợp với tất cả các hoạt động trong giờ học vẽ tranh, vì nó phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi, tính tích cực học tập của mọi học sinh( giỏi ,khá,trung bình…)
Mục tiêu:
- Giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở kết hợp với các phương pháp khác
để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập
Trang 67
- Tạo điều kiện để học sinh phát huy khả năng và tư duy theo chiều sâu trong nhận thức thẩm mĩ , kĩ năng vẽ tranh
- Rèn luyện ý thức tự học, tự nghiên cứu tìm tòi ý tưởng mới cho mỗi bài học
Giải pháp thực hiện
Trước khi dạy bài mới, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các tình huống , các vấn
đề cần gợi mở và gợi mở phải phù hợp với lực học của từng đối tượng học sinh
Ví dụ 1: Ở bài 9: Tìm hiểu nguồn sáng trong tranh (trang 38 Mỹ thuật 7
sách Kết nối tri thức với cuộc sống), giáo viên có thể gợi mở để khai thác đề tài
sâu hơn: “ Ngoài các gợi ý vừa nêu của đề tài học tập em còn biết được mối liên
hệ nào khác giữa nguồn sáng và sắc độ trong tranh? Em hãy miêu tả về hình ảnh đó”
Ví dụ 2: Ở bài 10: Thiết kế tạo mẫu trang phục (trang 42 Mỹ thuật 7 sách
Kết nối tri thức với cuộc sống) Giáo viên có thể đặt câu hỏi “Em hãy kể tên các
loại trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam” Đây là câu hỏi khó, HS
có thể trả lời thiếu hoặc sai Nhưng qua câu hỏi này đã tác động đến suy nghĩ và
Trang 7nhu cầu muốn tìm hiểu của học sinh.Lúc này giáo viên có thể sử dụng hình ảnh
về các loại trang phục truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam để giới thiệu về
đặc điểm của từng trang phục
Hoặc ở bài 12: Tranh cổ động (trang 50 Mỹ thuật 7 sách Kết nối tri thức với
cuộc sống), hoạt động thực hành có thể gợi mở về cách vẽ Ví dụ: em thấy nét vẽ
này hoặc hình vẽ này đã được đẹp chưa( đối với hs trung bình và yếu),giáo viên
cần chỉ ra những sai sót một cách cụ thể đồng thời yêu cầu học sinh tự sửa theo
khả năng của mình; “em nhớ lại xem hình ảnh mọi người trong một số hoạt động
cổ động như thế nào? , các động tác ra sao ?(đối với học sinh khá);Các em hãy
quan sát lại bài mình và tìm ra những chỗ chưa được đẹp?em có thể sửa chúng
đẹp hơn không?(đối với học sinh giỏi)
Những câu hỏi trên có ý nghi vấn, đồng thời tin vào khả năng của học sinh,
khích lệ, động viên để các em tự sửa bài mình đẹp hơn
Trang 812
- Mỗi hoạt động dạy – học cần sử dụng vấn đáp vào đúng trọng tâm kiến thức của hoạt động đó
Ví dụ: bài 10 “Thiết kế tạo mẫu trang phục” (trang 42 Mỹ thuật 7 sách Kết
nối tri thức với cuộc sống)
Ở hoạt động 2 (cách vẽ) GV sử dụng
2 bức tranh trang phục có bố cục khác nhau
và đặt câu hỏi: Em thích nhất bố cục của
bức tranh nào? Vì sao em lại thích bố cục
đó?.GV có thể gọi một vài HS trả câu hỏi
đó Lúc này giáo viên có thể phân tích
thêm để học sinh biết về cách bố cục nói
chung Hoặc ở phần luyện tập GV có thể
đặt câu hỏi về cách chọn đề tài, những nội
dung mới độc đáo ví dụ ngoài những hình
ảnh có trong SGK em còn biết về những
hình ảnh nào khác?.Khi học sinh trả lời
được vài nội dung, giáo viên lại đặt câu hỏi
tiếp: Em thể hiện một trong những nội
dung đó được không? Vì nếu em thể hiện được nội dung đó thì bức tranh sẽ có tính độc đáo, tạo được vẻ đẹp riêng
* Tóm lại : Có thể nói PP vấn đáp là phương tiện truyền dẫn của những PP khác, là tất yếu trong đổi mới PP.Việc trao đổi giữa giáo viên và học sinh cũng thông qua vấn đáp, ngoài ra còn giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập.Nếu thực hiện nhuần nhuyễn và có trọng tâm thì giờ học sẽ sôi nổi, mọi học sinh sẽ được phát biểu ý kiến xây dựng bài Tuy nhiên nếu không thực hiện tốt, hệ thống câu hỏi rườm rà, không trọng tâm kiến thức thì giờ học sẽ mất nhiều thời gian.Trên đây là một số giải pháp giúp giáo viên thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác trong PP vấn đáp
Trang 9Biện pháp 4 Phương pháp luyện tập, thực hành:
Môn Mĩ thuật lấy thực hành làm hoạt động chính, và chỉ có trên cơ sở thực hành thì nhận thức lý thuyết mới rõ dần.Học Mĩ thuật HS cần được làm nhiều bài tập, có thể là các bài tập sẽ trùng lặp về đề tài, cách tiến hành , song mỗi bài
GV cần gợi mở để HS có cách thể hiện khác nhau từ việc khai thác đề tài, tìm chủ
đề, bố cục, xây dựng hình tượng và cách xử lí màu, đậm nhạt…
GV cần làm cho học sinh rõ mục đích, trọng tâm, và mức độ khác nhau của các bài tập Dựa vào trình tự nội dung, vào trình độ học sinh, giáo viên ra các bài tập cho phù hợp, có thể là đơn lẻ, nhằm
củng cố, phát triển một đơn vị kiến thức
nhỏ
Ví dụ: Bài 6 “Thiết kế logo” (trang
25 Mỹ thuật 7 sách Kết nối tri thức với
cuộc sống)
Hướng dẫn HS làm bài,GV cần tìm
ra những thiếu sót về bố cục, hình vẽ,
màu sắc, gợi ý cho các em suy nghĩ và
tìm ra cách sửa chữa, điều chỉnh theo khả
năng, phù hợp với từng dạng bài của các
em.Cần có kế hoạch về PP đối với từng
đối tượng HS, mỗi đối tượng HS lại có
gợi ý riêng cách bổ sung khác nhau.VD: với HS kém thì yêu cầu vẽ được hoàn thành bài tập, đối với HS khá thì bổ sung bài vẽ đầy đủ, hợp lý hơn; với HS giỏi thì gợi ý , động viên các em suy nghĩ, tìm tòi thêm ý tưởng mới
Mục tiêu:
Trong quá trình học sinh làm bài giáo viên hướng dẫn về bố cục, vẽ hình và
vẽ màu
Kiểm tra và gợi ý để các đối tượng học sinh phát huy hết khả năng của mình
Trang 1014
Thông qua thực hành, học sinh được củng cố về kiến thức lý thuyết, biết vận dụng lý thuyết vào thực thành để tạo nên một bài vẽ có hiệu quả
Giải pháp thực hiện:
- Giáo viên giúp học sinh nhớ lại những gì đã nghe ở phần lý thuyết rồi tự tìm cách giải quyết bài tập
- Giáo viên quan sát lớp, điều hành thời gian đảm bảo thời gian đúng tiến độ.Cung cấp thêm kiến thức cần thiết cho cả lớp, nếu ở phần giảng lí thuyết chưa
có điều kiện hay chưa khắc sâu được cho học sinh
- Chỉ ra thiếu sót ngay trên bài học sinh vì đối với thực hành GV dạy ngay
“hiện trạng” bài vẽ của học sinh và HS học ngay trên bài vẽ của mình là tốt nhất,
vì tất cả cái sai, cái đúng, cái hợp lí hay chưa hợp lí, cái đẹp hay chưa đẹp đều được biểu hiện một cách rõ ràng, cụ thể ngay trên từng bài vẽ mà khi nghe giảng chúng chỉ là những thuật ngữ chung chung, trừu tượng, đôi khi khó hiểu
VD: Bài 10 “Thiết kế tạo mẫu trang
phục” (trang 42 Mỹ thuật 7 sách Kết nối
tri thức với cuộc sống)
HS vẽ chủ đề về trang phục, giáo
viên có thể gợi ý để HS nhớ lại một số
trang phục em đã từng thấy, một số trang
phục truyền thống dân tộc em biết, những
trang phục mọi người thường mặc có đặc
điểm gì, màu sắc ra sao… em đã từng
chơi,một số trò chơi dân gian em
biết,những trò chơi trường mình thường
tổ chức thi trong cuộc thi “trò chơi dân
gian” có đặc điểm gì về cách thức, số
lượng người tham gia, các hoạt động,
cảnh quan, trang phục…Ngoài ra hướng dẫn cụ thể về bố cục, cách vẽ hình cho từng em.Trong phần làm bài GV có thể dùng một số bài tốt hoặc chưa tốt để học