Do vậy, trong phương pháp tổ chức dạy học, học sinh là đối tượng của hoạt động “ dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “ học” được cuốn vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức,
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TRUNG HỌC ………
- ² -
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN MỸ THUẬT LỚP 7
(Bộ sách Chân trời sáng tạo)
Lĩnh vực: …
Họ và tên tác giả: ….
Đơn vị: ….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 20….- 20…
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
II NỘI DUNG 4
1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5
2.1 Thuận lợi 5
2.2 Khó khăn 5
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7
3.1 Sử dụng kĩ thuật “Động não” 8
3.2 Sử dụng kĩ thuật “Bản đồ tư duy” 9
3.3 Sử dụng kĩ thuật “Khăn phủ bàn” 12
3.4 Kĩ thuật chia nhóm 14
3.5 Sử dụng phương pháp trò chơi 17
4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18
III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 21
1 Kết luận 21
2 Kiến nghị 22
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mĩ thuật là môn học lấy thực hành của học sinh là hoạt động chủ yếu Do vậy, trong phương pháp tổ chức dạy học, học sinh là đối tượng của hoạt động “ dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “ học” được cuốn vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, hướng dẫn, thông qua đó học sinh tự lực khám phá, thể hiện khả năng cảm thụ thẩm mĩ của bản thân, trên cơ sở hiểu biết kiến thức đó Học sinh được trao đổi, thảo luận và thể hiện, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó tự trao đổi kiến thức, kĩ năng mới, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được tạo điều kiện bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo của mình
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp của thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước.Chính vì vậy, môn Mĩ thuật cũng là một trong những môn có vai trò quan trọng, đã góp phần cùng những môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ, hình thành những người lao động mới
Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học môn mĩ thuật nói riêng là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, xóa bỏ lối truyền thụ một chiều, thói quen học tập thụ động
Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, kết hợp với các phương pháp kiểm tra dạy học hiện đại nhằm tăng cường sự tham gia tích cực sáng tạo của học sinh
Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học và học tập tích cực giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, mà giáo viên đã trở thành người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình
Trang 4Thực tế dạy học những năm gần đây, nhiều giáo viên thực hiện chương trình một cách máy móc, thiếu sự linh hoạt, quá tham về kiến thức (lý thuyết) dẫn đến tình trạng học môn Mĩ thuật kém hiệu quả Nhiều giáo viên đòi hỏi quá cao nên
đã biến giáo dục mĩ thuật THCS thành đào tạo họa sĩ làm cho học sinh ít hứng thú, thụ động, tự ti, không thích học hoặc học tập không tích cực
Chương trình giáo dục phổ thông đã được ban hành và triển khai đến tất cả các trường và giáo viên phổ thông Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể hiện cụ thể hóa ở các chủ đề của chương trình môn học Tuy nhiên, giáo viên vẫn chưa nắm vững và chưa áp dụng một cách đầy đủ theo đúng yêu cầu của chuẩn kiến thức,
kĩ năng
Giáo viên Mĩ thuật còn lúng túng trong việc tổ chức dạy học như thế nào? Rèn luyện những kỹ năng nào trong từng phân môn, từng bài cho phù hợp với đối tượng học sinh? Mức độ yêu cầu đến đâu? Đánh giá như thế nào? Dựa vào tiêu chí nào? Hầu như chưa thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong từng bài, từng phân môn của lớp học, cấp học
Trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên thường đánh giá mang tính chủ quan, áp đặt từ những hiểu biết, kiến thức, kĩ năng trong từng phân môn ở từng lớp học
Trong một lớp học, trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không đồng đều,
có sự phân hóa về cường độ, mức độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập nhất
là bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập dẫn đến sự mệt mỏi, nản lòng, kém hứng thú học tập Vì vậy khi nhiệm vụ bài học càng lên cao thì sự phân hóa này càng lớn đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp truyền đạt phải là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt, trọng tài trong các hoạt động để học sinh chủ động tìm tòi lĩnh hội kiến thức, hào hứng, tranh luận sôi nổi tạo hứng thú học tập
Vì vậy, là người giáo viên dạy Mĩ thuật tôi luôn mong ước làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học đối với phân môn vẽ theo mẫu ở lớp 7 bậc THCS, làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tạo hứng thú
Trang 5tập , sáng tạo để từ đó năng cao khả năng cảm nhận, cảm thụ cái đẹp cho học sinh bằng khả năng và cảm nhận của mình”
Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân của việc không hứng thú của học sinh khi vào tiết Mĩ thuật Nội dung tôi giải quyết đầu tiên là: giúp học sinh học tốt phân môn vẽ theo mẫu Vì theo tôi chỉ khi học sinh có đam mê, có hứng thú học tập thì học sinh mới chủ động tìm tòi, mới phát huy tính tích cực, lĩnh hội kiến thức từ đó mới học tốt, kết quả học tập đem lại cao hơn
Để thực hiện tốt nội dung này tôi tiến hành lồng ghép, kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo sự mới lạ, tạo hứng thú học tập, tránh nhàm chán cho học sinh và đặt biệt ở đề tài này là áp dụng trong phân môn vẽ theo mẫu Cụ thể như sau:
3.1 Sử dụng kĩ thuật “Động não”
3.1.1 Khái niệm
Là kĩ thuật nhằm huy động những kiến thức, kinh nghiệm đó có liên quan đến kiến thức nội dung bài học Học sinh khám phá kiến thức mới trên cơ sở những cái đã biết Học sinh được khuyến khích đưa ra các ý tưởng một cách tích cực, không hạn chế Kỹ thuật này nhằm phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo Trong phân môn vẽ theo mẫu, học sinh đưa ra các ý kiến để trả lời các câu hỏi sau đó giáo viên có thể chốt lại các ý trọng tâm của bài học
3.1.2 Ứng dụng tiến hành
Ví dụ: Bài 6: Mẫu vật dạng khối trụ, khối cầu, trang 26, sách Mĩ thuật lớp 7 bản 1, bộ sách chân trời sáng tạo
Trang 6- GV giới thiệu ảnh những mẫu vật có dạng hình trụ, hình cầu và đặt câu hỏi cho học sinh động não và trả lời câu hỏi:
? Căn cứ vào đâu để xác định hướng chiếu sáng lên hình khối (HS: nhìn vào hướng bóng đổ trên nền)
? Làm sao để xác định độ đậm, nhạt trên hình khối (HS:nơi có ánh sáng chiếu vào sẽ nhạt hơn so với phía còn lại)
? Làm sao để xác định độ chuyển của đậm nhạt trong mỗi hình khối (HS:
ta sẽ chia hình khối thành 3 phần, phần ánh sáng chiếu vào nhiều hơn sẽ nhạt hơn đến phần trung tâm, phần ánh sáng chiếu vào ít hơn sẽ đậm hơn)
Sau khi học sinh đã động não, tư duy và trả lời câu hỏi thì cuối cùng giáo viên chốt kiến thức
Khi sử dụng kĩ thuật động não vào các bài vẽ theo mẫu giúp học sinh làm việc một cách tích cực, chủ động vì vậy sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học hơn
3.2 Sử dụng kĩ thuật “Bản đồ tư duy”
3.2.1 Khái niệm
Là kỹ thuật xây dựng kiến thức dưới dạng sơ đồ hóa nhằm phát triển xây dựng kiến thức mới trên cơ sở kiến thức đã biết liên quan đến chủ đề bài học, phát triển tư duy logic Từ chủ đề lớn phát triển tìm các chủ đề nhỏ liên quan, học sinh
Trang 7được tự do nêu các ý tưởng liên quan đến chủ đề chính, sau đó sắp xếp lại theo trật tự logic liên quan giữa các chủ đề
*Mục tiêu:
- Giúp người học bao quát chi tiết một cách cụ thể, về một vấn đề, nhiệm
vụ hay một nội dung
- Giúp người học ghi nhớ tốt và học sâu, nắm chắc vấn đề học tập
* Tác dụng đối với học sinh:
-Là kỹ thuật dạy học giúp người học phát triển tư duy, mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng về một vấn đề hay một chủ đề học tập
3.2.2 Ứng dụng tiến hành
Ví dụ: Bài 7 : Ngôi nhà trong tranh, trang 31, sách mĩ thuật lớp 7 bản
1 bộ sách chân trời sáng tạo
Trang 8- Giáo viên treo một số tranh vẽ ngôi nhà và hướng dẫn học sinh tìm hiểu
về tranh ngôi nhà trong tự nhiên
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý :
+ Tranh ngôi nhà là tranh vẽ như thế nào ? (HS: là tranh vẽ ngôi nhà dựa vào hình ảnh ngôi nhà trong thực tế)
+ Có thể vẽ tranh ngôi nhà như thế nào? ( HS: cần vẽ phác để xác định hình dáng ngôi nhà và cảnh vật trên giấy sau đó là vẽ hình khối chi tiết và cảnh vật phía sau, phía trước của ngôi nhà, tiếp theo là vẽ màu khái quát và cuối cùng là
vẽ màu chi tiết diễn tả đặc điểm ngôi nhà và cảnh vật xung quanh)
Ở bài này giáo viên có thể vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các bước vẽ tranh ở các nhánh chính như bước vẽ phác họa (cần vẽ gì), vẽ khái quát (các em cần thể hiện
Trang 9- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi, nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và vẽ vào phần giấy của mình trên tờ A3
- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và vẽ vào phần chính giữa của tờ giấy A3 “khăn phủ bàn”
Ví dụ: Bài 7 : Ngôi nhà trong tranh, trang 31, sách mĩ thuật lớp 7 bộ sách chân trời sáng tạo
*Cho học sinh vẽ về các góc của ngôi nhà sau đấy ghép các dáng thành một bức tranh
- Mỗi cá nhân quan sát bức tranh ngôi nhà (các bạn trong nhóm tự phân chia nhau những chi tiết để vẽ) sau đấy sắp xếp hình ảnh vào phần giấy của mình trên “khăn phủ bàn”