KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐẾN SẢN XUẤT, LƯU THÔNG HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
Trang 1KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐẾN SẢN XUẤT, LƯU THÔNG HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MAY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI
THÀNH CÔNG
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THANH HUỆ
Số báo danh: 0 4 8
TP Hồ Chí Minh, tháng năm 3 2023
Trang 2
Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1.1 Hàng hóa và Quá trình sản xuất hàng hóa 2
1.1.1 Hàng hóa 2
1.1.2 Quá trình sản xuất hàng hóa 3
1.2 Tác động của quy luật giá trị đến sản xuất, lưu thông hàng hóa 3
1.2.1 Nội dung và Yêu cầu của quy luật giá trị 4
1.2.2 Tác động của quy luật giá trị đến sản xuất, lưu thông hàng hóa 4
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐẾN SẢN XUẤT, LƯU THÔNG HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 6
2.1 Quá trình hình thành và phát triển 6
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 6
2.1.2 Lĩnh vực sản xuất 7
2.2 Điều tiết sản xuất và điều tiết lưu thông hàng hóa 7
2.3 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động 11
2.4 Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4Lý do chọn đề tài
Có rất nhiều quy luật kinh tế điều tiết nền kinh tế thị trường Trong đó có quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa Ở bất kì nơi nào có xuất hiện quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa, thì ở đó cũng sẽ xuất hiện sự hoạt động của quy luật giá trị Vì thế, quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa của các công ty, doanh nghiệp đều sẽ chịu sự tác động từ quy luật giá trị
Xuyên suốt 56 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương Mại Thành Công đã trở thành một doanh nghiệp uy tín chuyên về dệt may với các sản phầm có chất lượng cao ở Việt Nam Đồng thời, đóng góp vào ngân sách của quốc gia hàng tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng ngàn người dân mỗi năm, góp phần đưa ngành may mặc nước nhà đến với bạn bè quốc tế
Trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa của Thành Công, quy luật giá trị đã phát huy tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời; bên cạnh đó, còn kích thích sự tiến bộ trong dây chuyền sản xuất, chiến lược kinh doanh của công ty, từ đó làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ
Vậy nên, khi quy luật giá trị hoạt động sẽ làm xuất hiện các tác động tiêu cực, tích cực Các công ty cần tìm ra giải pháp, phương án để thuận lợi vượt qua tiêu cực, hoặc dựa vào các tác động tích cực để phát triển ngày một phát triển, lớn mạnh hơn
Trang 5NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Hàng hóa và Quá trình sản xuất hàng hóa
1.1.1 Hàng hóa
a Khái niệm:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể
b Thuộc tính:
* Giá trị sử dụng của hàng hóa
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công cụ của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng Nền sản xuất càng phát triển, khoa học công nghệ càng hiện đại, càng giúp con người phát - hiện thêm các giá trị sử dụng của sản phẩm
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua Vì vậy, người sản xuất cần chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua
* Giá trị của hàng hóa
Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi Khi trao đổi người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn giấu trong hàng hóa với nhau
Trang 6Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh, người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận và hàng hóa phải được bán đi
1.1.2 Quá trình sản xuất hàng hóa
a Khái niệm:
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán
b Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
* Phân công lao động xã hội:
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau
* Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất:
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho những người sản xuất độc lập với nhau có sự tách biệt về lợi ích Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa cá chủ thể sản xuất xuất hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú
1.2 Tác động của quy luật giá trị đến sản xuất, lưu thông hàng hóa
1.2.1 Nội dung và Yêu cầu của quy luật giá trị:
a Nội dung:
Trang 7Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị
b Yêu cầu của quy luật giá trị:
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết Vì vậy, họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt
Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá
cả xung quanh giá trị, dưới sự tác động của quan hệ cung – cầu Giá cả của thị trường lên xuống, xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường
1.2.2 Tác động của quy luật giá trị đến sản xuất, lưu thông hàng hóa
a Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giả cả, người sản xuất sẽ biết được tình hình cung – cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất Nếu giá cả hàng hóa bằng hoặc lớn hơn giá trị thì việc sản xuất nên được tiếp tục, mở rộng Tư liệu sản xuất, sức lao động sẽ được tự phát dịch chuyển vào ngành đang có giá cả cao Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi
có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hóa ở nơi có giá cả thấp được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung cầu hàng hóa giữa các vùng được cân bằng,
Trang 8phân phối lại thu nhập giữa các vùng, miền, điều chỉnh sức mua của thị trường (nếu giá cao thì mua ít, giá thấp thì mua nhiều)…
b Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động: Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Ngược lại người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội Muốn vậy, phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm,… Kết quả, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất
c Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách
tự nhiên:
Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình
độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội
sẽ trở nên giàu có Ngược lại, những người do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ công nghệ lạc hậu, thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội và dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản, thậm chí phải đi làm thuê Trong nền kinh
tế thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích cá nhân, đầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế,… là những yếu tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa nhà sản xuất cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác.-
Trang 9Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐẾN SẢN XUẤT VÀ LƯU
THÔNG HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY ĐẦU TƯ
THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 2.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập vào năm 1967, với tiền thân là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt, trải qua 56 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công đã khẳng định vững chắc tên tuổi và vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam
Giai đoạn từ năm 1976 đến 1986
Tháng 08 năm 1976, được Nhà nước tiếp quản và chuyển thành Xí nghiệp quốc doanh với tên gọi Nhà máy Dệt Tái Thành trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Dệt – Bộ
Công nghiệp nhẹ
Giai đoạn từ năm 1987 đến 2006:
Đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty Dệt Thành Công Tiếp đó 1 năm, Công ty Dệt Thành Công có được cơ hội tiếp quản xí nghiệp sợi Khánh Hội (Bình Định) Và sau đó 8 năm, bổ sung thêm ngành may, đồng thời đổi tên
thành Công ty Dệt may Thành Công
Bước vào giữa thập niên đầu thế kỉ XXI, với xu thế cổ phần hóa ngày càng lan rộng khắp các xí nghiệp quốc doanh, ông ty tiến hành cổ phần hóa và đổi tên thành c
Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công vào tháng 7 năm 2006
Giai đoạn từ năm 2007 đến 2009:
Tháng 5 năm 2008, tên chính thức của công ty được ấn định là Công ty Cổ phần
Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công
2.1.2 Lĩnh vực sản xuất
Trang 10Từ việc chỉ sản xuất các sản phẩm của ngành dệt, danh mục sản xuất của công
ty đã được mở rộng với các ngành như: Sợi, Dệt, Đan, May và Nhuộm; và các hoạt động mua bán các loại bông, xơ, sợi, vải, hàng may mặc giày dép, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, vật tư, hoá chất, thuốc nhuộm, bao bì ngành dệt may Bên cạnh đó, xí nghiệp còn tổ chức dây chuyền ua bán thiết bị lạnh, điều hòa không khí, máy thu m thanh thu hình, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, dịch vụ lắp đặt, sửa chữa máy móc thiết bị Kinh doanh vận tải, hàng hóa đường bộ, địa ốc máy móc thiết bị Không - chỉ vậy, Thành Công còn có màn lấn sân mạo hiểm với ngành Bất động sản và Xây dựng công trình, nhưng lại trở thành ngành nghề mũi nhọn của công ty, với các hoạt động như: Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị Môi giới thương mại, đại lý mua bán ký gửi hàng hoá, đầu tư xây dựng, lập tổng dự toán các chương trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch
2.2 Điều tiết sản xuất và điều tiết lưu thông hàng hóa
2.2.1 Điều tiết sản xuất hàng hóa
Giai đoạn đầu khi mới thành lập vào năm 1967, Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt chỉ có chuyên môn sản xuất ra những loại sợi dệt, sản phẩm dệt đơn giản, và các sản phẩm nhuộm thủ công Những năm hoạt động sau đó, đi cùng với kinh nghiệm trong đầu tư và sản xuất thì dây chuyền sản xuất của Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công đã được cải tiến, hoạt động năng suất hơn và tạo ra nhiều loại sản phẩm phù hợp, bắt kịp xu hướng thời trang toàn thế giới
Giai đoạn 1976 đến 1985
Năm 1976, Nhà máy Dệt Thành Công đánh dấu sự sáng tạo và thành công trong việc đề xuất và triển khai mô hình “Xuất khẩu tam giác” Đến năm 1985, công ty đã xuất khẩu được 8,3 triệu mét vải, doanh số đạt 83,6 triệu đồng (tương đương 21 triệu USD) Cùng năm, Thành Công có cơ hội trở thành một trong những đơn vị đầu tiên
tiên phong thực hiện thử nghiệm mô hình sản xuất kinh doanh gắn với thị trường
Giai đoạn 1986 đến 2005
Trang 11Kỷ nguyên phát triển của doanh nghiệp mở đầu vào năm 1986 với bước đột phá trong cơ chế sản xuất kinh doanh và đầu tư thông qua việc tự trang bị các máy móc,
dây chuyền sản xuất hiện đại theo phương thức tự vay tự trả
Năm 1992, tiếp nhận xí nghiệp sợi Khánh Hội (Ninh Bình), đầu tư, thay thế toàn
bộ thiết bị cũ lạc hậu bằng dây chuyền sản xuất mới hiện đại trị giá gần 4 triệu USD,
công suất 2.000 tấn/năm
Trong đó, khoảng thời gian 10 năm từ 1986 đến 1996, Công ty tăng vốn đầu vào khoảng hơn 55 triệu USD, đồng thời tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thực hiện chiến dịch xuất khẩu đến nhiều quốc gia lớn trên thế giới,
trong đó có thể kể đến là thị trường Châu Âu
Giai đoạn 2006 đến 2014
Trong khoảng thời gian năm 2011, công ty đầu tư thêm thiết bị cho nhà máy sợi
4, nhà máy đan kim để tăng năng lực sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Hàn
Quốc và gia tăng tỉ lệ đơn hàng FOB
Thời điểm từ năm 2010 đến 2014, xí nghiệp thành công trong việc xây dựng nhà
máy đan kim số 3 tại Cụm công nghiệp Nhị Xuân (TP.HCM)
Vào tháng 05 năm 2014, Công ty TNHH MTV Thành Công Vĩnh Long được thành lập để triển khai dự án đầu tư tại Khu công nghiệp Hòa Phú Vĩnh Long Trong năm 2014, Thành Công có được sự khởi sắc trong ngành bất động sản, với việc được cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án TC Tower dự án khu nhà ở chung cư cao tầng kết – hợp thương mại dịch vụ do TCG và E land Asia Holding Pte.Ltd cùng góp vốn -Giai đoạn 2015 đến 2022
Được xem như thời kì hoàn kim đầu tiên của công ty, khi các kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất đạt được những thành tựu rực rỡ như: hoàn tất việc xây dựng nhà máy Vĩnh Long – giai đoạn 1, thành lập trung tâm R&BD, thu mua lại nhà máy may Trảng Bàng và thành lập thêm một Công ty con - công ty TNHH MTV TC E-Land Trong tháng 06 năm 2016, Ngành Đan hoàn thành việc xây dựng và đưa vào