Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung tại quy định của pháp luật Việt Nam cụ thể là BLDS 2015 nhằm đưa ra những phân tích và đánh giá về các khía cạnh củahoàn cảnh t
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
THỰC TIỄN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
GVHD: TS NGUYỄN THỊ THU TRANG SVTH: HUỲNH HOÀNG THỊNH
MSSV: K185011572
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2022
Trang 2KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
THỰC TIỄN TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
GVHD: TS NGUYỄN THỊ THU TRANG SVTH: HUỲNH HOÀNG THỊNH
MSSV: K185011572
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2022
Trang 3đây Những tài liệu, số liệu sử dụng trong Khóa luận này có nguồn gốc rõ ràng, đãđược công bố theo quy định Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường vì
sự cam đoan này
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 5 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Hoàng Thịnh
Trang 4BLDS Bộ luật Dân sự
CGV Công ty Trách nhiệm hữu hạn CJ CGV Việt NamIMC Công ty cổ phần Quốc tế truyền thông
PECL Principles of European Contract Law
PICC Principles of International Commercial ContractsVIAC Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
Trang 5Bảng 2.2.5. So sánh sửa đổi hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ
bản và trường hợp khác
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
1.1.2.1 Trước thời điểm có hiệu lực của Bộ luật Dân sự 2015 9 1.1.2.2 Từ thời điểm Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực pháp luật 11
1.3.2 Phạm vi của quyền đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
1.5 So sánh hoàn cảnh thay đổi cơ bản và sự kiện bất khả kháng 20
Trang 724 2.2 Một số vướng mắc khi vận dụng quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản
26
2.2.1 Vướng mắc về điều kiện chứng minh “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” của
2.2.2 Quy định của pháp luật hiện hành về nghĩa vụ tham gia vào đàm phán
2.2.3 "Thời hạn hợp lý" để đàm phán lại hợp đồng còn nhiều cách hiểu 312.2.4 Chưa có sự khác biệt rõ rệt giữa sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay
2.2.5 Không ghi nhận thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong việc raquyết định chấm dứt, sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 352.2.6 Nhầm lẫn áp dụng bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản 37
2.3 Một số đề xuất khi áp dụng và hoàn thiện quy định pháp luật về hoàn
2.3.1 Vận dụng linh hoạt hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong các hợp đồng 382.3.2 Việc đàm phán lại hợp đồng phải được thực hiện ngay sau khi xảy ra
2.3.3 Quy định nghĩa vụ tham gia đàm phán của bên còn lại 392.3.4 Ghi nhận thẩm quyền Trọng tài thương mại trong việc quyết địnhchấm dứt, sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 40
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hợp đồng (contractus), phát sinh từ động từ “contrahere” trong tiếng Latinh
có nghĩa là “ràng buộc”, đã xuất hiện đầu tiên ở La Mã vào khoảng thế kỷ thứ V
-VI trước công nguyên Năm 1761, nhà luật học Robert Joseph Pothier định nghĩa:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó hai hoặc chỉ một bên hứa, cam kết với người khác để chuyển giao một vật, để làm một công việc hoặc không làm một công việc”.
Năm 1931, nền lập pháp nước ta lần đầu tiên ghi nhận khái niệm tương tự - khế
1
ước tại Bộ Dân luật Bắc Kỳ 1931, theo đó: “Khế ước là một hiệp ước của một
người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để tặng cho, để làm hay không làm cái gì” Đến ngày nay tại BLDS 2015, khái niệm hợp đồng, được2
đề cập tại Điều 385, là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặcchấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Có thể thấy, ngay từ khi xuất hiện, tinh thầnchung của hợp đồng là đề cao việc các bên cùng nhau thỏa thuận, làm phát sinh cáctrách nhiệm cho một bên hoặc cả hai bên Các thỏa thuận này sẽ là cơ sở để các bênđối chiếu thực hiện, giải quyết các vấn đề sau này Pháp luật dân sự nước ta hiện
hành cũng đề cập: “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội có hiệu lực đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng” là một trong các nguyên tắc cơ bản Như vậy, trong quá trình thực hiện hợp3đồng, các bên phải thực hiện những gì mà mình đã thỏa thuận ban đầu nếu các thỏathuận này là có hiệu lực pháp luật
Tuy nhiên trên thực tế, việc tuân thủ tuyệt đối vào những gì mà các bên đãthỏa thuận có thể không làm phát sinh lợi ích hoặc thậm chí gây thiệt hại cho cácbên trong một vài trường hợp Ghi nhận những ngoại lệ này, pháp luật quốc tế và
3 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 3, khoản 2.
2Trần Kiên, Nguyễn Khắc Thu (2019), “Khái niệm hợp đồng và những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp
luật hợp đồng Việt Nam”, Tạp chí Lập pháp,
<http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210246/Khai-niem-hop-dong-va-nhung-nguyen-tac-co-ban-cua-he-thong-phap-luat-hop-dong-Viet-Nam.html> [truy cập ngày 15-12-2021].
1Nguyễn Ngọc Trâm (2018), Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, Luận văn Thạc sĩ, Trường
Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.8.
Trang 9quy định của một số quốc gia đã công nhận việc hoàn cảnh thay đổi thì các bên
được đàm phán lại hợp đồng, hay còn thường được biết đến với tên gọi “điều khoản
hardship” Riêng đối với pháp luật Việt Nam, quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ
bản chỉ mới xuất hiện gần đây tại Điều 420 BLDS 2015 với tên gọi “Thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” Có thể thấy, quy định này là một sự tiến bộ
của pháp luật dân sự nước ta, khi ngày càng có sự tiệm cận với các quy định củapháp luật quốc tế Đồng thời, quy định này cũng phù hợp với tình hình xã hội hiệnnay khi ngày càng xảy ra nhiều biến động, gây ảnh hưởng đến lợi ích khi thực hiệnhợp đồng mà các bên không thể lường trước được
Tuy nhiên có thể thấy, sau năm năm kể từ ngày BLDS 2015 có hiệu lực phápluật, quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dần bộc bạch nhiều hạn chế Ví dụ nhưviệc xác định một hoàn cảnh có thực sự thay đổi cơ bản hay không phụ thuộc nhiều
vào cơ quan giải quyết Các bên trong hợp đồng còn có sự nhầm lẫn giữa “Bất khả
kháng” và “Hoàn cảnh thay đổi cơ bản” nên không vận dụng linh hoạt các quy
định này, Đặc biệt, trong những năm dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, việchoàn cảnh ảnh hưởng đến hợp đồng là không thể tránh khỏi Tuy nhiên, có thể nhận
định thực trạng áp dụng và thực hiện quy định về “hoàn cảnh thay đổi cơ bản” hiện
nay là chưa thực sự có hiệu quả
Xuất phát từ những bất cập nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản - Thực tiễn trong đại dịch Covid-19 và kiến nghị hoàn thiện pháp luật” để nghiên cứu.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản cũng như đàm phán hợp đồng khi hoàn cảnh thayđổi cơ bản không phải là vấn đề quá mới trong pháp luật hợp đồng Các học giảcũng đã có những phân tích và đánh giá nhất định về chế định này và mối tươngquan của nó trong quan hệ hợp đồng Các nghiên cứu này cơ bản phân tích định
Trang 10nghĩa, các điều kiện xác định cũng như các hệ quả khi xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơbản Ta có thể kể đến các nghiên cứu trong và ngoài nước như sau:
2.1 Nghiên cứu nước ngoài:
Đầu tiên có thể kể đến bài viết Hardship and Force Majeure của tác giả
Dietrich Maskow vào năm 1992 đăng trên The American Journal of ComparativeLaw là một trong các nghiên cứu đầu tiên so sánh về hoàn cảnh thay đổi cơ bản vàbất khả kháng trong hợp đồng thương mại quốc tế Năm 2006, tại Nordic Journal of
Commercial Law, tác giả N Lindstrom cũng có bài viết Changed circumstances and
hardship in the international sale of goods European Review of Private Law năm
2011 cũng đăng tải bài viết The duty to renegotiate an international sales contract
under CISG in case of hardship and the use of the Unidroit principles Tại đây,
nghĩa vụ đàm phán lại cũng được nhóm tác giả J Dewez, LPSM Pradera đề cập vàphân tích
Khi Covid-19 diễn ra, nhiều nhà phân tích và nghiên cứu cũng đưa ra nhữngquan điểm trong việc áp dụng hardship trong bối cảnh dịch bệnh này Tác giả KP
Berger và D Behn năm 2020 có bài viết Force Majeure and Hardship in the Age of
Corona đăng trên Journal of Dispute Resolution Bài viết so sánh về việc áp dụng
hoàn cảnh thay đổi cơ bản và bất khả kháng trong bối cảnh Covid-19 theo hai hệ
thống dân luật và thông luật Bài viết The Covid-19’s impact on commercial
contracts – hardship, lesion or force majeure? của tác giả Florin-Georgian Cretu
trên Journal Legal and Administrative studies cũng có hướng phân tích tương tự
Các công trình nghiên cứu trên đều phân tích chi tiết và nhiều khía cạnh củahoàn cảnh thay đổi cơ bản Tuy nhiên, phạm vi của các nghiên cứu này đều là mốiquan hệ trong hợp đồng thương mại quốc tế, do đó, chưa có nhiều giá trị áp dụng tạiViệt Nam hiện tại
2.2 Nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về hoàn cảnh thay đổi cơ bản tiêu biểu có
thể kể đến như: tác giả Lê Minh Hùng đã dành ra chương 5 - Hiệu lực hợp đồng khi
Trang 11hoàn cảnh thay đổi, trong luận án tiến sĩ Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào năm 2010 Tác giả đã có những phân tích chi tiết về khái
niệm, điều kiện công nhận cũng như đưa ra một số đề xuất hoàn thiện quy địnhpháp luật hiện hành về hoàn cảnh thay đổi cơ bản Tuy nhiên, do trong bối cảnh lúcbấy giờ, các phân tích và đề xuất này vẫn chưa phù hợp với tình hình xã hội và phápluật hiện nay
Trong giai đoạn trước khi Bộ luật Dân sự 2015 ra đời, nhiều nhà phân tíchcũng đưa ra quan điểm, góp ý đối với Điều 443 - Điều chỉnh hợp đồng khi hoàncảnh thay đổi của Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005 Như tác giả Ngô Quốc
Chiến có bài viết Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi và việc sửa đổi Bộ
luật Dân sự 2005 (2015), tác giả Đỗ Văn Đại với bài viết Bàn thêm về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi (2015) trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp Các bài
viết này cũng đã đưa ra những phân tích, đánh giá và đề xuất sửa đổi quy định của
Dự thảo
Sau khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực pháp luật cũng như khi hoàn cảnhthay đổi cơ bản ngày càng được vận dụng nhiều trong bối cảnh Covid-19, nhiều tác
tác giả cũng đã có những phân tích đối với vấn đề này Có thể kể đến bài viết Hoàn
cảnh thay đổi trong hợp đồng - Nhận diện và hậu quả pháp lý (2020) của tác giả
Kinh Thị Tuyết đăng trên Tạp chí Công thương, bài viết Áp dụng quy định pháp
luật về “thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản” trong bối cảnh dịch Covid-19 (2021) của tác giả Trần Chí Thành được đăng trên Tạp chí Tòa án Nhân
dân điện tử
Có thể thấy, cũng đã có nhiều nghiên cứu về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trongphạm vi là pháp luật Việt Nam Các bài viết đã phân tích được bản chất, điều kiệnxem xét cũng như so sánh với bất khả kháng Tuy nhiên có thể thấy rằng, sau khi Bộluật Dân sự 2015 ra đời, mặc dù quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản có sự thayđổi so với Dự thảo nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Đặc biệt hơn khi Covid-19diễn ra, việc áp dụng hoàn cảnh thay đổi theo pháp luật hiện hành còn có sự nhầm
Trang 12lẫn Việc xác định mối tương quan giữa Covid-19 và hoàn cảnh thay đổi cơ bảncũng như chỉ ra những bất cập trong việc áp dụng hoàn cảnh thay đổi cơ bản tronggiai đoạn này theo pháp luật Việt Nam là điều mà các nghiên cứu hiện tại chưa giảiquyết được Đây cũng là vấn đề mà tác giả mong muốn được đào sâu.
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu quy định của pháp luật về điều chỉnh hợpđồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Cụ thể là quy định của Bộ luật Dân sự, LuậtKinh doanh bảo hiểm, Luật Đấu thầu, Bên cạnh đó, PICC , PECL và pháp luật4 5một số quốc gia sẽ là nguồn tham khảo quan trọng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung tại quy định của pháp luật Việt Nam
cụ thể là BLDS 2015 nhằm đưa ra những phân tích và đánh giá về các khía cạnh củahoàn cảnh thay đổi cơ bản: định nghĩa, điều kiện công nhận, hậu quả pháp lý, Song song đó đề tài cũng tiến hành phân tích, đối chiếu so sánh với các quy địnhcủa một số thông lệ quốc tế như PICC, PECL nhằm đưa ra nhiều đánh gía kháchquan nhất về quy định hoàn cảnh thay đổi cơ bản của pháp luật Việt Nam hiện hành.Bên cạnh phân tích các quy định pháp luật, đề tài cũng tiến hành phân tích một sốtình huống trong giai đoạn Covid-19 diễn ra nhằm nêu ra những bất cập và đưa ra
đề xuất thực hiện hợp đồng trong bối cảnh Covid-19
5PECL là thuật ngữ viết tắt của Principles of European Contract Law - Bộ nguyên tắc của Luật hợp đồng
châu Âu, được soạn thảo bởi Ủy ban Luật hợp đồng Châu Âu, Phần I và II Bộ nguyên tắc này được thông qua năm 1999 và Phần III được sửa đổi năm 2002.
4PICC là thuật ngữ viết tắt của Principles of International Commercial Contracts - Bộ nguyên tắc về hợp
đồng thương mại quốc tế được ban hành bởi Viện Quốc tế về Nhất thể hóa pháp luật tư (UNIDROIT) PICC lần đầu tiên được ban hành vào năm 1994, sửa đổi bổ sung lần lượt vào các năm 2004 và 2010.
Trang 134 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được hình thành với mục đích giúp người đọc có cái nhìn tổng quan
về chế định hoàn cảnh thay đổi cơ bản của pháp luật nước ta hiện nay, qua đó đánhgiá sự hợp lý của các quy định hiện hành Đồng thời là việc liên hệ với bối cảnhthực tế là dịch bệnh Covid-19 để nêu lên rõ những vướng mắc còn đang tồn độngkhi áp dụng quy định của BLDS hiện nay Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra các đề xuấtnhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hoàn cảnh thay đổi cơ bản của nước ta hiệnnay
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu và làm rõ các vấn đề lý luận chung về hoàn cảnh thay
đổi cơ bản: khái niệm, bản chất, điều kiện xác định là hoàn cảnh thay đổi cơ bản,quyền đàm phán lại hợp đồng, các hệ quả khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản xảy ra,trong cả pháp luật Việt Nam, các bộ nguyên tắc và pháp luật một số quốc gia Bêncạnh đó, đề tài cũng so sánh với chế định bất khả kháng nhằm làm rõ bản chất củahoàn cảnh thay đổi cơ bản
Thứ hai, nghiên cứu quy định hiện hành về hoàn cảnh thay đổi cơ bản nhằm
chỉ ra những bất cập trong việc áp dụng, đồng thời liên hệ với Covid-19 nhằm đánhgiá khả năng áp dụng trong bối cảnh hiện nay
Thứ ba, mục tiêu cuối cùng của đề tài là đưa ra được những kiến nghị cụ thể,
nhằm giải quyết được những bất cập của quy định pháp luật hiện hành về hoàn cảnhthay đổi cơ bản
Trang 14Chương II: Thực tiễn vận dụng quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong bốicảnh Covid-19 và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Trang 15CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN 1.1 Khái niệm về hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1.1.1 Theo tập quán quốc tế
Năm 1989, trong quyển “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, Marcel Fontaine đã lần đầu tiên trình bày, phân tích về thuật ngữ “hardship - hoàn cảnh thay đổi cơ
bản” sau một khoảng thời gian dài kể từ khi thuật ngữ này xuất hiện vào những
năm 1960 trong thực tiễn thương mại Dần dần, thuật ngữ ngữ này ngày càng phổ6
biến và được công nhận rộng rãi tại các thông lệ quốc tế, pháp luật quốc gia nhưAnh, Mỹ, Pháp, Bên cạnh đó, khái niệm này cũng nhận được một sự quan tâm đặcbiệt trong các thông lệ quốc quốc tế về hợp đồng, cụ thể có thể kể đến như Điều 6.2của PICC và Điều 6:111 của PECL
Theo đó Điều 6.2.2 PICC 2016 đã định nghĩa rằng: “Một hoàn cảnh được
gọi là hardship, nếu nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng nghĩa vụ của hợp đồng, hoặc làm cho chi phí thực hiện tăng quá cao, hoặc giá trị nhận được do thực hiện nghĩa vụ giảm quá thấp…” cùng với các điều kiện từ đoạn a đến đoạn d
của Điều này Có thể thấy cách định nghĩa của UNIDROIT trong PICC vô cùng cụ7
thể khi vừa đưa ra một khái niệm cho hardship cũng như đưa ra các điều kiện để xácđịnh hardship - các điều kiện này đồng thời được xác định là một định nghĩa thốngnhất của hardship được liệt kê tại Điều 6.2.2
Bên cạnh PICC, PECL 2002 cũng quy định về hardship tại Điều 6:111 với
tên gọi Change of circumstances như sau: “Mỗi bên phải hoàn thành các nghĩa vụ
của mình, ngay cả khi việc thực hiện hợp đồng trở nên tốn kém hơn, do chi phí thực
7 PICC 2016, Article 6.2.2:
“(a) the events occur or become known to the disadvantaged party after the conclusion of the contract; (b) the events could not reasonably have been taken into account by the disadvantaged party at the time of the conclusion of the contract;
(c) the events are beyond the control of the disadvantaged party; and
(d) the risk of the events was not assumed by the disadvantaged party.”
6Trần Thanh Tâm, Nguyễn Minh Hiển (2015), Điều khoản hardship trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 70 (02/2015).
Trang 16hiện tăng hoặc do giá trị của khoản thanh toán giảm” Bên cạnh đó, PECL cũng đề8
cập thêm rằng nếu việc thực hiện hợp đồng trở nên quá khó khăn bởi vì có sự thay
đổi về hoàn cảnh, các bên buộc phải thỏa thuận với quan điểm là chỉnh sửa hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng Mặc dù PECL không đề cập cụ thể định nghĩa của9
hardship Tuy nhiên ta vẫn nhận thấy tinh thần của hardship tại quy định này là khihoàn cảnh trở nên quá khó khăn (khó khăn do chi phí hoặc khoản thanh toán) thì sẽđược sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng
Từ các các quy định cơ bản này về hardship của các thông lệ quốc tế, có thểthấy các thông lệ này sẽ ghi nhận hardship là một sự kiện xảy ra khách quan, khiếnviệc thực hiện các nghĩa vụ trở nên khó khăn và có thể gây thiệt hại cho một bêntrong hợp đồng, ví dụ như hoàn cảnh khiến cho chi phí tăng cao, lợi nhuận nhậnđược xuống thấp hơn nhiều so với ban đầu Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là các bênđược thỏa thuận là tiếp tục hay chấm dứt hợp đồng
1.1.2 Theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.1.2.1 Trước thời điểm có hiệu lực của Bộ luật Dân sự 2015
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn là một khái niệm mới trong hệ thống phápluật Việt Nam Trước khi BLDS 2015 có hiệu lực pháp luật, khái niệm này chưatừng tồn tại Rõ ràng, tại BLDS 2005, không hề có định nghĩa về hoàn cảnh thay đổi
cơ bản hay điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Tuynhiên, xem xét các điều luật tại Bộ luật này, ta vẫn nhận thấy tinh thần của việc ghinhận yếu tố hoàn cảnh tác động tới việc thực hiện hợp đồng Theo quy định tại đoạn
3 khoản 1 Điều 16 BLDS 2005, thì:
“Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi
9 PECL 2002, Article 6:111.(2): “If, however, performance of the contract becomes excessively onerous
because of a change of circumstances, the parties are bound to enter into negotiations with a view to adapting the contract or terminating it.”
8PECL 2002, Article 6:111.(1): “A party is bound to fulfil its obligations even if performance has become
more oner- ous, whether because the cost of performance has increased or because the value of the performance it receives has diminished.”
Trang 17ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình”
Có thể thấy, cụm từ “quyền, lợi ích hợp pháp của mình” ở đây cũng có thể
được hiểu là quyền và nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng Và việcquyền lợi ích bị xâm phạm bởi hoàn cảnh khách quan sẽ được xem xét là trở ngạikhách quan Tuy nhiên khái niệm này chỉ dừng lại ở việc xác định việc một bên cóquyền và nghĩa bị tác động bởi yếu tố khách quan chứ chưa đề cập đến các yếu tố
như các bên không thể lường trước được khi ký kết hợp đồng, hay các bên bị mất
cân bằng quyền và nghĩa vụ so với ban đầu khi hoàn cảnh tác động Điều này là
chưa tiệm cận với khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản của thông lệ quốc tế vàpháp luật của một số quốc gia Hơn nữa, hệ quả của trở ngại khách quan tại BLDS
2005 là làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện,yêu cầu trong phạm vi thời hiệu - khác với các đa số các hệ quả của hardship là10
các bên đàm phán lại để sửa đổi hợp đồng Tuy nhiên, ta vẫn nên nhìn nhận rằngpháp luật dân sự Việt Nam đã có những nhìn nhận ban đầu về việc các yếu tố hoàncảnh ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng
Bên cạnh BLDS 2005, tinh thần của hardship cũng được ghi nhận tại một sốquy định của một số luật chuyên ngành trong giai đoạn này, mặc dù chưa được hìnhthành nên một khái niệm cụ thể Theo quy định tại Điều 20 Luật Kinh doanh bảohiểm 2000:
“Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm; dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu tính lại phí bảo hiểm.” 11
11 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, Điều 20, khoản 1.
10 BLDS 2005, Điều 161, khoản 1, đoạn 3.
Trang 18Như vậy, quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 cũng đã phần nàotiệm cận với tinh thần chung của hardship khi ghi nhận hai yếu tố cơ bản là (i) có sựxuất hiện của hoàn cảnh khách quan và (ii) quyền hoặc nghĩa vụ trong hợp đồng cóthể bị ảnh hưởng Luật Đấu thầu 2005 cũng quy định một số trường hợp hợp đồng
sẽ được điều chỉnh nếu như:
“Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng; khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong phạm vi của
hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu gây ra; giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước kiểm soát có biến động lớn.” 12
Tuy nhiên có thể thấy các quy định này chỉ dừng lại ở việc liệt kê các trườnghợp cụ thể mà các bên có thể đàm phán sửa đổi hợp đồng chứ chưa xác định tínhchất chung của các trường hợp được sửa đổi Đồng thời, các quy định này tồn tạiđơn lẻ trong một số lĩnh vực nhất định Do đó, rất cần thiết để hình thành một quyđịnh cụ thể về hardship trong pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này trong cáchợp đồng dân sự
1.1.2.2 Từ thời điểm Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực pháp luật
Khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản lần đầu tiên xuất hiện tại BLDS 2015
tại Điều 420 Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản Quy định này đã
ghi nhận chế định các bên có thể đàm phán lại hợp đồng dân sự trong trường hợphoàn cảnh có sự thay đổi Hoàn cảnh được xác định là thay đổi cơ bản hay khôngphụ thuộc vào các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 420 Bộ luật này
Có thể thấy, BLDS 2015 tồn tại khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nhưngcũng vẫn không đưa ra định nghĩa cụ thể cho khái niệm này Thay vào đó, BLDS
2015 tập trung vào hướng liệt kê các yếu tố để xác định một hoàn cảnh có thay đổi
cơ bản hay không Tuy nhiên từ những điều kiện công nhận một hoàn cảnh thay13
đổi cơ bản của BLDS 2015, có thể hình dung nội hàm khái niệm này tương tự với
13 Phân tích tại mục 1.2.
12 Luật Đấu thầu 2005, Điều 57, khoản 1, điểm a,b,c.
Trang 19một phần định nghĩa về hardship của PICC 2016 khi bao gồm các cụm từ “không
thể lường trước về sự thay đổi hoàn cảnh”, “việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên” Tuy nhiên cũng
tồn tại một số sự khác biệt trong việc xác định hardship giữa hai văn bản này Cụ
thể, BLDS 2015 ghi nhận điều kiện “Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép … mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích” , PICC 2016 lại không ghi nhận vấn đề bên 14
có lợi ích bị ảnh hưởng phải có trách nhiệm ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh
hưởng đến hợp đồng Tương tự, PICC 2016 ghi nhận yếu tố “các sự kiện này không
được bên bị bất lợi gánh chịu” và BLDS 2015 thì không ghi nhận vấn đề này.
1.2 Điều kiện ghi nhận hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Như đã phân tích, BLDS 2015 không đưa ra định nghĩa như thế nào hoàncảnh thay đổi cơ bản Thay vào đó, khoản 1 Điều 420 BLDS 2015 đưa ra các điềukiện để xác định một sự thay đổi về hoàn cảnh có được xem là thay đổi cơ bản haykhông Theo đó, một hoàn cảnh thay đổi cơ bản nếu có đầy đủ các điều kiện nhưsau:
Thứ nhất, sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng:
BLDS 2015 cũng không đưa ra định nghĩa như thế nào sẽ được xem lànguyên nhân khách quan Tuy nhiên có thể hiểu một nguyên nhân khách quan làmột nguyên nhân xảy ra không do tác động của bất cứ một bên nào hoặc không do ýchí của bất cứ bên nào trong hợp đồng, Điều này bao gồm cả việc sự thay đổi này15
không do một trong các bên của hợp đồng gây ra hoặc thúc đẩy, bỏ mặc sự thay đổinày xảy ra
15Trần Anh Tuấn, Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
2015, Nhà xuất bản Tư pháp, 2017, Tr 315.
14 BLDS 2015, Điều 420, khoản 1, điểm đ.
Trang 20Thứ hai, tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh
Quy định này của BLDS 2015 cũng khá tương tự với điểm b Điều 6.2.2PICC 2016 Cả hai văn bản đều cho rằng hardship phải đảm bảo tính không lường16
trước được của các bên tại thời điểm giao kết hợp đồng Sự thay đổi có thể đến từcác yếu tố tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn hoặc biến động của nền kinh tế như giá
cả, nguyên vật liệu Nếu tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết hoặc phải biết
sẽ có sự thay đổi hoàn cảnh này trong tương lai mà vẫn giao kết hợp đồng, thì khixảy ra sự thay đổi hoàn cảnh, đây không còn được xem là hoàn cảnh thay đổi cơbản.17
Thứ ba, hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác
Quy định tại BLDS 2015 tuy cụ thể tuy nhiên trên thực tế lại khó xác định.Việc các bên có giao kết hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi hay khôngphụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên Ngoài ra còn có trường hợp các bên chấpnhận rủi ro mà giao kết hợp đồng Do đó, quy định này đặt ra phần nào gây khókhăn trong việc xác định điều kiện xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơ bản Điều này cóthể dẫn đến hệ quả điều kiện này sẽ bị phớt lờ và sẽ được thỏa mãn trong tất cả mọitrường hợp nếu hoàn cảnh có sự thay đổi
Thứ tư, việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên
Tại điều kiện này, BLDS 2015 đã đưa một khái niệm có phần định tính
-“thiệt hại nghiêm trọng” Có thể thấy, việc xác định như thế nào thiệt hại nghiêm
trọng còn tùy thuộc vào cách giải thích, vận dụng pháp luật của mỗi cá nhân, tổ
17Phạm Hồ Hoàng Long, Ngô Quốc Chiến (2019), “Hợp đồng không hoàn hảo” và sự can thiệp của Tòa án,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 24(400) T12/2019, tr 6 - 15.
16 PICC 2016, Article 6.2.2.b
“(b) the events could not reasonably have been taken into account by the disadvantaged party at the time of the conclusion of the contract;”.
Trang 21chức Cũng có quan điểm cho rằng quy định này là hợp lý, bởi BLDS 2015 chỉ nênquy định khái quát chung, tạo điều kiện cho các bên được linh hoạt áp dụng.18
Trước đây tại PICC 1994, UNIDROIT đề cập thay đổi nghiêm trọng sẽ xác định tùy
hoàn cảnh, nhưng phải đi kèm theo điều kiện là “sự thay đổi đến 50% hoặc hơn về
giá hay giá trị nghĩa vụ thì sẽ được coi là sự thay đổi cơ bản” Tuy nhiên đến19
PICC 2004 cũng như các ấn bản hiện tại, giải thích cho thiệt hại nghiêm trọng chỉdựa trên từng hoàn cảnh cụ thể
Cuối cùng, bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Điều kiện này tương tự như điều kiện xác định một sự kiện bất khả kháng.20
Có thể thấy một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng các bênphải tôn trọng và thực hiện các cam kết đã thỏa thuận có hiệu lực pháp luật Do21
đó, dù xảy các trường hợp các bên bị ảnh hưởng, trong thời gian xác định có đượcmiễn trừ hoặc có xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không, các bên vẫn phải tiếptục tôn trọng và thực hiện hợp đồng Nguyên tắc này vừa đề cao tinh thần thiện chí,vừa tránh trường hợp các bên viễn dẫn các trường hợp đặc biệt để không tiếp tụcthực hiện hợp đồng Quy định này là hợp lý và phù hợp với tinh thần BLDS 2015
Có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã quy định rất nhiều điều kiện để đượccông nhận là một hoàn cảnh thay đổi cơ bản Điều này đã cơ bản khiến các bêntrong hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp có thể dễ dàng căn cứ vào quy địnhpháp luật để xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản Tuy nhiên điều này cũng dẫn đếnviệc một hoàn cảnh trên thực tế có thể được xem là thay đổi cơ bản theo thông lệ
21 BLDS 2015, Điều 3, khoản 2.
20 BLDS 2015, Điều 156, khoản 1.
19 PICC 199, Article 6.2.2: “Whether an alteration is “fundamental” in a given case will of course depend
upon the circumstances If, however, the performances are capable of precise measurement in monetary terms, an alteration amounting to 50% or more of the cost or the value of the performance is likely to amount
Trang 22quốc tế, pháp luật một số quốc gia khác Nhưng theo pháp luật Việt Nam thì chưađảm bảo đầy đủ các yếu tố nên không được xem là hoàn cảnh thay đổi cơ bản Do
đó, các bên có thể bị hạn chế quyền lợi của mình nếu pháp luật điều chỉnh pháp luậtViệt Nam
Bên cạnh đó, điều kiện để công nhận một hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn chitiết hơn các điều kiện để xác định sự kiện bất khả kháng theo BLDS 2015 và có22
phần tương tự nhau, nhưng hệ quả của hai sự kiện này là hoàn toàn khác nhau Điềunày có thể dẫn đến việc một bên trong hợp đồng sẽ viện dẫn bất khả kháng để miễntrừ thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, thay vì chứng minh hoàn cảnh thay đổi cơbản và yêu cầu đàm phán lại Do đó, việc quy định quá nhiều điều kiện để côngnhận hoàn cảnh thay đổi cơ bản có thể vô tình làm cho quy định này khó có thểđược áp dụng thường xuyên trên thực tế
1.3 Quyền đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
1.3.1 Định nghĩa về quyền
Theo từ điển Cambridge, quyền được định nghĩa là “những điều mà một
người hoặc một vật được đối xử một cách công bằng, có thể chấp nhận được về mặt đạo đức, phù hợp với pháp luật, hoặc là những thứ mà một người, một vật cần thiết cho cuộc sống” Có thể thấy định nghĩa này chỉ ra hai vấn đề cơ bản về quyền: (i) 23
những điều mà một người, một vật được hưởng, (ii) những điều này được xem làphù hợp với đạo đức, pháp luật, và thực sự cần thiết
Dưới góc độ pháp luật, từ điển Black’s Law định nghĩa rằng quyền được xem
là “một tuyên bố có hiệu lực pháp luật rằng người khác sẽ làm hoặc không làm một
23 Từ điển Cambridge điện tử <https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/right>, [truy cập ngày
20-12-2021], “the fact that a person or animal can expect to be treated in a fair, morally acceptable, or legal
way, or to have the things that are necessary for life”
22BLDS 2015, Điều 156, khoản 1, đoạn 2: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan
không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” Một sự kiện bất khả kháng phải đảm bảo ba điều kiện:
(i) Xảy ra khách quan;
(ii) Không thể lường trước được;
(iii) Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.
Trang 23hành động nhất định; một lợi ích được công nhận và bảo vệ, nếu vi phạm là một sai trái” Từ định nghĩa này, có thể hiểu quyền dưới hai hình thức (i) một tuyên bố 24
làm hoặc không làm một hành động có hiệu lực pháp luật; (ii) một lợi ích đượccông nhận và bảo vệ, không thể bị xâm phạm
Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu rằng quyền là một khái niệm mang tínhNhà nước Quyền thể hiện những hành vi mà pháp luật công nhận đối với cá nhân,
tổ chức được thực hiện, và không chủ thể nào được ngăn chặn hay xâm phạm
1.3.2 Phạm vi của quyền đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Khác với hậu quả pháp lý của sự kiện bất khả kháng, các bên không phảichịu trách nhiệm dân sự nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khảkháng, hay được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm với hợp đồng thương25
mại BLDS 2015 quy định phạm vi trong trường hợp xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơ26
bản là bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng
Theo quy định tại khoản 2, Điều 420 BLDS 2015 thì: “Trong trường hợp hoàn cảnh
thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.” Thông qua quy định này, ta có thể xác định
phạm vi của quyền đàm phán lại hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản xoayquanh các vấn đề sau:
(i) Chủ thể của có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng là bên có lợi ích bị ảnh hưởng
Như đã phân tích, quyền quy định những hành vi mà pháp luật công nhận27
cho mỗi cá nhân, tổ chức được thực hiện, không thể bị xâm phạm hay ngăn chặn.Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, pháp luật Việt Nam đã công nhận mộtquyền mới được phát sinh đối với bên có lợi ích bị ảnh hưởng, đó là quyền đượcđàm phán lại hợp đồng Quy định này tương tự với khoản 1 Điều 6.2.3 của PICC
27 Xem Mục 1.3.1.
26 Luật Thương mại 2005, Điều 294, khoản 1, điểm b.
25 BLDS 2015, Điều 351, khoản 2.
24Black’s Law Dictionary 8th: “A legally enforceable claim that another will do or will not do a given act; a
recognized and protected interest the violation of which is a wrong”.
Trang 242016 - khi xảy ra hardship, bên bị bất lợi có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng.Tuy nhiên cần lưu ý rằng, pháp luật Việt Nam chỉ dừng lại ở việc bên có lợi ích bị
28
ảnh hưởng bởi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được đàm phán lại hợp đồng, mà khôngyêu cầu bên còn lại có nghĩa vụ phải tham gia vào việc đàm phán Bên cạnh đó,khoản 4 Điều 420 BLDS 2015 cũng quy định rõ trong quá trình đàm phán, các bênphải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏathuận khác Như vậy, khi xảy ra và viện dẫn hoàn cảnh thay đổi cơ bản, hành độngđầu tiên mà bên có lợi ích bị ảnh hưởng được thực hiện là gửi yêu cầu đàm phánhợp đồng
(ii) Quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng tồn tại trong khoảng thời gian hợp lý
PICC 2016 quy định rằng yêu cầu đàm phán lại hợp đồng phải được đưa rakhông chậm trễ và phải có căn cứ Tại phần bình luận, PICC 2016 cũng đưa ra29
diễn giải rằng - yêu cầu đàm phán lại hợp đồng phải được đưa ra càng sớm càng tốt,ngay sau khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản được giả định là có xảy ra Tuy nhiên,BLDS 2015 không đưa ra giới hạn cho quyền yêu cầu đàm phán lại này Nhìn vàoĐiều 420 BLDS 2015, không có bất kỳ quy định nào quy định rằng việc đàm phánhay yêu cầu đàm phán phải được thực hiện ngay sau khi xảy ra hoàn cảnh thay đổi
cơ bản Hơn nữa, việc sử dụng từ ngữ “thời hạn hợp lý” tại khoản 2 giống như cụm
từ “thời hạn hợp lý” tại khoản 3 Điều 420 BLDS 2015 - chỉ khoảng thời gian không
thể đàm phán được từ lúc đưa ra yêu cầu Do đó, ít có hình dung rằng thời gian hợp
lý tại khoản 2 Điều 420 BLDS 2015 là chỉ việc đưa ra yêu cầu đàm phán lại hợpđồng trong khoảng hợp lý từ lúc hoàn cảnh thay đổi cơ bản xảy ra Điều này có thểdẫn đến trường hợp, bên có lợi ích bị ảnh hưởng trì trệ trong việc đưa ra yêu cầu, vàkhi đưa ra yêu cầu đàm phán lại thì sự thay đổi hoàn cảnh đã kéo dài từ trước Việc
29 PICC 2016, Article 6.2.(1): “The request shall be made without undue delay and shall indicate the grounds
on which it is based.”
28 PICC 2016, Article 6.2.3.(1): “In case of hardship the disadvantaged party is entitled to request renegotiations…”.
Trang 25này gây ảnh hưởng tới việc xác định hoàn cảnh thay đổi cơ bản có thực sự xảy rahay không.
1.4 Hậu quả pháp lý của việc đàm phán hợp đồng không thành
Như đã phân tích, khi xuất hiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bịảnh hưởng có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng Tuy nhiên, đây chỉ cơ bản làmột đề xuất sửa đổi hợp đồng mà không yêu cầu bên kia phải phản hồi hay chấpnhận đề nghị Trên thực tế, BLDS 2015 vẫn cho phép các bên sửa đổi hợp đồngtheo thỏa thuận Vậy việc quy định thêm trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản có30
ý nghĩa gì khi trên thực tế các bên vẫn có thể sửa đổi hợp đồng mà không phải chỉ
ra rằng hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Nhìn nhận vào hậu quả pháp lý của việc sửa đổihợp đồng thông thường, có thể thấy khi các bên không thống nhất được ý chí sửađổi hợp đồng, hợp đồng sẽ vẫn giữ nguyên và các bên phải tiếp tục thực hiện cácnghĩa vụ đã thỏa thuận Tuy nhiên, khoản 3 Điều 420 BLDS 2015 chỉ ra hậu quảpháp lý của việc thỏa thuận không thành như sau:
“Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.”
Căn cứ vào quy định, có thể thấy sau khi bên có lợi ích bị ảnh hưởng đưa ra
đề nghị sửa đổi hợp đồng nhưng không đạt được thỏa thuận chung, một trong cácbên có thể thực hiện bước tiếp theo là yêu cầu Tòa án chấm dứt hoặc sửa đổi hợpđồng Nhìn vào các trường hợp sửa đổi hợp đồng và chấm dứt hợp đồng phù hợp
30BLDS 2015, Điều 421, khoản 1: “Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng”.
Trang 26theo quy định của pháp luật tại BLDS 2015, không có trường hợp nào hợp đồng31
được sửa đổi hay chấm dứt bởi Tòa án nếu các bên thỏa thuận không thành màkhông phải là hoàn cảnh thay đổi cơ bản Có thể thấy đây là điểm khác biệt rõ ràngnhất về mặt hậu quả pháp lý của hoàn cảnh thay đổi cơ bản so với các trường hợpkhác Cũng có thể nói đây là nguyên nhân chính thúc đẩy các bên áp dụng chế địnhhoàn cảnh thay đổi cơ bản trong việc đàm phán lại hợp đồng
So sánh với thông lệ quốc tế, có thể thấy PICC 2016 cũng quy định tương tựvới BLDS 2015 là khi các bên thỏa thuận không thành thì có thể yêu cầu Tòa án sửađổi hoặc chấm dứt hợp đồng Tuy nhiên, khác với BLDS 2015, khái niệm Tòa án32của PICC 2016 được định nghĩa bao gồm Trọng tài và Tòa án Việc BLDS 201533chỉ quy định duy nhất Tòa án đôi khi gây nhiều bất cập cho các bên khi giải quyếtcác tranh chấp trên thực tế Bên cạnh đó, BLDS 2015 quy định chi tiết thứ tự áp34dụng của việc sửa đổi và chấm dứt hợp đồng dựa trên thiệt hại khi chấm dứt và chiphí để thực hiện hợp đồng Điều này tại PICC là chưa từng được ghi nhận, quyền áp
dụng sửa đổi hay chấm dứt phụ thuộc hoàn toàn vào “Tòa án” mà không hề có bất 35
cứ ràng buộc nào Tuy nhiên có thể thấy, việc quy định như vậy phần nào gây khókhăn cho cơ quan giải quyết tranh chấp Bởi để đưa ra được quyết định chấm dứt
hay sửa đổi, trước hết cần phải xác định “thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng” và “chi
phí thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi” Bên cạnh đó, căn cứ vào quy định này
thì hướng giải quyết chấm dứt hợp đồng sẽ được ưu tiên - chỉ sửa đổi khi thiệt hạichấm dứt hợp đồng lớn hơn chi phí thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi Việc ưutiên này là trái với mục đích của việc đàm phán hợp đồng ban đầu tại khoản 2 Điều
420 BLDS 2015 là chỉ để sửa đổi hợp đồng Do đó, quy định về hậu quả pháp lý
35 Hiểu theo định nghĩa của PICC 2016.
34 Phân tích ở Mục 2.2.4.
33PICC 2016, Article 1.11: “In these Principles
– “court” includes an arbitral tribunal…”
32PICC 2016, Article 6.2.3.(4): “If the court finds hardship it may, if reasonable,
(a) terminate the contract at a date and on terms to be fixed, or
(b) adapt the contract with a view to restoring its equilibrium.”
31 BLDS 2015, Điều 441 và 442.
Trang 27của hoàn cảnh thay đổi cơ bản vẫn chưa đạt đến mức tối ưu theo pháp luật ViệtNam Việc sớm có sự thay đổi, hoàn thiện tại quy định này là hoàn toàn cần thiết.
1.5 So sánh hoàn cảnh thay đổi cơ bản và sự kiện bất khả kháng
Khác với hoàn cảnh thay đổi cơ bản chỉ là chế định mới xuất hiện gần đây tạiBLDS 2015, sự kiện bất khả kháng đã xuất hiện từ rất sớm tại BLDS 1995 - BLDSđầu tiên của nước ta Nhìn chung định nghĩa của sự kiện bất khả kháng không có36
sự thay đổi nhiều kể từ khi xuất hiện cho đến hiện nay Điều này giúp cho việc hiểu
và vận dụng trở nên đồng nhất, không có sự khác biệt trong một quá trình dài Bêncạnh đó, sự kiện bất khả kháng còn thường xuyên được vận dụng linh hoạt khôngchỉ trong thực tiễn thương mại mà còn trong các quan hệ dân sự thông thường.Ngược lại, do chỉ mới xuất hiện từ BLDS 2015 nên hoàn cảnh thay đổi cơ bản còn
là một chế định mới mẻ, chưa được áp dụng nhiều trong thực tiễn Bên cạnh đó,
việc có cùng hai tiêu chí xác định là “không lường trước được” và “xảy ra một
cách khách quan” nên hai chế định này nhiều trường hợp bị nhầm lẫn là một Tuy
nhiên bản chất và hệ quả của hai chế định này là hoàn toàn khác biệt Bảng dướiđây đưa ra sự so sánh khái quát nhằm chỉ ra bản chất của hai chế định này:
(ii) Không thể lường trước
(i) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyênnhân khách quan xảy ra sau khi giaokết hợp đồng;
36 BLDS 1995, Điều 17, khoản 1, điểm c.