1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty tnhh t t t i đà nẵnghoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty tnhh t t t i đà nẵng

88 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 14,49 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU (14)
    • 1.1 Tổng quan về gia công (14)
      • 1.1.1 Khái niệm về gia công (14)
      • 1.1.2 Đối tượng tham gia gia công (14)
      • 1.1.3 Đặc điểm của gia công (14)
      • 1.1.4 Lợi ích của gia công (16)
      • 1.1.5 Bộ hồ sơ gia công (16)
    • 1.2 Những vấn đề cơ bản về hợp đồng gia công xuất khẩu (17)
      • 1.2.1 Khái niệm (17)
      • 1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng gia công xuất khẩu (20)
      • 1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công xuất khẩu (21)
      • 1.2.4 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu (22)
      • 1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu (26)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH T.T.T.I ĐÀ NẴNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA (33)
    • 2.1 Tổng quan về công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng (33)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty (33)
      • 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty (34)
      • 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty (36)
      • 2.1.4 Tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty (38)
      • 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022 (47)
    • 2.2 Thực trạng hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty (49)
      • 2.2.2 Thực trạng hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử (51)
      • 2.2.3 Cấu trúc hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử (51)
    • 2.3 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng (57)
      • 2.3.1 Ký hợp đồng gia công (58)
      • 2.3.2 Thông báo, làm thủ tục hải quan (58)
      • 2.3.3 Nhập nguyên vật liệu (59)
      • 2.3.4 Xuất thành phẩm (63)
      • 2.3.5 Thanh toán (64)
    • 2.4 Đánh giá quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng (64)
      • 2.4.1 Ưu điểm (64)
      • 2.4.2 Nhược điểm (65)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH T.T.T.I ĐÀ NẴNG (69)
    • 3.1 Phương hướng & mục tiêu kinh doanh của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng (69)
      • 3.1.1 Phương hướng kinh doanh (69)
      • 3.1.2 Mục tiêu kinh doanh (70)
    • 3.2 Mục tiêu gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng giai đoạn 2023-2025 (70)
    • 3.3 Những thuận lợi & khó khăn khi thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng (71)
      • 3.3.1 Thuận lợi (71)
      • 3.3.2 Khó khăn (71)
      • 3.4.1 Ký HĐGC (72)
      • 3.4.2 Về nhập NVL (73)
      • 3.4.3 Tổ chức sản xuất hàng hoá gia công xuất khẩu (74)
      • 3.4.5 Mở rộng phương thức thanh toán và nâng cao nghiệp vụ thanh toán (74)
      • 3.4.6 Bổ sung một số điều khoản (75)
      • 3.4.7 Một số kiến nghị với Nhà nước (76)
      • 3.4.8 Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp (76)
  • PHỤ LỤC (25)

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách “mở cửa”, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ, bối cảnh chung giao thương quốc tế đang tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp có vốn và năng lực sản xuất lớn, khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn trong thời gian nhanh. Việt Nam là nước đã và đang thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và của các Việt kiều ở xa Tổ quốc. Xét về lợi thế cạnh tranh thì Việt Nam là nước có nền chính trị tương đối ổn định, có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ,… lợi thế mà Việt Nam có được để thu hút các nhà đầu tư. Mở rộng quan hệ làm ăn với các nước bạn, mở rộng quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt là trong quan hệ về kinh tế, Việt Nam luôn nỗ lực hết mình để xứng ngang tầm với các quốc gia khác, tham gia vào một sân chơi chung. Mở rộng quan hệ làm ăn với nước ngoài làm xuất hiện nhiều ngành, nghề kinh doanh mới trong đó có hoạt động gia công xuất khẩu. Đây là hoạt động kinh doanh giữa doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, cá nhân ở trong nước. Gia công xuất khẩu chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, nó phát triển nhanh chóng và ngày càng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 07112006, điều này đã mở ra cho hoạt động gia công xuất khẩu ở Việt Nam những cơ hội lớn để thâm nhập vào thị trường quốc tế. Khi tham gia hoạt động gia công xuất khẩu ngoài lợi ích mà các doanh nghiệp nhận được thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như: vì là hoạt động có liên quan đến yếu tố nước ngoài nên thường gặp những khó khăn trong hoạt động thương mại quốc tế, những khó khăn về vốn khi xây dựng cơ sở hạ tầng, quy trình thực hiện hợp đồng còn nhiều vướng mắc, giá nhân công chưa cao,…. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng cộng với những lý do trên, nhận thấy được những mặt còn hạn chế trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty nên em đã chọn đề tài Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng “ để làm bài Báo cáo tốt nghiệp , chuyên ngành Ngoại Thương. Đây là vấn đề thật sự cần thiết, cần phải có những biện pháp khắc phục, mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, em hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc phát triển kinh tế của doanh nghiệp trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề sau: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về nhận thức của doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật để ký kết, thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành. Tìm hiểu thực tế về hoạt động gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng Đề xuất các giải pháp đối với công ty nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiẹn điện tử tại Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng, bên cạnh đó là các lý luận cơ bản về hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu tại Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Hoạt động gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử của Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng trong giai đoạn 20202022 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nhiều phương pháp bao gồm: Phương pháp quan sát Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê Phương pháp thu thập số liệu 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, phần kết luận , phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài bao gồm 3 chương chính : Chương 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng gia công xuất khẩu Chương 2: Tổng quan về Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng và quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty trong thời gian qua Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU

Tổng quan về gia công

1.1.1 Khái niệm về gia công

Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ… giữa hai hay nhiều đối tác và có thể nhận một giá trị nào đó (bằng tiền hay hàng hóa, dịch vụ khác…) Điều 178 Gia công trong thương mại Luật Thương mại 2005: Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công: thương nhân nước ngoài, có trụ sở thương mại ở 2 nước khác nhau hoặc hai khu vực hải quan riêng theo quy định Pháp luật Nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm di chuyển qua biên giới.

1.1.2 Đối tượng tham gia gia công

Gia công là phương thức kinh doanh sản xuất mà đối tượng tham gia gồm: bên thuê gia công, bên nhận gia công, các bên cung ứng (supplier) và bên bán ( vendor). Trong đó:

Người thuê gia công: cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu (có thể cả máy móc, thiết bị, chuyên gia, tài liệu kỹ thuật).

Người nhận gia công: thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm, nhận về thù lao.

Các supplier ( các bên cung ứng): cung cấp cho nhà sản xuất các nguyên liệu thô hay những vật phẩm cần thiết để chế tạo thành phẩm.

Các vendor (bên bán): Cung cấp trực tiếp thành phẩm cuối cùng đến khách hàng.

1.1.3 Đặc điểm của gia công Đặc điểm của gia công trong thương mại:

Về chủ thể tham gia giao dịch

- Quan hệ gia công được phát sinh giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công. Bên đặt gia công là người có nhu cầu về sản phẩm theo khuôn mẫu Do đó, bên đặt gia công giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, có thể là bán thành phẩm, có thể là dây chuyền máy móc cho bên nhận gia công.

- Bên nhận gia công nguyên vật liệu hoặc mua nguyên vật liệu, tổ chức gia công nhằm tạo ra sản phẩm đúng mẫu mã, cách thức theo yêu cầu của bên đặt gia công Bên nhận gia công phải là thương nhân kinh doanh ngành nghề phù hợp với sản phẩm gia công.

- Sản phẩm mới được sản xuất ra theo hợp đồng gia công trong thương mại gọi là hàng hóa gia công Tất cả các hàng hóa đều có thể gia công, trừ những hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh Trong trường hợp hàng hóa được gia công cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam, có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (theo Điều 180 Luật Thương mại 2005).

- Mang tính chất quốc tế.

- Xuất nhập khẩu gắn liền với sản xuất.

Nguyên liệu, bán thành phẩm thuộc về bên giao gia công.

Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, do đó ít nhất một bên chủ thể phải có mục đích sinh lời.

Về hình thức pháp lý

- Quan hệ gia công trong thương mại được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng gia công.

- Tại Điều 179 Luật thương mại 2005 quy định: Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Trong thương mại, các chủ thể ( hoặc ít nhất một chủ thể) trong quan hệ gia công có mục đích lợi nhuận, do quan hệ này chủ yếu diễn ra giữa các thương nhân hoặc ít nhất một bên là thương nhân

Thuế và hải quan trong XNK.

1.1.4 Lợi ích của gia công

Gia công hàng hóa không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhận gia công mà còn có những lợi ích nhất định đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp:

Giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội học tập, tiếp cận những công nghệ mới, tiến bộ khoa học nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Tận dụng được các cơ sở sản xuất, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu sẵn có, giúp các doanh nghiệp lợi dụng được “thương hiệu” và các kênh phân phối hàng hóa của bên đặt gia công ở trong và ngoài nước, tăng tỷ trọng hàng hóa tự sản xuất trực tiếp, hàng hóa xuất khẩu.

Tăng cơ hội tạo thêm công việc làm cho người lao động, giảm thiểu tỷ lệ người thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân Vì hoạt động gia công hàng hóa thu hút đông đảo bộ phận lao động phổ thông giá rẻ nên nó cũng góp phần giảm chi phí thuê và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thu hút vốn và công nghệ nước ngoài đối với gia công cho nước ngoài.

Khắc phục được mâu thuẫn đang tồn tại giữa thừa sức lao động mà thiếu NVL đầu vào sản xuất.

Mang về lượng ngoại tệ.

1.1.5 Bộ hồ sơ gia công

Bộ hồ sơ gia công gồm:

Hợp đồng gia công: Hợp đồng có thể ở dạng văn bản, telex, hoặc fax nhưng phải có con dấu và chữ ký của hai bên Các phụ lục hợp đồng nếu có Nội dung hợp đồng ở Điều 29 Nghị định 187/2013/NĐ-CP Điều 12 của Nghị định 57/1998 CP ngày

31 tháng 7 năm 1998 quy định: Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản, bao gồm các điều khoản sau:

- Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng

- Tên, số lượng sản phẩm gia công

- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán

- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công, định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công

- Danh mục và giá trị máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc lặng để phục vụ gia công (nếu có).

- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.

- Địa điểm và thời gian giao hàng

- Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

Bảng mã nguyên vật liệu ( Theo khoản a điều 4 công văn 2733/TCHQ- GSQL thì cơ quan hải quan hiện tại chỉ quản lý tên hàng song hiện tại ta vẫn cần đăng ký mã nguyên vật liệu để nhập hệ thống VINACSS VCIS).

Bảng mã thành phẩm: tương tự như bảng mã nguyên vật liệu.

Thông báo thực hiện hợp đồng gia công theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP từ ngày 01/09/2016 Thực hiện thông báo trên hệ thống dự kiến bắt đầu vào ngày 14/11/2016.

Các bảng định mức sản phẩm.

Những vấn đề cơ bản về hợp đồng gia công xuất khẩu

Hợp đồng là sự thoả thuận đạt được giữa hai hay nhiều bên đương sự nhằm mục đích tạo lập, chuyển dịch, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ giữa các bên.

Gia công hàng xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bản thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.

Hiện nay, đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia công hàng hóa Để có thể đưa ra một khái niệm chung “Gia công quốc tế" phù hợp với thực tế Việt Nam, chúng ta hãy điểm qua những định nghĩa sau:

Gia công hàng hóa là một phương thức sản xuất hàng hóa, trong đó người đặt gia công sẽ cung cấp toàn bộ đơn hàng, mẫu mã, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên phụ liệu, bán thành phẩm cùng các điều kiện đảm bảo sản xuất khác và nhận về sản phẩm hoàn chỉnh Người nhận gia công sẽ sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu, giao sản phẩm đó cho người đặt gia công và nhận tiền công trên số lượng sản phẩm làm ra (xem sơ đồ)

Hình 1.1: Quy trình gia công hàng hoá 1

Gia công hàng hóa là một phương thức sản xuất hàng hóa, trong đó người gia Đơn hàng, mẫu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên phụ liệu, bán thành phẩm, các điều kiện bảo đảm sản xuất khác

Bên nhận gia côngBên đặt gia công

(MMTB), bán thành phẩm (BTP) và nhận lại thành phẩm hoàn chỉnh Người nhận gia công tự tổ chức quá trình sản xuất, làm ra sản phẩm theo mẫu của khách đặt; Giao toàn bộ cho người đặt gia công và nhận tiền công (xem sơ đồ)

Trả sản phẩm hoàn chỉnh

Hình 1.2: Quy trình gia công hàng hoá 2

Gia công hàng hóa là phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng và mẫu của người đặt gia công Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo mẫu và bán những sản phẩm làm ra cho người đặt gia công hoặc người nào đó mà người đặt gia công chỉ định theo giá cả hai bên thỏa thuận (xem sơ đồ)

Trả tiền gia công Đơn đặt hàng

Hàng mẫu Đơn hàng mẫu, MMTB, NPL, BTP

Bên nhận Gia công Tổ chức quá trình sản xuất

Tổ chức quá trình sản xuất

Bán sản phẩm hoàn chỉnh

Hình 1.3: Quy trình gia công hàng hoá 3

Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra định nghĩa hợp đồng gia công hàng xuất khẩu như sau:

Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên đặt gia công và nhận gia công Trong đó, bên đặt gia công là một cá nhân hay một tổ chức kinh doanh ở nước ngoài Còn bên nhận gia công Việt Nam trong điều 11 mục 1 chương 3 về gia công với thương nhân nước ngoài theo tinh thần Nghị định 57/CP về chi tiết thi hành Luật Thương mại Việt Nam nêu rõ: Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia công cho các thương nhân nước ngoài, không hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công Đối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại.

Mẫu hàng Trả sản phẩm hoàn chỉnh

Hình 1.4: Sơ đồ quan hệ giữa bên đặt và bên nhận trong hợp đồng gia công

(Nguồn: Kỹ thuật Kinh doanh xuất nhập khẩu- Trang 208) 1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng gia công xuất khẩu

Xét về mặt cấu trúc pháp lý, quan hệ gia công trong thương mại là một dạng của quan hệ gia công được quy định tại Điều 547 đến Điều 558 BLDS 2005 Tuy nhiên, với tư cách là một hoạt động thương mại, gia công trong thương mại có một số đặc điểm riêng liên quan đến chủ thể tham gia, đối tượng, mục đích so với quan hệ gia công được quy định tại BLDS 2005 Theo nguyên tắc áp dụng luật thì không được áp

Bên nhận gia công (trong nước)

Tổ chức quá trình sản xuất hoạt động thương mại này đã được Luật Thương Mại 2005 (LTM 2005) quy định Dựa theo những khái niệm đã nêu trên, ta rút ra được những đặc điểm sau của hợp đồng gia công:

Là loại hợp đồng có đối tượng là công việc có kết quả tạo ra một tài sản mới.

 Kết quả của công việc gia công phải theo khuôn mẫu mà bên gia công yêu cầu, trong trường hợp pháp luật đã quy định tiêu chuẩn riêng cho tài sản gia công thì bên gia công phải tuân theo các tiêu chuẩn này

Hợp đồng gia công là loại hợp đồng mang tính đền bù, tính chất đền bù được thể hiện rõ nét trong chế định hợp đồng dân sự, trong đó một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận được những lợi ích vật chất ngược lại từ phía bên kia (Điều

547 BLDS 2005) Thêm vào đó, hợp đồng gia công thuộc nhóm phổ biến nhất và là loại hợp đồng đền bù trong giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Hợp đồng gia công có thể ký trực tiếp hoặc ký bằng điện tín: fax, telex

Hợp đồng được lập bằng tiếng Anh và tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài khác do hai bên thỏa thuận.

Trong hợp đồng gia công, một bên nhận nguyên vật liệu của bên kia để tạo ra một sản phẩm mới, bên nhận gia công phải tự mình tổ chức thực hiện công việc để hoàn thành và giao thành phẩm cho bên đặt gia công, bên đặt gia công không kiểm soát quá trình thực hiện hợp đồng của bên nhận gia công.

Cuối cùng, điểm chính của hợp đồng gia công là mang đặc điểm đặc trưng của hợp đồng dân sự (nói chung) và hợp đồng có đối tượng (nói riêng).

1.2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công xuất khẩu

1.2.3.1 Bên đặt gia công Điều 181 Luật Thương mại năm 2005: Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

1 Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH T.T.T.I ĐÀ NẴNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

Tổng quan về công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng

Ý nghĩa tên gọi của T.T.T.I được lấy từ chữ cái đầu của các chủ đầu từ sau:

1- Công ty Todai (Malaysia) Sdn Bhd., trụ sở đặt tại: 1-1 to 1-3 Jalan Taruka, Larkin Industrial Estate, Larkin, Johor Bahru, Johor Malaysia;

2- Công ty Todai Electric Ltd., trụ sở đặt tại: 3-48-6 Sendagi, Bunkyo-ku, Tokyo, Nhật Bản;

3- Công ty Towa Denki Co., Ltd, trụ sở đặt tại: 2-13-8, Shibashi, Minato-ku, Tokyo, Nhật Bản;

4- Công Ty I-MAG Electronics Co., Ltd, trụ sở đặt tại: 3F, No.9, Lane768, Sec.4

Pa The Road, Nan-kang 115, Taipei, Đài Loan;

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Để thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH T.T.T.I tách chi nhánh thành công ty độc lập với tên mới là Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng.

Ngày 21/05/2004, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng chấp nhận việc thành lập chi nhánh của công ty TNHH T.T.T.I tại KCN Đà Nẵng.

Ngày 06/08/2010, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận, mã số thuế mới thành lập công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng, cụ thể như sau:

- Tên chi nhánh: Công ty TNHH T.T.T.I, Chi nhánh Đà Nẵng.

- Tên tiếng Anh: T.T.T.I Co., Ltd, Da Nang Branch.

(Nguồn: Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng)

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên, là doanh nghiệp chế xuất.

- Địa chỉ trụ sở chính: Lô 31, KCN Đà Nẵng, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

- Người đại diện: YUGO SHIMUARA.

- Giám đốc sản xuất hiện tại: người Malaysia.

- Tổng số nhân viên trong công ty ( tính đến thời điểm hiện tại ): 304 người.

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, gia công và xuất khẩu các linh phụ kiện điện tử cụ thể là cuộn cảm, cuộn dây khử từ tính, băng keo đã cắt, bộ lọc, máy biến thế sóng ngắn, cuộn cao tần, tape slit, lắp rắp bản in điện tử.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

- Có hoạt động gia công – SXXK, hàng hoá sản xuất ra để xuất nước ngoài và xuất khẩu cho DNCX khác.

- Mặt hàng gia công chính: cuộn cảm.

- Nhập khẩu các nguyên liệu, máy móc thiết bị từ: Trung Quốc, Nhật Bản,

Malaysia, Việt Nam, Thái Lan.

- Xuất khẩu thành phẩm cho các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan.

Mục tiêu hoạt động của chi nhánh: Chuyên hoạt động trong lĩnh vực gia công sản xuất xuất khẩu hàng linh kiện điện tử.

Công ty chịu trách nhiệm trước sự quản lý của các cơ quan nhà nước như: Chi cục thuế, chi cục hải quan, cơ quan quản lý ngoại thương,…Và công ty cũng luôn phải chịu trách nhiệm với chính mình về các hoạt động kinh doanh của mình bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến công ty mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như nền kinh tế Việt Nam Vì thế công ty luôn phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ, cũng như có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho Nhà Nước Chấp hành đúng quy định của Nhà nước cộng với chung tay góp sức để đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển.

Hình thức đầu tư: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Công ty sản xuất linh kiện điện tử 100% vốn Nhật Bản, hoạt động xuất nhập khẩu là gần như 100%.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng

(Nguồn: Thông tin nội bộ - công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng) 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Chủ tịch: Ông YUGO SHIMUARA: làm đại diện pháp luật, là người Nhật, không thường xuyên ở chi nhánh tại Việt Nam, có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp.

- Giám đốc nhà máy: là người Malaysia, được ông YUGO SHIMUARA uỷ quyền quản lý chi nhánh công ty tại Đà Nẵng Là người đứng đầu, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty chi nhánh Đà Nẵng, có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước cán bộ công nhân của công ty Có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty, cũng như quyết định mọi hoạt động xuất nhập khẩu của công ty theo đúng quy định của Nhà nước Trực tiếp giám sát, theo dõi, chỉ đạo các phòng ban

TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

NHÂN VIÊN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG khác trong công ty Đồng thời cũng là người chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty

- Phòng kế toán – nhân sự: gồm 2 bộ phận mỗi một bộ phận có 1 người đảm nhiệm.

+ Kế toán: phụ trách việc quyết toán sổ sách, theo dõi nguồn thu chi của công ty, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp

+ Hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm soạn thảo, lưu trữ các giấy tờ pháp lý liên quan đến công ty củng như hồ sơ lý lịch của công nhân viên, tuyển dụng và đào tạo nhân viên khi cần thiết Tư vấn cho Giám Đốc về luật lao động, chính sách quy định của nhà nước Xây dựng nội quy lao động cũng như các nội quy khác trong công ty

- Phòng sản xuất: gồm có trợ lý sản xuất: theo dõi tình hình về sản xuất của công ty, đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, các hoạt động xuất khẩu, các hoạt động nghiên cứu để đổi mới sản phẩm, hoạt động đánh giá chất lượng sản phẩm, hoạt động vận chuyển sản phẩm đến với khách hàng, hoạt động quản lý sản phẩm theo đúng chất lượng.

- Phòng kế hoạch: Dựa trên nguồn nhân lực, đơn đặt hàng để sắp xếp hàng hoá, lên thời khoá biểu phù hợp cho công ty, chủ trì lập kế hoạch SXKD của công ty theo tháng, thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của công ty và các công tác khác được phân công theo quy định Quản lý 3 bộ phận sau:

+ Mua hàng: gồm có bộ phận mua hàng nội địa và mua hàng quốc tế, nhiệm vụ liên hệ với nhà cung cấp, đối tác để lấy hàng về,…

+ Xuất nhập khẩu: gồm 2 bộ phận xuất khẩu và nhập khẩu, là bộ phận quan trọng của công ty Có nhiệm vụ thực hiện, chịu trách nhiệm cũng như quản lý về các nguồn hàng xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu, hoạt động XNK tại công ty.

+ Kho: quản lý xuất, nhập hàng trong kho, đóng gói hàng hoá,…

- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho Ban tổng giám đốc về kỹ thuật xây dựng, các hệ thống văn bản pháp lý thuộc lĩnh vực xây dựng, thẩm tra hồ sơ quyết toán, tư vấn quản lý điều hành dự án, phối hợp, hỗ trợ chủ đầu tư về kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản pháp lý thuộc lĩnh vực xây dựng.

- Phòng kiểm tra chất lượng: Nhiệm vụ chính của phòng quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của doanh nghiệp Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, phòng quản lý chất lượng cần phải lập kế hoạch cụ thể để kiểm soát chất lượng

2.1.4 Tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty

Bảng 2.1: Số lượng nhân sự của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng năm 2020-2022 ĐVT: Người

TỔNG SỐ LƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

(Nguồn: Thông tin nội bộ - công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng)

TỔNG SỐ LƯỢNG CÔNG NHÂN VIÊN

Hình 2.2: Biểu đồ số lượng nhân sự của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng năm

Bảng 2.2: Số lượng nhân sự của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng năm 2020-2022 theo các chỉ tiêu cụ thể ĐVT: Người

SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%)

Trên Đại Học 8 3% 8 3% 10 4% Đại Học 172 63% 170 63% 162 63%

Tổng Thâm niên công tác

(Nguồn: Thông tin nội bộ - công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng)

Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực gia công xuất khẩu, là doanh nghiệp chế xuất Sản phẩm chính của công ty là các hàng linh kiện điện tử cụ thể là cuộn cảm có quy mô lớn Do tính chất đặc thù của DNCX nên nguồn lao động của công ty cũng có những đặc điểm riêng biệt.

Thực trạng hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty

công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng

2.2.1 Sự biến động về số lượng và giá trị hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử

Bảng 2.6: Biến động về số lượng và giá trị HĐGC xuất khẩu hàng linh kiện điện tử năm 2020-2022 của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng

Số lượng Hợp đồng 4,041,443 5,174,252 6,379,911 1,132,809 28% 1,205,659 23% Trị giá Nghìn đồng 82,749,769 128,056,492 160,002,086 45,306,723 55% 31,945,594 25%

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch 2021/2020 Chênh lệch 2022/2021

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

BIẾN ĐỘNG VỀ SỐ LƯỢNG HÀNG GIA CÔNG

Hình 2.4: Biến động về số lượng hàng gia công linh kiện điện tử năm 2020-2022 của công ty

BIẾN ĐỘNG VỀ GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU

Hình 2.5: Biến động về giá trị hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử năm 2020-2022 của công ty

Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện sự biến động trên, ta thấy: số lượng hàng linh kiện điện tử công ty gia công để xuất khẩu từ 2020-2022 tương đối tăng đều Tính đến hết năm 2020, công ty đã gia công được 4,041,443 cái cuộn cảm với tổng giá trị hợp đồng gia công xuất khẩu năm 2020 đạt với số 92,749,769 nghìn đồng Năm 2021 do tình hình dịch bệnh khiến hoạt động xuất khẩu giữa các nước bị ứ đọng, trì trệ những số lượng hàng gia công của công ty vẫn không có dấu hiệu giảm ngược lại còn tăng nhẹ tăng lên 1,132,809 tương đương với tăng 28% so với năm 2020 do đó tổng giá trị của HĐGC năm 2021 cũng tăng theo 55% so với tổng giá trị năm 2020 Đến năm 2022, kiểm soát được tình hình dịch bệnh, nền kinh tế bắt đầu quay trở lại, hoạt động XNK giữa các nước tăng theo làm cho số lượng hàng gia công của công ty tăng khá mạnh lên 6,379,911 cái cuộn cảm tăng hơn so với năm 2021 là 23% Đây là một con số thể hiện tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Như vậy, cộng tất cả sự gia tăng của số lượng hàng linh kiện điện tử mà công ty gia công qua 3 năm 2020-2022, tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng giá trị của các hợp đồng gia công xuất khẩu của công ty đạt tỉ lệ là 100% Đây là một kết quả đáng mừng của công ty trong suốt nhiều năm cố gắng và nỗ lực không ngừng Kết quả cũng cho thấy, tình hình hoạt động trong gia công xuất khẩu của công ty cũng đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng qua các năm

2.2.2 Thực trạng hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử

Mặt hàng linh kiện điện tử chủ yếu được xuất khẩu nhiều nhất là qua Nhật Bản Đây là nước có nhu cầu về kỹ thuật khá cao Dựa vào số liệu 3 năm gần nhất, có thể thấy rõ rằng số lượng HĐGC xuất khẩu hàng linh kiện điện tử của công ty luôn tăng đều qua từng năm Chứng tỏ công ty hoạt động khá tốt, có lời Sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty chủ yếu là hàng gia công hàng linh kiện điện tử cụ thể là cuộn cảm Thành phẩm chủ yếu thực hiện theo hợp đồng gia công nên việc sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào mẫu mã và kiểu dáng, tài liệu kỹ thuật, NVL do bên giao gia công cung cấp Số lượng tiêu thụ phụ thuộc vào đơn hàng ký với khách hàng và chất lượng được quy định trong tài liệu kỹ thuật, kiểu dáng do khách hàng cung cấp. Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,

Hiện nay, vì nền kinh tế mới ổn định lại, tình hình các HĐGC của công ty cũng chưa nhiều, gọi nôm na là bị “ế hàng” nghĩa là không có hàng hoá gia công để làm. Bên cạnh đó, ở Đà Nẵng cũng có khá nhiều DNCX nhận gia công nhiều loại hàng khác nhau nên công ty không tránh khỏi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau Có thể cạnh tranh về giá gia công hoặc tay nghề,…

Vì là doanh nghiệp chế xuất, sản xuất xuất khẩu công ty không chỉ nhận gia công xuất khẩu hàng cho Nhật – công ty mẹ mà khi có DN nào trong nước thuê công ty gia công hay làm hàng thì công ty vẫn nhận gia công nếu sản phẩm, hàng hoá đó phù hợp với quy cách, giá gia công không quá thấp, đảm bảo có lời cho hoạt động gia công.

2.2.3 Cấu trúc hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử

Trong hoạt động gia công xuất khẩu thì văn bản pháp lý đầu tiên để chứng tỏ mối quan hệ làm ăn giữa hai bên đó chính là hợp đồng gia công Hợp đồng gia công cần ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện đẩy đủ tất cả những điều khoản và điều kiện mà hai bên đã thương lượng.

Trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng gia công với các đối tác nước ngoài, ban lãnh đạo công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng vẫn giữ tiêu chí là “hợp tác, đôi bên cùng có lợi ” Trong hợp đồng gia công dưới đây đã thể hiện được rõ:

Effect date (ngày hiệu lực): 1-Apr-2020

Expiry date (ngày hết hạn): 31-Mar-2021 (1 year) Today, March-20-2020 we include:

Adress (Địa chỉ ): Twin-bldg Tabata A 3F, Higashitabata 1-13-10, Kita-ku, Tokyo 114-0013, Japan

Representative by (Đại diện bởi): Mr RYUYA KOSEKI - General Manager

Above is called "Party A" (Trên đây được gọi là "Bên A")

Address (Địa chỉ): Lot 31 Da Nang Industry Zone, An Hai Bac ward, Son Tra District, Da Nang City, Viet Nam

Representative by (Đại diện bởi) : Mr HISATO TANAKA - Factory Manager

Above is called "Party B" (Trên đây được gọi là "Bên B")

The both parties have mutually agreed to sign this processing contract following terms and conditions :

Hai bên cũng thỏa thuận và đồng ý ký vào hợp đồng gia công này với các điều khoản sau đây:

Article 1 (Điều 1): COMMODITY, QUANTITY, AMOUNT/ TÊN HÀNG, SỐ LƯỢNG, TRỊ GIÁ, ĐƠN GIÁ

* Finish goods products origin will be show origin : MADE IN VIETNAM

Thành phẩm gia công sẽ sử dụng tên gọi xuất xứ : MADE IN VIETNAM

Article 2 (Điều 2) : SPECIFICATION, QUALITY / CHI TIẾT KỸ THUẬT, KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

* Party A will supply all specification and drawing design

Tất cả chi tiết kỹ thuật và thiết kế theo tài liệu bên A cung cấp

* If party B find out any no good material during checking in IQC, party B will return them to party A and request replacement.

Trong quá trình kiểm tra đầu vào nguyên liệu nếu bên B phát hiện nguyên liệu không đạt chất lượng, Bên B sẽ trả số lượng hư này cho bên A và bên A phải gửi bù lại số lượng này

* Material waste: Depending on the type materials and finished goods

Cho phép hao hụt: Tùy thuộc vào các loại nguyên phụ liệu và sản phẩm

Article 3 (Điều 3): PACKING, DELIVERY / ĐÓNG GÓI, XUẤT HÀNG

* Transferred from surplus materials of the 2020-TODAI contract.

Chuyển từ vật liệu dư thừa của hợp đồng 2020-TODAI

* Part A will supply all material (Free of charge) to party B after contract signing Except packaging material will be bought in Viet Nam by Part B.

Bên A sẽ cung cấp toàn bộ nguyên phụ liệu (không thanh toán) cho bên B sau ngày ký hợp đồng ngoại trừ nguyên liệu đóng gói sản phẩm được bên B tự cung ứng tại Việt Nam

* Part A will delivery materials direct to Part B or designation from other suppliers

Bên A sẽ giao nguyên phụ liệu trực tiếp cho bên B hoặc chỉ dịnh giao từ các nhà cung cấp khác

Term delivery (materials) is CIF/CIP or other agreement follow each shipment (Incoterms 2010) Điều kiện giao hàng (nguyên vật liệu) là CIF / CIP hoặc thỏa thuận khác theo từng lô hàng (theo Incoterms 2010)

* All material origin designate by party A follow each type material

Nguồn gốc xuất xứ của tất cả các loại nguyên phụ liệu được chỉ định của bên A theo từng loại cụ thể

Danh mục nguyên vật liệu như đính kèm

* Quantity of materials is based on the total number of finished goods to be carried out, unit price based on the invoice of each specific shipment.

Số lượng vật liệu dựa trên tổng số hàng hóa thành phẩm sẽ được thực hiện, đơn giá dựa trên hóa đơn của từng lô hàng cụ thể

* After the contract expires, Party B can transfer the excess materials to use for the next contract, or as appointed by Party A.

Sau khi hợp đồng hết hạn, Bên B có thể chuyển các vật liệu dư thừa để sử dụng cho hợp đồng tiếp theo hoặc theo chỉ định của

* Packing and model number will follow by every purchase order from party A Đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa sẽ được thể hiện theo từng đơn hàng do bên A yêu cầu

* Delivey time: After receiving all materials and follow demand from party A

Thời hạn xuất thành phẩm: Sau khi nhận đầy đủ các loại nguyên liệu và theo yêu cầu của bên A

* Delivery term: EX-WORK, FOB or other agreement follow each shipment Điều kiện giao hàng: EX-WORK, FOB hoặc thỏa thuận khác theo từng lô hàng

* Detail of finish goods unit price, amount will be check on every export invoice Đơn giá, trị giá cụ thể của hàng thành phẩm được thể hiện theo mỗi hóa đơn xuất hàng

* Delivery place: Follow demand from party A Địa điểm giao hàng: Theo yêu cầu của bên A

Machine (Máy móc, thiết bị)

* Machine equipment, Party A will provided for party B or for party B borrow, but not pay.(if any)

Máy móc, thiết bị do bên A cung cấp hoặc cho bên B mượn nhưng không thanh toán.(nếu có)

* After the contract expires, Party B can transfer machine borrowed to use for the next contract, or as appointed by Party A

Sau khi hết hạn hợp đồng, Bên B có thể chuyển máy mượn để sử dụng cho hợp đồng tiếp theo, hoặc theo chỉ định của Bên A

Article 4 (Điều 4) : PAYMENT / THANH TOÁN

* Party A shall pay the processing cost to party B by T/T remittance within 90 days base on invoice date

Bên A sẽ thanh toán tiền gia công cho bên B bằng điện chuyển tiền trong vòng 90 ngày dựa trên ngày hóa đơn

Article 5 (Điều 5) : OTHERS / CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

* This contract is made in 4 copies, each party keep 2 copies with equal value.

Hợp đồng này được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản có giá trị như nhau

* Any changing occur to this contract shall be agree and signing by both party

Nếu có bất cứ phát sinh thay đổi nào trên hợp đồng này phải được thỏa thuận và ký kết giữa 2 bên

* This contract comes into effect from 01-Apr-2020 to 31-Mar-2020.

Hợp đồng này có hiệu lực từ 01/04/2020 ngày ký đến hết ngày 31/03/2021

For and behalf part A For and behalf part B Đại diện bên A Đại diện bên B

Commodity Quantity Processing price Processing amount

Tên hàng Số lượng Đơn giá gia công Trị giá gia công

Follow purchasing order / theo giá trên đơn đặt hàng

Hình 2.6: Hợp đồng gia công xuất khẩu của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

2.2.3.1 Phần mở đầu, giới thiệu hợp đồng

Là những phần mà hợp đồng nào cũng phải có, nếu không có thì hợp đồng không có giá trị, bao gồm:

- Tiêu đề HĐ: “PROCESSING CONTRACT” ( Hợp đồng gia công)

- Số và ký hiệu HĐ (Contract No): 2021-TODAI

- Thời gian ký kết HĐ (ngày tháng năm ký kết hợp đồng): 20/03/2020

2.2.3.2 Phần thông tin chủ thể của hợp đồng

Mỗi bên phải nêu đầy đủ các thông tin sau:

Bên A: bên đặt gia công

Bên B: bên nhận gia công

Tên đơn vị (tên đầy đủ và viết tắt nếu có):

-Bên B: T.T.T.I DA NANG CO., LTD

Địa chỉ đơn vị (số nhà, tên đường, tỉnh, thành phố, quốc gia):

-Bên A: Twin-bldg Tabata A 3F, Higashitabata 1-13-10, Kita-ku, Tokyo 114-

-Bên B: Lô 31 Khu công nghiệp Đà Nẵng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Các số máy fax, telex:

Người đại diện ký kết hợp đồng: cần nêu rõ họ tên và chức vụ của người đại diện trong đơn vị

-Bên A: Mr RYUYA KOSEKI - Tổng Giám Đốc

-Bên B: Mr HISATO TANAKA - Quản lý nhà máy

2.2.3.3 Phần các điều khoản của hợp đồng

Phần nội dung: bao gồm các chính sách và điều khoản cần thiết và bắt buộc cho một hợp đồng, nếu không có nó hợp đồng không có giá trị pháp lý.

Bên A: bên đặt gia công

Bên B: bên nhận gia công

Tên hàng và mô tả hàng hóa (Commodity)

Tại Điều 1, trong hợp đồng xác định cụ thể

-Tên hàng: cuộn cảm các loại

Mô tả chất lượng hàng hoá (Quality)

Tại Điều 2, trong hợp đồng xác định cụ thể

-Trong quá trình kiểm tra đầu vào nguyên liệu nếu bên B phát hiện nguyên liệu không đạt chất lượng, bên B sẽ trả

-Cho phép hao hụt: Tuỳ thuộc vào các loại nguyên phụ liệu và sản phẩm

Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa tùy theo đơn vị tính toán (Quantity)

Tại Điều 1, trong hợp đồng xác định cụ thể

Giá (Price): Ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền thanh toán của hợp đồng

Tại Điều 1, trong hợp đồng xác định cụ thể

-Trị giá gia công: 2,500,000 USD

Thời hạn và địa điểm giao hàng (Shipment): cần ghi rõ việc giao hàng từng phần và chuyển tải hàng hóa có được phép hay không

Tại Điều 3, trong hợp đồng quy định:

-Thời gian xuất thành phẩm: Sau khi nhận đầy đủ các loại nguyên liệu và theo yêu cầu của bên A

-Địa điểm giao hàng: theo yêu cầu của bên A Có 2 loại : xuất trực tiếp cho Nhật hoặc xuất cho nước khác theo chỉ định của công ty Nhật

-Điều kiện giao hàng: EX-WORK, FOB ( theo Incoterms 2010) hoặc thoả thuận khác theo từng lô hàng

-Có giao hàng từng phần : Giao trước

Thanh toán (Payment): phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn

Tại Điều 4, trong hợp đồng quy định:

-Đồng tiền thanh toán được sử dụng: USD

-Thời hạn thanh toán: trong vòng 90 ngày dựa trên ngày hoá đơn.

-Phương thức thanh toán: Bên A sẽ thanh toán tiền gia công cho bên B bằng phương thức T.T.R/ T.T (điện chuyển tiền)

Quy cách đóng gói bao bì và nhãn hiệu hàng hoá (Packing and marking):

Tại Điều 3, trong hợp đồng quy định:

-Quy cách đóng gói: đóng gói và ký mã hiệu hàng hoá sẽ được thể hiện theo từng đơn hàng do bên A yêu cầu Thường là đóng gói thành phẩm bằng thùng, sản phẩm sẽ được bỏ trong một cái hộp, nhiều hộp đó được bỏ trong một cái thùng ( đóng chặt chẽ do tính chất sản phẩm hàng linh kiện điện tử không chịu được tác động rung lắc nhiều sẽ dễ bị gãy), đóng trên pallets

- NVL đóng gói: NVL do bên đầu Việt Nam tự cung ứng

-Thành phẩm gia công sẽ sử dụng tên gọi xuất xứ: Made in Việt Nam

Chi tiết kỹ thuật (Specification)

Tại Điều 2, trong hợp đồng quy định: Tất cả chi tiết kỹ thuật và thiết kế theo tài liệu bên A cung cấp

2.2.3.4 Phần cuối của hợp đồng

Tại Điều 5, trong hợp đồng quy định: Các điều khoản khác

Hợp đồng này được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản có giá trị như nhau

Hợp đồng này thuộc hình thức: bằng văn bản

Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng: Tiếng Việt, Tiếng Anh

Hợp đồng này có hiệu lực từ 01/04/2020 ngày ký đến hết ngày 31/03/2021

Nếu có bất cứ phát sinh thay đổi nào trên hợp đồng này phải được thoả thuận và ký kết giữa 2 bên

Chữ kí, tên, chức vụ người đại diện của bên A, bên B.

Hợp đồng gia công nói trên tương đối đơn giản, ngắn gọn Với mặt hàng cuộn cảm, cùng với TODAI ELECTRIC là là công ty mẹ, vừa là một đối tác khá uy tín và đã làm ăn lâu dài, việc thể hiện hợp đồng như vậy là hợp lý và cần thiết Tuy nhiên, việc thanh toán bằng TTR thì thủ tục khá đơn giản, nhanh gọn nhưng rủi ro cũng là rất cao Người xuất khẩu không có căn cứ nào để có thể đảm bảo được rằng người mua sẽ trả tiền cho mình, ngoại trừ dựa vào uy tín và mối quan hệ hợp tác lâu dài trong thời gian qua giữa các bên.

Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng

tử tại công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng Để có được những HĐGC như trên và đi đến việc sản xuất thành phẩm để giao cho bên thuê gia công, công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng phải lên quy trình để thực hiện và quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng bao gồm:

Ký hợp đồng gia công

Thông báo, làm thủ tục hải quan

Hình 2.7: Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng

2.3.1 Ký hợp đồng gia công

Một số địa điểm có thể ký hợp đồng gia công như:

- Chi cục hải quan đầu tư - gia công thuộc cục hải quan quản lý doanh nghiệp.

- Chi cục hải quan quản lý doanh nghiệp

Nơi nào thuận tiện nhất thì làm căn cứ điều 58 thông tư 38/2015/TT-BTC Đối với các công ty liên quan đến gia công, DNCX: sẽ chọn hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Đà Nẵng Đây cũng chính là nơi ký hợp đồng gia công của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng.

Khi soạn thảo và ký kết HĐGC, bên thuê gia công và bên nhận gia công công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng đã cam kết:

- Thống nhất tất cả các điều khoản cần thiết trước khi ký kết

- Không được có điều khoản trái với luật lệ hiện hành ở nước người bán hoặc ở nước người mua hoặc luật lựa chọn

- Các thông tin cơ bản theo quy định pháp luật về HĐGC, ký HĐGC mỗi năm 1 lần hiệu lực HĐGC theo năm tài chính từ 01/04 31/03

- Người đứng ra ký kết HĐ phải là người có thẩm quyền ký kết.

2.3.2 Thông báo, làm thủ tục hải quan

Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng là người đứng ra làm các thủ tục hải quan nhập NVL hàng gia công nên công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng phải đến thông báo và làm thủ tục với hải quan:

- Đăng ký xin thực hiện hợp đồng gia công, kiểm tra nhà xưởng khi lần đầu thực hiện Quy định tại Luật Hải quan, Nghị định 08/2015/NĐ-CP Các thức tiến hành kiểm tra quy định tại điều 57 thông tư 38/2015/TT-BTC Hồ sơ gồm:

+ Hợp đồng gia công: Bản tiếng anh và bản dịch và các phụ lục nếu có.

+ Đơn xin thực hiện hợp đồng gia công.

+ Giải trình cơ sở sản xuất phù hợp thực hiện hợp đồng gia công.

Cơ quan Hải quan xác minh rằng công ty đã được cấp giấy là doanh nghiệp chế xuất, nằm trong khu chế xuất cách biệt với bên ngoài,….

- Văn bản thông báo hợp đồng gia công:

Công ty phải chuẩn bị HĐGC đã ký khi khi hết hợp đồng cũ, biên bản thoả thuận thanh lý HĐGC cũ.

Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng NVL đầu tiên cho hợp đồng thì chậm nhất là 3 ngày làm việc công ty phải xuất trình hồ sơ để cơ quan hải quan làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng Bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan bao gồm các giấy tờ sau (xem ở phụ lục):

+ Hóa đơn thương mại

+ Các giấy tờ có liên quan khác.

- Nhập máy hợp đồng trên hệ thống VINACSS VCIS, đăng ký mã máy móc, nguyên vật liệu, mã sản phẩm Không cần nhập máy đối với định mức ( điều 55 thông tư 38/2015/TT-BTC) sau đó chuyển trạng thái "đã được duyệt"

Theo thông tư 74/2010/TT – BTC ngày 14/05/2010 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài đã quy định, công ty đang gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử theo hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm cụ thể: NVL sẽ được bên giao gia công cung cấp cụ thể là công ty Nhật hoặc hoặc công ty Nhật sẽ thuê một nước khác giao NVL cho công ty gia công như: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,…Và sau thời gian sản xuất, chế tạo, bên giao gia công sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công cho bên nhận gia công. Nguyên liệu đóng gói bên nhận gia công tự cung ứng, còn lại hầu như nhập khẩu không thanh toán, chưa thanh toán xong Và nguyên vật liệu vẫn thuộc về sở hữu của bên đặt gia công.

Về thuê, mượn, nhập khẩu máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công: Bên nhận gia công công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công công ty Todai Electric để thực hiện hợp đồng gia công Công ty thuê gia công sẽ chuyển toàn bộ máy móc về cho bên nhận gia công. Hiện nay, việc giao nhận NVL của công ty đều được vận chuyển qua các phương tiện như đường biển, đường bộ và đường hàng không nhưng chủ yếu là vận chuyển bằng đường biển Phần lớn giao hàng NVL là theo điều kiện CIF/CIP (Incoterms 2010) hoặc thoả thuận khác nếu có tuỳ theo mỗi lô hàng

Khi NVL đã đến được cảng hoặc sân bay theo điều kiện giao hàng đã thỏa thuận trên hợp đồng của mỗi lô hàng, nhân viên xuất nhập khẩu của công ty sẽ làm thủ tục hải quan và giao nhận tại cảng hoặc sân bay để lấy hàng về Đối với các lô hàng ở cảng

Hồ Chí Minh thì công ty sẽ sử dụng dịch vụ giao nhận.

Nhân viên XNK của công ty cần hoàn thành các thủ tục sau để có thể mang hàng về:

1/ Thủ tục thông quan hàng hoá tại hải quan giám sát tại cửa khẩu

Nộp tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục thông quan sau đó nhân viên hải quan kiểm tra có lô hàng đó không nếu xác nhận hàng hoá đúng và trùng khớp trên hệ thống thì hoàn thành thủ tục hải quan Với trường hợp nhận hàng bằng đường biển thì khi có thông báo hàng đến nhân viên XNK phải tiến hành các bước sau:

- Đối với hàng phải lưu kho bãi: Mang giấy giới thiệu cơ quan, vận đơn gốc (B/L) đến cảng đổi lấy lệnh giao hàng (D/O) 3 bản, nộp lệ phí lưu kho bãi, xếp dỡ… Xuất trình biên lai nộp lệ phí, D/O, Invoice, Packing List tại văn phòng cảng để ký xác nhận. Cảng lưu giữ 1 bản D/O Xuất trình 2 bản D/O tại kho vận để làm phiếu xuất kho. Hoàn thiện nốt các thủ tục hải quan để lấy hàng khỏi cảng Lưu ý, nếu nhân viên công ty đến lấy hàng chậm hơn so với ngày trên thông báo hàng đến đã kí với hãng tàu đã thuê, thì sẽ phát sinh ra hai chi phí mà công ty cần phải trả cho hãng tàu:

+ Đối với hàng nguyên container (FCL): Phí lưu cont có hàng tại bãi của cảng/ Cont nằm trong cảng (DEM), phí lưu cont tại kho riêng của khách hàng/ Cont đã nằm bên ngoài của cảng (DET)

+ Đối với hàng lẻ (LCL): hàng cứ vô tới cảng là mặc định tính tiền lưu kho, lưu

- Đối với hàng không phải lưu bãi: Hoàn thành các thủ tục hải quan trước khi dỡ hàng Đưa cho cảng B/L, D/O, nộp lệ phí bốc xếp và lấy lệnh giao thẳng, nhận hàng và xác nhận số lượng hàng hóa thực giao nhận với cảng

2/ Thủ tục giao nhận với kho hàng cần có: giấy giới thiệu của công ty, bộ lệnh giao hàng của Fowarder (FWD)

 Kiểm tra nguyên vật liệu nhập khẩu

Nội dung của kiểm tra hàng nguyên vật liệu trước khi mang hàng về công ty:

- Kiểm tra số lượng: Đủ, thừa, thiếu, đổ vỡ, xác định nguyên nhân thiệt hại…

- Kiểm tra chất lượng: Chủng loại, quy cách, nhãn hiệu, kích thước,

Nhưng thực tế, không thể mở hàng hoá ra để kiểm tra bên trong, chỉ có thể kiểm tra bên ngoài cụ thể không được kiểm tra số lượng, chỉ được kiểm tra số kiện hàng Dựa vào kinh nghiệm nhân viên XNK của công ty phải ước chừng được số kí lô gam của kiện hàng, quan sát xem hàng hoá còn nguyên đai nguyên kiện như trên giấy tờ không.

Hình 2.8: Lệnh giao hàng của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Ví dụ: theo như hợp đồng trên, nhân viên công ty chỉ được kiểm tra đủ 20 số kiện cụ thể: 8 thùng cartons, đặt trên 3 Pallets & 9 Bales Và phải ước chừng xem lô hàng đó đủ tầm số kí như trên không. Đối với các trường hợp trong quá trình kiểm tra phát hiện hàng hoá bị bị rách,lũng hoặc lòi ra ngoài, bị lỗi không đúng với yêu cầu thỏa thuận trong hợp đồng thì phải lập tức báo kho hỏi xem lô hàng này đã làm biên bản hàng lỗi chưa hoặc có thể lập biên bản hàng hoá bị hư tại kho trước khi đem hàng về hoặc mời cơ quan giám định đến kiểm tra làm thủ tục giám định Bắt buộc phải lấy được biên bản báo hàng lỗi thì mới đem về để làm bảo hiểm cho lô hàng đó Dưới đây là ví dụ một biên bản lập khi hàng hoá có lỗi:

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Đánh giá quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng

Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu được diễn ra rất nhiều bước, mỗi bước cụ thể thì có những nội dung khác nhau Các nội dung này phụ thuộc vào một số yếu tố như quy định của pháp luật hay sự thoả thuận của hai bên giữa bên thuê gia công và bên nhận gia công, loại hàng hoá và những điều kiện khác nếu có thể Đối với quy trình thực hiện HĐGC xuất khẩu hàng linh kiện điện tử của công ty, một số ưu và nhược điểm của quy trình:

Một số ưu điểm đối với quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử tại công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng:

Trong HĐGC xuất khẩu của công ty luôn đảm bảo có đầy đủ những nội dung, điều khoản, chính sách cơ bản của một hợp đồng cần có, thể hiện một cách rõ ràng, đúng với các yêu cầu của pháp luật

-Về thông báo làm thủ tục hải quan

Công ty chọn hình thức khai báo hải quan trực tiếp nghĩa là đến các cơ quan hải quan thực hiện khai hải quan.

Công ty thuộc DN thực hiện và chấp hành tốt về pháp luật hải quan nên hàng hoá của công ty luôn được xét vào luồng xanh, không cần kiểm tra bộ chứng từ và hàng hoá gia công xuất khẩu Chứng tỏ công ty luôn chấp hành tốt luật lệ.

Trước khi lấy NVL của bên giao gia công giao cho công ty để sản xuất ra thành phẩm, nhân viên XNK của công ty luôn có nghĩa vụ kiểm tra thực tế về số lượng, chất lượng, trọng lượng để tránh việc xảy tranh chấp sau này.

-Về đóng gói thành phẩm

Dựa trên căn cứ vào số lượng thành phẩm, tính chất của thành phẩm mà công ty xác định được chất lượng, nhu cầu bao bì để đóng gói sao cho phù hợp với thành phẩm, khi đóng gói thành phẩm phải đảm bảo đúng kỹ thuật Kể cả vật liệu dùng để chèn lót và việc chèn lót cũng phải đảm bảo đúng kỹ thuật, đảm bảo thuận tiện và tối ưu trong bốc xếp hàng hoá cũng như ít hư hỏng thành phẩm nhất có thể

-Mua bảo hiểm hàng hoá

Vì công ty nhập NVL hầu hết là theo điều kiện CIF/CIP (Incoterms 2010) tại cảng, nên khi nhập NVL hàng hoá bị hư hỏng, rách,… bên thuê gia công sẽ là người chịu trách nhiệm, bên thuê gia công cũng sẽ là người mua bảo hiểm Nếu kiểm tra thấy NVL bị hư công ty sẽ lập tức thông báo cho công ty bảo hiểm để bồi thường ( nếu thiệt hại nhẹ), trong trường hợp NVL bị hư nhiều công ty bảo hiểm sẽ thuê một công ty khảo sát khác để xem tỷ lệ hư nhiều như thế nào rồi sẽ tiến hành bồi thường.

-Về thủ tục thanh toán

Hiện nay, hầu như phương thức thanh toán của công ty là chuyển tiền (điện chuyển tiền), đây là phương thức được cách doanh nghiệp kinh doanh XNK hay dùng, nhanh hơn phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ vì không phải mở L/C khá rườm rà, phức tạp, phụ thuộc vào ngân hàng.

Bên cạnh những ưu điểm trong quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng thì em nhận thấy một số điểm hạn chế của quy trình như sau:

Những nội dung, điều khoản, chính sách trong HĐGC của công ty chỉ ở mức đủ những nội dung cần thiết, bên cạnh đó vẫn còn thiếu khá nhiều mục, nội dung quan trọng mà công ty vẫn chưa đề cập đến trong hợp đồng, điều này có thể dễ dẫn đến sự tranh chấp về sau Ví dụ cụ thể: ở nội dung tên hàng, công ty chỉ ghi trên hợp đồng là cuộn cảm các loại Do có rất nhiều loại cuộn cảm khác nhau, công ty không để cụ thể mã hàng hoá và mã HS Code của từng loại cuộn cảm vì lí do có rất nhiều mã cuộn cảm đến tận hơn ba trăm mã,…

-Về thông báo làm thủ tục hải quan

Công ty vẫn chưa áp dụng việc khai báo hải quan bằng hình thức khai điện tử nhiều, chủ yếu là khai báo trực tiếp, điều này cũng sẽ bất tiện, tốn thời gian của nhân viên XNK khi phải đến trực tiếp cảng.

Một số trường hợp nhân viên XNK của công ty đến lấy hàng trễ hơn ngày trên lệnh giao hàng làm phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi.

Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị chưa được 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công.

-Khâu tổ chức sản xuất hàng hoá gia công

Khâu tổ chức sản xuất hàng hoá gia công của công ty còn chưa được cụ thể, giám sát chặt chẽ bởi các nhân viên giám sát nên đôi khi cũng có những đơn hàng sản xuất bị lỗi và bị bên đặt gia công trả hàng về.

Bên cạnh đó việc đóng gói hàng hoá vẫn còn là vấn đề chưa được giải quyết tối ưu để làm tiết kiệm chi phí cho công ty Khâu đóng gói hàng hoá là khâu rất quan trọng quyết định hàng đến tay bên đặt gia công có bị thiệt hại nhiều hay ít những công ty vẫn chưa có những biện pháp cụ thể để cải thiện tốt hơn cũng như tiết kiệm chi phí nhất ở khâu này.

Sau khi sản xuất và thực hiện đóng gói hàng linh kiện điện tử xong, công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng là người thuê phương tiện vận chuyển hoặc làm việc với các FWD để xuất thành phẩm cho bên đặt gia công

Do trên HĐGC đã ký kết 2 bên không đề cập đến địa điểm giao hàng, mà phụ thuộc vào công ty mẹ chỉ điểm Nghĩa là khi sản xuất thành phẩm xong, công ty phải đợi chỉ định của bên thuê gia công là xuất thành phẩm đó tới đâu

Giá giá công của công ty đã bị công ty Nhật áp đặt cho một mức giá nhất định, không được đôn giá lên hay đàm phán giá khác được.

Trên HĐGC hai 2 bên cũng không nêu rõ tên ngân hàng, số tài khoản ngân hàng để giao dịch thanh toán

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH T.T.T.I ĐÀ NẴNG

Phương hướng & mục tiêu kinh doanh của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, để các công ty có thể tồn tại và phát triển thì không phải là chuyện đơn giản. Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng nói riêng cũng như tất cả các doanh nghiệp khác nói chung, muốn tồn tại và phát triển cần phải định hướng cho mình một lối đi đúng đắn, một chính sách kịp thời, phù hợp, đảm bảo đem lại hiệu quả cao cho công ty mà vẫn giữ vững chữ tín với khách hàng

Qua việc phân tích và đánh giá ở trên, Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng đã đề ra các phương án chính trong tương lai như:

Quản lý chặt chẽ chi phí, đảm bảo sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo phát triển liên tục, ổn định, vững chắc

Luôn duy trì và tuân thủ đúng theo phương châm kinh doanh truyền thống của mình.

Đầu tư xây dựng nâng cấp hệ thống kho bãi và tăng cường thêm phương tiện vận tải phục vụ cho việc kinh doanh

Tuyển dụng nhân viên có tay nghề và chuyên môn phù hợp với vị trí từng công việc

Tăng cường hoạt động Maketing , quảng bá rộng rãi hình ảnh công ty, tìm kiếm các đối tác cũng như các thị trường tiềm năng

Đảm bảo quyền lợi, công bằng và hợp lý cho nguồn nhân lực của công ty

Là một công ty trong lĩnh vực gia công xuất khẩu các mặt hàng linh kiện điện tử. Công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng xác định mục tiêu kinh doanh của công ty giai đoạn 2023-2025:

Đưa ra các giải pháp nâng cao năng suất làm việc và tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất của công nhân

Tăng cường thêm nguồn vốn và tối đa hoá lợi nhuận

Phát huy tối đa nguồn nhân lực của công ty

Hạn chế các khoản nợ của khách hàng

Lượng hàng tồn kho không bị ứ đọng

Đảm bảo đuọc lợi ích của công ty và cũng như của khách hàng

Mục tiêu gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng giai đoạn 2023-2025

Mục tiêu gia công xuất khẩu hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH T.T.T.I Đà Nẵng giai đoạn 2023-2025:

+ Mục tiêu: sản xuất, gia công và xuất khẩu các linh phụ kiện điện tử, cuộn dây khử từ tính, bộ lọc, máy biến thế sóng ngắn, cuộn cao tần, tape slit, lắp rắp bản in điện tử.

+ Quy mô: Cuộn dây khử từ tính 8.000.000 sản phẩm/năm; Bộ lọc điện tử các loại 10.000.000 sản phẩm/năm; Máy biến thế sóng ngắn 6.000.000 sản phẩm/năm; Phụ kiện điện tử 48.000.000 sản phẩm/năm.

+ Diện tích đất sử dụng: 6.434,4 m2.

+ Tổng vốn đầu tư của dự án: 38.080.000.000 (Ba mươi tám tỷ không trăm tám mươi triệu) đồng Việt Nam, tương đương 2.000.000 (Hai triệu) đô la Mỹ.

Trong đó, vốn góp để thực hiện dự án là: 36.394.000.000 (Ba mươi sáu tỷ ba trăm chín mươi bốn triệu) đồng Việt Nam, tương đương 1.700.000 (Một triệu bảy trăm ngàn) đô la Mỹ.

+ Thời hạn hoạt động của dự án: từ ngày 21/05/2004 đến 21/09/2043.

Ngày đăng: 16/03/2024, 13:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w