1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long

74 674 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 740 KB

Nội dung

Đối tượng nghiên cứuNghiên cứu những vấn đề liên quan đến chi phí kinh doanh, trên cơ sởnghiên cứu thực tế đề ra các giải pháp giảm chi phí kinh doanh Từ những cơ sở đó nghiên cứu để đưa

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



……… , ngày… tháng.….năm 2014

Giáo viên hướng dẫn

i

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP



, ngày ……tháng… năm 2014

ii

Trang 4

LỜI DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



DNTN Doanh nghiệp tư nhân

QLDN Quản lý doanh nghiệp

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ



Sơ đồ 1.1: Kế toán giá vốn hàng bán (theo phương pháp kê khai thường xuyên hàng

tồn kho) 10

Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí bán hàng 12

Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí QLDN 14

Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí tài chính 16

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long 21

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long 24 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Xăng dầu Vĩnh Long 26

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức chứng từ ghi sổ 28

v

Trang 7

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH VÀ BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH 3

1.1 Tổng quan về chi phí kinh doanh và ý nghĩa giảm chi phí kinh doanh 3

1.1.1 Khái niệm chi phí kinh doanh 3

1.1.2 Phân loại chi phí kinh doanh 3

1.1.3 Vai trò của chi phí kinh doanh 6

1.1.4 Ý nghĩa giảm chi phí kinh doanh 7

1.2 Kế toán tình hình tập hợp và phân bổ chi phí kinh doanh 8

1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 8

1.2.1.1 Khái niệm 8

1.2.1.2 Chứng từ sử dụng 8

1.2.1.3 Tài khoản sử dụng 8

1.2.1.4 Phương pháp hạch toán 9

1.2.2 Kế toán chi phí bán hàng 10

1.2.2.1 Khái niệm 10

1.2.2.2 Chứng từ sử dụng 10

1.2.2.3 Tài khoản sử dụng 11

1.2.2.4 Phương pháp hạch toán 12

1.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 12

1.2.3.1 Khái niệm 12

1.2.3.2 Chứng từ sử dụng 12

vi

Trang 8

1.2.3.3 Tài khoản sử dụng 13

1.2.3.4 Phương pháp hạch toán 14

1.2.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 14

1.2.4.1 Khái niệm 14

1.2.4.2 Chứng từ sử dụng 14

1.2.4.3 Tài khoản sử dụng 14

1.2.4.4 Phương pháp hạch toán 16

1.3 Biện pháp giảm chi phí kinh doanh 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH VÀ BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU VĨNH LONG 19

2.1 Đặc điểm kinh tế, tổ chức và môi trường của Công ty xăng dầu Vĩnh Long 19

2.1.1 Đặc điểm kinh tế của công ty 19

2.1.2 Đặc điểm tổ chức của công ty 21

2.1.2.1 Tổ bộ máy quản lý của công ty 21

2.1.2.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 24

2.1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán 26

2.1.3 Đặc điểm môi trường của công ty 29

2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Vĩnh Long 30

2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 30

2.2.2 Kế toán chi phí bán hàng và QLDN 34

2.2.3 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 39

2.2.4 Tình hình biến động chi phí kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013 43

2.2.4.1 Tình hình biến động của tổng chi phí kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 43

2.2.4.2 Cơ cấu chi phí kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 45

2.3 Nhận xét về công tác kế toán chi phí kinh doanh tại công ty 47

2.3.1 Ưu điểm 47

2.3.2 Nhược điểm 49

2.3.3 Nguyên nhân 50

vii

Trang 9

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ 52

3.1 Định hướng phát triển của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long trong năm 2014 52

3.2 Kiến nghị 52

3.2.1 Biện pháp giảm chi phí kinh doanh 52

3.2.2 Đối với công tác kế toán chi phí kinh doanh của công ty 54 KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU



1 Sự cần thiết của đề tài

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nếu các doanh nghiệp không tựhoàn thiện và phát triển thì sẽ tụt hậu so với các doanh nghiệp khác trong nước vàcác doanh nghiệp nước ngoài Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, cácdoanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh để giành thị phần Để có chỗ đứng trên thị trường,các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, phải đánh giá để làm saogiảm được chi phí xuống mức thấp nhất có thể khi đó sẽ làm tăng sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp, tăng khả năng tiêu thụ, làm tăng lợi nhuận Do vậy, để đạt đượcmục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là làm thế nào

để quá trình kinh doanh diễn ra với mức chi phí là thấp nhất

Chi phí kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp Chi phíkinh doanh là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp.Khi tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh thì việc chi phí kinh doanh cũng tănglên là việc cần thiết Nhưng nếu chi phí doanh nghiệp tăng lên mà doanh thu khôngtăng hoặc tỷ lệ tăng doanh thu thấp hơn tỷ lệ tăng của chi phí kinh doanh thì chứng

tỏ doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh doanh trên cơ sở chi phí đó Do đó,doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh một cáchhợp lý Nhận thức được tính chất quan trọng đó nên em đã đi vào tìm hiểu, nghiêncứu để có thể đóng góp một phần nhằm làm giảm chi phí kinh doanh Đó chính là lý

do mà em quyết định chọn đề tài “Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chiphí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Vĩnh Long” cho kỳ thực tập của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hiểu rõ về thực tế của công việc kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty Xăngdầu Vĩnh Long qua 3 năm gần đây 2011 - 2012 - 2013 Qua đó thấy được nhữngthành tựu mà công ty đã đạt được, những tồn tại của công ty và nguyên nhân của nótrong công tác quản lý chi phí kinh doanh tại công ty

Đề xuất các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tại Công ty Xăngdầu Vĩnh Long

Trang 12

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chi phí kinh doanh, trên cơ sởnghiên cứu thực tế đề ra các giải pháp giảm chi phí kinh doanh

Từ những cơ sở đó nghiên cứu để đưa ra những nhận xét về công tác kế toánchi phí thực tế tại công ty và đưa ra những ý kiến tổ chức công tác kế toán tốt hơn

và giảm chi phí kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Công ty Xăng dầu Vĩnh Long

Nghiên cứu và hạch toán công tác kế toán chi phí và biện pháp giảm chi phíkinh doanh tại công ty trên cơ sở số liệu năm 2013

5 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua việc trao đổi cùng các Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng Kế toán,quan sát và tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty trong thời gian thực tập

Thu thập số liệu từ báo cáo, tài liệu của công ty để phân tích, so sánh đốichiếu lý thuyết, các tài liệu ghi chép trong sổ sách của công ty, các loại sách chuyênngành kế toán, các văn bản pháp quy, chế độ tài chính hiện hành, chính sách, kếhoạch kinh doanh của Công ty

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH VÀ BIỆN PHÁP GIẢM CHI

PHÍ KINH DOANH 1.1 Tổng quan về chi phí kinh doanh và ý nghĩa giảm chi phí kinh doanh

1.1.1 Khái ni m chi phí kinh doanh ệm chi phí kinh doanh

Bất kì một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhđều phải so sánh kết quả giữa doanh thu kinh doanh và chi phí kinh doanh để xemhoạt động sản xuất kinh doanh của mình có thu được hiệu quả hay không? Doanhthu và chi phí kinh doanh chính là hai yếu tố cơ bản để cấu thành nên lợi nhuận,quyết định nên sự sống còn của một công ty

Vậy chi phí kinh doanh là gì? Chi phí kinh doanh được hiểu như thế nào để

ta có thể nắm bắt được bản chất của nó, từ đó tìm ra những biện pháp tích cực vàhữu hiệu giảm chi phí cho doanh nghiệp

Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về laođộng sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ

ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý,năm )

Đối với doanh nghiệp thương mại, chi phí kinh doanh là những khoản chi phíbằng tiền hoặc bằng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động kinhdoanh thương mại Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ quản lý kinhdoanh, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong kỳ của doanh nghiệp Cácchi phí này phát sinh hàng ngày, hàng giờ rất đa dạng và phức tạp tùy thuộc vàoviệc thực hiện hành vi thương mại khác nhau và tính chất hoạt động tài chính, hoạtđộng bất thường

1.1.2 Phân lo i chi phí kinh doanh ại chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanh đa dạng và phức tạp Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau chiphí kinh doanh được phân loại theo cách khác nhau Song có một số cách phân loại

cơ bản như sau:

Phân loại chi phí theo khoản mục

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp baogồm:

- Chi phí sản xuất

Trang 14

Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng,

tổ, đội, bộ phận sản xuất gắn liền với hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm củadoanh nghiệp

Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục chi phí cơ bản sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sửdụng trực tiếp trong từng quá trình sản xuất sản phẩm

+ Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản chi phí phải trả cho nhân côngtrực tiếp sản xuất như tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo tiềnlương của công nhân trực tiếp sản xuất

+ Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí phát sinh ở phân xưởng sảnxuất để sản xuất ra sản phẩm, không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các chiphí nhân công trực tiếp

- Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí ngoài sản xuất là những khoản chi phí doanh nghiệp phải chi ra đểthực hiện việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ và quản lý bộ máykinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí ngoài sản xuất bao gồm các chi phí sau:

+ Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về laođộng sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình bảoquản và tiêu thụ hàng hóa

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản haophí về lao động sống, lao động vật hóa và các khoản chi phí cần thiết khác phục vụcho quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

+ Chi phí khác thường bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạtđộng bất thường Chi phí này thường chiếm tỷ lệ nhỏ

Phân loại chi phí sản xuất theo cách này giúp quản lý định mức chi phí, cungcấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 15

Phân loại chi phí theo yếu tố

Toàn bộ các chi phi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thànhcác yếu tố sau:

- Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu khác dùng chosản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền lương phải trả cho người lao động vàcác khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tếcủa người lao động

- Chi phí công cụ dụng cụ bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dùngvào hoạt động sản xuất kinh doanh

- Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm toàn bộ số trích khấu hao của những tài sản cốđịnh dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chi phí dịch vụ thuê ngoài: chi phí này bao gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoàicung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền điện,nước…

- Chi phí khác bằng tiền là toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinhdoanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên

Phân loại chi phí theo tiêu thức này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loạichi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra để phân tích tình hình thực hiện dự toánchi phí cho kỳ sau

Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm:

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất, kinhdoanh một loại sản phẩm, một hoạt động kinh doanh nhất định Với những chi phínày khi phát sinh kế toán căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp chotừng đối tượng chịu chi phí

- Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiềuhoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Với những chi phí này khi phát

Trang 16

sinh kế toán phải tập hợp chung, sau đó tính toán, phân bổ cho từng đối tượng liênquan đến theo tiêu thức phù hợp

Phân loại chi phí theo cách này giúp xác định phương pháp kế toán tập hợp

và phân bổ chi phí cho các đối tượng được đúng đắn và hợp lý

Phân loại theo tính chất chi phí:

Bao gồm các khoản chi phí sau:

- Tiền lương trả cho người lao động trong doanh nghiệp

- Chi phí về cung cấp dịch vụ, lao vụ cho các ngành kinh tế khác nhau

- Hao phí vật tư doanh nghiệp thương mại bao gồm các khoản tiền khấu hao TSCĐ,hao phí nguyên liệu, vật liệu bao gói, bảo quản

- Hao hụt hàng hóa là khoản chi phí phát sinh về hao hụt tự nhiên của hàng hóa kinhdoanh do điều kiện tự nhiên và tính chất lý hóa trong quá trình bảo quản, vậnchuyển, tiêu thụ hàng hóa

- Các khoản chi phí khác

Phân loại theo mối quan hệ chi phí với doanh thu

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành

- Chi phí cố định là những chi phí không bị biến đổi hoặc ít bị biến đổi theo sự biếnđổi của doanh thu bao gồm chi phí khấu hao, tiền thuê đất, chi phí quản lý…

- Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi theo sự thay đổi của doanh thu như chiphí vật tư, chi phí nhân công…

1.1.3 Vai trò c a chi phí kinh doanh ủa chi phí kinh doanh

Chi phí gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bất cứ doanhnghiệp nào, nói cách khác doanh nghiệp nếu muốn kinh doanh thì không thể không

bỏ ra chi phí để hoạt động

Chi phí kinh doanh có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, chi phí kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận củadoanh nghiệp Khi chi phí kinh doanh giảm sẽ hạ thấp được giá thành sản phẩm,tăng sức cạnh tranh, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, từ đó góp phần tăng lợi nhuận

và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, khi chi phí kinhdoanh tăng không hợp lý sẽ làm giảm lợi nhuận thậm chí còn có thể bị thua lỗ

Trang 17

Đánh giá việc sử dụng chi phí là một trong những công việc quan trọng giúpnhà quản lý một phần nào đó đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nếu quản lý và sử dụng chi phí tốt thì hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp sẽ tốt hơn và ngược lại, nếu quản lý chi phí không tốt hay lãng phí sẽ làmgiảm hiệu quả kinh doanh.

Việc tính đúng, đủ những khoản chi phí bỏ ra sẽ giúp nhà quản trị doanhnghiệp hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Nói tóm lại, chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu rất quan trọng và nó cầnđược quản lý và sử dụng một cách hợp lý nhất

1.1.4 Ý nghĩa gi m chi phí kinh doanh ảm chi phí kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải vượt qua những bỡ ngỡ,khó khăn ban đầu để bước vào hoạt động kinh doanh trong môi trường mới chịu sựđiều tiết bởi các quy luật khắc nghiệt của thị trường Trước sự cạnh tranh gay gắt đóđòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt, chủ động trong việc kinh doanh buôn bán

để mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước,tạo được hiệu quả kinh doanh cao … không những giúp cho doanh nghiệp tồn tại vàphát triển mạnh mẽ trên thương trường mà còn nâng cao được vị thế của doanhnghiệp đối với đối thủ cạnh tranh

Một trong những nhân tố tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh tế của doanhnghiệp chính là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp Càng hạ thấp chi phí kinhdoanh một cách hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanhbấy nhiêu Điều này có ý nghĩa rất quan trọng cho bất cứ doanh nghiệp nào bởi chiphí là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận Vì vậy các doanh nghiệptrong quá trình hoạt động kinh doanh phải cố gắng quản lý tốt chi phí, từ đó cónhững biện pháp hạ thấp chi phí một cách hợp lý nhất nhằm tăng lợi nhuận chodoanh nghiệp

Việc giảm chi phí kinh doanh sẽ tạo diều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanhhơn nữa quá trình mở rộng quy mô kinh doanh Hơn thế nữa, việc hạ thấp được chiphí sẽ tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó nâng cao được đời sống cho cán

bộ công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối với ngân sách Trong nền kinh tếngày nay, khách hàng là yếu tố quyết định cho sự sống còn của doanh nghiệp mà

Trang 18

mối quan tâm lớn nhất của khách hàng là giá cả dịch vụ và chất lượng dịch vụ.Trong điều kiện chất lượng hàng hóa dịch vụ như nhau thì giá cả là yếu tố quyếtđịnh tới việc mua hay không mua của khách hàng Trong trường hợp này thì doanhnghiệp phải tìm cách hạ thấp được chi phí, nếu chi phí càng thấp thì giá bán hànghóa dịch vụ sẽ hạ thấp và giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thịtrường.

Việc giảm chi phí kinh doanh sẽ góp phần tiết kiệm vốn và chi phí của nềnkinh tế là điều kiện để tăng lợi nhuận, tăng tích lũy cho doanh nghiệp là điều kiệncho doanh nghiệp hạ thấp giá cả, tăng khả năng cạnh tranh

Tóm lại, ta có thể nói rằng chi phí kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đốivới bất cứ một doanh nghiệp nào, nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh, tới sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường Việc giảm chiphí kinh doanh là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn đề cập tới Tuy nhiên việc tiếtkiệm chi phí không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết cho phục vụ quátrình kinh doanh mà hạ thấp chi phí kinh doanh luôn gắn liền với nguyên tắc tiếtkiệm, hiệu quả của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hóa, dịch vụcho người tiêu dùng

1.2 Kế toán tình hình tập hợp và phân bổ chi phí kinh doanh

1.2.1 K toán giá v n hàng bán ế toán giá vốn hàng bán ốn hàng bán

1.2.1.1 Khái ni m ệm

Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của hàng hóa hoặc giá thành thực tếcủa lao dịch, dịch vụ đã hoàn thành và được xác định là tiêu thụ và các khoản tínhvào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ

1.2.1.2 Ch ng t s d ng ứng từ sử dụng ừ sử dụng ử dụng ụng

Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…và các chứng từ gốc khác có liên quan1.2.1.3 Tài kho n s d ng ản sử dụng ử dụng ụng

Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

Kết cấu tài khoản 632

- Bên Nợ:

+ Trị giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã bán

Trang 19

+ Giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho (sau khi đã trừ đi phần bồithường).

+ Trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảmgiá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước chưa

sử dụng hết)

- Bên Có:

+ Trị giá hàng bán bị trả lại nhập lại kho

+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (31/12)(chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước)

+ Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ vào bên Nợ

TK 911

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

Các phương pháp xác định giá vốn hàng hóa xuất kho:

+ Phương pháp bình quân gia quyền+ Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)+ Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)+ Phương pháp giá thực tế đích danh

1.2.1.4 Ph ương pháp hạch toán ng pháp h ch toán ạch toán

Trang 20

Sơ đồ 1.1: Kế toán giá vốn hàng bán (theo phương pháp kê khai thường xuyên

+ Chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển

+ Chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo

+ Chi phí hoa hồng đại lý

Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng

Kết cấu tài khoản 641

Trang 21

- Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ

- Bên Có:

+ Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ

+ Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để tính kết quả kinh doanhTài khoản 641 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên

- Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì

- Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng

- Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ

- Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành

- Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác

Trang 22

1.2.2.4 Ph ương pháp hạch toán ng pháp h ch toán ạch toán

Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí bán hàng

1.2.3 K toán chi phí qu n lý doanh nghi p ế toán giá vốn hàng bán ảm chi phí kinh doanh ệm chi phí kinh doanh

1.2.3.1 Khái ni m ệm

Chi phí QLDN là các chi phí có liên quan chung tới toàn bộ hoạt động quản

lý điều hành chung của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộphận QLDN; chi vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng choQLDN; chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng )…

Trang 23

1.2.3.2 Ch ng t s d ng ứng từ sử dụng ừ sử dụng ử dụng ụng

Hóa đơn thuế GTGT, bảng trích khấu hao TSCĐ, phiếu chi….và các chứng

từ gốc khác có liên quan

1.2.3.3 Tài kho n s d ng ản sử dụng ử dụng ụng

Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Bên Nợ: Tập hợp chi phí QLDN phát sinh trong kỳ

- Bên Có:

+ Các khoản giảm trừ chi phí QLDN phát sinh trong kỳ

+ Kết chuyển chi phí QLDN vào TK 911 để tính kết quả kinh doanh

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý

- Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý

- Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng

- Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ

- Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí

- Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng

- Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác

Trang 24

1.2.3.4 Ph ương pháp hạch toán ng pháp h ch toán ạch toán

Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí QLDN

1.2.4 K toán chi phí ho t đ ng tài chính ế toán giá vốn hàng bán ại chi phí kinh doanh ộng tài chính

1.2.4.1 Khái ni m ệm

Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗliên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phígóp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bánchứng khoán…; Khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán,đầu tư khác, khoản lỗ về bán ngoại tệ,…

Trang 25

Kết cấu tài khoản 635

- Bên Nợ:

+ Các khoản chi phí của hoạt động tài chính

+ Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn

+ Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ vàchênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn vàphải trả dài hạn có gốc ngoại tệ

+ Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ

+ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

- Bên Có

+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

+ Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinhtrong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ

Trang 26

1.2.4.4 Ph ương pháp hạch toán ng pháp h ch toán ạch toán

Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí hoạt động tài chính

1.3 Biện pháp giảm chi phí kinh doanh

Giảm chi phí kinh doanh là một việc làm khoa học và hết sức quan trọngnhưng nó không phải là việc cắt giảm lượng tiền một cách bừa bãi Để giảm chi phíkinh doanh cần phải triệt để tiết kiệm mọi khoản chi tiêu, cắt bỏ các khoản chi tiêukhông cần thiết, bất hợp lý đồng thời phải đẩy mạnh việc sử dụng chi phí kinhdoanh để tăng thêm nguồn hàng, nâng cao chất lượng phục vụ

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp cần xem xét tất cả các khoản chi phí kinhdoanh của doanh nghiệp để xác định những chi phí nào có thể dễ dàng cắt giảmhoặc loại bỏ mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào Có thể có những khoản chi

Trang 27

phí lặt vặt mà doanh nghiệp ưu đãi dành cho nhân viên hàng tuần thì thay vào đónên cắt giảm để tập trung tăng quỹ thưởng cho nhân viên cuối năm.

Đánh giá lại chi phí tiền lương của doanh nghiệp bởi lực lượng lao động,nhân viên là đại diện cho các chi phí cố định lớn nhất của doanh nghiệp, vì vậy cầnphải đảm bảo rằng mức lương mỗi nhân viên nhận được thực sự đúng với vị trí vànăng lực của họ Đồng thời, khi tuyển dụng nhân sự, doanh nghiệp nên tuyển dụngứng viên có đủ hoặc cao hơn trình độ yêu cầu của vị trí tuyển dụng như vậy sẽ thuậnlợi cho công việc và giảm chi phí đào tạo

Thị trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của bất

cứ doanh nghiệp nào Nó vừa tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp vừa loại

bỏ, đào thải các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả Để doanh nghiệp có thể tồn tạitrên thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp phải được thị trường chấp nhận, đápứng được nhu cầu của khách hàng Song song với sự phát triển của xã hội thì nhucầu của con người cũng thay đổi Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyênnghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nhờ việc nắm bắt tốtnhu cầu thị trường đã góp phần trực tiếp tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giáthành sản phẩm Hơn nữa làm tốt công tác nghiên cứu thị trường còn tạo điều kiệnthuận lợi cho doanh nghiệp tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợinhuận cho doanh nghiệp

Chi phí quản lý hành chính là những chi phí cần thiết trong công tác tổ chứcquản lý kinh doanh nhất là đối với doanh nghiệp có quy mô lớn Nội dung củakhoản chi phí này bao gồm tiền lương của cán bộ nhân viên quản lý, chi phí vănphòng, điện thoại, tiếp khách…muốn tiết kiệm chi phí này phải chấp hành nghiêmchỉnh dự toán chi về quản lý hành chính Cần phải căn cứ vào đặc điểm của từngkhoản và tiêu chuẩn định mức để lập ra dự toán cho chi phí quản lý trong từng thời

kỳ hoạt động Khi lập dự toán chi phí, các khoản chi phí phục vụ cho đối tượngquản lý chi phí nào thì các phòng ban liên quan phải lập và trực tiếp quản lý cáckhoản chi phí đó, có sự kiểm tra của Giám đốc quản lý tài chính Hơn nữa phải cảitiến phương pháp làm việc để nâng cao năng suất công tác quản lý, giảm bớt sốlượng nhân viên quản lý Ngoài ra phấn đấu tăng năng suất lao động để tăng thêmsản lượng cũng là biện pháp quan trọng để giảm bớt chi phí quản lý hành chính

Trang 28

Tối đa hóa chi phí tiếp thị, quảng cáo của doanh nghiệp bằng cách sử dụngcác chiến lược quan hệ công chúng chi phí thấp, phương tiện truyền thông xã hội vàcác công nghệ Internet Thực hiện chiến lược tiếp thị, quảng cáo được kiểm soátnhiều hơn, tập trung nỗ lực tiếp thị của doanh nghiệp để người tiêu dùng là mục tiêutiếp thị của doanh nghiệp Điều này sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiềnbạc mà còn làm tăng tỷ lệ đáp ứng của khách hàng.

Các biện pháp trên chỉ mang tính chất chung cho các doanh nghiệp, vì vậydoanh nghiệp khó có thể áp dụng triệt để mà phải tuỳ thuộc vào tình hình sản xuấtkinh doanh của mình nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí kinh doanh và tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH VÀ BIỆN PHÁP

GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU VĨNH LONG

2.1 Đặc điểm kinh tế, tổ chức và môi trường của Công ty xăng dầu Vĩnh Long

2.1.1 Đ c đi m kinh t c a công ty ặc điểm kinh tế của công ty ểm kinh tế của công ty ế toán giá vốn hàng bán ủa chi phí kinh doanh

Công ty Xăng dầu Vĩnh Long tiền thân là Công ty Vật tư Tổng hợp VĩnhLong, được thành lập theo quyết định theo Quyết định số 360/VT.QĐ ngày26/03/1976 của Bộ Vật tư Có chức năng tiếp nhận và cung ứng vật tư tổng hợp chocác đơn vị trong Tỉnh

Ngày 31/12/1994 công ty được chuyển về Tổng Công ty Xăng dầu Việt Namtrực thuộc Bộ Thương mại và tháng 02 năm 2002 được đổi tên thành Công ty Xăngdầu Vĩnh Long trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam – Bộ Thương mại

Trụ sở đặt tại: 114A Lê Thái Tổ, phường 2, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh LongĐiện thoại: (070).3824096 – (070).3829539 – Fax: 070.3824.334

Email: vinhlong@petrolimex.com.vn

Mã số thuế: 1500207131

Ngày 01/07/2010 công ty chuyển đổi thành tên Công ty TNHH MTV – Công

ty Xăng dầu Vĩnh Long, có tên giao dịch là Công ty Xăng dầu Vĩnh Long viết tắt là:Petrolimex Vĩnh Long

Công ty Xăng dầu Vĩnh Long là một đơn vị thương mại chuyên kinh doanhcác mặt hàng :

Dầu sáng

- Xăng RON 92 và xăng RON 95

- Diesel thông dụng ( S < 1% ) và phẩm chất cao ( S <= 0.5% )

Máy xăng dầu : Motoroil HD40 hoặc Power Stroke 3T, 4T, Super V2T hoặc 4T

Máy dầu thông dụng : Motooil HD50, Longlike HD40 hoặc 50, Erergol HDX40

Ngoài ra tùy các loại máy móc chuyên dùng thì có những loại dầu nhờn đặcbiệt khác

Trang 30

Gas petrolimex

Hiện nay gas Petrolimex đã và đang phát triển dần dần trở thành một mặthàng thường xuyên thông dụng của người tiêu dùng Bao gồm nhiều loại hơi đốtcủa các hãng như: elfgas, petrolimex ,… Có đội ngũ công nhân lắp đặt lành nghề vàđưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh chóng

Dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác

- Công ty có 5 đầu xe tải và 2 xà lan chuyên chở xăng dầu

- Về các dịch vụ khác như : Các điểm rửa xe vô dầu mỡ, làm đại lý cho công

ty bảo hiểm ngành, phương thức thanh toán Flexicard

Công ty đã được tổ chức QUACERT chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO

9001 : 2008 và đang xây dựng tiêu chuẩn ISO 14000 về bảo vệ môi trường Với đàphát triển và lớn mạnh không ngừng, ngày nay công ty đã có được hệ thống cơ sở vật chất với quy mô rộng khắp tỉnh Vĩnh Long, bao gồm:

- 01 Kho chứa xăng dầu, dung tích 1.610m3

- 52 Cửa hàng bán lẻ xăng dầu

- 04 Tổng Đại lý và 43 đại lý tiêu thụ xăng dầu

- 06 Cửa hàng gas

- 01 Cửa hàng kinh doanh dầu mỡ nhờn

- 01 Cửa hàng kinh doanh thiết bị xăng dầu

- 01 Đại lý Bảo hiểm Pjico

Mục đích kinh doanh của công ty là mua bán, trao đổi xăng, dầu và sản phẩmhoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong Tỉnh, phấn đấu có doanh số và lợinhuận cao để góp phần nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo ổn định đời sống vật chấttinh thần cho công nhân viên, đồng thời tạo tích lũy để phát triển kinh doanh

Trang 31

2.1.2 Đ c đi m t ch c c a công ty ặc điểm kinh tế của công ty ểm kinh tế của công ty ổ chức của công ty ức của công ty ủa chi phí kinh doanh

2.1.2.1 T b máy qu n lý c a công ty ổ bộ máy quản lý của công ty ộ máy quản lý của công ty ản sử dụng ủa công ty

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long

Chú thích

: Các đơn vị tham gia hệ thống quản lý ISO 9001:2008 và 14001:2010

(Nguồn: Website vinhlong.petrolimex.com.vn)

CHỦ TỊCH KIÊMGIÁM ĐỐC CÔNG TY

Trưởng

phòng

TC-HC

TrưởngĐộivận tải

TrưởngKho XD

PHÓ GIÁM ĐỐCKINH DOANH

TrưởngphòngKD

TrưởngphòngTC-KT

TrưởngphòngQLKT

Trưởngcác CH

XD TPPHÓ GIÁM ĐỐC

KỸ THUẬT

Trang 32

Công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, nhân sự của công ty gồm có

cơ quan quản lý của Nhà nước

- Các Phó GĐ được GĐ phân công phụ trách một số công việc và chịu trách nhiệmtrước Giám đốc Phó GĐ thay mặt GĐ điều hành công ty khi GĐ đi vắng

+ Phó GĐ kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm về tình hình bán lẻ tại cáccửa hàng

+ Phó GĐ kỹ thuật: Là người phụ trách quản lý các phòng ban trong công ty,đội vận tải, kho xăng dầu và hệ thống cửa hàng xăng dầu Thành phố

- Các Trưởng phòng làm việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao và cũng chịutrách nhiệm trước GĐ

+ Trưởng phòng Kinh doanh: Tham mưu cho Ban GĐ trong việc vạch ra cácchiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, thực hiện các hợp đồng kinh doanh, tổchức công tác tiêu thụ để đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty

+ Trưởng phòng Quản lý kĩ thuật: Có trách nhiệm quản lý thực hiện việctrang bị, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, các trang thiết bị kinh doanh, cácphương tiện vận tải thuỷ bộ, đảm bảo an toàn cho công tác bảo quản hàng hóa,phòng cháy nổ, vệ sinh môi trường

+ Trưởng phòng Tài chính – Kế toán: Có trách nhiệm kiểm tra theo dõi giámsát các hoạt động tài chính của công ty, về thống kê quản lý tiền hàng và đảm bảonguồn vốn công ty được liên tục

+ Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính: Có nhiệm vụ bố trí cơ cấu nhân sựcho toàn công ty, tuyển dụng lao động, tổ chức đào tạo nghiệp vụ nâng cao trình độ,tay nghề cho công nhân viên của công ty Cuối mỗi tháng phải báo cáo lên GĐ về

cơ cấu nhân sự hiện tại của công ty và tình hình thanh toán lương, BHXH, BHYTcho nhân viên

Trang 33

+ Trưởng đội vận tải: Chịu trách nhiệm quản lý công tác vận chuyển xăngdầu và hàng hóa khác từ nguồn cung cấp về công ty cũng như vận chuyển hàng đibán, đảm bảo an toàn vận chuyển, bảo quản các phương tiện vận chuyển và báo cáo

về GĐ tình hình sử dụng các phương tiện vận chuyển

+ Trưởng kho Xăng dầu Vĩnh Long: Có trách nhiệm quản lý, giám sát tìnhhình xuất nhập và tồn trữ đúng kỹ thuật, bảo quản tốt xăng dầu, đảm bảo an toànphòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường; Kiểm kê thường xuyên xăng, dầutrong kho cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo hàng trong kho không bị sai lệch

về số lượng và chất lượng so với sổ sách; Báo cáo định kỳ cho phòng kinh doanh,phòng kế toán về tình hình nhập, xuất kết quả kiểm kê trong kỳ

+ Trưởng các đại lí, các cửa hàng bán lẻ: Chịu trách nhiệm giám sát tình hìnhbán lẻ xăng dầu, sản phẩm hóa dầu và các mặt hàng khác, cửa hàng là đơn vị trựcthuộc và chịu sự chỉ đạo toàn diện của công ty

Trang 34

2.1.2.2 T ch c s n xu t kinh doanh c a công ty ổ bộ máy quản lý của công ty ứng từ sử dụng ản sử dụng ất kinh doanh của công ty ủa công ty

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Xăng dầu Vĩnh

(Nguồn: Website vinhlong.petrolimex.com.vn)

CÔNG TY XĂNG DẦU VĨNH LONG

VĂN PHÒNGCÔNG TY

KHO XĂNG DẦU

CỬA HÀNG XĂNGDẦU THÀNH PHỐ

Đại lý bảohiểm PijcoPhòng TC-KT

CỬA HÀNG KINHDOANH DẦU MỠNHỜN VÀ GAS

CỬA HÀNG XĂNGDẦU THUỘC GĐ

Cửa hàng xăng dầu số 1, 2, 3,

4, 5, 6, Thanh Đức

Trang 35

Giám đốc quản lý, điều hành mọi công việc kinh doanh của công ty, ra cácquyết định kinh doanh và hướng dẫn thực hiên cho các bộ phận dưới quyền, chịutrách nhiệm tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty đối với Hội đồng quản trị củaTổng công ty Xăng dầu Việt Nam.

- Dưới GĐ là các phòng ban với các chức năng sau :

+ Phòng Tổ chức - Hành chính: Có chức năng tham mưu, giúp GĐ quản lýcác công việc hành chính của công ty cũng như chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ vềcông tác tổ chức cán bộ, các chế độ tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích theolương như BHXH, BHYT, KPCĐ của toàn bộ công nhân viên công ty

+ Phòng Tài chính – Kế toán: Lập và quản lý tất cả sổ sách, chứng từ của cácnghiệp vụ kinh doanh, theo dõi và báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng của công

ty lên GĐ về tình hình kinh doanh của công ty và quản lý đại lý bảo hiểm Pijco

+ Phòng quản lý kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng bán ra, tưvấn kỹ thuật cho các hoạt động tồn trữ, vận chuyển, mua và bán hàng

+ Đội vận tải: Thực hiện chức năng vận chuyển trong hoạt động mua bánxăng dầu, quản lý các phương tiện vận chuyển, chịu trách nhiệm về doanh thu vậnchuyển của mình và cuối mỗi tháng phải báo cáo lên GĐ về kết quả kinh doanh vậnchuyển của mình

+ Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm quản lý bán hàng, trực tiếp giao dịchvới khách hàng, lập kế hoạch tiêu thụ, tồn kho và nghiên cứu thị trường; Bộ phậnkho tồn trữ hàng, quản lý nhập kho và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng đi bán;Trạm kinh doanh vật tư gồm hệ thống các cửa hàng tổ chức kinh doanh xăng dầu vàgas trong Thành phố Cuối mỗi tháng phòng kinh doanh phải báo cáo lên cho GĐtình hình tiêu thụ xăng dầu, các biến động trên thị trường và các kế hoạch tiêu thụsắp tới

+ Hệ thống các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong thành phố và các tỉnh lân cận

có trách nhiệm tổ chức tiêu thụ hàng hóa, tự quản lý tình hình tiêu thụ, tồn trữ vàdoanh thu, cứ năm ngày một lần phải báo cáo về Phó GĐ kinh doanh tình hình kinhdoanh, doanh thu của cửa hàng

Trang 36

2.1.2.3 T ch c b máy k toán ổ bộ máy quản lý của công ty ứng từ sử dụng ộ máy quản lý của công ty ế toán

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung Với mô hình này,phòng Kế toán đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Kế toán trưởng và sự chỉ đạo của

GĐ Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ quản lý và thực hiện toàn bộ công táctài chính, kế toán, thống kê trong toàn công ty nhằm thực hiện chức năng cung cấpthông tin cho Ban GĐ và các cơ quan chức năng

Phòng Kế toán của công ty gồm có 7 nhân sự: 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng

kế toán, 1 thủ quỹ và 4 kế toán viên

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Xăng dầu Vĩnh Long

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Xăng dầu Vĩnh Long)

- Kế toán trưởng

Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp đỡ GĐ công ty quản lý và điều hành tổchức tài chính kế toán toàn công ty, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn,chỉ đạo cán bộ kế toán dưới quyền thực hiện tốt công tác kế toán được giao, đồngthời có trách nhiệm về các kết quả kế toán của công ty, có trách nhiệm lập sổ báocáo với ban lãnh đạo, cơ quan thuế và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

- Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp tình hình kinh doanh)

Kế toán tiền mặt – tiền gửi ngân hàng

Thủ quỹ

Kế toán công nợ

Trang 37

Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, bảo quản hồ sơ, sổ sách kế toán, tổng hợp tất cả

số liệu của đơn vị kế toán cấp dưới và từ các cửa hàng cung cấp để lập thành cácbiểu bảng, các báo cáo tài chính trình lên cho Kế toán trưởng và GĐ duyệt

- Kế toán TSCĐ - XDCB

Kế toán TSCĐ – XDCB được Kế toán trưởng chỉ đạo trực tiếp, mở các tàikhoản và sổ sách liên quan để quản lý, hạch toán chi tiết tình hình sử dụng, khấuhao, sửa chửa tài sản cố định trong kỳ của công ty, lập kế hoạch khấu hao, phân bổchi phí sửa chữa tài sản cố định trong kỳ, cuối kỳ phải báo cáo lên Kế toán trưởngbằng các biểu bảng theo dõi nguyên giá, sự tăng giảm giá trị và số lượng tài sản cốđịnh của công ty cùng với sổ chi tiết tài sản cố định để đối chiếu, đồng thời kiểm kêthường xuyên tài sản cố định và báo cáo kết quả kiểm kê kịp thời để Kế toán trưởng

và GĐ xử lý

- Kế toán hàng hoá

Kế toán hàng hoá quản lý sổ sách, chứng từ về hàng hoá của công ty, hạchtoán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ có liên quan đến hàng hoá bằng các tàikhoản, sổ sách, phương pháp hạch toán do Kế toán trưởng hướng dẫn Kế toán hànghoá lập các biểu bảng, báo cáo về tình hình quản lý hàng hóa của mình trình lên Kếtoán trưởng vào cuối kỳ và chịu trách nhiệm trước Kế toán Trưởng về kết quả báocáo đó

- Kế toán tiền mặt – ngân hàng

Kế toán tiền mặt – ngân hàng chuyên mở tài khoản, ghi chép, theo dõi tìnhhình tăng giảm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty, quản lý các nghiệp vụxuất nhập tiền trong kỳ đồng thời chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ Kế toán trưởng vềthu, chi tiền trong kỳ Cuối mỗi tháng, kế toán tiền mặt – ngân hàng phải báo cáolên Kế toán trưởng bằng các bảng kê thu, chi, bảng tổng hợp chứng từ có liên quanđến tiền mặt trong kỳ

- Thủ quỹ

Thủ quỹ lập các sổ, thẻ chi tiết về tài sản bằng tiền của công ty, làm nhiệm

vụ chuyển tiền, kiểm tiền, xuất tiền khi có chứng từ, hoá đơn hợp lệ về các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh, kiểm kê, đối chiếu thường xuyên lượng tiền trong kho với sổ

Ngày đăng: 30/06/2014, 13:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Kế toán giá vốn hàng bán (theo phương pháp kê khai thường xuyên  hàng tồn kho) - khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
Sơ đồ 1.1 Kế toán giá vốn hàng bán (theo phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho) (Trang 23)
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí bán hàng - khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
Sơ đồ 1.2 Kế toán chi phí bán hàng (Trang 25)
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí QLDN - khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
Sơ đồ 1.3 Kế toán chi phí QLDN (Trang 27)
Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí hoạt động tài chính - khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
Sơ đồ 1.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính (Trang 29)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long - khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long (Trang 34)
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Xăng dầu Vĩnh  Long - khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long (Trang 37)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Xăng dầu Vĩnh Long - khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty Xăng dầu Vĩnh Long (Trang 39)
Bảng tổng hợp  chứng từ kế  toán cùng loại - khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (Trang 41)
Bảng 2.1: Bảng biến động của tổng chi phí kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 - khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
Bảng 2.1 Bảng biến động của tổng chi phí kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 56)
Bảng 2.2: Cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 - khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
Bảng 2.2 Cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w