Cơ cấu chi phí kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long (Trang 58 - 60)

- Do đặc thù riêng của ngành xăng dầu, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã xây

2.2.4.2. Cơ cấu chi phí kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

Chi phí kinh doanh của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long được tạo thành từ 3 khoản mục: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng

Bảng 2.2: Cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá vốn hàng bán 1.109.315.888 69,21 1.509.222.540 66,60 1.550.566.06 6 63,56 Chi phí tài chính 485.744.005 30,31 740.844.173 32,69 870.632.902 35,69 Chi phí bán hàng và QLDN 7.696.213 0,48 15.899.134 0,71 18.492.897 0,75 Tổng chi phí kinh doanh 1.602.756.106 100 2.265.965.847 100 2.439.691.865 100 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Xăng dầu Vĩnh Long)

Để hiểu rõ hơn về tình hình biến động chi phí kinh doanh của công ty ta đi vào xem xét sự biến động của các chi phí thành phần làm ảnh hưởng đến tổng chi phí kinh doanh của công ty. Qua bảng trên ta thấy tình hình biến động của các chi phí thành phần trong tổng chi phí kinh doanh của công ty qua các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2011 – 2012:

+ Giá vốn hàng bán năm 2011 đạt 1.109.315.888.000 đồng chiếm 69,21%, năm 2012 đạt 1.509.222.540.000 đồng chiếm tỷ trọng 66,60% trong tổng chi phí kinh doanh. Giá vốn hàng bán ở năm 2012 tăng là do các quốc gia cung ứng dầu lớn nhất thế giới đang siết chặt sản lượng dẫn đến nguồn cung dầu thô cho thị trường thế giới bị thiếu hụt nên giá xăng dầu thế giới tăng điều này làm cho giá xăng dầu trong nước có nhiều biến động bên cạnh đó nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước tăng cao mà chúng ta chủ yếu phải nhập khẩu xăng dầu nên làm cho giá vốn tăng mạnh.

+ Chi phí tài chính năm 2011 chỉ đạt 485.744.000 đồng, chiếm 30,31% đến năm 2012 chi phí này là 740.844.173.000 đồng, chiếm 32,69% trong tổng chi phí

kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí tài chính tăng lên là: lãi suất vay ngân hàng vẫn còn ở mức cao, các khoản chiết khấu cho khách hàng tăng và phát sinh thêm các khoản vay từ Tổng công ty để phục vụ cho công tác kinh doanh của công ty.

+ Chi phí bán hàng năm 2011 chỉ đạt 7.696.213.000 đồng chiếm 0,48% đến năm 2012 chi phí này là 15.899.134.000 đồng chiếm 0,71% trong tổng chi phí kinh doanh. Chi phí bán hàng ở năm 2012 tăng mạnh là do sản lượng tiêu thụ tăng nên chi phí cần cho việc bán hàng tăng, công ty mở rộng, phát triển thêm các đại lý, cửa hàng phục vụ cho công tác kinh doanh, bán hàng.

- Giai đoạn 2012 – 2013:

+ Năm 2013, chi phí giá vốn hàng bán đạt 1.550.566.066.000 đồng chiếm 63,56%. Nguyên nhân chủ yếu làm cho giá vốn hàng bán tăng lên là do sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, lượng xăng dầu nhập khẩu tuy có giảm nhưng không nhiều bên cạnh đó lại có sự tăng lên của tỷ giá ngoại tệ và sản lượng tiêu thụ vẫn ở mức cao.

+ Chi phí tài chính ở giai đoạn này vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng khá cao 35,69% như năm 2012 với số tiền 870.632.902.000 đồng. Do lãi suất vay ngân hàng đầu năm 2013 tăng trong khi đó công ty cần có nguồn vốn để hỗ trợ cho các hoạt động phát triển trong năm nên không tránh khỏi việc phải vay ngân hàng với lãi suất tương đối cao bên cạnh đó còn có các khoản chiết khấu cho khách hàng đã làm cho chi phí tài chính vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên mức tăng đã giảm nhiều so với giai đoạn 2011 – 2012 cho thấy công ty đã có những biện pháp kiểm soát phần nào việc phát sinh các chi phí này.

+ Năm 2013, chi phí bán hàng đạt 18.492.897.000 đồng chiếm tỷ trọng 0,75%. Sự gia tăng chi phí này trong công ty mỗi năm là điều tất yếu, chủ yếu là: Công ty phải mở rộng các cửa hàng, đại lý để tiêu thụ sản phẩm; chi phí cho nhân viên bán hàng. Tuy vậy, ta thấy tỷ lệ tăng này đã giảm đáng kể so với giai đoạn 2011 – 2012 cho thấy tuy sản lượng tiêu thụ vẫn cao nhưng công ty đã có những biện pháp kiểm soát nên chi phí bán hàng chỉ tăng nhẹ ở mức độ chấp nhận.

Qua bảng 2.2 ta thấy chi phí kinh doanh của công ty vẫn còn tăng điều này cho thấy các biện pháp công ty đã và đang áp dụng để kiểm soát chi phí chưa đạt

hiệu quả cao. Công ty cần phải nghiên cứu thêm, đưa ra những biện pháp, phát hiện sai sót kịp thời trong việc kiểm soát chi phí tại công ty, nhằm kéo chi phí kinh doanh xuống mức thấp nhất để đem lại lợi nhuận và hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w