Các khái niệm về dịch vụ vận tải1.1.1 Khái niệm về dịch vụ vận tải Vận tải Theo Darke Nguyễn 2021 Vận tải là một lĩnh vực vật chất đặc biệt luônsong hành cùng với sự phát triển của nền
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Môn: Thực hành quản trị vận tải
Ngành: LOGISTICS VÀ QL CHUỖI CUNG ỨNG
Bình Dương, tháng 10 năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH YAKABAK
Môn: Thực hành quản trị vận tải
Ngành: LOGISTICS VÀ QL CHUỖI CUNG ỨNG
Trang 3PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN
Tên học phần: THỰC HÀNH QUẢN TRỊ VẬN TẢI
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
tối đa
Điểm đánh giá Cán bộ
chấm 1
Cán bộ chấm 2
Điểm thống nhất
KHOA KINH TẾ
CTĐT LOGISTICS & QLCCƯ
Trang 4quy trình vận tải hàng hóa cụ thể
cho doanh nghiệp, phân tích mô
hình SWOT cho doanh nghiệp vận
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này trước hết nhóm chúng em em xin gửi đếnquý thầy, cô giáo trong khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại họcThủ Dầu Một lời cảm ơn chân thành
Đặc biệt, em xin gửi đến TS., đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ nhóm trongthời gian học tập Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Thực hành quản trị vận tải nhóm chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình,tâm huyết của thầy Thầy đã giúp nhóm chúng em tích lũy nhiều kiến thức mà thầytruyền tải, nhóm chúng em đã dần trả lời được những câu hỏi liên quan đến ngành
Trang 6học Logicstics và Quản lí chuỗi cung ứng Thông bài tiểu luận này, nhóm tác giảxin trình bày mà những kiến thức em đã được học, được tìm hiểu về chuyên ngànhcủa mình gửi đến thầy.
Do thời gian và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên bài tiểu luận nàychúng em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiếnđóng góp từ thầy Một lần nữa em xin cảm ơn thầy, các thầy cô trong văn phòngkhoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của trường Đại học Thủ Dầu Một đã tậntình hướng dẫn chúng em trong thời gian qua
Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 2
5 Ý nghĩa đề tài 3
6 Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1 Các khái niệm về dịch vụ vận tải 4
1.2 Các khái niệm về các loại dịch vụ vận tải 6
1.3 Khái niệm về đối tượng của dịch vụ vận tải 10
1.4 Quy trình xuất khẩu hàng hóa 11
1.4.1 Khái niệm 11
1.4.2 Các bước trong quy trình xuất khẩu hàng hóa 11
1.4.2.1.Nghiên cứu thị trường 11
Trang 81.4.2.2.Giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng 11
1.4.2.3 Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán 13
1.4.2.4 Chuẩn bị hàng xuất khẩu 14
1.4.2.5 Kiểm tra hàng hóa 15
1.4.2.6 Thuê phương tiện vận tải 16
1.4.2.7 Mua bảo hiểm 17
1.2.4.8 Làm thủ tục hải quan 18
1.4.2.9 Giao hàng cho người vận tải 20
1.4.2.10 Lập bộ chứng từ thanh toán 21
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình xuất khẩu 21
1.5.1 Các nhân tố của môi trường bên ngoài công ty 21
1.5.2 Các nhân tố của môi trường bên trong công ty 25
1.6 Một số khái niệm liên quan 27
1.6.1 Chuỗi cung ứng 27
1.6.2 Chuỗi giá trị 28 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
Trang 9YAKABAK 28
2.1 Phân tích và so sánh ba nhà cung cấp 29
Bảng 2.1: Phân tích và so sánh ba nhà cung cấp 29
2.2 Lựa chọn nhà cung cấp 31
2.3 Tổng quan về Công ty TNHH YAKABAK 32
2.4 Phân tích quy trình xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Hàn Quốc bằng đường biển tại Công ty TNHH YAKABAK 33
Hình 2.2: Quy trình xuất khẩu hạt điều bằng đường biển tại Công ty TNHH YAKABAK 33
2.5 Phân tích mô hình SWOT tại Công ty TNHH YAKABAK 37
2.5.1 Điểm mạnh 37
2.5.2 Điểm yếu 39
2.5.3 Cơ hội 39
2.5.4 Thách thức 40
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU TẠI CÔNG TY TNHH YAKABAK 41
Trang 103.1 Hoàn thiện chiến lược kinh doanh quốc tế, đặc biệt là chiến lược Marketing
xuất khẩu 41
3.2 Nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu hạt điều nhân xuất khẩu 44
3.3 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất -kinh doanh 45
3.4 Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất - kinh doanh 46
3.5 Cải thiện tình hình tài chính 51
3.6 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 51
KIẾN NGHỊ 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Logo công ty RED RIVER FOOS 32Hình 2.2: Quy trình xuất khẩu hạt điều bằng đường biển tại Công ty TNHHYAKABAK 33Hình 3.1: Quy trình công nghệ chế biến hạt điều 47
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân tích và so sánh ba nhà cung cấp 29
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay để một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cần rất nhiều yếu tố, đểđạt hiệu quả cao trong việc kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện hoàn hảotất cả các khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hiện nay với xuhướng hội nhập kinh tế của Việt Nam cộng thêm sự phát triển kinh tế mạnh mẽ củathế giới, toàn cầu hóa đã đem đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nóiriêng và các công ty nước ngoài nói chung có những cơ hội hợp tác và đẩy mạnhthị trường của các doanh nghiệp được mở rộng ra
Với những yếu tố đó các hoạt động xuất nhập khẩu trên toàn thế giới diễn rarất nhộn nhịp, không chỉ để sự mua bán trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp,
mà nó còn thúc đẩy đến nền kinh tế của các quốc gia đó Bên cạnh đó các hoạtđộng hỗ trợ như Logistic cũng được chú trọng và sử dụng mạnh mẽ Và để cáchoạt động của công ty diễn ra thuận lợi và hoàn thiện các doanh nghiệp khôngngừng thay đổi và phát triển các hoạt động, các quy trình sản xuất, vận hành, vậntải,… của doanh nghiệp mình Và Việt nam được biết là nước có nền nông nghiệplâu đời, các sản phẩm nông nghiệp hiện nay rất không những đa dạng mà còn đảm
Trang 14bảo có được chất lượng tốt và các sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ trongnước mà còn được xuất khẩu sang nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc, NhậtBản, các nước khu vực EU và các mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất phải kể đến
là hạt điều Với các thị trường lớn và xa thì các doanh nghiệp tại Việt Nam khi lựachọn xuất khẩu mặt hàng này có những hướng đi và quy trình vận tải khác nhau vàmột trong số đó có Công ty YAKABAK có thị trường tiêu thụ trên toàn cầu, tiêubiểu nhất là khu vực thị trường Hàn Quốc Và khi công ty muốn xuất khẩu sangHàn Quốc thì công ty sử dụng loại phương tiện vận chuyển gì, quy trình vận tảidiễn ra như thế nào và doanh nghiệp nào thực hiện quá trình vận chuyển và để làm
rõ được điều đó nhóm sinh viên thực hiện đề tài “Phân tích và so sánh nhằm cải thiện quy trình xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Hàn Quốc bằng đường biển tại Công ty TNHH YAKABAK”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng quy trình vận tải hạt điều từ Việt Nam sang Hàn Quốcbằng đường biển tại Công ty TNHH YAKABAK
Trang 15- So sánh các nhà cung cấp từ đó lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng cho quytrình vận tải tại Công ty TNHH YAKABAK
- Đưa ra giải pháp nhằm khắc phục quy trình vận tải hạt điều từ Việt Namsang Hàn Quốc bằng đường biển tại Công ty TNHH YAKABAK
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình vận tải hạt điều từ Việt Nam sang HànQuốc bằng đường biển tại công ty TNHH YAKABAK
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Công ty TNHH YAKABAK
- Về thời gian: 10/2023 - 11/2023
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản: Phương pháp thu thập,tổng hợp và phân tích tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước Tiến hành thu thậptài liệu, tìm hiểu những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các nguồnđáng tin cậy trên internet, sách, báo Sau đó, tiến hành tổng hợp và phân tích cóchọn lọc
Trang 16Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin trong đó nhànghiên cứu tiến hành quan sát đối tượng nghiên cứu Dùng phương pháp quan sát
để quan sát quá trình sản xuất sản phẩm, quy trình xuất hàng
Phương pháp thống kê và phân tích: Thống kê số liệu, phân tích tìm kiếmthông tin, kiến thức, lý thuyết từ các nguồn đã có sẵn từ đó tổng hợp số liệu thuthập được để đưa ra đánh giá phù hợp
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm thông tinchính xác, các tài liệu có sẵn tại công ty Các dữ liệu này cung cấp đảm bảo phục
vụ nghiên cứu và nội dung đề tài phân tích
Phương pháp so sánh: Là phương pháp được hiểu cơ bản là đối chiếu cácchỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự đểxác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu
5 Ý nghĩa đề tài
Đề tài nghiên cứu này giúp nhóm sinh viên hiểu rõ hơn về quá trình vận tải,khả năng thực hiện và quá trình thực hiện vận tải hàng sang nước ngoài trongdoanh nghiệp Giúp sinh viên hiểu rõ hơn trong quá trình học tập và thực hiện qua
Trang 17tiễn, giúp sinh viên có thể so sánh, đưa ra các giải pháp và đề xuất biện pháp nhằmhoàn thiện quy trình vận tải qua đó giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh củamình so với các đối thủ Nghiên cứu này giúp Công ty TNHH YAKABAK có thểxác định các vấn đề liên quan đến quy trình vận tải hạt điều từ Việt Nam sang HànQuốc bằng đường biển Qua đó công ty có thể cải thiện được chất lượng của quytrình vận tải, giảm tỷ lệ sai sót, và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách hàng.
6 Kết cấu đề tài
Bài tiểu luận của nhóm gồm có 3 phần chính là phần mở đầu, phần nội dung
và phần kết luận Trong đó phần nội dung được chia làm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích Và So sánh nhằm Hoàn Thiện Quy Trình Xuất KhẩuHạt Điều Bằng Đường Biển tại Công Ty TNHH YAKABAK
Chương 3: Một số Giải Pháp Nhằm Cải Thiện Quy Trình Xuất Khẩu HạtĐiều Tại Công Ty TNHH YAKABAK
Trang 18CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các khái niệm về dịch vụ vận tải
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ vận tải
Vận tải
Theo Darke Nguyễn (2021) Vận tải là một lĩnh vực vật chất đặc biệt luônsong hành cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại nhằm mục đích traođổi vị trí của hàng hóa và con người từ địa điểm này tới một địa điểm khác an toàn.Vận tải còn được hiểu đơn giản là quá trình tác động lực tới các vật thể để dichuyển vật thể đó từ vị trí này sang vị trí khác.[1]
Theo NhatTinLogistics (2018) Vận tải là quá trình tác động lực vào các vậtthể để dịch chuyển vật thể nào đó từ vị trí này đến vị trí khác Vận tải gắn liền vớinhu cầu sinh hoạt, sản xuất hàng ngày của con người.[2]
Theo Bảo Yến (2022) cho rằng “Vận tải là hình thức chuyên chở người,hàng hóa, đồ vật từ nơi này đến nơi khác thông qua đường bộ, đường biển, đườngsắt, đường hàng không và đường ống Xe sử dụng để chở hàng hóa chủ yếu là xemáy, xe tải, container, tàu hỏa, thuyền, máy bay ”[8]
Trang 19Dịch vụ vận tải hàng hóa
Vận tải hàng hóa được hiểu là việc giao nhận hàng hóa di chuyển từ nơi nàyđến nơi khác Thông thường vận chuyển hàng hóa gắn với các dịch vụ vận chuyểnhàng hóa và có sự kí kết hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng và người nhậnhàng.[3]
Vận tải bao gồm vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không,đường thủy và đường ống
1.1.2 Đặc điểm về vận tải
Vận tải hàng hóa là nghành dịch vụ nên khác với những sản phẩm sản xuấtnên vận chuyển hàng hóa có những đặc điểm cơ bản sau:
- Vận tải hàng hóa là sản phẩm dịch vụ nên không thể nhìn thấy, nghe thấy,cầm ….trước khi mua Người mua không thể biết trước hàng hóa có được vậnchuyển đúng lịch trình hay có đảm bảo an toàn không…cho đến khi họ nhận đượchàng hóa
- Chất lượng của dịch vụ vận tải hàng hóa thường không ổn định do nhiềuyếu tố khách quan (như điều kiện thời tiết, hạ tầng giao thông…) và cả những yếu
Trang 20tố chủ quan ( chất lượng của phương tiện vận chuyển, bến bãi, tai nạn, …….) làmtác độngkhông nhỏ đến tính ổn định của vận chuyển hàng hóa.[3]
- Nhu cầu về vận chuyên không ổn định và thường dao động do nhu cầu thời
kỳ cao điểm (cao điểm mua sắm, tết… ) Các công ty logistics thường bị quá tải
và phải huy động một đội vận chuyển lớn để đáp ứng nhu cầu khách hàng Đếnthời kỳ thấp điểm nhu cầu vận chuyển thấp làm cho chi phí vận hành, bảo dưỡng,khấu hao tài sản lớn vì vậy để đảm bảo tính ổn định của của dịch vụ vận chuyểnchúng ta nên chọn dịch vụ uy tín – chất lượng và được nhiều đánh giá tốt từ cáckhách hàng sử dụng trước đó
1.1.3.Vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ vận tải
- Vai trò tất yếu đối với cuộc sống của con người
Nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa hoặc đáp ứng việc chuyển chở Đốivới con người thường sẽ di chuyển bằng hình thức đường bộ hoặc đường hàngkhông Còn các loại hàng hóa tiêu dùng, sản xuất, máy móc… sẽ được vận chuyểnbằng đường biển và đường bộ…
- Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông
Trang 21Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là cáchuyết mạch thì vận chuyển là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tếbào của cơ thể sống đó.
- Đóng vai trò quan trọng đối với logistics
Chi phí vận chuyển sẽ phải chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố phụ thuộc vào nhàcung cấp, địa điểm kho hàng, địa điểm bán lẻ, các doanh nghiệp kinh doanh vậntải…Tốc độvận chuyển cao hơn (đồng nghĩa với chi phí cao) sẽ giúp cho lượnghàng tồn kho ít hơn Vận chuyển tốc độ châm (đồng nghĩa với chi phí rẻ hơn) sẽlàm số lượng hàng tồn kho lớn hơn Lịch trình giao hàng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếpbởi việc lựa chọn tốc độ của các phương thức vận
1.2 Các khái niệm về các loại dịch vụ vận tải
1.2.1 Vận tải bằng đường bộ
Khái niệm vận tải đường bộ
Là phương thức vận chuyển hàng hoá phổ biến nhất hiện nay, vận tải đường
bộ là loại
Trang 22hình vận tải sử dụng các phương tiện di chuyển như ô tô, xe tải, xecontainer, rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô, để chuyên chở hàng hóa.[4]
Các loại hình vận tải đường bộ
Có 5 loại hình vận tải đường bộ chính:
- Vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu
- Vận tải hàng hóa đường dài
- Vận tải hàng quá khổ, quá tải
- Vận tải con người
- Vận tải hàng lẻ
Đặc điểm vận tải đường bộ
Linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng, linh hoạt vào giờ giấc, khôngphụ thuộc vào bên thứ 3 do quy định về thời gian là 2 bên mua bán quy định
Vận chuyển hàng hóa với số lượng vừa và nhỏ, tiết kiệm chi phí, đưa đếntận nơi nhận hàng không cần qua phương tiện khác
Trang 23Có thể kết hợp với các phương thức vận tải khác như : Thủy, sắt, hàngkhông,
1.2.2 Vận tải bằng đường sắt
Vận tải bằng đường sắt là gì?
Theo ALS Logistics (2023) Vận tải đường sắt là một phương tiện giaothông, một yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế, được sử dụng để vận chuyển hànghóa cũng như vận chuyển hàng khách Hệ thống vận chuyển bằng cách sử dụngđường ray và sử dụng các bánh xe bằng kim loại (thường là thép) gắn trên đườngray như đầu máy và các toa xe (Hệ thống này được gọi là một đoàn tàu) Vận tảiđường sắt đã tồn tại từ lâu đời và được coi là một phương thức vận chuyển quantrọng trên toàn cầu Vận tải đường sắt cũng là phương thức vận tải đường bộ nhanhnhất, giảm ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường Hệ thống đường sắt kếtnối các khu vực, thúc đẩy kinh tế, giao thương và du lịch.[5]
Các loại hình vận tải đường sắt
Đường sắt bao gồm: đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất,đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điệnbánh sắt
Trang 24Đặc điểm của vận tải bằng đường sắt
Vận tải đường sắt có những đặc điểm cơ bản sau:
Ổn định và an toàn: Vận tải đường sắt thường được xem là một phương tiện
an toàn và ổn định Hệ thống đường ray cố định và chắc chắn, giúp giảm thiểunguy cơ tai nạn
Tính liên tục: Hình thức vận tải này không bị ảnh hưởng bởi tắc nghẽn giaothông đường bộ hay điều kiện thời tiết xấu
Tính chuyên dùng: Hệ thống đường sắt được xây dựng và thiết kế đặc biệtcho mục đích vận chuyển hàng hóa và hành khách Các phương tiện xe kháckhông thể hoạt động trên hệ thống đường này
1.2.3 Vận tải bằng đường hàng không
Vận tải bằng đường hàng không là gì?
Khoản 1 Điều 109 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006, sửa đổi bởiKhoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014: “Vận chuyển hàngkhông là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, thư bằng đường
Trang 25hàng không Vận chuyển hàng không bao gồm vận chuyển hàng không thường lệ
và vận chuyển hàng không không thường lệ
Các loại hình vận tải đường hàng không
Có 3 loại phương tiện vận tải đường hàng không chính:
- Máy bay vừa chở khách vừa chở hàng
- Máy bay chuyên chở hàng hóa
- Chuyến bay được thuê theo trọn gói hành trình của bên thuê
Đặc điểm của vận tải đường hàng không
Các tuyến đường vận tải hàng không hầu hết là những đường thẳng nối haiđiểm vận tải với nhau
Tốc độ của vận tải hàng không cao, tốc độ khai thác lớn, thời gian vậnchuyển nhanh
Vận tải hàng không an toàn hơn những phương tiện vận tải khác
Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao
Trang 26Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn các phươngtiện vận tải khác
Vận tải hàng không đơn giản hóa về chứng từ thủ tục so với các phươngthức
vận tải khác
1.2.4 Vận tải bằng đường thủy
Vận tải đường thủy là gì?
Theo Bùi Tuấn An (2023) “Đường thuỷ hay còn được gọi là giao thông thuỷ là một kiểu đường đi lại ở trên nước Các dạng đường thuỷ có thể kể tới như: đường sông, đường biển, đường kênh rạch hay hồ.”[6]
Các loại hình phương tiện vận tải bằng đường thủy phổ biến hiện nay như :Tàu, tàu Container, tàu chở hàng rời, phà, sà lan,…
Đặc điểm của vận tải đường thủy
Phương thức vận tải đường thủy được chia làm loại vận chuyển hàng hóa vàvận chuyển người
Trang 27Một số loại hàng container sẽ được các loại tàu chuyên chở container đảmnhận và thường có kích thước lớn chịu được tải trọng lớn.
1.2.5 Vận tải bằng đường ống
Khái niệm vận tải bằng đường ống
Vận tải đường ống là một phương thức vận chuyển hàng hóa hay chất lỏngthông qua hệ thống đường ống Hệ thống này có thể được sử dụng để chuyển độngdầu mỏ, khí đốt, nước, hóa chất và các chất lỏng khác từ nơi này đến nơi khác Vậntải đường ống có nhiều ưu điểm, bao gồm khả năng vận chuyển một lượng lớnhàng hóa, tiết kiệm chi phí vận chuyển và giảm thiểu tác động đến môi trường
Các loại hình phương tiện vận tải bằng đường ống
Trang 28Đặc điểm của vận tải đường ống
Một số đặc điểm quan trọng của vận tải đường ống:
Tính liên tục: Loại hình vận tải này có thể hoạt động 24/7 mà không gặpnhữnghạn chế về thời gian hay tải lượng như những phương thức vận tải khác
Hiệu quả và an toàn: Vận tải đường ống thường được coi là một trongnhững hình thức vận tải khí đốt, dầu mỏ hay hóa chất an toàn và hiệu quả nhất, vì
nó giảm thiểu được nguy cơ rò rỉ ngoại vi và tai nạn giao thông
Cố định: Đường ống được cố định và không thể di chuyển như các phươngthức vận tải khác Vì vậy, nó thường phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa từđiểm này đến điểm khác một cách liên tục
Tốc độ: Dù có xu hướng kém linh hoạt hơn các phương thức vận tải khác,nhưng đối với việc vận chuyển một lượng lớn hàng hóa trên các khoảng cách xa,vận tải đường ống có thể nhanh hơn nhiều
Yêu cầu vốn ban đầu cao: Mặc dù chi phí vận hành hàng ngày có thể thấp,nhưng việc xây dựng hạ tầng đường ống đòi hỏi một lượng vốn đầu tư ban đầu rấtlớn
Trang 29Khả năng vận chuyển hàng loạt: Đường ống cho phép vận chuyển hàng loạthàng hóa, vì chúng sử dụng nén khí hoặc áp suất chất lỏng để đẩy hàng hóa quaống
1.3 Khái niệm về đối tượng của dịch vụ vận tải
Người mua hàng (Buyer)
Buyer (Người mua hàng): là người mua hàng và trực tiếp đứng tên tronghợp đồng thương mại, chịu trách nhiệm trả tiền mua hàng
Người bán hàng (Seller)
Seller (Người bán hàng): Trong hợp đồng thương mại seller đóng vai trò làngười bán hàng
Người gửi hàng (Consignor)
Consignor (Người gửi hàng): Là người thực hiện việc gửi hàng, làm việc và
ký hợp đồng dịch vụ vận tải với forwarder (người giao nhận vận tải) Đa phần thìcác Consignor sẽ là người thanh toán các khoản tiền vận chuyển
Người nhận hàng (Consignee)
Trang 30Consignee (Người nhận hàng): là người có quyền hoặc được ủy quyền nhậnhàng hóa
Người gửi hàng (Shipper)
Shipper (Người gửi hàng): Là người gửi hàng và ký hợp đồng với đơn vịvận tải
Người vận tải/chuyên chở (Carrier)
Carrier (Người chuyên chở hay người vận chuyển): Là người thực hiệnnhiệm vụ chuyển hàng từ điểm đi tới điểm nhận, căn cứ vào hợp đồng vận chuyển
Người giao nhận vận tải
Forwarder (người giao nhận vận tải): Là người/đơn vị đứng ra để thu xếpcho việc vận chuyển hàng Họ sẽ đứng tên Shipper (Người gửi hàng) trong hợpđồng ký với người vận tải[7]
1.4 Quy trình xuất khẩu hàng hóa
1.4.1 Khái niệm
Trang 31Xuất khẩu hàng hóa là Việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ quốc giahoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia được coi là khu vực hảiquan riêng theo quy định của pháp luật.
1.4.2 Các bước trong quy trình xuất khẩu hàng hóa
1.4.2.1.Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ doanh nghiệpnào khi muốn tham gia vào thị trường quốc tế Đó là quá trình điều tra khảo sát đểtìm kiếm khả năng bán hàng đối với một hoặc một nhóm sản phẩm, kể cả nhữngbiện pháp để thực hiện mục tiêu đó Các thông tin về cung cầu thị trường, độngthái giá cả, các chính sách, pháp luật, tập quán buôn bán có liên quan tới xuất nhậpkhẩu của các nước nhằm lựa chọn thị trường thích hợp đối với các doanh nghiệp
1.4.2.2.Giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng
Sau khi lựa chọn được bạn hàng kinh doanh các đơn vị kinh doanh xuấtkhẩu trong nước tiến hành đàm phán và kí kết hợp đồng với bên đối tác nướcngoài
Các hình thức đàm phán thông dụng:
Trang 32Ðàm phán có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, ngoài hình thứcgặp mặt trực tiếp còn có các hình thức khác như: qua thư từ, điện tín hoặc điệnthoại Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng:
+Gặp mặt trực tiếp:
Ưu điểm: có thể trực tiếp bàn bạc, để hiểu nhau hơn, cùng nhau giải quyếtnhững điểm chưa hiểu nhau
Nhược điểm: đi lại tốn kém, dễ lộ bí mật
+Qua thư từ, điện tín( Fax, Telex)
Ưu điểm: Ít tốn kém về việc đi lại, có thể giữ bí mật, có thể đem ra bàn bạctập thể, có thể cùng một lúc giao dịch với nhiều bạn hàng khác nhau
Nhược điểm: Tốn thời gian, nhiều khi không hiểu hết nhau
+Qua điện thọai:
Ưu điểm: nhanh chóng
Nhược điểm: không trình bày được hết ý, tốn kém Nên các doanh nghiệpthường chỉ sử dụng điện thoại trong trường hợp thật cần thiết, khẩn trương, sợ lỡ
Trang 33thời cơ, hoặc những trường hợp mà mọi điều kiện đã thảo luận xong, chỉ còn chờxác nhận một vài chi tiết
+Đàm phán bằng thư:
Một trong những cách đàm phán đơn giản và dễ thực hiện là đàm phánthông qua thư từ, công việc được tiến hành thông qua việc viết các loại thư: chàohàng, hỏi hàng, báo giá, đặt hàng, hoàn giá, chấp thuận , các thư này được viếtdưới nhiều dạng khác nhau
Muốn đàm phán thành công cần chuẩn bị tốt các yếu tố sau : ngôn ngữ;thông tin; năng lực của đoàn đàm phán; thời gian và địa điểm đàm phán
Sau khi đàm phán thành công, hai bên sẽ tiến hành kí kết hợp đồng với cácđiều kiện như sau:
Điều 1:Tên hàng, đóng gói, số lượng và giá cả (Commodity, Packing,Quantity and Price)
Điều 2: Giao hàng(Delivery) Điều 3: Thanh toán(Payment) Điều 4: Bảohành(Warranty)
Điều 5: Giao hàng trễ và phạt(Delayed delivery and Penalty)
Trang 34Điều 6: Bảo hiểm(Insurance)
Điều 7: Bất khả kháng(Force Majeure)
Điều 8: Khiếu nại(Claim)
Điều 9: Trọng tài(Arbitration)
Điều 10: Những quy định khác(Other terms and conditions)
1.4.2.3 Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán
Nếu thanh toán bằng L/C(Letter of credit) thì sau khi kí hợp đồng và trướckhi giao hàng, bên bán yêu cầu bên mua mở L/C Sau khi nhận được L/C từ ngânhàng người bán phải kiểm tra kĩ lưỡng từng nội dung của L/C xem có đúng nhưhợp đồng đã kí kết hoặc có phù hợp với khả năng thực hiện của mình hay không.Nếu L/C đúng hết và bên xuất khẩu có khả năng đáp ứng thì tiến hành các bước kếtiếp để giao hàng Ngược lại, nếu có sai sót gì thì yêu cầu người nhập khẩu thôngbáo với ngân hàng tu chỉnh lại L/C cho đến khi nào phù hợp mới xúc tiến việc giaohàng
Các nội dung cần kiểm tra kĩ trong L/C gồm:
Trang 35Tên, địa chí ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận, ngân hàng trảtiền(nếu có)
Tên, địa chỉ người yêu cầu mở L/C Tên, địa chỉ người thụ hưởng
Số tiền của L/C Loại L/C
Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C Thời hạn giao hàng
Cách thức giao hàng Phương thức vận chuyển Mô tả hàng hóa
Chứng từ xuất trình và thời hạn, địa điểm xuất trình chứng từ Các chi tiếtkhác trong L/C
Nếu thanh toán bằng CAD (Cash Against Document) thì người xuất khẩu
cần đề nghị người nhập khẩu mở tài khoản tín thác tại ngân hàng Khi tài khoản đãđược mở, cần liên hệ với ngân hàng để kiểm tra các thông tin Khi thấy phù hợp thìmới tiến hành giao hàng
Nếu thanh toán bằng T/T ( Telegraphic Transfer Remittance) công ty sẽ
yêu cầu đối tác trả tiền cọc thường bằng 30% giá trị hợp đồng và 70% còn lại sẽphải được thanh toán xong thì công ty mới tiến hành gửi hàng đi
Trang 36Nếu thanh toán bằng các phương thức khác: như Clean Collection, D/P,
D/A thì người xuất khẩu phải giao hàng rồi mới có thể thực hiện những công việccủa khâu thanh toán Tuy nhiên, những phương thức này thường ít được sử dụng
do đem lại rủi ro cao cho người xuất khẩu Chỉ nên sử dụng phương thức thanhtoán này khi người bán và người mua có quan hệ tin tưởng lẫn nhau, hoặc có sựràng buộc lẫn nhau trong quan hệ làm ăn
1.4.2.4 Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm ba khâu chủ yếu: thu gom tậptrung làm thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuấtkhẩu
*Thu gom làm thành lô hàng xuất khẩu:
Việc mua bán thường tiến hành trên cơ sở số lượng Trong khi đó sản xuấthàng xuất khẩu ở nước ta, về cơ bản là một nền sản xuất nhỏ phân tán Vì vậy trongrất nhiều trường hợp, muốn làm thành lô hàng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phảitiến hành thu gom tập trung nhiều chân hàng Cơ sở pháp lý để làm việc đó là kýhợp đồng kinh tế giữa các chủ hàng xuất khẩu với các chân hàng
Trang 37Trong buôn bán quốc tế, có mặt hàng để trần hoặc để rời, nhưng đại bộ phậnhàng hóa được đóng gói và bao bì trong quá trình vận chuyển và bảo quản Vì vậy
tổ chức đóng gói bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hànghóa
*Việc kẻ kí mã hiệu hàng xuất khẩu:
Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, số hoặc bằng hình vẽ được ghi trêncác bao bì bên ngoài để thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc
dỡ hoặc bảo quản hàng hóa
Kẻ ký má hiệu là một khâu cần thiết của quá trình đóng gói bao bì nhằm:+ Bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận
+ Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa
Kí mã hiệu bao gồm:
+ Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng như: tên người nhận vàtên người gửi, trọng lượng tĩnh và trọng lượng cả bao bì, tên nước và địa điểmhàng đi, hành trình chuyên chở, số vận đơn, tên tàu, số hiệu chuyến đi
Trang 38+ Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ hàng hóa và bảo quảnhàng hóa trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng như: hàng dễ vỡ, mở chỗnày, tránh mưa, nguy hiểm…
Việc ký hiệu cần đạt được yêu cầu sau: sáng sủa, dễ đọc, không phai màu,không thấm nước, sơn hoặc mực không làm ảnh hưởng phẩm chất hàng hóa
Để hình thành một lô hàng, ngoài những công việc trên, đơn vị kinh doanhxuất khẩu cần phải kiểm tra hàng hóa, lấy giấy chứng nhận sự phù hợp của hànghóa theo quy định của hợp đồng ( giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhậnkiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ…)
1.4.2.5 Kiểm tra hàng hóa
Trước khi giao hàng người xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng vềphẩm chất, số lượng, trọng lượng bao bì ( tức kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng hóaxuất khẩu là động thực vật phải kiểm tra về khả năng lây nhiễm ( tức kiểm dịchđộng vật, kiểm dịch thực vật)
Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửakhẩu Trong đó việc kiểm tra ở cơ sở ( tức đơn vị sản xuất, thu mua, chế biến như ở
Trang 39nhất Còn việc kiểm tra hàng hóa ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểmtra ở cơ sở và thủ tục quốc tế.
1.4.2.6 Thuê phương tiện vận tải
Việc thuê phương tiện vận tải được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây:những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán vàđiều kiện vận tải Người xuất khẩu có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nếuhợp đồng ngoại thương thỏa thuận việc mua bán hàng hóa theo những điều kiệnnhóm C(CFR, CIF, CPT, CIP), nhóm D(DAT, DAP, DDP)
Việc thuê tàu đòi hỏi kinh nghiệm và nghiệp vụ… Vì vậy chủ hàng có thể
ủy thác việc thuê tàu cho một công ty hàng hải Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệgiữa hai bên ủy thác thuê tàu là hợp đồng ủy thác Tùy từng trường hợp cụ thể,người xuất khẩu có thể lựa chọn một trong các phương thức thuê tàu như:
Phương thức thuê tàu chợ Phương thức thuê tàu chuyến
Phương thức thuê tàu định hạn Cách thức thuê tàu:
Tàu chợ:
Bước 1: Nghiên cứu lịch trình tàu chạy và hãng tàu phù hợp
Trang 40Bước 2: Chủ hàng lập bảng kê khai hàng(Cargo List) và ủy thác cho công tyvận tải giữ chỗ trên tàu Chủ hàng kí đơn xin lưu khoang(Booking Note) với đại lísau khi hãng tàu đồng ý nhận chuyên chở, đồng thời đóng cước phí vận chuyển
Bước 3: Giao hàng cho tàu Nếu là hàng nguyên container thì làm thủ tụcmượn container để chất xếp hàng, sau đó giao container cho bãi hoặc trạmcontainer
Bước 4: Lấy vận đơn
Bước 5: Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng cho tàu Tàuchuyến:
Thuê tàu chuyến phức tạp hơn thuê tàu chợ, đòi hỏi người thuê tàu phải amhiểu tuyến, luồng vận tải, am hiểu đặc điểm kinh doanh của từng hãng tàu, am hiểu
về cước phí
Những công việc chính khi thuê tàu chuyến:
Bước 1: Xác định loại hình tàu chuyến sẽ thuê Thuê chuyến một(SingleVoyage)
Thuê khứ hồi(Round Voyage)