LỜI CAM ĐOANNhóm tác giả xin cam đoan đề tài: “ Phân tích và so sánh nhằm cải thiện quy trình vận tải bằng đường bộ tại công ty TNHH QACHIN” là một công trình nghiên cứu độc lập, được vi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Môn: Thực hành quản trị vận tải
Ngành: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Bình Dương, tháng 11, năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Ngành: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Trang 3PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN
Tên học phần: THỰC HÀNH QUẢN TRỊ VẬN TẢI
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
tối đa
Điểm đánh giá Cán bộ
chấm 1
Cán bộ chấm 2
Điểm thống nhất
CTĐT LOGISTICS & QLCCƯ
Trang 4tiêu chí đánh giá 3 NCC từ đó lựa
chọn nhà NCC tốt nhất, xây dựng
quy trình vận tải hàng hóa cụ thể
cho doanh nghiệp, phân tích mô
hình SWOT cho doanh nghiệp vận
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan đề tài: “ Phân tích và so sánh nhằm cải thiện quy trình vận tải bằng đường bộ tại công ty TNHH QACHIN” là một công trình nghiên cứu độc lập, được viết dưới sự
hướng dẫn, giảng dạy của giảng viên hướng dẫn – TS Ngoài sự tham khảo,
trích dẫn các nghiên cứu trước, đề tài không có sự sao chép nào khác Các nội
dung được trình bày trong đề tài là sản phẩm từ sự nỗ lực nghiên cứu, tham khảo
trong quá trình học tập tại trường của nhóm nghiên cứu Các số liệu, dữ liệu
trong đề tài là của nhóm thu thập được, hoàn toàn mang tính trung thực và khách
quan Các lý thuyết, thông tin cũng như những tài liệu trích dẫn và kham khảo
đều được được ghi rõ nguồn gốc
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn và kính trọng sâu sắc đến tất cả
thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình truyền đạt cho chúng em những
kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài:
“Phân tích và so sánh nhằm cải thiện quy trình vận tải bằng đường bộ tại công ty TNHH QACHIN” Nghiên cứu này
được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả
nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả tại các
trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị, …
Tuy chỉ với thời gian học không dài nhưng nó là cơ hội cho em tổng hợp
và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để
nâng cao kiến thức chuyên môn Trong quá trình học và trao đổi, từ chỗ còn bở
ngỡ cho đến thiếu kinh nghiệm, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự
giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa Kinh tế và cán bộ công ty để viết lên bài
báo cáo này
Với sự biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy –
người trực tiếp, tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian của học phần: “Thực
Trang 7hành Quản trị vận tải” và thời gian thực hiện nghiên cứu này Sự nỗ lực của thầy
là một đóng góp to lớn giúp em có thể hoàn thành được nghiên cứu này
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng do sự hạn chế về kiến thức và khả năng
nghiên cứu, cũng như sự ngắn ngủi về thời gian, bài thu hoạch này sẽ còn tồn tại
nhiều khiếm khuyết và trong tránh khỏi những sai sót về nhiều mặt Em kính
mong quý thầy cô, những người quan tâm đến đề tài, tiếp tục có những ý kiến
đóng góp, giúp đỡ để bài báo cáo được hoàn thiện hơn
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn!
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
DANH MỤC BẢNG vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa đề tài 3
6 Kết cấu đề tài 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng 4
Trang 91.2 Khái niệm chuỗi giá trị 4
1.3 Khái quát về vận tải 5
1.3.1 Khái niệm 5
1.3.2 Các loại hình vận tải 6
1.3.3 Vai trò của ngành vận tải 9
1.4 Tổng quan về vận tải đường bộ 9
1.4.1 Khái niệm 9
1.4.2 Các loại phương tiện vận tải đường bộ 9
1.4.3 Vai trò của vận tải đường bộ 11
1.4.4 Đánh giá chung về vận tải đường bộ 11
1.5 Khái niệm SWOT 12
1.5.1 Nguồn gốc SWOT 12
1.5.3 Khái niệm SWOT 13
1.5.4 Ý nghĩa của việc phân tích SWOT: 13
1.5.5 Nguyên tắc SWOT cần tuân thủ 14
Trang 10CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QACHIN
VÀ CÁC NHÀ CUNG CẤP VẬN TẢI 16
2.1 Tổng quan doanh nghiệp 16
2.2 Tổng quan về các nhà cung cấp vận tải 19
2.2.1 Công TY TNHH Vận Tải AnzEn 19
2.2.2 Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Trọng Tấn 23
2.2.3 Công ty cổ phần tiếp vận Hòa Phát 25
2.3 So sánh các tiêu chí của 3 công ty 27
2.4 Quy trình vận tải bằng đường bộ tại công ty TNHH Vận Tải AnzEn 28
2.5 Mô hình SWOT của công ty TNHH Vận Tải AnzEn31 2.5.1 Strengths (Điểm mạnh) 31
2.5.2 Weaknesses (Điểm yếu) 31
2.5.3 Opportunities (Cơ hội) 32
2.5.4 Threats (Thách thức) 32
Trang 11KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 12DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1 Các loại hình vận tải 5
Hình 1 2 Vận tải đường bộ 6
Hình 1 3 Vận tải đường thủy 7
Hình 1 4 Vận tải đường hàng không 7
Hình 1 5 Vận tải đường sắt 8
Hình 1 6 Vận tải đường ống 8
Hình 1 7 Các phương tiện vận tải đường bộ 10
Hình 2 1 Công ty CASARREDO 18 Hình 2 2: Vài sản phẩm của công ty TNHH QACHIN 19
Hình 2 3: Logo công ty AnzEn 22
Hình 2 4: Bảng giá tại công ty 22
Hình 2 5: Bảng giá tại công ty dịch vụ Vận tải Trọng Tấn 25
Hình 2 6: Logo công ty Lâm Hòa Phát 26
Hình 2 7: Bảng giá thuê xe tải của công ty 27
Hình 2 8: Quy trình vận tải bằng đường bộ tại công ty TNHH
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 1 So sánh 3 công ty dịch vụ 28
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, ngành vận tải đang phát triển mạnh mẽ và đóng
góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước Tuy
nhiên, ngành vận tải cũng đang gặp nhiều thách thức, bao gồm
tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và thiếu hụt
nhân lực chất lượng cao Ngoài ra, sự cạnh tranh trong ngành
cũng rất khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược
kinh doanh và quản trị hiệu quả để tồn tại và phát triển Tuy
nhiên, với sự hỗ trợ của công nghệ và chính sách hỗ trợ từ
chính phủ, ngành vận tải vẫn có tiềm năng phát triển trong
tương lai
Hiện nay, vận tải bộ đang đặc biệt được nhà nước chú
trọng bằng việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật đầy đủ để tạo điều kiện phát triển tốt
nhất Cụ thể là đã có đầy đủ 5 luật chuyên ngành, các nghị
Trang 15định, thông tư hướng dẫn và tổ chức thực hiện trong toàn
ngành, các chuyên ngành
Ngoài ra, các chiến lược phát triển giao thông vận tải
toàn ngành, quy hoạch các chuyên ngành, các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương,… đã được xây dựng, phê duyệt và tổ
chức triển khai thực hiện Đó chính là cơ sở và hành lang pháp
lý tốt để ngành phát triển mạnh
Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng Nhờ vậy
mà khối lượng hàng khách, hàng hóa xuất nhập cảnh, xuất
nhập khẩu, quá cảnh tăng lên cao Chính điều này đã tạo điều
kiện cho việc phát triển vận tải đường bộ và có thể trao đổi,
chia sẻ thông tin với các nước trên thế giới Có được cơ hội học
hỏi với các nước bạn chắc chắn sẽ là tiền đề để ngành phát
triển mạnh
Như một sinh viên chuyên ngành Logistics và quản lý
chuỗi cung ứng, việc nghiên cứu và tìm hiểu về quy trình vận
tải hàng hoá bằng đường bộ tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Trang 16QACHIN là một nhiệm vụ quan trọng để phục vụ cho môn học
quản trị vận tải Công ty QACHIN là một doanh nghiệp chuyên
sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất, do đó nhu cầu về vận
tải hàng hóa của công ty là yếu tố mà nhóm tác giả muốn tìm
hiểu Vì vậy, nhóm đã quyết định chọn đề tài “Phân tích và so
sánh nhằm cải thiện quy trình vận tải bằng đường bộ tại công ty TNHH QACHIN” để thực hiện luận văn của mình.
Bài tiểu luận này sẽ tập trung vào việc phân tích và đánh
giá các yếu điểm trong quy trình vận tải hàng hoá của Công ty
QACHIN, từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến để nâng cao hiệu
quả kinh doanh của công ty, cunhx như là tìm ra nhà vận tải
tiềm năng cho công ty Bằng việc tìm hiểu và áp dụng các
phương pháp quản lý chuỗi cung ứng hiện đại nhất, nhóm tác
giả hy vọng sẽ giúp cho Công ty QACHIN cải thiện quy trình
vận tải hàng hoá của mình, từ đó tăng cường sức cạnh tranh và
phát triển bền vững trong thị trường
Trang 17Nhóm tác giả tin rằng, bài tiểu luận này sẽ là một đóng
góp quan trọng cho Công ty QACHIN, giúp cho công ty nâng
cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng Chúng tôi hy vọng rằng các giải pháp được đề xuất trong
bài tiểu luận sẽ được Công ty QACHIN áp dụng và mang lại kết
quả tích cực trong hoạt động kinh doanh của công ty
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các cơ sở lý thuyết về quản trị vận tải và vận tải
đường bộ
Tổng hợp, đánh giá các lý luận về quy trình vận tải hàng
hóa bằng đường bộ tại công ty QACHIN
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và quy trình vận
tải hàng hóa bằng đường bộ tại công ty QACHIN
Đề xuất giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện quy trình vận
tải hàng hóa bằng đường bộ tại công ty QACHIN
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 18Đối tượng nghiên cứu: Quy trình nhập vận tải hóa bằng
đường bộ tại công ty TNHH QACHIN Công việc cụ thể như là:
Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động vận
tải của công ty và các yếu tố bên trong như là giao dịch, đàm
phán, kí kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng,…
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình và thực trạng của hoạt
động vận tải hàng hóa bằng đường bộ tại công ty TNHH
QACHIN
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp: là một quy trình phân
tích và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra
một cái nhìn toàn diện và chi tiết về một vấn đề hay một lĩnh
vực nào đó
Phương pháp so sánh: là một phương pháp so sánh các
yếu tố khác nhau để tìm ra sự khác biệt và đánh giá sự ưu và
nhược điểm của chúng Phương pháp này thường được sử dụng
Trang 19trong quyết định mua hàng, đánh giá sản phẩm, tuyển dụng
nhân viên và nhiều lĩnh vực khác
Phương pháp phân tích dữ liệu: là quá trình xử lý và phân
tích các dữ liệu số hoặc văn bản để tìm ra thông tin hữu ích và
đưa ra những kết luận, giải pháp hay dự đoán cho một vấn đề
nào đó
5. Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa thực tiễn: Bài tiểu luận nghiên cứu này góp phần
củng cố lý thuyết về quản trị vận tải nói chung và vận tải đường
bộ nói riêng Trong quá trình nghiên cứu giúp chúng ta có cái
nhìn bao quát hơn về quản trị vận tải, chỉ ra được sự tác động
của các loại hình vận tải đối với nền kinh tế hiện nay Bên cạnh
đó, nghiên cứu các ưu điểm, nhược điểm của các loại hình vận
tải để đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình
vận tải hàng hóa
Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu các lý thuyết, phân tích các
vấn đề xoay quanh quy trình vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Trang 20tại công ty TNHH QACHIN Chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm
còn tồn động trong quy trình vận tải hàng hóa của công ty, từ
đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình của công ty
TNHH QACHIN Ngoài ra, tiểu luận này cũng có thể là tài liệu
tham khảo cho các khóa sau khi nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến quy trình vận tải hàng hóa bằng đường biển tại công
ty QACHIN
6. Kết cấu đề tài
Bố cục đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Tổng quan về công ty TNHH QACHIN và các
nhà cung cấp vận tải
Chương 3: Đề xuất giải pháp
Trang 21PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia năm 2023, “Chuỗi
cung ứng hay Supply chain là một hệ thống các tổ chức, con
người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc
di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản
xuất đến người tiêu dùng (Consumer) Hoạt động chuỗi cung
ứng liên quan đến biến chuyển các tài nguyên thiên nhiên,
nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn
chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng)
Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm
được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ
điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được Chuỗi cung ứng
liên kết các chuỗi giá trị”
Trang 22Theo Douglas M Lambert, James R Stock và Lisa M.
Ellram (1998) cho rằng: “Chuỗi cung ứng là sự liên kết các
công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường”
Chopra Sunil và Peter Meindl (2007) định nghĩa rằng:
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp
hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi
cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn
nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng”
1.2 Khái niệm chuỗi giá trị
Theo Michael Porter năm 1985 trong cuốn sách
best-seller của ông có tựa đề: Competitive Advantage: Creating and
Sustaining Superior Performance (Tạm dịch: Lợi thế Cạnh
tranh: Tạo và duy trì có hiệu suất ở mức cao), “Chuỗi giá trị là
chuỗi của các hoạt động Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động
của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu
được một số giá trị nào đó Chuỗi các hoạt động cung cấp cho
các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng
Trang 23của tất cả các hoạt động cộng lại Điều quan trọng là không để
pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra
trong suốt các hoạt động Việc cắt kim cương có thể được dùng
làm ví dụ cho sự khác nhau này Việc cắt có thể chỉ tốn một chi
phí thấp, nhưng việc đó thêm vào nhiều giá trị cho sản phẩm
cuối cùng, vì một viên kim cương thô thì rẻ hơn rất nhiều so với
một viên kim cương đã được cắt”
Kaplinsky và Morriss (2001) thì cho rằng “Chuỗi giá trị
ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một
sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua
các giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối
cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng"
Sonja Vermeulen và cộng sự (2008) định nghĩa “Chuỗi giá
trị là một phức hợp nhưng hoạt động có nhiều người cùng tham
gia thực hiện, để sản xuất thành phẩm bản lẻ từ nguyên liệu
thô Nó bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển
Trang 24dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh,
Để có thể đi sâu vào nội dung vận tải đường biển thì ta
cần làm rõ nội dung vận tải là gì trong các công trình nghiên
cứu về vận tải đường biển ở nhiều khía cạnh khác nhau
Trang 25Theo tác giả Mác – Lênin, trong kinh tế, vận tải là "Quá
trình sản xuất đặc biệt, không tác động đến đối tượng lao động
mà chỉ tác động về mặt không gian lên đổi tượng chuyên chở"
TS Phạm Thị Nga đã định ngĩa trong “Kinh tế vận tải và
Logistics" (2016) rằng vận tải là "sự di chuyển của người, động
vật và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, nhằm thực hiện một
mục đích nhất định"
PGS TS Nguyễn Hồng Đàm trong “Vận tải và giao nhận
trong ngoại thương” (2003) cho rằng, “Trong nghĩa rộng, vận
tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự dịch chuyển vị trí
nào của vật phẩm và con người Còn với ý nghĩa kinh tế - nghĩa
hẹp, vận tải chỉ bao gồm những sự di chuyển của vật phẩm và
con người khi thỏa mãn đồng thời hai tính chất: một hoạt động
sản xuất vật chất và một hoạt động kinh tế độc lập"
1.3.2. Các loại hình vận tải
Đường bộ: Theo “Luật Giao thông đường bộ” (2008),
“Luật số 23/2008/QH12” (2008) và khoản 30 Điều 3 “Luật Giao
Trang 26thông đường bộ” (2008) thì “Vận tải đường bộ là hoạt động sử
dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ”.
Hình 1 2 Vận tải đường bộ
(Nguồn: Internet)
Đường thủy: Theo “Từ điển Bách khoa toàn thư Việt
Nam”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2004) và “Luật
Hàng hải Việt Nam”, Luật số 69/2015/QH13 (2015), “Vận tải
đường thủy là hoạt động di chuyển người, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện đường thủy như tàu thuyền, sà lan, trên sông, biển, hồ”
Trang 27Hình 1 3 Vận tải đường thủy
(Nguồn: Internet)
Đường hàng không: Theo “Luật Hàng không dân dụng
Việt Nam”, Luật số 91/2014/QH13 (2014) thì “vận tải đường
hàng không là loại hình vận tải sử dụng các phương tiện vận tải đường hàng không như máy bay, trực thăng, để vận chuyển người, hàng hóa trên không trung”
Trang 28Hình 1 4 Vận tải đường hàng không
(Nguồn: Internet)
Vận tải đường sắt (đường sắt): Là hệ thống gồm các
đường ray và các phương tiện di chuyển trên đường ray, bao
gồm đoạn ray, đoạn hòa khớp, các bậc, các thanh cắt, các bế,
các bàn, các elip và các phụ kiện khác Đường ray là cấu kiện
chính của đường sắt, có chức năng hướng dẫn và hỗ trợ sự di
chuyển của các phương tiện trên đường sắt
Trang 29Hình 1 5 Vận tải đường sắt
(Nguồn: Internet)
Vận tải đường ống: Là quá trình vận chuyển hàng hóa liên
tục đi qua nhiều địa hình khác nhau từ điểm xuất phát đến
điểm đích bằng cách sử dụng hệ thống các tuyến đường ống
được nối từ quốc gia này sang quốc gia khác
Trang 30Hình 1 6 Vận tải đường ống
(Nguồn: Internet)
1.3.3. Vai trò của ngành vận tải
Vận chuyển con người, hàng hóa, thông tin
Kết nối giao lưu với các quốc gia
Phục vụ đắc lực cho đời sống con người
Phát triển dịch vụ du lịch trong nước và ngoài nước, giáo dục
Phục vụ cho sản xuất kinh doanh
Vận tải được ví như mạch máu nuôi sống nền kinh tế Kết nối tình cảm
con người với con người
Kết nối các ngành nghề trong nền kinh tế
Trang 311.4.1. Khái niệm
Theo trang Nhất Tín logistics (2018) Có định nghĩa về vận
tải đường bộ như sau: “Là loại hình phổ biến nhất, được sử
dụng hằng ngày để vận chuyển hàng hóa, hành khách, vật liệu,
đồ gia dụng… Ưu điểm của vận tải hàng hóa bằng đường bộ là
luôn chủ động về thời gian và đa dạng trong vận chuyển các
loại hàng hóa.”
Theo quy định tại Khoản 30 Điều 3 Luật Giao thông đường
bộ 2008 thì Vận tải đường bộ được hiểu như sau: “Vận tải
đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường
bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.”
Theo Nguyễn Phước Thiện (2022), cho rằng: “Vận tải
đường bộ, trong đó chủ yếu là vận tải bằng xe ô tô, là hình thức
vận tải phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế
quốc dân ở tất cả các quốc gia Vận tải bằng xe ô tô có một số
ưu điểm cơ bản là: Tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh,
Trang 32giá thành vận tải đối với khoảng cách ngắn hạ hơn so với vận
tải đường sắt và vận tải đường thủy nội địa.”
1.4.2. Các loại phương tiện vận tải đường bộ
Hình 1 7 Các phương tiện vận tải đường bộ
(Nguồn: Internet)
Xe tải
Xe tải từ lâu đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho ngành
giao thông vận tải đường bộ, là phương tiện vận tải truyền
thống đã được áp dụng từ lâu đời
Trang 33Cấu tạo của xe tải bao gồm các phần nối liền giữa bộ phận
di chuyển, đầu kéo và các thùng xe cố định, được liên kết chặt
chẽ và không thể tách rời nhau
Thùng xe tải cũng thường được lắp cố định, chắc chắn để
vận chuyển được hàng hóa tải trọng lớn, được phân chia thành
nhiều loại trong đó phổ biến nhất với 2 loại là loại thường và
loại chuyên dụng
Các thùng xe tải loại thường đơn giản là những chiếc
thùng phổ thông được dùng để đựng hàng hóa khi di chuyển.
Loại chuyên dụng được phân chia thành nhiều loại phục
vụ cho các loại hàng hóa khác nhau, giúp đảm bảo được an
toàn cho hàng hóa khi “cập bến” với thùng mui bạt, thùng lửng
và thùng lạnh
Xe tải khi vận tải đường bộ cũng có kích thước rất đa dạng
gồm các loại xe 1,4 tấn; 5 tấn, 10 tấn hoặc có thể lên đến 25
tấn.
Xe container
Trang 34Xe container thực chất vẫn là xe tải nhưng được thiết kế
với phần thùng đằng sau chắc chắn, có thể vận chuyển hàng
hóa đi đến mọi khu vực, chịu được điều kiện thời tiết khắc
nghiệt do đó hàng hóa được đảm bảo tốt hơn
Để vận chuyển các thùng Container này dễ dàng hơn, các
công ty vận tải thường sử dụng xe nâng hàng hỗ trợ tiết kiệm
sức người mà vẫn nâng hạ di chuyển một cách đơn giản và dễ
dàng.
Các thùng Container cũng có kích thước đa dạng,
với container kích thước 20 feet- 40 feet , được xác định là
chiều dài chuẩn hóa của Container
Xe đầu kéo
Xe đầu kéo cũng là dạng xe tải nhưng không có phần
thùng xe hay container phía sau mà được thiết kế đơn giản chỉ
gồm phần đầu phía trước của xe
Trang 35Phần đầu kéo có thể dễ dàng tự mình di chuyển nhưng
thường được sắp đặt để kéo thêm các bộ phận thùng hàng ở vị
trí đằng sau
Các bộ phận tháo rời được phía sau đầu kéo thường được
gọi là mooc
Xe đầu kéo là loại xe hoạt động với công suất lớn nên dễ
dàng vận chuyển được hàng hóa nặng
1.4.3. Vai trò của vận tải đường bộ
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng hóa của cả nước,
góp phần công sức lớn vào sự phát triển của xã hội và là lựa
chọn hàng đầu đối với nhiều chủ hàng hóa, sản phẩm mong
muốn chuyển hàng trong nội thành hoặc ở vị trí xa hơn cho khu
vực liên tỉnh
Vận tải hàng hóa đường bộ cũng đóng góp một vai trò
quan trọng trong sự tăng trưởng nền kinh tế đất nước
Trang 36Thông qua nhiều loại thuế và những dịch vụ đi kèm, vận
tải hàng hóa bằng đường bộ còn đóng góp nguồn vốn, tài chính
lớn cho ngân sách quốc gia,…
Đi kèm với vận tải hàng hóa còn có những dịch vụ được
phát triển mở rộng từ đó tạo thêm hàng triệu việc làm cho
người lao động
Vận tải hàng hóa đường bộ cũng có thể kết hợp linh hoạt
cùng với các phương thức vận chuyển khác như vận chuyển
bằng đường hàng không, đường biển, đường ống,… để vận
chuyển hàng hóa quốc tế
1.4.4. Đánh giá chung về vận tải đường bộ
Ưu điểm
Phương thức vận tải bằng đường bộ là phương thức
truyền thống đã được áp dụng dùng từ lâu, chủ yếu áp dụng
phương tiện vận tải là xe tải, xe mooc kéo nên rất linh hoạt
trong quá trình vận tải hàng hóa
Trang 37Đặc biệt, phương thức vận tải này thường không có quy
định về thời gian cụ thể, không phụ thuộc vào giờ giấc nên có
thể sắp xếp và thay đổi lịch trình di chuyển dễ dàng, chỉ cần có
sự thống nhất thời gian của các bên tham gia vận chuyển.
Khi vận tải bằng đường bộ, người gửi hàng hoặc các kho
bên gửi có thể dễ dàng lựa chọn được phương tiện, sắp xếp
tuyến đường và số lượng hàng hóa theo những yêu cầu, mong
muốn.
Hệ thống giao thông đường bộ ngày nay rất phát triển với
nhiều tuyến đường Bắc -Nam nối dài tạo thuận lợi cho vận tải
đường biển với hệ thống đường cao tốc, đường hầm,… giúp rút
ngắn cự li di chuyển từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian.
Hình thức vận tải bằng đường bộ này cũng có khả năng
bảo quản hàng hóa có mức độ an toàn cao, đảm bảo chất lượng
hàng trong suốt đoạn đường dài vận chuyển
Hàng hóa vận chuyển bằng phương thức này không qua
giai đoạn trung gian như bốc hàng lên thùng, kệ bằng bàn
Trang 38nâng điện hoặc dùng sức người mang vác, do đó tiết kiệm được
rất nhiều công sức bốc xếp hàng hóa và giảm nhân công, giảm
chi phí
Nhược điểm
Vận chuyển đường bộ khoảng cách dài thường phải nộp
thêm các khoản phụ phí đường bộ: phí nhiên liệu, nộp phí ở
trạm thu phí, phí cầu đường…
Việc vận chuyển bằng đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro
như kẹt xe, tai nạn giao thông, … có thể gây ảnh hưởng lớn đến
hàng hóa và thời gian giao hàng
So với vận chuyển bằng đường sắt và đường biển, vận
chuyển bằng đường bộ thường chỉ có khối lượng và kích thước
hàng hóa vận chuyển hạn chế
Phương thức vận chuyển này cũng phụ thuộc nhiều vào
yếu tố thời tiết
1.5 Khái niệm SWOT
1.5.1. Nguồn gốc SWOT
Trang 391.5.2. Vào những năm 1960 – 1970, nhóm các nhà
kinh tế học trong số đó có Albert Humphrey đã đưa rõ ra mô
hình đo đạt SWOT nhằm nghiên cứu chu trình lập chiến lược
của doanh nghiệp, tìm ra phương pháp giúp các nhà quản lý
đồng thuận và tiếp tục hành động việc hoạch định, thay đổi
cách quản lý Công trình bào chế này được làm trong 9 năm,
với hơn 5000 nhân sự làm việc cật lực để hoàn thiện bản lấy ý
kiến gồm 250 nội dung hành động trên 1100 doanh nghiệp,
doanh nghiệp dừng lại, group bào chế này đã tìm ra 7 vấn đề
chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả
1.5.3. Khái niệm SWOT
SWOT là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích kinh
doanh của doanh nghiệp và được viết tắt của 4 chữ: Strengths
(Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ
hội) và Threats (Thách thức) Thông qua việc phân tích SWOT
sẽ giúp doanh nghiệp nhìn rõ mục tiêu đề ra cũng như các yếu
Trang 40tố tích cực, tiêu cực từ bên trong và bên ngoài để từ đó xây
dựng chiến lược đúng đắn hơn
- Điểm mạnh (Strengths): là những yếu tố vượt trội,
tách biệt, độc đáo của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh
tranh, chẳng hạn như lượng khách hàng trung thành, công
nghệ hiện đại, thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm độc đáo
- Điểm yếu (Weaknesses): là những yếu tố cản trở
doanh nghiệp hoạt động một cách tối ưu nhất Đây là những
điểm mà doanh nghiệp cần khắc phục, cải tiến nhanh chóng để
duy trì tính cạnh tranh trên thị trường như: giá cao hơn đối thủ,
thương hiệu còn nhỏ, chưa có tiếng trên thị trường, sản phẩm
lỗi,
- Cơ hội (Opportunities): là những yếu tố tác động ở
ngoài tác động thuận lợi, tích cực, mang lại cho doanh nghiệp
cơ hội phát triển, xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị
trường Ví dụ: Tiềm năng phát triển thương hiệu hoặc bán