1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hành quản trị vận tảiphân tích và so sánh nhằm cải thiện quy trình vận chuyển phân hữu cơ bằng Đường bộ tại công ty tnhh sản xuất thương mại dịch vụ cakajin

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Và So Sánh Nhằm Cải Thiện Quy Trình Vận Chuyển Phân Hữu Cơ Bằng Đường Bộ Tại Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Cakajin
Người hướng dẫn TS. , Giảng viên Khoa Kinh Tế
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Logistics Và QL Chuỗi Cung Ứng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Nhận thứcđược tầm quan trọng đó nhóm tác giả đã chọn đề tài“Phân tích và so sánh nhằm hoàn thiện quy trình vận chuyển phân hữu cơ bằng đường bộ tại Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại Dịch

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Ngành: LOGISTICS VÀ QL CHUỖI CUNG ỨNG

Bình Dương, tháng 10 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Ngành: LOGISTICS VÀ QL CHUỖI CUNG ỨNG

Bình Dương, tháng 10 năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép nhóm em gửi lời cảm ơn tới TS đã hướng

dẫn, giảng dạy tận tình môn học quản trị vận tải và đã động viên củng cốcũng như góp ý cho chúng em trong suốt thời gian học tập và thực hiện bàitiểu luận này

Nhóm em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giảng viên

khoa Kinh tế– trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy và trang

bị kiến thức hữu ích cho nhóm trong suốt quá trình học tập tại trường Đây

là một nền tảng vững chắc để chúng em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luậncủa mình và là hành trang quý giá cho quá trình công tác của chúng em saunày

Do khả năng và kiến thức của nhóm còn nhiều hạn chế nên bài tiểuluận này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ýcũng như chia sẻ của thầy cô để giúp bài tiểu luận của nhóm em được hoànthiện hơn

Chúng em xin chân thành cám ơn!

Trang 4

KHOA KINH TẾ

CTĐT LOGISTICS & QLCCƯ

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN

Tên học phần: THỰC HÀNH QUẢN TRỊ VẬN TẢI

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

TT Tiêu chí đánh giá Điểm

tối đa

Điểm đánh giá Cán bộ

Trang 5

các tiêu chí đánh giá 3 NCC từ đó

lựa chọn nhà NCC tốt nhất, xây

dựng quy trình vận tải hàng hóa cụ

thể cho doanh nghiệp, phân tích

mô hình SWOT cho doanh nghiệp

Trang 6

MỤC LỤC

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH vi

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 1

3.Phương pháp nghiên cứu 2

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5.Ý nghĩa đề tài 2

6.Kết cấu đề tài 3

B PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4

1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng 4

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng 4

Trang 7

1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng 5

1.1.3 Lợi ích của chuỗi cung ứng. 7 1.2 Khái niệm về chuỗi giá trị 8

1.3 Tổng quan về vận tải 9

1.3.1 Khái niệm về vận tải 9

1.3.1.1 Khái niệm về của vận tải Adam Smith 9

1.3.1.2 Khái niệm về vận tải của John Meyer và John Kain 10

1.3.1.3 Khái niệm về vận tải của Herbert Mohring 10

1.3.2 Vai trò và tầm quan trọng của vận tải 11

1.3.3 Khái niệm về các loại hình vận tải 13

1.4 Tổng quan về nhập khẩu .15

1.4.1 Khái niệm về nhập khẩu 15

1.4.2 Các hình thức nhập khẩu 15

1.4.3 Vai trò của nhập khẩu 17

Trang 8

1.5 Khái quát về mô hình SWOT 18

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH VẬN

CHUYỂN PHÂN HỮU CƠ BẰNG ĐƯỜNG BỘ TẠI CÔNG TY

TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CAKAJIN 21

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Sản xuất

Thương Mại Dịch Vụ CAKAJIN 21

2.1.1 Tổng quan về công ty 21 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 21 2.1.3 Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty 22 2.1.4 Cơ cấu tổ chức 23 2.1.5 Tình hình nhân sự của công ty 26 2.1.6 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 27 2.1.7 Thuận lợi và khó khăn của công ty 28

2.2 So sánh với các đơn vị vận tải 29

Trang 9

2.3 Thực trạng quy trình vận chuyển phân hữu cơ bằng

đường bộ tại Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch

vụ CAKAJIN 34

2.3.1 Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường bộ 34

2.4 Đánh giá quy trình vận chuyển phân hữu cơ 39

2.4.1 Ưu điểm 39

2.4.2 Nhược điểm 40

2.5 Phân tích mô hình SWOT 41

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN PHÂN HỮU CƠ TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CAKAJIN 45

3.1 Đề xuất giải pháp 45

3.2 Khuyến nghị 46

C PHẦN KẾT LUẬN 48

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Sơ đồ cấu trúc chuỗi cung ứng[1] 6

Hình 1 2 Liên kết dọc chuyển sang liên kết ảo[1]

7

Hình 1 3 Chuỗi giá trị doanh nghiệp 9

Hình 2 1 Quy trình vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường bộ 35

Trang 11

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 2 1 Lĩnh vực hoạt động chính của công ty TNHH Sản xuấtthương mại dịch vụ CAKAJIN 22Bảng 2 2 Tình hình sử dụng nhân sự năm 2022 của Công tyTNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ CAKAJIN 26Bảng 2 3 Thống kê doanh thu công ty TNHH SX TM DV CAKAJIN 27Bảng 2 4 So sánh với các đơn vị vận tải 29Bảng 2 5 Phân tích SWOT đơn vị vận chuyển Á Châu 41

Sơ đồ 2 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH SX-TM-DVCAKAJIN 24

Trang 12

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

TNHH

Công ty Tráchnhiệm Hữu hạn

Limited LiabilityCompany (LLC)

GPS

Hệ thống định vịtoàn cầu

Global Positioning

System

SWOT

Phân tích SWOT(điểm mạnh, điểmyếu, cơ hội, thách

thức)

Phân tích SWOT(Strengths,Weaknesses,Opportunities,Threats)

Trang 13

Hạn chế (thường làmột dạng hình thứcdoanh nghiệp ở

Anh)

Limited (often used

as a form ofcompany in the UK)

Trạm BOT

Trạm thu phí BOT(Build-Operate-Transfer) - một môhình đầu tư hạ tầngcông cộng

BOT Toll Station(Build-Operate-Transfer) - a publicinfrastructureinvestment model

Trang 14

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cuộc sống con người không ngừng phát triển và phứctạp, và trong hành trình đó, phân hữu cơ đã và đang chơimột vai trò quan trọng không thể phủ nhận Không chỉ lànguồn dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng, phân hữu cơcòn đóng vai trò lớn trong việc duy trì đất đai, cải thiệnmôi trường sống và góp phần tạo nên một cuộc sống lànhmạnh và bền vững

Trong nông nghiệp, phân hữu cơ đóng vai trò quantrọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết chocây trồng Những chất khoáng, vi lượng và hữu cơ trongphân giúp cây phát triển mạnh mẽ, tăng cường khả năngchống chịu với các tác động từ môi trường bên ngoài nhưcôn trùng gây hại và các bệnh tật Đồng thời, việc sử dụngphân hữu cơ giúp cải thiện sức khỏe của đất đai, làm giàu

Trang 15

chất hữu cơ và cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữnước và giảm sự mất mát chất dinh dưỡng

Không chỉ giới hạn ở lĩnh vực nông nghiệp, phân hữu cơcòn có tác động tích cực đến môi trường sống của conngười Việc sử dụng phân hữu cơ giúp giảm thiểu việc sửdụng phân bón hóa học, giảm ô nhiễm đất đai và nguồnnước ngầm Đồng thời, nó còn giúp tạo ra một môi trườngsống dồi dào và đa dạng cho nhiều loài sinh vật khácnhau, từ vi khuẩn đến các loại động và thực vật

Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị đe dọa và tìnhtrạng đất đai ngày càng suy giảm, việc sử dụng phân hữu

cơ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Nó không chỉ giúpduy trì sự đa dạng sinh học mà còn đóng góp vào sự ổnđịnh và bền vững của hệ sinh thái Phân hữu cơ không chỉ

là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng mà còn là chìa khóaquan trọng để duy trì cuộc sống con người và bảo vệ môitrường Tuy nhiên, việc sử dụng phân hữu cơ cần được

Trang 16

thực hiện một cách bền vững và có hiệu quả Việc quản lýđúng cách sẽ giúp tránh tình trạng lãng phí nguồn tàinguyên và nguy cơ gây hại cho môi trường Nhận thứcđược tầm quan trọng đó nhóm tác giả đã chọn đề tài

“Phân tích và so sánh nhằm hoàn thiện quy trình

vận chuyển phân hữu cơ bằng đường bộ tại Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại Dịch vụ CAKAJIN” làm đề

tài nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

 Phân tích quy trình vận chuyển phân hữu cơ bằngđường bộ tại Công ty TNHH Sản xuất Thương MạiDịch vụ CAKAJIN

 So sánh các nhà cung cấp trong vận chuyển phânhữu cơ, nhằm tìm ra những phương án tiếp cậnmới và tiết kiệm chi phí

 Đề xuất các giải pháp cải thiện quy trình vậnchuyển dựa trên phân tích so sánh, với mục tiêu

Trang 17

tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu tác động tiêucực đến môi trường.

3 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích các đề tài, các bài

báo cáo nhóm đã tham khảo nhằm rút ra được kết luận phục vụmục tiêu cho đề tài

 Phương pháp thu thập số liệu: Những số liệu về hoạt động kinh

doanh, cũng như số các số liệu liên quan đến hàng hóa do công tycung cấp

 Phương pháp tham khảo, hỏi ý kiến cũng như tiếp thu những nhận

xét của thầy phụ trách về vấn đề cần tìm hiểu cũng như kết quả của

đề tài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu : Phân tích và so sánh nhằm cải thiện quy

trình vận chuyển phân hữu cơ bằng đường bộ tại Công ty TNHH Sảnxuất Thương Mại Dịch vụ CAKAJIN

 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 18

+ Phạm vi không gian: Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại Dịch vụCAKAJIN

+ Phạm vi thời gian: Ngày 20 tháng 10 năm 2023 đến ngày 24 tháng

11 năm 2023

5 Ý nghĩa đề tài

Qua quá trình tìm hiểu và làm bài tiểu luận về vấn đề “Phân tích và

so sánh nhằm cải thiện quy trình vận chuyển phân hữu cơ bằng đường bộ tại Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại Dịch vụ CAKAJIN” Nhóm Sinh

viên đã mở rộng tầm nhìn hơn về chuyên ngành mình đang theo học, tiếpnhận được những kiến thức vô cùng bổ ích từ những thông tin trên cáctrang báo, các đề tài liên quan trước đó Hiểu được những khó khăn kinhdoanh trong hoạt động vận tải hàng hóa của các doanh nghiệp Và mongrằng những kiến nghị đề xuất, những gợi ý trong đề tài sẽ hỗ trợ được chocác doanh nghiệp hoàn thiện hơn về quản trị vận tải trong quá trình vậnchuyển hàng hóa , và giúp ích cho những cải tiến cần thiết của doanhnghiệp trong thời gian đến

6 Kết cấu đề tài

Trang 19

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Phân tích thực trạng và quy trình vận chuyển phân hữu cơ bằng đường bộ tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ CAKAJIN

Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện quy trình vận chuyểnphân hữu cơ bằng đường bộ tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ CAKAJIN

Trang 20

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng.

1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng bao gồm các công ty và hoạt động kinh doanh cần

để thiết kế, sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ Các hoạtđộng kinh doanh tùy thuộc vào chuỗi cung ứng cung cấp cho họ những gì

họ cần để tồn tại và phát triển Mỗi doanh nghiệp phù hợp với một hoặcnhiều chuỗi cung ứng và có vai trò nhất định trong từng chuỗi cung ứngđó

Tốc độ thay đổi và sự bất ổn về sự tiến triển của thị trường đã khiếncác công ty cần hiểu rõ về chuỗi cung ứng mà họ tham gia và hiểu đượcvai trò của họ Các công ty nào biết cách xây dựng và tham gia vào nhữngchuỗi cung ứng mạnh mẽ sẽ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong thịtrường của họ

Thực tế quản lý chuỗi cung ứng được soi dẫn bởi những khái niệmnền tảng vốn không thay đổi từ nhiều thế kỷ qua Cách đây hàng trăm năm,

Trang 21

Nã Phá Luân đã là một chiến lược gia bậc thầy và là vị tổng tướng lĩnh tài

ba, điều này cho thấy ông đã hiểu rõ về tầm quan trọng của những gì màngày nay chúng ta gọi là chuỗi cung ứng hiệu quả Nếu binh lính khôngđược cho ăn đủ, quân đội sẽ không thể di chuyển

Cũng giống như vậy, có một danh ngôn khác “Kẻ nghiệp dư nói vềchiến lược và các chuyên gia nói về hậu cần” Người ta có thể thảo luậnmọi kiểu chiến lược vĩ đại và cuộc diễn tập chớp nhoáng nhưng không aitrong số chúng sẽ khả thi nếu không tìm ra trước hết cách thỏa mãn nhữngnhu cầu cung cấp hàng ngày cho quân đội về nhiên liệu, phụ tùng, thựcphẩm, chổ trú ẩn và đạn dược Chính những hoạt động đó có vẻ tủn mủncủa các sỹ quan hậu cần và đội ngũ cung ứng sẽ quyết định sự thành côngcủa quân đội Trong kinh doanh cũng tương tự như thế.[1]

Thuật ngữ “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80

và trở nên phổ biến trong những năm 90 Trước đó, các công ty sử dụngthuật ngữ như ‘hậu cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (operationsmanagement) Dưới đây là một vài định nghĩa về chuỗi cung ứng:

Trang 22

“Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm

hay dịch vụ vào thị trường” – “Fundaments of Logistics Management”

của Lambert, Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14)[2]

“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp haygián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉgồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người

bán lẻ và bản thân khách hàng” – “Supplychain management: strategy,

planing and operation” của Chopra Sunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1)[3]

“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phânphối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổinguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho

khách hàng” – “An introduction to supply chain management” Ganesham,

Ran and Terry P.Harrison, 1995 [4]

“Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinhdoanh truyền thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong

Trang 23

phạm vi một công ty và giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng,nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng công ty và toàn bộ chuỗi

cung ứng” – Mentzer, De Witt, Deebler, Min

1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng

Các tổ chức trong chuỗi cung ứng tác động liên tục đến cách quản lý

5 tác nhân thúc đẩy của chuỗi cung ứng Mỗi tổ chức cố gắng cực đạithành tích ở các tác nhân thúc đẩy này thông qua sự kết hợp các nguồn lựcngoài, đối tác và chuyên gia nội bộ Sự thay đổi chậm của thị trường đại tràtrong thời đại công nghiệp, đặc điểm ung của các công ty thành công chính

là nổ lực có được nhiều chuỗi cung ứng Điều đó được biết đến như là sựliên kết dọc Mục tiêu của liên kết dọc là sự tối đa hoá hiệu quả dựa vàotính kinh tế nhờ qui mô Trong nửa đầu thập niên 1990, công ty xe Ford đã

sở hữu nhiều thứ cần thiết nhằm phục vụ cho các xưởng xe hơi Công ty đã

sở hữu và vận hành: các mỏ sắt để phục khai thác sắt; các xưởng thépchuyển nguồn mỏ thành sản phẩm thép; các nhà máy sản xuất các linh kiện

xe hơi; các dây chuyền lắp ráp xe hơi hoàn chỉnh

Trang 24

Hơn nữa, Ford còn sở hữu các công trường trồng cây lanh để sảnxuất xe hơi với vải lanh hàng đầu; trồng rừng lấy gỗ và sở hữu các nhàmáy cưa để xẻ gỗ thành tấm nhằm sản xuất các bộ phận xe hơi bằng gỗ.Nhà máy nổi tiếng River Rouge của Ford là kết quả của liên kết dọc Yếu

tố đầu vào là mỏ sắt và sản phẩm đầu ra cuối cùng là xe hơi Trong quyển

tự truyện “Today and Tomorrow” năm 1962, Herry Ford đã kiêu hãnh chorằng: công ty lấy quặng sắt từ mỏ và sản xuất ra một chiếc xe hơi sau 81giờ [1]

Hình 1 1 Sơ đồ cấu trúc chuỗi cung ứng[1]

Trang 25

(Nguồn: Quanlydoanhnghiep.edu.vn)

Ngày nay do toàn cầu hóa, thị trường cạnh tranh cao, thay đổi nhanh

về công nghệ kéo theo sự tiến triển của chuỗi cung ứng trong đó các công

ty kết hợp với nhau và mỗi công ty tập trung vào những hoạt động màmình làm tốt nhất Các công ty khai mỏ tập trung vào khai khoáng; nhữngcông ty gỗ tập trung vào xẻ gỗ; các công ty sản xuất tập trung vào các loạisản xuất khác nhau từ việc sản xuất các linh kiện cho đến dây chuyền lắpráp thành phẩm Theo cách này, mỗi công ty có thể theo kịp tỉ lệ thay đổi

và học được những kỹ năng mới cần thiết để cạnh tranh trong kinh doanh

Xu hướng hiện nay các công ty thực hiện “liên kết ảo” thay vì liênkết dọc Các công ty tìm kiếm các đối tác khác để cùng thực hiện các hoạtđộng cần có trong chuỗi cung ứng Điều quan trọng hơn hết chính là bằngcách nào để một công ty xác định năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình vàxác định vị thế của công ty, trong chuỗi cung ứng, trên thị trường mà công

ty phục vụ

Trang 26

Hình 1 2 Liên kết dọc chuyển sang liên kết ảo[1]

(Nguồn: Quanlydoanhnghiep.edu.vn)

1.1.3 Lợi ích của chuỗi cung ứng.

Nếu được ứng dụng hiệu quả, SCM sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợithế cạnh tranh qua việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng nhanh hơn.Dưới đây là một số lợi ích mà quá trình này mang lại: [5]

 Giảm chi phí kinh doanh: SCM giúp giảm chi phí mua và sản xuất

Ví dụ: nếu bạn sở hữu một cửa hàng tạp hóa và mua cà chua trựctiếp từ nông dân, bạn sẽ không phải mất phí cho bên thứ 3 Muatrực tiếp từ nguồn cung giúp bạn tiết kiệm chi phí và thay hàng hóamới nhanh hơn

Trang 27

 Xây dựng các mối quan hệ đối tác hỗ trợ tăng trưởng trong tươnglai Với tư cách là chủ cửa hàng tạp hóa, nếu bạn sớm phát triểnquan hệ đối tác chiến lược với nông dân trong quá trình kinhdoanh, thì cả 2 bên đều có thể hưởng lợi và phát triển mạnh mẽ.

 Cân bằng lượng cung, cầu: Là chủ cửa hàng tạp hóa, nếu bạn mua

cà chua trực tiếp từ nông dân, bạn có thể thương lượng về số lượng

cà chua bạn mua trong mỗi mùa

 Dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn: Ví dụ: nếu nông dânmang cà chua trực tiếp đến cửa hàng tạp hóa của bạn, sản phẩm sẽtươi hơn và ít bị hư hỏng hơn so với việc vận chuyển qua bên thứ

ba

Mục đích cuối cùng của Quản lý chuỗi cung ứng là sự gia tăng trong lợinhuận bằng cách cải thiện sự hài lòng của khách hàng và giảm chi phí kinhdoanh Lợi nhuận sẽ ổn định hơn khi chi phí sản xuất được kiểm soát

1.2 Khái niệm về chuỗi giá trị

Value Chain (Chuỗi giá trị) chính là mô hình kinh doanh (Business

Model) Nó mô tả cụ thể các bước trong quy trình hoạt động nhằm tạo dựng

Trang 28

và nâng cao giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ đối với người tiêu dùng Quytrình cơ bản trong chuỗi giá trị như thiết kế sản phẩm, sản xuất ra thànhphẩm, tiếp thị và phân phối trên thị trường.

Chuỗi giá trị là một khái niệm trong quản lý kinh doanh được nhắcđến lần đầu tiên bởi Michael Porter, vào năm 1985 trong cuốn sách best-seller của ông có tựa đề: Competitive Advantage (Lợi thế Cạnh tranh) TheoMichael Porter, giá trị một tổ chức tạo ra càng lớn, thì lợi nhuận càng cao

Và khi chuỗi giá trị của công ty bạn cung cấp nhiều giá trị hơn cho kháchhàng, bạn xây dựng được lợi thế cạnh tranh  [6]

Hình 1 3 Chuỗi giá trị doanh nghiệp

Trang 29

(Nguồn: Poter, M (1980,1991) The Competitive Stategy, Harvard Business

School)

1.3 Tổng quan về vận tải.

1.3.1 Khái niệm về vận tải.

1.3.1.1 Khái niệm về của vận tải Adam Smith

Adam Smith, một triết gia và nhà kinh tế học người Scotland, đã đề

cập đến khái niệm về vận tải trong tác phẩm nổi tiếng của ông "Sách giàunước Anh" (The Wealth of Nations), xuất bản năm 1776 Ông Smith nhấnmạnh vai trò quan trọng của vận tải trong việc thúc đẩy thị trường và tạo ra

sự kết nối giữa các vùng kinh tế khác nhau

Giảm chi phí vận chuyển: Ông Smith cho rằng vận tải giúp giảm đichi phí vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Điều nàylàm cho sản phẩm trở nên dễ tiếp cận và giá cả hợp lý hơn cho người tiêudùng Sự giảm chi phí này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh

Tạo sự kết nối giữa vùng kinh tế: Ông Smith nhấn mạnh rằng vận tảitạo ra sự kết nối giữa các vùng kinh tế khác nhau Nó cho phép hàng hóa

Trang 30

và dịch vụ di chuyển dễ dàng qua các vùng địa lý khác nhau, giúp tạo ra sựtương tác giữa các khu vực và thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn quốc.

1.3.1.2 Khái niệm về vận tải của John Meyer và John Kain

John Meyer và John Kain là hai nhà kinh tế học nổi tiếng trong lĩnh

vực nghiên cứu vận tải Trong cuốn sách "The Urban TransportationProblem" (Vấn đề Vận tải Đô thị) xuất bản năm 1960, họ đã đề xuất mộtloạt khái niệm và ý tưởng quan trọng liên quan đến vận tải đô thị Dướiđây là một số khái niệm quan trọng từ công trình của họ:

Người tiêu dùng vận tải (Transportation Consumer):Meyer và Kainđưa ra khái niệm về "người tiêu dùng vận tải" để mô tả người dân và doanhnghiệp tham gia vào các quyết định liên quan đến việc di chuyển trong môitrường đô thị Họ cho rằng hiểu rõ người tiêu dùng vận tải là quan trọng đểthiết kế hệ thống vận tải đô thị hiệu quả và phục vụ nhu cầu của cộngđồng

Quyết định vận tải (Transportation Decision): Khái niệm này đề cậpđến quá trình mà người tiêu dùng vận tải phải đưa ra các quyết định vềviệc di chuyển trong đô thị Các quyết định này có thể bao gồm lựa chọn

Trang 31

phương tiện giao thông (như ô tô, xe buýt, xe đạp), lựa chọn tuyến đường,thời gian di chuyển, và cách thức sử dụng dịch vụ vận tải.

Nhân tố giới hạn (Constraints):Meyer và Kain nêu rõ rằng người tiêudùng vận tải đối mặt với những ràng buộc hoặc hạn chế trong quyết địnhcủa họ Những ràng buộc này có thể bao gồm thời gian, chi phí, khoảngcách, và sự thuận tiện của phương tiện giao thông

Lựa chọn thời gian và mục tiêu thời gian (of-Day and Use Choices): Meyer và Kain cũng nghiên cứu về cách mà người tiêu dùngvận tải quyết định sử dụng thời gian của họ để di chuyển và thực hiện cáchoạt động khác trong đô thị

Time-1.3.1.3 Khái niệm về vận tải của Herbert Mohring

Herbert Mohring là một nhà kinh tế học người Mỹ nổi tiếng, và ông

đã đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu vận tải bằng việc phát triển kháiniệm về "đặc trưng vận tải" (transportation characteristics) Khái niệm này

có vai trò quan trọng trong việc hiểu cách các yếu tố vận tải ảnh hưởng đếnquyết định vận chuyển của người tiêu dùng và kế hoạch phát triển hệ thốngvận tải Dưới đây là một tóm tắt về khái niệm vận tải của Herbert Mohring:

Trang 32

 Đặc trưng vận tải (Transportation Characteristics):

 Herbert Mohring đề xuất rằng vận tải có những yếu tố cơ bản, đượcgọi là đặc trưng vận tải, mà người tiêu dùng và doanh nghiệp xemxét khi lựa chọn cách di chuyển hoặc vận chuyển hàng hóa

 Các đặc trưng vận tải bao gồm tốc độ (speed), mật độ giao thông(congestion), khoảng cách (distance), và chi phí (cost) Điều này baogồm cả thời gian di chuyển, khả năng tránh được tắc nghẽn, và giá

vé hoặc chi phí vận chuyển

 Các đặc trưng này ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa các phương tiệnvận tải khác nhau và cách sử dụng chúng

 Quyết định vận chuyển:

 Herbert Mohring nghiên cứu cách mà các đặc trưng vận tải ảnhhưởng đến quyết định vận chuyển của người tiêu dùng và doanhnghiệp

 Ông xem xét cách mà thay đổi trong các đặc trưng này có thể thúcđẩy hoặc ngăn chặn việc sử dụng các dịch vụ vận tải cụ thể, và đónggóp vào quyết định về việc di chuyển hàng hóa và người

Trang 33

1.3.2 Vai trò và tầm quan trọng của vận tải.

Vận tải hàng hóa có một chức năng quan trọng đặc biệt là trong việcvận chuyển hàng hóa Bất cứ một quá trình sản xuất nào của xã hội cũngđòi hỏi cần có sự tham gia của vận tải Không có vận tải thì không thể thựchiện được sản xuất. Vận tải hàng hóa rất cần thiết đối với tất cả các giaiđoạn quá trình sản xuất, từ khâu đầu vào khi vận chuyển nguyên vật liệu,nhiên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất đến khâu đầu ra là vậnchuyển thành phẩm sau khi sản xuất

Vận tải hàng hóa là mạch máu của nền kinh tế, vận tải giúp nối liềncác ngành, các đơn vị sản xuất với nhau, nối liền khu vực sản xuất với khuvực tiêu dùng, nối liền thành thị với nông thôn, miền ngược với miền xuôi.Góp phần làm cho nền kinh tế trở thành một khối thống nhất Sự phát triểncủa lực lượng sản xuất và trình độ chuyên môn hóa kéo theo sự phát triểnkhông ngừng của dịch vụ vận tải

Logictics có nghĩa là một chu kỳ khép kín của sự vận động từnguyên liệu đến thành phẩm Từ khi bắt đầu sản xuất đến nơi tiêu thụ cuốicùng Logictics bao gồm 4 yếu tố: vận tải, marketing, phân phối và quản

Trang 34

lý, trong đó vận tải hàng hóa là yếu tố quan trọng nhất và chiếm nhiều chiphí nhất Việc lựa chọn hình thức vận tải, phương thức vận tải hợp lý sẽgiúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo giá thành sản phẩm được tốt nhất, mangtính cạnh tranh tới tay người tiêu dùng Đây cũng là yếu tố góp phần quantrọng trong việc quyết định đi đến thành công trong lĩnh vực sản xuất củacông ty, doanh nghiệp…

Vận tải là một phần quan trọng của ngành logistics và đóng một vaitrò không thể thiếu trong việc di chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơitiêu dùng cuối cùng Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quantrọng của vận tải trong logistics:

 Kết nối mạng lưới: Vận tải kết nối mạng lưới cung ứng bằng cách

di chuyển hàng hóa từ nhà máy sản xuất, kho hàng, cửa hàng, vàđiểm cuối khách hàng Nó đảm bảo sự liên kết liền mạch trongchuỗi cung ứng

 Hiệu quả chi phí: Vận tải có thể chiếm một phần lớn trong chi phílogistics tổng cộng Quản lý vận tải một cách hiệu quả giúp giảmchi phí, tăng lợi nhuận và cạnh tranh tốt hơn

Trang 35

 Thời gian giao hàng: Vận tải cũng đóng vai trò quan trọng trongviệc đáp ứng thời gian giao hàng đúng hẹn Không đúng thời gian

có thể gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và làm giảm sự hàilòng của khách hàng

 Lựa chọn phương tiện: Sự lựa chọn phù hợp về phương tiện vậnchuyển (đường bộ, đường sắt, biển, hàng không, v.v.) có thể ảnhhưởng đáng kể đến chi phí và thời gian giao hàng

 Theo dõi và quản lý: Công nghệ hiện đại đã cải thiện khả năngtheo dõi và quản lý vận tải Hệ thống GPS, phần mềm quản lý vậntải, và dữ liệu thời gian thực giúp tối ưu hóa tuyến đường, đảm bảo

an toàn, và cải thiện khả năng dự đoán

 Mức dịch vụ: Mức dịch vụ của các dịch vụ vận tải có thể ảnhhưởng đến hình ảnh thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng.Dịch vụ vận chuyển xuất sắc có thể tạo sự tin tưởng và tạo ra lợinhuận bền vững

Trang 36

 Đảm bảo an toàn: Vận tải đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến an toàn, bởi

vì tai nạn hoặc mất mát hàng hóa có thể gây thiệt hại lớn cho doanhnghiệp

 Bảo vệ môi trường: Vận tải cũng đối mặt với áp lực để giảm tácđộng môi trường Sử dụng các phương tiện vận tải hiệu suất cao vàthực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng có thể giúp giảm khínhà kính và ô nhiễm.[7]

1.3.3 Khái niệm về các loại hình vận tải

a) Đường bộ.

Đây là loại hình vận tải phổ biến nhất được dùng mỗi ngày để vậnchuyển hàng hóa, đồ gia dụng, vật liệu, hành khách,… Ưu điểm nổi trộicủa hình thức vận tải này là luôn chủ động được về mặt thời gian vàchuyển được nhiều loại hàng hóa khác nhau

Tuy nhiên mặt hạn chế của dịch vụ vận tải này là khó khăn trongviệc di chuyển những hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn Chi phívận tải bằng đường bố cũng cao hơn nhiều so với những loại hình khác.Mặc dù vậy nhưng vận chuyển đường bộ vẫn khá linh hoạt với những

Trang 37

hàng hóa có kích thước nhỏ và vừa Hơn nữa, hình thức này có thể hoạtđộng trong mọi điều kiện thời tiết và đáp ứng được yêu cầu của hànghóa thị trường.

b) Đường thủy.

Vận tải đường thủy là hình thức vận chuyển bằng các phương tiện dichuyển được trên sông như là tàu, thuyền,… Hình thức này ra đời từ khásớm khi mà các loại hàng hóa cần chờ trên tuyến đường dài và khôngcần giao gấp

Vận chuyển trên đường biển là hình thức chuyên chở hàng hóa chínhtrên toàn thế giới Hình thức này chiếm khoảng 80% tổng khối lượnghàng hóa chuyển chở nên chúng thích hợp để di chuyển những mónhàng có khối lượng lớn

Không thua kém so với các phương thức vận chuyển khác, vận tảiđường thủy luôn đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Minh chứng làhình thức này được đánh giá đứng đầu trong dịch vụ chuyển chuyên chởhàng hóa trên toàn thế giới

Những đặc điểm nổi trội của hình thức vận tải này đem lại đó là:

Trang 38

 Di chuyển được toàn bộ mặt hàng mà khách yêu cầu.

 Tốc độ vận chuyển nhanh chóng, ổn định và hiếm khi gặp sựcố

 Giá thành vận chuyển đường thủy thấp

c) Đường sắt.

Dịch vụ vận tải đường sắt Bắc – Nam là một trong các hình thức tiênphong trong lĩnh vực vận chuyển Dịch vụ này có thể vận chuyển cảhành khách lẫn hàng hóa Tuy nhiên vận chuyển hàng hóa thì vẫn chưaphổ biến nhiều ở Việt Nam Vận tải đường sắt khá an toàn, ổn định vàkhông bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết

Những ưu điểm nổi trội của dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đườngsắt:

 Tiết kiệm chi phí hơn các loại hình vận chuyển khác (chỉ mấtkhoảng 1 nửa giá tiền so với các loại hình khác)

 Mức độ an toàn cao tuy nhiên thời gian có chậm hơn khoảng 1-2ngày so với vận tải đường bộ

Trang 39

 Cước phí ổn định bởi không bị tác động của giá xăng dầu và tìnhhình thời tiết.

 Khối lượng vận chuyển hàng hóa đa dạng từ vài chục kg cho tớihàng tấn

d) Đường hàng không

Với các mặt hàng, vật phẩm, bưu kiện yêu cầu độ an toàn cao và dichuyển gấp thì dịch vụ này là sự lựa chọn tốt nhất Vận tải đường hàngkhông là loại hình vận chuyển có thời gian nhanh chóng nên thích hợpvới những món hàng có giá trị cao và trọng lượng không quá lớn

Những công ty dịch vụ vận tải bằng đường hàng không ở Việt Namhiện nay đều có sự liên kết chặt chẽ với các tổng công ty hàng không cótên tuổi như: Vietnam Airline, Vietjet Air, Singapore Airline, Korea,Japan,…

Thông thường cước phí vận chuyển bằng đường hàng không sẽ caohơn nhưng ưu điểm là an toàn và nhanh chóng Vì vậy, hình thức vận tảinày vẫn được nhiều người tin tưởng lựa chọn cho dù cước phí cao

e) Đường ống

Trang 40

Vận tải đường ống là loại hình vận chuyển đặc thù chỉ thích hợp vớinhững mặt hàng đặc biệt như là dầu khí, khí hóa lỏng,… để phục vụ chocác công ty sản xuất hóa chất, công ty nhà nước hay các công ty đa quốcgia [8]

1.4.1 Khái niệm về nhập khẩu

Khái niệm cụ thể của ông Adam Smith về nhập khẩu có liên quanchặt chẽ đến lý thuyết về "Ưu đãi tương đối" (Comparative Advantage) vàquan điểm về sự phân công lao động Ông Adam Smith đã phát triểnnhững ý tưởng quan trọng sau đây

Lợi ích từ sự phân công lao động: Adam Smith tin rằng sự phâncông lao động là một yếu tố quan trọng trong tăng cường hiệu suất sản xuất

Ngày đăng: 26/12/2024, 12:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w